intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hình tượng người dân lao động và cuộc sống xã hội trong văn chương tác giả nhà Nho ẩn dật

Chia sẻ: ViHitachi2711 ViHitachi2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

63
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tác giả nhà nho sĩ ẩn dật là một loại hình tác giả độc đáo, không chỉ là sản phẩm của văn hóa, văn học Việt Nam nói riêng mà còn của cả khu vực Đông Á nói chung. Việc từ quan quy ẩn ở họ chứa đựng nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, tùy từng hoàn cảnh xã hội cụ thể, hoàn cảnh cá nhân và thân phận mỗi nho sĩ. Những tên tuổi có thể nhắc tới như Chu Văn An, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thế Lân, Nguyễn Thiếp, Chu Doãn Trí, Nguyễn Khuyến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hình tượng người dân lao động và cuộc sống xã hội trong văn chương tác giả nhà Nho ẩn dật

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br /> Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 39-45<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0007<br /> <br /> HÌNH TƯỢNG NGƯỜI DÂN LAO ĐỘNG VÀ CUỘC SỐNG XÃ HỘI<br /> TRONG VĂN CHƯƠNG TÁC GIẢ NHÀ NHO ẨN DẬT<br /> Lê Văn Tấn<br /> <br /> Khoa Việt Nam học, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Việt Nam<br /> Tóm tắt. Tác giả nhà nho sĩ ẩn dật là một loại hình tác giả độc đáo, không chỉ là sản phẩm<br /> của văn hoá, văn học Việt Nam nói riêng mà còn của cả khu vực Đông Á nói chung. Việc<br /> từ quan quy ẩn ở họ chứa đựng nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, tuỳ<br /> từng hoàn cảnh xã hội cụ thể, hoàn cảnh cá nhân và thân phận mỗi nho sĩ. Những tên tuổi<br /> có thể nhắc tới như Chu Văn An, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,<br /> Ngô Thế Lân, Nguyễn Thiếp, Chu Doãn Trí, Nguyễn Khuyến... Từ sự lựa chọn con đường<br /> ẩn dật sẽ dẫn đến sự đổi thay mang tính đặc thù của quan niệm thẩm mĩ, hệ thống đề tài<br /> - chủ đề, hình tượng nghệ thuật trung tâm đến hệ thống thể loại và ngôn ngữ trong văn<br /> chương của loại hình tác giả này. Xét ở hệ thống hình tượng, ngoài hình tượng người ẩn<br /> dật, hình tượng thiên nhiên mà chúng tôi đã có dịp bàn đến trong những lần trước thì hình<br /> tượng người dân lao động và hình tượng cuộc sống xã hội qua con mắt của người ẩn dật<br /> cũng hiện lên khá sống động. Bài viết của chúng tôi bàn về vấn đề này.<br /> Từ khóa: Tác giả nhà nho ẩn dật, văn học Việt Nam, quan niệm thẩm mĩ, hình tượng nghệ<br /> thuật, người dân lao động, cuộc sống xã hội.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> Có một thực tế không thể phủ nhận là nhà nho với những quan niệm “bề trên” về vị trí<br /> của mình trong xã hội nên trong hầu hết sáng tác văn chương của họ, người dân lao động cũng<br /> như cuộc sống xã hội chưa được phản ánh nhiều và đúng mức [2-6]. Thực tế này sẽ dần có những<br /> chuyển biến ở các thời kì và càng về sau các tác giả càng tiếp cận gần hơn, sâu hơn đối với hai đối<br /> tượng phản ánh này. Khảo sát sáng tác của loại hình tác giả nhà nho ẩn dật chúng tôi nhận thấy,<br /> quan niệm, cách thức cũng như bút pháp thể hiện về hình tượng người dân lao động và cuộc sống<br /> xã hội vừa có những đặc điểm chung của văn chương tác giả nhà nho [9-10] song vẫn có những<br /> nét khu biệt lí thú. Đây là một phương diện còn được ít chú ý ở các nhà nghiên cứu đi trước.