intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN 2 - TỰ VỆ NGOẠI LỆ TRONG WTO - TS. NÔNG QUỐC BÌNH - 6

Chia sẻ: Le Nhu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

93
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chính vì thế, người ta nói rằng tiền thân của WTO là GATT. Khác với WTO, GATT chỉ là một Hiệp định đa phương chứ không phải là một tổ chức. GATT bao gồm các nghĩa vụ thuế quan khác nhau, được ký kết lần đầu tiên vào tháng 10 năm 1947. Nó được thiết kế để tạo ra một diễn đàn quốc tế khuyến khích tự do hóa thương mại đối với các nước Thành viên tham gia và tạo ra một cơ chế để giải quyết các tranh chấp thương mại. Nó bao gồm cắt giảm thuế, dỡ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN 2 - TỰ VỆ NGOẠI LỆ TRONG WTO - TS. NÔNG QUỐC BÌNH - 6

  1. dung của các văn kiện này là Hiệp định thành lập WTO. Chính vì thế, người ta nói rằng tiền thân của WTO là GATT. Khác với WTO, GATT chỉ là một Hiệp định đa phương chứ không phải là một tổ chức. GATT bao gồm các nghĩa vụ thuế quan khác nhau, được ký kết lần đầu tiên vào tháng 10 năm 1947. Nó được thiết kế để tạo ra một diễn đàn quốc tế khuyến khích tự do hóa thương mại đối với các nước Thành viên tham gia và tạo ra một cơ chế để giải quyết các tranh chấp thương mại. Nó bao gồm cắt giảm thuế, dỡ bỏ hạn chế định lượng và giảm trợ cấp đáng kể đối với các mặt hàng của các bên tham gia. Chẳng hạn, Mỹ khi bắt đầu tham gia GATT đã cam kết giảm thuế quan cho các sản phẩm ghế gỗ từ 40% xuống còn 20%, giày da từ 30% xuống còn 20%. Anh thì giảm thuế quan đối với đậu nành, gỗ tùng bách và rất nhiều hàng hóa khác. Kể từ khi ra đời, GATT có tám vòng đàm phán khác nhau (Hộp 11.2). Trong đó vòng đàm phán Uruguay (1986 – 1994) là vòng đàm phán quan trọng nhất vì đã mở rộng các đàm phán và ký kết đối với các lĩnh vực hoàn toàn mới như sở hữu trí tuệ, dịch vụ, nông nghiệp. Nó cũng là vòng đàm phán cuối cùng của GATT và chấm dứt sự tồn tại để thành lập WTO. Hộp 11.2. Các vòng đàm phán thương mại và thuế quan của GATT 1. Vòng đàm phán Havana (1947): 23 quốc gia tham gia tham gia vào lực lượng của GATT 2. Vòng đàm phán Annecy (1949): 33 quốc gia tham gia 3. Vòng đàm phán Torquay (1950): 34 quốc gia tham gia 4. Vòng đàm phán lần thứ 4 tại Geneva (1956): 22 quốc gia tham gia. Cắt giảm thuế quan. Khuynh hướng chiến lược cho chính sách trong tương lai của GATT là hướng tới các nước đang phát triển, cải thiện vị trí của họ như thỏa thuận. 5. Vòng đàm phán Dillon (1960 – 1961): 45 quốc gia tham gia. Cắt giảm thuế quan. 6. Vòng đàm phán Kenedy (1962 – 1967): 48 quốc gia tham gia. Tiếp tục cắt giảm thuế quan. 371
  2. 7. Vòng đàm phán Tokyo (1973 – 1979): 99 quốc gia tham gia. Giảm hàng rào phi thuế quan cũng như giảm thuế đánh vào hàng chế biến. Cải thiện và mở rộng hệ thống GATT. 8. Vòng đàm phán Uruguay (1986 – 1994): 125 quốc gia. Thành lập WTO thay cho GATT. Giảm thuế quan và trợ cấp xuất khẩu, giảm những hạn chế nhập khẩu khác và những hạn ngạch vượt quá 20 năm tới, Hiệp định về phát minh sáng chế, nhãn hiệu thương mại, và bản quyền. Mở rộng luật thương mại quốc tế đối với khu vực mậu dịch và mở rộng đầu tư nước ngoài. Vòng đàm phán này cũng đã làm thay đổi lớn trong cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT. Nguồn: Jackson, John H., Hệ thống thương mại thế giới, Xuất bản lần thứ 2, trang 74. Tuy GATT không còn tồn tại nữa, nhưng các nghĩa vụ chủ yếu của GATT vẫn còn tồn tại thông qua văn kiện GATT 1994 với tư cách là một phần văn kiện của WTO. Đặc biệt, nguyên tắc tối huệ quốc (được trình bày trong Điều I của GATT) và nguyên tắc đãi ngộ quốc gia của nó (Điều III) vẫn là trụ cột trung tâm của các nguyên tắc của WTO. Nguyên tắc tối huệ quốc qui định nghĩa vụ phải tuân thủ khi đối xử với các hoạt động của một nước khác hoặc công dân của nước đó theo một cách ít nhất cũng thuận lợi như khi đối xử với hoạt động của bất kỳ quốc gia nào khác. Ví dụ, nếu quốc gia A đã dành đãi ngộ tối huệ quốc cho quốc gia B, rồi dành cho C mức thuế quan thấp trên hàng nhập khẩu từ C vào A, thì quốc gia A có nghĩa vụ phải dành một mức thuế quan cũng thấp như vậy cho B và các công dân của B. Tuy nhiên, trên thực tế, thương mại vẫn có những hiện tượng đi lệch khỏi nguyên tắc này. Có những ước đoán rằng khoảng 25% các hoạt động giao thương thế giới tiến hành theo một chế độ phân biệt đối xử nào đó đã xa rời khỏi nguyên tắc tối huệ quốc. Những chệch hướng đó thực ra đã được các nhà soạn thảo các điều khoản tối huệ quốc tiên liệu ngay từ đầu. Chính vì thế, đã có nhiều điều khoản qui định những ngoại lệ như Điều XX của GATT “những ngoại lệ chung”, Điều XXIV qui định về các liên minh thuế quan và khu vực thương mại tự do. Xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của các liên minh thuế quan và các khu vực thương mại tự do, Điều XXIV dự trù những ngoại lệ dành 372