<br /> <br /> 2.<br /> 2.1.<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> Hình tượng người dân lao động<br /> <br /> Như đã nói, chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, tác giả nhà nho nói chung, nhất là<br /> tác giả nhà nho hành đạo - trung nghĩa thường có quan niệm cao thượng về nhân cách và vị trí của<br /> Ngày nhận bài: 15/12/2015. Ngày nhận đăng: 10/3/2016<br /> Liên hệ: Lê Văn Tấn, e-mail: tanlv0105@gmail.com<br /> <br /> 39<br /> <br /> Lê Văn Tấn<br /> <br /> mình trong cuộc sống, trong tương quan với người dân và xã hội. Họ đến với xã hội, với cuộc đời<br /> và với người dân lao động trong tư thế bề trên mà nói như nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn là một<br /> “vị thiên sứ” [9, 10] nên hình tượng người dân lao động trong văn chương của nho sĩ nói chung<br /> còn khá đơn điệu. Nhưng điều này sẽ có những khác biệt khi chúng tôi tiếp cận hệ thống sáng tác<br /> của nho sĩ ẩn dật. Nếu như sáng tác của những tác giả xuất hiện ở những giai đoạn đầu của quá<br /> trình hình thành và phát triển và đặc biệt là những nho sĩ tìm đường “lên núi” ẩn dật hoặc sống<br /> ở một không gian tách biệt với xã hội thì hình bóng người dân lao động khá mờ nhạt, vắng bóng,<br /> không có nhiều khác biệt so với sáng tác của nho sĩ hành đạo. Đó là sáng tác của Chu Văn An,<br /> Trần Nguyên Đán, Nguyễn Húc, Nguyễn Hãng, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thế Lân,<br /> Nguyễn Thiếp, Nguyễn Huy Vinh. Nhiều nhất thì họ cũng chỉ nhắc đến người dân lao động để qua<br /> đó đánh giá về chính sự và thể hiện niềm mơ ước của họ về hạnh phúc cho người dân. Ví dụ:<br /> An dân tế vật chư công sự,<br /> Trạch bạn hành ngâm mạc tự cô.<br /> (Họa Hồng Châu kiểm chính vận)<br /> (Yên dân, giúp đời, sự nghiệp của các người/ Lang thang ca hát bên chằm, đừng cho mình<br /> là lẻ loi - Họa bài thơ của viên kiểm chính ở Hồng Châu - Trần Nguyên Đán) [2;202].<br /> Hoặc:<br /> Thập niên khiêu cúc dân vô chủ,<br /> Vạn lý quan hà địa hữu ngư.<br /> (Lục Niên thành hoài cổ)<br /> (Mười năm gian nan hiểm nguy dân không có chúa/ Muôn dặm núi sông, đất vốn có ngựa<br /> hay - Hoài cổ về thành Lục Niên - Nguyễn Thiếp) [396].<br /> Nguyễn Trãi cả một đời lo cho dân, cho sơn hà xã tắc, là một người mang tư tưởng lớn vượt<br /> thời đại “dĩ dân vi bản”, “phúc tru thuỷ tín dân do thuỷ”... Song trong thơ của ông, cả chữ Hán và<br /> chữ Nôm, mặc dù từ ‘dân” được nhắc đi nhắc lại khá nhiều lần nhưng cũng chỉ dừng lại ở những<br /> chiêm nghiệm và suy ngẫm, những khát vọng về hạnh phúc cho dân:<br /> Bốn dân nghiệp có cùng cao thấp,<br /> Đều hết làm tôi thánh thượng hoàng.<br /> (Tức sự, số 6) [1;38]<br /> Ngay cả đến Nguyễn Bỉnh Khiêm - một nho sĩ ẩn dật giữa làng quê song hình tượng người<br /> dân lao động cũng chưa phải là đối tượng mà ông hướng đến một cách mạnh mẽ. Trước hết, viết<br /> về người dân, ông cùng cảm thức với Nguyễn Trãi:<br /> Bão dân diệc túc tư thời dụng,<br /> Khẳng hướng sơn trù đấu Lão Tàn.<br /> (Dự thi)<br /> (Làm cho dân no cũng đủ giúp vào việc dùng đến hằng ngày/ Đâu có hướng về bếp ở núi<br /> mà ganh với Lão Tàn - Thơ vịnh cây khoai) [6;290].<br /> Nhiều hơn thì đó là hình tượng của những người dân lao động trong cảnh khốn khó, cũng<br /> quẫn, chia li loạn lạc do chiến tranh, do sự áp bức của phong kiến đương thời:<br /> Ô hoàng cổ thánh nhân,<br /> Giáo dĩ nghệ ngũ cốc.<br /> Phụ mẫu ngưỡng tư sự,<br /> Thê tử phủ sở dục.<br /> 40<br /> <br /> Lớn lao thay vị thánh nhân đời xưa<br /> Dạy dân trồng cấy năm loài lúa<br /> Ngửa lên thì phụng sự cha mẹ<br /> Cúi xuống thì nuôi nấng vợ con<br /> <br /> Hình tượng người dân lao động và cuộc sống xã hội trong văn chương tác giả nhà nho ẩn dật<br /> <br /> Thạc thử hồ bất nhân,<br /> Thảo thiết tư âm độc...<br /> <br /> Con chuột lớn kia sao mày bất nhân<br /> Vụng trộm thêm nhiều âm mưu độc hại<br /> (Tăng thử - Ghét chuột)<br /> <br /> Với cách khắc họa hình tượng người dân lao động theo hướng khái quát và giàu suy ngẫm<br /> như thế, theo đánh giá của chúng tôi thì nho sĩ ẩn dật chưa thể xây dựng được một hình tượng nghệ<br /> thuật mang tính chân thực, sống động như chính thực tiễn cuộc sống của người dân thời bấy giờ.<br /> Nguyễn Dữ trong Truyền kì mạn lục cũng không nằm ngoài quy luật này. Tác giả không<br /> dành sự quan tâm của mình vào việc xây dựng hình tượng những người dân bình thường mà chủ<br /> yếu nhân vật của ông là tầng lớp trung gian và tầng lớp trên. Ở đó ta sẽ không thấy hình tượng cụ<br /> thể của người dân lao động mà chỉ thấp thoáng đâu đó một vài nét phác thảo về tình cảnh của nhân<br /> dân, của đời sống xã hội nói chung. Nội dung này chúng tôi sẽ bàn đến ở tiểu mục dưới đây.<br /> Chỉ đến sự xuất hiện cuối cùng của Nguyễn Khuyến, hình tượng người dân lao động đã<br /> được khắc họa một cách sống động và chân thực trong thơ ca ông. Nói như nhà nghiên cứu Vũ<br /> Thanh thì: “Nguyễn Khuyến đã bỏ lại sau lưng mình những tầm chương, trích cú, những vay mượn<br /> ồn ào, những vần thơ quý phái tẻ nhạt, đưa văn học về với cội nguồn dân tộc, với làng quê, với<br /> người nông dân nghèo khó vất vả” [7;30]. Dưới con mắt của Nguyễn Khuyến, người nông dân<br /> đồng bằng chiêm trũng Bắc Bộ nói chung và vùng Hà Nam quê hương ông hiện lên thật chân thực<br /> và cảm động. Đây là hình ảnh của những người bà con lối xóm của ông:<br /> Anh em làng xóm xin mời cả,<br /> Giò bánh, trâu heo cũng gọi là.<br /> Chú Láo bên người lên với tớ,<br /> Ông Từ ngõ chợ lễ cùng ta.<br /> (Lên lão) [5;152]<br /> Có lẽ đây là lần đầu tiên trong văn học, người nông dân được gọi tên cụ thể trong thơ.<br /> Không có được một tấm lòng, một tình cảm gắn bó thân thiết, hẳn thi nhân không thể viết được<br /> những câu thơ giản dị mà giàu tình đời đến thế.<br /> Chỗ khác, ông khắc họa hình tượng của một bà lão hàng xóm và một ông thợ cày với một<br /> vài nét đơn sơ:<br /> Thị phụ thừa bàn cung thục lệ,<br /> Điền ông phát cẩu mại tiên ngư.<br /> <br /> Bà hàng bưng đem biếu vải chín,<br /> Ông thợ cày dốc đó bán cho ta cá tươi<br /> (Hạ nhật - Ngày hè)<br /> <br /> Ngay khi có thời gian rảnh rỗi, ông chống gậy đến nhà thăm anh con ông cậu ruột là bác<br /> Đặng Tự Ý, viết thơ mừng anh họ lên bảy mươi hay thơ mừng anh vợ, chúc thọ cụ Nhiêu Chuồi<br /> tám mươi... Lời thơ ở đây hết sức chân tình:<br /> Ông bà tóc bạc nhà cao,<br /> Trời cho sức khoẻ thế nào là vui!