  3. cho các liên minh thuế quan, các khu vực thương mại tự do, và các hiệp định tạm thời chuẩn bị cho hai hình thức trên. Điều XXIV dựa trên quan điểm cho rằng các chế độ thương mại loại bỏ được hoàn toàn những hạn chế giữa một số những quốc gia sẽ nâng cao được mức tổng an sinh của thế giới. Nó chấp nhận một số bất lợi của việc đối xử ưu đãi trong thương mại để đổi lấy tự do hóa thương mại mạnh hơn giữa một số quốc gia. Điều khoản này được thiết kế để cho phép những thoát ly khỏi nguyên tắc tối huệ quốc vì mục đích thúc đẩy thông thương giao dịch, đồng thời kìm hãm những tình trạng dẫn tới việc chuyển hướng thương mại. Các ngoại lệ của GATT dành cho liên minh thuế quan và khu vực mậu dịch tự do đề ra một số giới hạn quan trọng. Chẳng hạn như sự xa rời khỏi nguyên tắc tối huệ quốc chỉ được chấp nhận cho các liên minh thuế quan và khu vực thương mại tự do đang tiến tới tự do hóa hoàn toàn giao dịch thương mại trong các liên minh và khu vực đó. Riêng đối với liên minh thuế quan, GATT đòi hỏi rằng đối với dòng ngoại thương của một nước thứ ba, “về tổng quát” sẽ không hạn chế hơn “mức độ chung” của thuế quan và qui định đã có trước khi liên minh ra đời. Đây là những khái niệm pháp lý khó áp dụng và trên thực tế đã gây nhiều tranh cãi trong nội bộ GATT. Ngoài ra, ngoại lệ của GATT còn cho phép có thể có một “Hiệp định tạm thời” trong “một thời gian hợp lý” về việc hình thành một liên minh thuế quan và khu vực thương mại tự do và Hiệp định tạm thời này có thể xa rời khỏi nguyên tắc tối huệ quốc. Điều đó đã tạo ra một lỗ hổng pháp lý rất lớn vì hầu như mọi ưu đãi thuế quan đều có thể được đưa vào Hiệp định tạm thời. Thêm nữa “thời gian hợp lý” là một khái niệm tương đối, rất khó xác định chính xác. Do vậy, mặc dù có Điều XXIV qui định các ngoại lệ đối với các liên minh thuế quan và các khu vực thương mại tự do, vẫn còn nhiều điểm về mặt pháp lý cần phải được bổ khuyết mới có thể có một khuôn khổ qui định chặt chẽ cho việc hình thành và hoạt động của các liên minh thuế quan và khu vực thương mại tự do. 373
  4. 11.3. GATS VÀ ĐIỀU V CỦA GATS QUI ĐỊNH VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) lần đầu tiên được đưa ra thảo luận và đàm phán trong khuôn khổ vòng đàm phán Uruguay của Hiệp định thuế quan và thương mại - GATT. GATS đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống pháp lý của Tổ chức Thương mại Thế giới và bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/1995. Mục đích chính của GATS là cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ (tức là các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài và các nhà cung cấp dịch vụ trong nước đều được hoạt động bình đẳng như nhau) và tạo ra khuôn khổ pháp lý cho đàm phán tự do hóa thương mại dịch vụ. Các nước Thành viên đưa ra các cam kết về về việc mở cửa thị trường dịch vụ không phân biệt đối xử trên cơ sở điều chỉnh luật trong nước. Việc điều chỉnh luật sẽ được tiến hành từng bước, hướng tới xóa bỏ hoàn toàn mọi hạn chế đối với các sản phẩm dịch vụ nhập khẩu cũng như đối với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài khi tiến hành cung cấp dịch vụ theo các phương thức khác nhau, tức bảo đảm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia. Đồng thời mỗi Thành viên phải bảo đảm nguyên tắc đãi ngộ Tối huệ quốc - MFT - tức là dành cho nhà cung cấp dịch vụ của các Thành viên khác một sự đối xử không kém ưu đãi hơn sự đối xử mà nước này dành cho một nước thứ ba. GATS bao gồm các nguyên tắc được áp dụng vô điều kiện (tức là không phụ thuộc vào quá trình đàm phán) và các biện pháp áp dụng có điều kiện (tức là chủ yếu dựa trên các cam kết là kết quả đàm phán của mỗi nước). Vì vậy, không phải ngay lập tức mọi lĩnh vực dịch vụ đều phải vận dụng toàn diện các nguyên tắc của GATS, mà tùy thuộc vào kết quả đàm phán và các cam kết trong lĩnh vực dịch vụ, một quốc gia sẽ thực thi mở cửa thị trường toàn diện hay hạn chế đối với lĩnh vực dịch vụ đó. Cho đến khi bắt đầu các cuộc đàm phán, các Thành viên đều mặc định rằng các chính sách về dịch vụ đều đóng đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài và khả năng áp dụng các nguyên tắc sẽ phụ thuộc vào từng lĩnh vực mà các nước đó có chủ định đàm phán. 374
  5. Các loại hình dịch vụ được chia làm 12 ngành và 155 phân ngành. Theo GATS, việc cung cấp các loại dịch vụ này có thể được tiến hành theo một trong bốn phương thức hoặc kết hợp giữa các phương thức sau đây: - Cung cấp dịch vụ qua biên giới; - Tiêu thụ dịch vụ ở nước ngoài; - Cung cấp dịch vụ thông qua hiện diện thương mại; - Cung cấp dịch vụ thông qua sự hiện diện của cá nhân. Trong 29 Điều Và 8 phụ lục của GATS, có ba điều qui định về những điều kiện ngoại lệ. Đó là Điều V về các hiệp định hội nhập kinh tế và hội nhập thị trường lao động; Điều X về các biện pháp tự vệ khẩn cấp; Điều XIV về các ngoại lệ chung và ngoại lệ vì lý do an ninh. Điều V qui định rằng, các Thành viên GATS có thể tham gia các thỏa thuận thương mại tự do hay hội nhập kinh tế dưới những điều kiện xác định. Nếu đáp ứng được các điều kiện