<br /> Ông sinh được năm trai ba gái,<br /> Đều lớn khôn êm ái thất gia...<br /> (Mừng cụ Đặng Tự Ý bảy mươi tuổi)<br /> Bên cạnh đó, những người dân lao động thoái hoá biến chất trước thời buổi “nhố nhăng”<br /> (từ dùng của Trần Tế Xương) thì ông cực lực lên án. Ông viết thơ để châm biếm, đả kích họ vì hơn<br /> 41<br /> <br /> Lê Văn Tấn<br /> <br /> bao giờ hết, với thi nhân, nghèo nhưng phải giữ được sự trong sạch, giữ được phẩm tiết của mình:<br /> Thiên hạ bao giờ cho hết đĩ,<br /> Trời sinh ra cũng để mà chơi...<br /> Mai sau ngày giỗ có văn nôm,<br /> Cha đời con đĩ cầu Nôm.<br /> (Đĩ cầu Nôm)<br /> Và trong thơ ông, còn biết bao nhiêu những người bà con, những người cùng làng, cũng xã,<br /> cùng tổng, bất cứ người nông dân nào cần đến ông, xin ông một lời khuyên, một đôi câu đối... ông<br /> đều sẵn lòng viết giúp. Qua ngòi bút của ông, có thể nói rằng, hình tượng người dân lao động đã<br /> hiện lên một cách hết sức cụ thể, sinh động với cả hai phương diện: tốt và xấu. Đây là một đóng<br /> góp hết sức quý giá của Nguyễn Khuyến đối với sáng tác của nho sĩ ẩn dật nói riêng và văn chương<br /> Việt Nam thời trung đại nói chung, nhất là trên ý nghĩa dần đưa văn học tiến gần hơn về phía hiện<br /> thực đời sống và tâm trạng của người dân lao động đương thời.<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> Hình tượng cuộc sống xã hội<br /> <br /> Qua con mắt của một số nho sĩ ẩn dật, hình tượng cuộc sống xã hội cũng hiện lên khá độc<br /> đáo, với nhiều mảng màu sáng tối khác nhau. Đóng góp ở nội dung này là các tác giả Nguyễn Trãi,<br /> Nguyễn Dữ, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thế Lân, Nguyễn Thiếp, Lê Hữu Trác, Nguyễn Huy Vinh<br /> và đặc biệt là Nguyễn Khuyến (trong thơ Chu Văn An, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Húc, Nguyễn<br /> Hãng, hình tượng cuộc sống xã hội hầu như vắng bóng). Qua hình tượng cuộc sống xã hội, chúng<br /> ta có thể gián tiếp biết được thái độ chính trị của nhà văn - một lí do căn bản quyết định đến định<br /> hướng về phía ẩn dật ở họ.<br /> Trong thơ Nguyễn Trãi, hình tượng cuộc sống xã hội xuất hiện không nhiều. Song điều đáng<br /> lưu ý ở ông chính là, cuộc sống xã hội chủ yếu hiện lên với những gam màu sáng, bình dị, no ấm<br /> và hạnh phúc:<br /> Lao xao chợ cá làng ngư phủ,<br /> Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.<br /> Với gam màu như thế, viết về cuộc sống xã hội, Nguyễn Trãi mơ ước một xã hội khá lí<br /> tưởng - một thứ lí tưởng phi hiện thực khiến ông bất mãn:<br /> Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,<br /> Dân giàu đủ khắp đòi phương.<br /> (Bảo kính cảnh giới, số 43)<br /> Cùng với mạch cảm xúc như thế này, Nguyễn Bỉnh Khiêm đem đến cho người đọc cái không<br /> khí của một buổi chợ quê:<br /> Cá tôm hôm chác bên kia bến,<br /> Củi đuốc ngày mua mé nọ đèo.<br /> (Thơ Nôm, số 35)<br /> Còn dưới ngòi bút Nguyễn Khuyến, làng cảnh quê hương Yên Đổ nói riêng và vùng đồng<br /> bằng Bắc Bộ nói chung hiện lên với những nét vẽ thanh bình, no ấm và cũng thật tất bật:<br /> Năm gian nhà cỏ thấp le te,<br /> Ngõ tối đêm sâu đóm lập lèo...