này, họ không phải dành ưu đãi theo cơ sở tối huệ quốc. Điều này cũng qui định rằng, có thể có các thỏa thuận về hội nhập thị trường lao động. Điều X và Điều XIV chỉ ra rằng có thể có các đàm phán tiếp về các biện pháp tự vệ khẩn cấp và có thể có một loạt ngoại lệ chung và ngoại lệ vì lý do an ninh có thể không chịu sự điều chỉnh của GATS. Các điều khoản này cho thấy các nhà soạn thảo văn kiện pháp lý GTAS đã lường trước được những phức tạp của quá trình đàm phán và chuẩn bị những tình huống xa rời nguyên tắc cơ bản của WTO. Tuy nhiên, những điều khoản đó cũng đồng thời là những lỗ hổng hay là những điểm yếu (từ góc độ chặt chẽ) của luật trong việc ngăn chặn các xu hướng đi chệch với các nguyên tắc tối cao về đối xử bình đẳng của WTO. 11.4. CÁC KHỐI THƯƠNG MẠI CHỦ YẾU 11.4.1. Hiệp hội kinh tế các nước Đông Nam Á (ASEAN) 11.4.1.1. Lịch sử, mục tiêu và các nguyên tắc cơ bản ASEAN là một tổ chức và là một liên minh chính trị và kinh tế bao gồm 10 nước trong khu vực Đông Nam Á. ASEAN được thành lập 375
  6. vào ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các Thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines. Sau Hội nghị thượng đỉnh Bali năm 1976 với việc ký kết một hiệp ước quan trọng là Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (thường được gọi là Hiệp ước Bali), tổ chức này bắt đầu các chương trình hợp tác kinh tế, nhưng các hợp tác bị thất bại vào giữa thập niên 1980. Hợp tác kinh tế chỉ thành công lại khi Thái Lan đề nghị khu vực thương mại tự do năm 1991. Hàng năm, các nước Thành viên đều tổ chức các cuộc hội họp chính thức để trao đổi hợp tác. Các quốc gia gia nhập sau bao gồm: Vương quốc Brunei (ngày 7 tháng 1 năm 1984), Vương quốc Campuchia (ngày 30 tháng 4 năm 1999), Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (ngày 23 tháng 7 năm 1997), Liên bang Myanma (ngày 23 tháng 7 năm 1997), Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995). Papua Tân Guinea mới là Thành viên quan sát của ASEAN và Đông Timo vẫn chưa gia nhập tổ chức này (tính đến thời điểm 2007). Mục tiêu cơ bản của ASEAN là: (1) thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực; (2) đảm bảo hòa bình và ổn định thông qua việc tôn trọng sự bình đẳng và chủ quyền trong quan hệ giữa các nước trong khu vực. “Tầm nhìn ASEAN 2020” được các nhà lãnh đạo của các nước ASEAN thông qua trong hội nghị kỷ niệm 30 năm thành lập đã tuyên bố rằng ASEAN là một liên minh hướng ngoại, hòa bình, ổn định, phồn vinh, hợp tác và phát triển năng động, và là một cộng đồng chăm lo đến xã hội. Năm 2003, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thống nhất rằng cộng đồng ASEAN phải bao gồm ba trụ cột là Cộng đồng an ninh, cộng đồng kinh tế và cộng đồng văn hóa xã hội. ASEAN đã thông qua 6 nguyên tắc cơ bản điều chỉnh các quan hệ giữa các nước thành viên. Các nguyên tắc cơ bản của ASEAN đó là: - Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các quốc gia; - Các quốc gia được quyền tồn tại mà không có sự can thiệp, lật đổ hoặc áp bức của bên ngoài; 376
  7. - Không can thiệp vào nội bộ của nhau; - Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; - Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực - Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả 11.4.1.2. Hợp tác kinh tế Mục tiêu cơ bản của ASEAN đã hàm ý đẩy mạnh sự hợp tác kinh tế. Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư tại Singapore năm 1992 đã xác định những mục tiêu và nội dung hợp tác kinh tế ASEAN là: - Thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) - Tăng cường đầu tư, liên kết và bổ sung công nghiệp thông qua việc áp dụng các biện pháp và hình thức hợp tác mới - Củng cố và phát triển hơn nữa sự hợp tác trong các lĩnh vực thị trường vốn, tạo điều kiện dễ dàng cho lưu thông vốn và các nguồn tài chính khác - Phát triển mạng lưới hạ tầng cơ sở vận tải và thông tin an toàn kể cả hệ thống viễn thông và bưu chính, phát triển hợp tác du lịch, năng lượng. - Thúc đẩy buôn bán các sản phẩm nông nghiệp - Phát triển hợp tác tiểu vùng giữa các quốc gia ASEAN, giữa ASEAN và các nước ngoài ASEAN cũng như các tổ chức khu vực và quốc tế khác - Đẩy mạnh hợp tác khu vực tư nhân Các lĩnh vực hợp tác trong ASEAN rất đa dạng và trên hầu hết các lĩnh vực, cụ thể như thương mại, phát triển công nghiệp, khoáng sản và năng lượng, tài chính và ngân hàng, hợp tác về các vấn đề liên quan đến đầu tư, hợp tác lương thực, nông nghiệp và lâm nghiệp, vận tải, thông tin liên lạc, hợp tác du lịch, dịch vụ, bảo hộ trí tuệ. AFTA được bắt đầu thực hiện từ 1/1/1993 và dự định sẽ hoàn thành vào năm 2009. Tuy nhiên, các nước Thành viên đã quyết định rút ngắn thời hạn hoàn thành AFTA xuống còn 10 năm, tức là vào năm 2003. Chương trình ưu 377