<br /> (Mùa thu uống rượu)<br /> Hay:<br /> 42<br /> <br /> Hình tượng người dân lao động và cuộc sống xã hội trong văn chương tác giả nhà nho ẩn dật<br /> <br /> Quyền a hữu thị nhân thanh náo,<br /> Cổ tự vô tăng thảo sắc nhàn.<br /> <br /> Góc núi họp chợ, tiếng người huyên náo<br /> Chùa cổ không sư, cỏ cây vắng lặng<br /> (Vịnh núi An Lão)<br /> <br /> Hình tượng một cuộc sống xã hội thanh bình, người dân được tự do sinh hoạt và làm ăn như<br /> vậy không chiếm số lượng nhiều trong sáng tác của nho sĩ ẩn dật. Vì như chúng ta đã biết, một<br /> trong những nguyên nhân căn bản nhất khiến những nho sĩ ẩn dật từ quan quy ẩn chính là chế độ<br /> chính trị đương thời bất như ý đối với họ. Vì thế cái nhìn của họ đối với chế độ chính trị này thông<br /> thường là cái nhìn tiêu cực với thái độ phê phán và phủ định. Góp phần bộc lộ cái nhìn ấy ở nho sĩ,<br /> cuộc sống xã hội đương thời đã hiện lên với tất cả những mặt tiêu cực của nó: một bầu không khí<br /> xã hội thê lương, lũ lụt, hạn hán, chiến tranh, chết chóc, nhân dân đói khổ lầm than, tha phương<br /> cầu thực... Khắc họa hình tượng cuộc sống như thế, nho sĩ ẩn dật khi trực tiếp, khi gián tiếp quy<br /> trách nhiệm cho vua chúa, quan lại đương thời. Ví dụ:<br /> Hồng nhạn bi minh tán lâm tẩu,<br /> Sài lang hoành hành đương lộ khê.<br /> <br /> Đàn hồng nhạn kêu thương bay tản trong rừng, trong đầm<br /> lầy<br /> Lũ sài lang nghênh ngang trên các nẻo đường lối suối<br /> (Trư điểu đề -Tiếng chim lợn kêu) - Ngô Thế Lân [8;206]<br /> <br /> Vô cô dân cửu ly đồ độc,<br /> Bất sát thuỳ năng uý hễ tô. (Cảm hứng thi)<br /> (Nhân dân vô tội gặp phải cảnh cay cực, độc ác từ lâu/ Hỏi ai là kẻ nhân từ không ham giết<br /> người, thoả được lòng dân chờ cứu sống - Thơ cảm hứng, bài 5 - Nguyễn Bỉnh Khiêm)<br /> Chỗ khác, cuộc sống xã hội được Nguyễn Bỉnh Khiêm đặc tả rõ nét hơn:<br /> Lưu ly khí đồng trĩ,<br /> Lung lão chuyển câu hác.<br /> Ngã biểu chúc lư lý,<br /> Bất xí điểu phần sào.<br /> Đãi đồng phường trinh vĩ,<br /> Thử thời tư vi cực...<br /> Nguyên dã tác chiến trường,<br /> Tỉnh ấp biến tặc luỹ.<br /> <br /> Lưu ly vứt bỏ trẻ nít<br /> Già ốm lăn xuống ngòi rãnh<br /> Chết đói nằm đầy cổng làng<br /> Chẳng khác chim bị cháy mất tổ<br /> Giống hệt cá bị máu dồn xuống đuôi<br /> Lúc ấy đến như thế là cùng cực...<br /> Đồng ruộng biến làm chiến trường<br /> Làng xóm khắp là luỹ giặc.<br /> (Cảm hứng, tam bách cú - Cảm hứng, 300 câu)<br /> <br /> Đặc biệt, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã xây dựng được một hình tượng cuộc sống xã hội qua các<br /> hình ảnh ẩn dụ mà ở đó là sự tranh giành, cướp tróc lẫn nhau, cá lớn nuốt cá bé, thế đạo nhân tâm<br /> bị đồng tiền chi phối... Lời thơ của ông ở đây phát triển theo chiều hướng suy tư, khái quát mang<br /> ý nghĩa triết học nhân sinh:<br /> Thớt có tanh tao, ruồi dạm miệng,<br /> Ang không mật mỡ, kiến đem thân?<br /> (Thơ Nôm, số 65)<br /> Hay:<br /> <br /> Giàu sang người đến đăm chiêu,<br /> Bần tiện, ai kẻ trọng yêu?<br /> 43<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2