  8. đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) được ký kết giữa các nước ASEAN là cơ chế quan trọng để thực hiện AFTA. Mục tiêu của nó là giảm mức thuế quan xuống còn 0-5% cho thương mại nội bộ trong ASEAN, đồng thời loại bỏ tất cả các hạn chế về định lượng và các hàng rào thuế quan. Theo CEPT, các sản phẩm bao gồm có bốn loại: (1) Danh mục giảm thuế (có mức thuế ưu đãi giảm nhanh, năm 2000 là hoàn thành, và giảm thường, năm 2003 là hoàn thành), (2) Danh mục loại trừ tạm thời (có mức thuế ưu đãi được áp dụng muộn hơn), (3) Danh mục hàng nhạy cảm (không áp dụng đối với một số hàng hóa nhạy cảm, chẳng hạn như nông sản chưa chế biến), và (4) Danh mục loại trừ hoàn toàn (những sản phẩm không thuộc diện cắt giảm thuế quan như sản phẩm liên quan đến an ninh quốc phòng và an toàn xã hội). CEPT áp dụng đối với mọi loại sản phẩm, tuy nhiên chỉ những sản phẩm có ít nhất 40% giá trị xuất xứ từ ASEAN mới được hưởng mức thuế quan giảm. Các vấn đề khó khăn mà hợp tác kinh tế ASEAN gặp phải là việc xác định xuất xứ sản phẩm và hàm lượng quốc gia trong sản phẩm. Nguyên nhân là quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ đang diễn ra đã làm cho một sản phẩm mang tính chất quốc tế cao hơn rất nhiều. Các sản phẩm phải nhập các đầu vào và được lắp ráp từ nhiều bộ phận khác nhau sẽ rất khó xác định hàm lượng ASEAN trong sản phẩm. Điều đó sẽ tạo ra những khó khăn để xem xét xem có thể áp dụng tiêu chuẩn 40% hàm lượng ASEAN của CEPT đối với một sản phẩm không khi nhập vào thị trường một quốc gia thành viên. Chênh lệch phát triển kinh tế trong ASEAN cũng là một trở ngại đáng kể cho hợp tác kinh tế ASEAN. Hiện ASEAN bao gồm hai nhóm nước. Nhóm thứ nhất bao gồm các nước phát triển hơn là Singapore, Brunei, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, và Philippines, được gọi là nhóm ASEAN-6. Nhóm thứ hai bao gồm các nước kém phát triển hơn là Việt Nam, Myanmar, Lào, Campuchia, thường được gọi là ASEAN-4. Chênh lệch phát triển làm ảnh hưởng tới tiến trình thực hiện AFTA vì mức độ chuẩn bị cho việc giảm thuế và mở cửa rất khác nhau. Các nước trong nhóm kém phát triển hơn thường chịu thiệt thòi hơn khi phải giảm thuế quan ngay vì nền kinh tế còn yếu về khả năng cạnh tranh. Chính vì thế 378
  9. vẫn phải có những ưu đãi về lộ trình giảm thuế cho các nước kém phát triển trong khối. Chẳng hạn như các nước kém phát triển hơn được thực hiện lộ trình giảm thuế quan chậm hơn các nước khác khi thực hiện AFTA (Việt Nam năm 2006, Lào và Myanmar năm 2008). Hộp 11.3. Một số thông tin về ASEAN Ngày thành lập Tuyên bố Bangkok, 8 tháng 8, 1967 Peso (PHP), Ringgit (MYR), Kyat (MMK), Kip (LAK), Tiền tệ Baht (THB), Riel (KHR), Đôla Singapore (SGD), Đôla Brunei (BND), Rupiah (IDR), Đồng (VND) 4.480.000 km2 Diện tích - Tổng (2004): 592.000.000 Dân số - Mật độ: 122,3 người/km2 - Tổng: 2,172 ngàn tỷ đôla Mỹ (theo ngang giá sức mua) GDP (2003) - Tổng: 681 tỷ đôla Mỹ (theo tỷ giá thông thường) - GDP/người: 4.044 đôla Mỹ (theo ngang giá sức mua) - GDP/người:1.267 đôla Mỹ (theo tỷ giá thông thường) Nguồn: Feridhanusetyawan, Tubagus (2005). “Các hiệp định Thương mại ưu đãi trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương ”,. IMF Working Paper 05/149. Hợp tác kinh tế ASEAN có một mục tiêu quan trọng là tạo ra một cộng đồng kinh tế ASEAN như đã nêu trong “Tầm nhìn ASEAN 2020”, mà cụ thể là xây dựng một khu vực kinh tế ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao. Đến năm 2020, trong khu vực đó, các luồng hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn phải được tự do lưu thông, sự phát triển kinh tế sẽ là bình đẳng và chênh lệch phát triển kinh tế và đói nghèo sẽ được giải quyết. Để tiến tới cộng đồng kinh tế ASEAN, các Thành viên ASEAN đã thống nhất rằng: - Xây dựng một cơ chế và các biện pháp đẩy mạnh việc thực hiện các sáng kiến đang có về khu vực thương mại tự do 379
  10. (AFTA), Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS), và Khu vực đầu tư ASEAN (AIA). - Đẩy mạnh hội nhập khu vực trong những ngành trọng điểm bao gồm hàng không, các sản phẩm nông nghiệp, ô tô, thương mại điện tử, điện tử, thuỷ sản, y tế, các sản phẩm cao su, dệt may, du lịch và các sản phẩm gỗ. - Thuận lợi hóa việc di chuyển của các nhà kinh doanh, lao động có tay nghề và tài năng; - Đẩy mạnh cơ chế mang tính thể chế của ASEAN trong đó bao gồm cả cơ chế giải quyết tranh chấp. Hộp 11.4. Các hoạt động hội nhập kinh tế khác của ASEAN Lộ trình về hội nhập tiền tệ và tài chính của khu vực ASEAN bao gồm 4 mảng như sau: phát triển thị trường vốn, tự do hóa tài khoản vốn, tự do hóa dịch vụ tài chính và hợp tác tiền tệ. Mạng lưới giao thông xuyên ASEAN bao gồm cao tốc liên quốc gia lớn và mạng lưới đường sắt, gồm từ Singapore tới Kunming Rail-Link, những bến cảng quan trọng, và những đường qui định riêng cho giao thông đường biển, giao thông đường thủy nội địa, và những liên kết hàng không dân dụng lớn. Lộ trình cho hội nhập khu vực du lịch hàng không; Đồng hợp tác và kết nối dịch vụ và trang thiết bị bưu chính viễn thông quốc gia, bao gồm việc dàn xếp thừa nhận lẫn nhau Hội đồng các Nhà điều hành Viễn thông ASEAN trong việc đánh giá sự phù hợp của các thiết bị viễn thông. Mạng lưới năng lượng xuyên ASEAN, bao gồm hệ thống đường dây điện ASEAN và dự án đường ống dẫn gas xuyên ASEAN. Sáng kiến Hội nhập ASEAN tập trung vào cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, công nghệ thông tin và bưu chính viễn thông và hội nhập kinh tế vùng trước hết tại các nước CLMV Chiến dịch vận động thăm quan ASEAN nhằm khuyến khích du lịch ASEAN. Hiệp định về vấn đề an ninh lương thực ASEAN. • Lộ trình liên kết tài chính và tiền tệ của ASEAN trong bốn lĩnh vực: phát triển thị trường vốn, tự do hóa tài khoản vốn, tự do hóa các dịch vụ tài chính và hợp tác trong lĩnh vực tiên tệ; 380
  11. • Mang lưới vận tải xuyêun ASEAN kết nối với các đường cao tốc và đường sắt trong nước, bao gồm tuyến đường sắt Singapore tới Côn minh, các cảng chính, các tuyến hàng hải, các hải cảng nội địa và các tyến hàng không dân sự chính; • Lộ trình liên kết khu vực vận tải hàng không; • Mạng lưới cung cấp năng lượng xuyên ASEAN; • Sáng kiến Liên kết ASEAN (IAI) tập trung vào hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, công nghệ thông tin và viễn thông, và liên kết kinh tế khu vực, trước hết là ở nhóm nước Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam; • Hiệp định về Dự trữ bảo đảm An ninh lương thực ASEAN . Nguồn: Joon Hyung Kim và Chang Jae Lee (Chủ biên), 2004, Tăng cường hợp tác kinh tế khu vực Bắc Á, Viện Chính sách kinh tế quốc tế, Hàn Quốc. ASEAN là một khối “mở” và hướng ngoại. Ngoài việc thúc đẩy thương mại nội khối, ASEAN còn tích cực và tăng cường buôn bán trao đổi với các quốc gia bên ngoài khối. Trong thương mại ngoại khối, ASEAN luôn đề cao các nguyên tắc đối xử thương mại đã đạt được trong khuôn khổ các tổ chức thương mại và vòng đàm phán đa phương. ASEAN luôn ủng hộ các tiến trình tự do hóa thương mại khu vực như APEC và luôn mở để có thể có những mở rộng qui mô hợp tác đặc biệt là các hợp tác với các nước trong khu vực Đông Á. Chính vì vậy, các đàm phán về khu vực thương mại tự do ASEAN với các nước này đã và đang được đàm phán và ký kết chẳng hạn như ASEAN-Trung Quốc, ASEAN- Hàn Quốc, ASEAN-Nhật Bản. Điều đó cho thấy, hợp tác kinh tế ASEAN không đi ngược lại với những mục tiêu tự do hóa mà các định chế thương mại và kinh tế toàn cầu như Tổ chức Thương mại Thế giới đang nỗ lực phấn đấu. Trái lại, ASEAN đang đóng một vai trò tích cực cho việc đẩy mạnh xu hướng tự do hóa thương mại trên phạm vi khu vực và toàn cầu. 11.4.2. Liên minh châu Âu (EU) Liên minh châu Âu là một tổ chức liên chính phủ của các nước châu Âu, được thành lập theo Hiệp ước về Liên minh châu Âu tháng 2 năm 1992 và có hiệu lực từ tháng 11 năm 1993, thường được gọi là Hiệp ước Maastricht. Tính đến 2007, EU có 27 quốc gia thành viên. Tuy được gọi là thành lập từ 1992, nhiều phương diện của Liên minh châu Âu đã có 381
  12. từ trước, kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, thông qua một loạt các tổ chức tiền thân. Trước ngày 1 tháng 11 năm 1993 tổ chức này được gọi là Cộng đồng Châu Âu (EC). Hiệp ước Maastricht 1993 đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa châu Âu (Hộp 11.5), tạo ra một liên minh chính trị và kinh tế to lớn ở châu Âu. Liên minh này có một số đặc điểm chính sau: Tất cả các công dân của các nước Thành viên được quyền tự • do đi lại và cư trú trong lãnh thổ của các nước thành viên. Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và • Nghị viện châu Âu tại bất kỳ nước Thành viên nào mà họ đang cư trú. Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ • sở hợp tác liên chính phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực này. Tăng cường quyền hạn của Nghị viện châu Âu. • Mở rộng quyền của Cộng đồng trong một số lĩnh vực như môi • trường, xã hội, nghiên cứu. Phối hợp các hoạt động tư pháp, thực hiện chính sách chung về • nhập cư, quyền cư trú và thị thực. Liên minh kinh tế và tiền tệ EU được hoàn tất với việc kết thúc bằng việc giải tán Viện tiền tệ châu Âu, lập Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào 1 tháng 1 năm 1999. Liên minh có một số điều kiện để tham gia vào liên minh kinh tế và tiền tệ (còn gọi là những tiêu chỉ hội nhập) là: Lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình • của 3 nước có mức lạm phát thấp nhất; Thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP; • Nợ nhà nước dưới 60% GDP và biên độ giao động tỷ giá giữa • các đồng tiền ổn định trong hai năm theo cơ chế chuyển đổi (ERM); 382
  13. Lãi suất (tính theo lãi suất công trái thời hạn từ 10 năm trở lên) • không quá 2% so với mức trung bình của 3 nước có lãi suất thấp nhất. Hộp 11.5. Một số nét về Liên minh châu Âu (EU) Ban đầu (năm 1950), EU bao gồm 6 quốc gia Thành viên là: Bỉ, Đức, Italia, Luych-xam-bua, Pháp và Hà Lan. Các nước Đan Mạch, Ailen, và Anh gia nhập vào năm 1973. Hy Lạp gia nhập 1981. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha gia nhập 1986. Áo, Phần Lan và Thụy Điển gia nhập 1995. Tới ngày 1 tháng 1 năm 1995, EU có 15 nước Thành viên gồm: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Anh, Ireland, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thuỵ Điển và Phần Lan. Kể từ ngày 1 tháng 5 năm 2004, EU đã chính thức kết nạp thêm 10 Thành viên mới là Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta và Kypros (Cộng hòa Síp). Ngày 1/1/2007, Romania & Bulgaria, hai quốc gia Đông Nam Âu đã gia nhập EU, nâng tổng số Thành viên của Liên Minh Châu Âu lên 27 quốc gia thành viên. EU có diện tích là 4.325.675 km² với dân số là 496 triệu người tính tới thời điểm đầu 2007; GDP đạt 13,4 nghìn tỷ đô la Mỹ (tính theo ngang giá sức mua - PPP); GDP/đầu người là 28.100 USD/năm; tăng trưởng kinh tế trung bình trong những năm đầu thế kỷ XXI là 2% một năm. Đức là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất EU. Các nước Thành viên EU đã thống nhất thực hiện chương trình Lisbon Strategy với mục tiêu là đưa EU là một nền kinh tế năng động và cạnh tranh nhất thế giới vào năm 2010. Nguồn: Baldwin, R. E., P. Haaparanta and J. Kiander, 2005. “Mở rộng Liên minh châu Âu”, Cambridge University Press, New York. Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 đồng tiền thống nhất Euro đã chính thức được lưu hành trong 12 quốc gia Thành viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần Lan, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. 383
  14. Hộp 11. 6. Quá trình thành lập EU - Hiệp ước Paris (1951) đưa đến việc thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC). - Hiệp ước Roma (1957) đưa đến việc thành lập Cộng đồng Nguyên tử lượng (Euratom) và thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC). - Từ năm 1967 cơ quan điều hành của các cộng đồng trên được hợp nhất và gọi là Hội đồng châu Âu. - Năm 1987, EU bắt đầu triển khai kế hoạch xây dựng "Thị trường nội địa thống nhất Châu Âu" năm 1992. - Hiệp ước Liên hiệp Châu Âu, hay còn gọi là Hiệp ước Maastricht, ký ngày 7 tháng 2 năm 1992 tại Maastricht (Hà Lan), nhằm mục đích: • Thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuối thập niên 1990, với một đơn vị tiền tệ chung và một ngân hàng Trung ương độc lập, • Thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung để tiến tới có chính sách phòng thủ chung, tăng cường hợp tác về cảnh sát và luật pháp. Nguồn: Baldwin, R. E., P. Haaparanta and J. Kiander, 2005, “Mở rộng Liên minh châu Âu”, Cambridge University Press, New York. Các vấn đề chính hiện nay mà EU đang phải đối mặt là các vấn đề liên quan tới hoàn thiện hiến pháp EU, mở rộng lãnh thổ EU xuống phía Nam và phía Đông, xử lý các vấn đề trung thực về tài chính, trách nhiệm dân chủ, tăng cường khả năng tồn tại của khối, sửa đổi các nguyên tắc của Công ước ổn định và tăng trưởng và Chính sách nông nghiệp chung. Trong đó, các tranh luận về ngân sách là một trong số các vấn đề đang nổi cộm và chưa đạt được sự thống nhất giữa các Thành viên (Đức và Hà lan đang đóng góp nhiều cho ngân sách, trong khi Anh mong muốn đóng góp ít hơn). Các vấn đề tranh cãi khác liên quan đến quyền lợi to lớn của Pháp từ Chính sách nông nghiệp chung, việc cải cách Quỹ phát triển vùng châu Âu, và vấn đề quốc hội EU có nên họp một tháng một lần ở Straboug hay không. Việc dân chúng Pháp và Hà lan không thông qua hiến pháp EU đã làm quá trình thông qua hiến pháp mới của EU bị ngưng trệ làm cho hiến pháp mới rơi vào một tình trạng không có tương lai rõ ràng. 384
  15. 11.4.3. Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) NAFTA là Hiệp định Thương mại tự do giữa ba nước Canada, Mỹ và Mexico. NAFTA bắt đầu được thực hiện từ 1 tháng 1 năm 1994. Nội dung của Hiệp định này là sau khi ký kết dỡ bỏ ngay lập tức các rào cản thuế quan của một nửa số mặt hàng của Mỹ sang Mexicô và dần dần dỡ bỏ thuế quan khác trong một giai đoạn 14 năm. Tất cả các hạn chế về thương mại đối với ô tô, máy tính, hàng dệt may, và nông nghiệp đều phải bị dỡ bỏ. Hiệp định cũng qui định về quyền sở hữu trí tuệ (bản quyền, thương hiệu…) và thuận lợi hóa về đầu tư trong quan hệ kinh tế của ba nước thành viên. Việc dỡ bỏ những rào cản thương mại này đã làm cho thương mại nội khối bắc Mỹ tăng lên nhanh chóng: trong giai đoạn 1993-2000, tổng kim ngạch thương mại giữa Mỹ và hai Thành viên kia tăng 129,3%, tổng kim ngạch thương mại giữa Mỹ và các Thành viên ngoài NAFTA tăng 123,8%. Một số tính toán thực nghiệm cho thấy rằng NAFTA không tạo ra chuyển hướng thương mại trong một số ngành công nghiệp, ví dụ như dệt may. Không giống như EU, NAFTA chỉ là một Hiệp định thương mại, do đó nó không tạo ra một tổ chức mang tính siêu chính phủ hay tổ chức luật pháp đứng trên luật pháp quốc gia của các nước thành viên. Vì không có sự phức tạp chính trị và các vấn đề về hiến pháp chung, NAFTA có ít các vấn đề tranh cãi trong thương mại. Các vấn đề còn tồn tại liên quan đến việc chuyên chở, các sản phẩm đường, ngô, và một số sản phẩm nông sản khác giữa Mỹ và Mêhicô. Giữa Canađa và Mỹ thì có những bất đồng trong việc Mỹ đánh thuế quá cao một số sản phẩm gỗ. Những bất đồng thương mại như vậy thường được giải quyết trong khuôn khổ WTO hay Hội đồng NAFTA hay thông qua các cuộc đàm phán song phương giữa hai quốc gia thành viên. Các vấn đề khác mà NAFTA đang phải đối mặt là sự mở rộng các quan hệ thương mại của các Thành viên trong khối với các nước khác bên ngoài khối. Ba nước Thành viên đang theo đuổi các chính sách thương mại thiết lập các khu vực tự do thương mại song phương. Chẳng hạn như Mêhicô đã ký kết hơn 40 Hiệp định Thương mại tự do với các nước khác trên thế giới. Các chính sách khác biệt về thương mại như vậy đang tạo ra 385
  16. những vấn đề nhạy cảm trong quan hệ của các nước trong khối. Các vấn đề an ninh và chủ quyền cũng là những chủ đề không phải đã có sự thống nhất hoàn toàn giữa các quốc gia Thành viên của NAFTA. 11.4.4. Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) Mặc dù có tên gọi là thị trường chung, MERCOSUR là một liên minh hải quan của các nước khu vực Nam Mỹ trong phạm vi thương mại hàng hóa. MERCOSUR được ký kết vào năm 1991 và sau đó được bổ sung và sửa đổi năm 1994. Mục tiêu của nó là đẩy mạnh thương mại tự do và thuận lợi hóa thông thương của các dòng hàng hóa, vốn, con người. Năm nước Thành viên là Brazil, Argentina, Uruguay, Paraguay, Venezuela (gia nhập sau). Ngoài các Thành viên chính thức là năm nước trên, còn có các Thành viên dự bị như Chilê, Bolivia, Peru, Colombia, Ecuador, và có một quan sát viên là Mêhicô. Khi MERCOSUR ra đời và tồn tại, đã có nhiều ý định lấy nó làm cơ sở để thành lập một khu vực thương mại tự do vùng châu Mỹ (FTAA). Tuy nhiên, hơn một nửa các Thành viên của MERCOSUR đã không đồng ý với ý tưởng này tại cuộc họp thượng đỉnh lần thứ tư ở Achentina năm 2005. Phần đông còn e ngại về những ý đồ và ảnh hưởng của Mỹ trong FTAA một khi nó được thành lập. Trong MERCOSUR có kế hoạch hóa hài hòa qui chế về quyền sở hữu trí tuệ và công nhận bằng đại học của nhau. Vào năm 1995, các nước MERCOSUR đã thông qua MERCOSUR 2000, một chương trình hành động nhằm thống nhất thuế quan và chính sách thương mại vào năm 2000. Tuy nhiên sự phát triển của MERCOSUR dường như yếu đi khi Argentina gặp khủng hoảng năm 2001 và các vấn đề tranh cãi thương mại chưa được giải quyết giữa các nước trong khối. Năm 2004, MERCOSUR đã ký kết một Hiệp định hợp tác với khối cộng đồng thương mại Adrean (CAN)- một khối thương mại ưu đãi nhằm điều phối chính sách công nghiệp và đầu tư nước ngoài, bao gồm năm nước Bolivia, Colombia, Ecuador, Peru and Venezuela. Trong văn kiện đó, các nước ký kết đã thể hiện quyết tâm đẩy mạnh hội nhập hơn nữa trong nội khối và trong khu vực châu Mỹ la tinh. CAN sau đó đã 386
  17. công nhận bốn nước Brazil, Argentina, Uruguay, Paraguay là Thành viên dự bị của cộng đồng. Đổi lại, MERCOSUR cũng công nhận các Thành viên của CAN. Chính vì vậy, trong năm 2005, Colombia đã ký kết FTA với MERCOSUR và hàng hóa của Colombia đã có cơ hội tiếp cận với một thị trường to lớn gồm 230 triệu dân của MERCOSUR. 11.5. CÁC DIỄN ĐÀN KINH TẾ CHÍNH 11.5.1. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) APEC là một diễn đàn kinh tế lớn có 21 Thành viên ven bờ lòng chảo Châu Á - Thái Bình Dương 88. Dân số của APEC có hơn 2,5 tỉ người, chiếm khoảng 59 % dân số thế giới. Tổng sản phẩm quốc dân của APEC hiện nay chiếm khoảng 57% của toàn cầu, thương mại chiếm khoảng 46% của toàn cầu, thương mại nội khối chiếm 74%. APEC được 12 Thành viên thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương sáng lập tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế tổ chức ở Canbêra tháng 11/1989 theo sáng kiến của Ôxtrâylia. Tuyên bố Xơun 1991 đề ra 4 mục tiêu phát triển trong APEC gồm: i) Duy trì tăng trưởng và phát triển, vì lợi ích chung của nhân dân các quốc gia trong khu vực, góp phần vào tăng trưởng và phát triển chung của kinh tế thế giới. ii) Phát huy những tác động tích cực của sự phụ thuộc kinh tế ngày càng tăng đối với kinh tế khu vực và thế giới, bằng cách đẩy mạnh sự giao lưu hàng hóa, dịch vụ, vốn và công nghệ. iii) Xây dựng và tăng cường hệ thống thương mại đa phương, vì lợi ích của châu Á - Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác. 88 Thành viên hiện nay của APEC bao gồm Ôxtrâylia, Brunây, Canađa, Chilê, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Inđônêxia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaixia, Mêhicô, Niu Dilân, Papua Niu Ghinê, Philíppin, Xingapo, Thái Lan, Hoa Kỳ, Việt Nam, Nga, Pêru. 387
  18. iv) Giảm dần những rào cản đối với thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa các nền kinh tế thành viên, phù hợp với các nguyên tắc của WTO và không có hại đối với các nền kinh tế khác. Tuyên bố Bôgo 1994 (Inđônêxia) xác định mục tiêu của APEC là: thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư tại châu Á - Thái Bình Dương đối với các nền kinh tế phát triển vào năm 2010 và đối với các nền kinh tế đang phát triển vào năm 2020. Tuyên bố Osaka năm 1995 của các nhà lãnh đạo của APEC đã thông qua chương trình hành động bao gồm ba trụ cột cơ bản của APEC là: i) Tự do hóa thương mại và đầu tư: giảm và cuối cùng là xóa bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với thương mại đầu tư. Trụ cột này tập trung vào việc tạo ra những thị trường mở để tăng cường thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của người dân. ii) Thuận lợi hóa cho thương mại và đầu tư (kinh doanh): giảm chi phí của các giao dịch kinh doanh, tăng cường tiếp cận thông tin thương mại, hướng chính sách và chiến lược kinh doanh phù hợp với thương mại mở, tự do, và nâng cao tăng trưởng kinh tế. iii) Hợp tác kinh tế - kỹ thuật (ECOTEC): tập trung vào đào tạo và hợp tác để nâng cao năng lực các nền kinh tế thành viên, giúp họ tận dụng tốt cơ hội của thương mại toàn cầu và kinh tế mới. Hộp 11.7. Một số thành tựu của APEC trong thập niên đầu tiên sau thành lập 195 triệu việc làm, bao gồm 174 triệu ở các nền kinh tế thu nhập thấp và kém phát triển Các hoạt động đào tạo và hợp tác đã giứp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng cơ hội của thương mại quốc tế Tăng cường tiếp cận và sử dụng Internet trong các nền kinh tế Thành viên với mục tiêu tăng gấp ba số người sử dụng cho đến 388
  19. năm 2005 (so sánh với năm 2000) Đảm bảo an ninh của người dân trong khu vực thông qua các hoạt động chống khủng bố và các biện pháp an toàn chống bệnh dịch Xuất khẩu tăng 113% lên 2,5 ngàn tỉ đô la Mỹ FDI tăng 210% trong toàn APEC và 475% ở các Thành viên có thu nhập thấp GDP thực tăng 1/3 trong toàn khối và 74% trong các Thành viên nhập thấp Nguồn: - APEC, 2004, Triển vọng kinh tế APEC, Hội đồng Kinh tế APEC, Singapore. - Scollay, R., 2006, Tự do hoá thương mại khu vực Đông Á và Châu Á - Thái Bình Dương : vai trò của Trung Quốc, Báo cáo hội thảo quốc tế tại PECC Trade Forum. Ngoài các Chương trình hành động tập thể (CAP), hội nghị cao cấp Osaka cũng kêu gọi các nước Thành viên thực hiện các Chương trình hành động quốc gia (IAP) của từng Thành viên để thực hiện mục tiêu Bôgô. Để đưa ra các hướng hoạt động, giám sát và đôn đốc việc thực hiện các mục tiêu một cách có hiệu quả, APEC đã đặt ra một cơ cấu tổ chức gồm: (1) Hội nghị Cấp cao APEC; (2) Hội nghị Bộ trưởng APEC; (3) Hội nghị các chuyên viên cao cấp (SOM); (4) Ban Thư ký APEC; (5) Các ủy ban chuyên môn: (i) Ủy ban quản trị và ngân sách (BMC); (ii) Ủy ban thương mại và đầu tư (CTI); (iii) Ủy ban kinh tế (EC); (6) Các nhóm công tác: Hiện có 14 Nhóm công tác hoặc chuyên gia phụ trách các lĩnh vực chuyên môn trong APEC; (7) Hội đồng tư vấn doanh nhân (ABAC). Mục tiêu chung của APEC không phải là để xây dựng một khối thương mại, một liên minh thuế quan hay một khu vực mậu dịch tự do như kiểu EU, NAFTA hay AFTA, mà là thiết lập một diễn đàn kinh tế mở, nhằm xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế Thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện. Các nguyên tắc cơ bản 389
  20. của APEC được áp dụng là nguyên tắc cùng có lợi, nguyên tắc đồng thuận, nguyên tắc tự nguyện và nguyên tắc phù hợp với WTO. Mặc dù không đặt ra một mục tiêu là thành lập một khu vực thương mại tự do, APEC vẫn có khá nhiều khó khăn thách thức đối với sự phát triển của mình. Các thách thức và khó khăn bao gồm các nguyên tắc không ràng buộc và tự nguyện, tính đa dạng về địa lý, điều kiện tự nhiên của các nước thành viên, sự khác biệt rất lớn về trình độ phát triển, chế độ chính trị và kinh tế, và sự khác nhau của các chiến lược chính trị của các nước thành viên. Xu hướng bùng nổ của các hiệp định Thương mại tự do song phương và khu vực (RTAs/FTAs) trên thế giới đang tạo thành những khối kinh tế lớn có thể cạnh tranh với bản thân APEC và làm cho APEC trở nên mỏng manh dễ vỡ. Các RTAs/FTAs phần lớn đều liên quan tới các nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN và đặc biệt là khi khu vực thương mại tự do Đông Á và ASEAN (EAFTA) ra đời, có thể sẽ xuất hiện tình trạng các khối kinh tế mới với sức mạnh và khả năng cạnh tranh cao có thể đối lập và thách thức với APEC như là những khối kinh tế biệt lập với nhau. Những đề xuất và chương trình nghị sự của APEC sẽ bị phân tán và ít được chú ý đi. Các mục tiêu chung có thể bị đe dọa là không thực hiện được. Sự mất ổn định và không thống nhất có thể xuất hiện như là hệ quả. Vì vậy, sự bùng nổ của RTAs/FTA ở vùng Đông Á có thể có mối đe doạ trực tiếp đến tương lai của APEC. Bảng 11.2. Các hiệp định Thương mại khu vực (RTAs) và các hiệp định Thương mại Tự do (FTA) đang được thảo luận và đàm phán giữa các nước Thành viên APEC Đàm phán Đàm phán Thảo luận Đàm phán Đàm phán Thảo luận ASEAN- Trung Quốc Nhật Bản - Malaysia ASEAN- Trung Quốc – Hàn Quốc - Nhật Bản. (ACCEC)89 89 ẠJCEC: Tên viết tắt của Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN Trung quốc (ASEAN-China Comprehensive Economic Cooperation) 390
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2