intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN 2 - TỰ VỆ NGOẠI LỆ TRONG WTO - TS. NÔNG QUỐC BÌNH - 8

Chia sẻ: Le Nhu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

107
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ thực tiễn thực thi Hiệp định TRIMs, các Hội nghị Bộ trưởng WTO liên tiếp sau đó đã bàn về vấn đề xây dựng nguyên tắc đàm phán về khung pháp lý đa phương cho đầu tư. Tuy nhiên, cho đến Hội nghị Doha, WTO mới đưa ra được Tuyên bố chung về vấn đề này, theo đó, WTO sẽ tăng cường hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực nhằm giúp các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi vừa tham gia hiệu quả, vừa có khả năng thực thi cơ chế...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN 2 - TỰ VỆ NGOẠI LỆ TRONG WTO - TS. NÔNG QUỐC BÌNH - 8

  1. Kyrgyz, Latvia, Estonia, Jordan, Bulgaria, Mông Cổ, Albania, Oman, Georgia, Croatia, Đài Loan và Trung Quốc. Từ thực tiễn thực thi Hiệp định TRIMs, các Hội nghị Bộ trưởng WTO liên tiếp sau đó đã bàn về vấn đề xây dựng nguyên tắc đàm phán về khung pháp lý đa phương cho đầu tư. Tuy nhiên, cho đến Hội nghị Doha, WTO mới đưa ra được Tuyên bố chung về vấn đề này, theo đó, WTO sẽ tăng cường hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực nhằm giúp các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi vừa tham gia hiệu quả, vừa có khả năng thực thi cơ chế hợp tác đa phương về đầu tư. 12.5.2.2. Hiệp định xác định trị giá tính thuế hải quan (CVA) Hiệp định CVA là một Hiệp định mang tính kỹ thuật cao và các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi gặp rất nhiều khó khăn trong thực thi do hạn chế về năng lực kỹ thuật, chuyên môn và thông tin. Đặc biệt, các Thành viên này rất hạn chế trong việc kiểm soát, chống gian lận thương mại qua giá. Để giúp các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi trong việc thực thi Hiệp định CVA, Tuyên bố về “Các vấn đề và mối quan tâm liên quan tới việc thực thi” đã nhấn mạnh tại điều 8.3, về tầm quan trọng của hợp tác giữa cơ quan hải quan các nước trong đấu tranh chống gian lận thương mại bằng các quy định: “Khi cơ quan hải quan các nước nhập khẩu có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tính xác thực của giá khai báo, họ có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ phía cơ quan hải quan của nước xuất khẩu trong việc kiểm tra trị giá hàng hóa liên quan. Trong khuôn khổ luật pháp quốc gia cho phép, nước xuất khẩu có nghĩa vụ hợp tác và hỗ trợ, bao gồm cả việc cung cấp thông tin về giá xuất khẩu của hàng hóa liên quan. Nước nhập khẩu phải bảo mật các thông tin này nhưng, được quyền sử dụng trong quá trình tiến hành các thủ tục tư pháp”. Quy định tại điều 8.3 nói trên sẽ giúp các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi thực thi Hiệp định CVA như tạo thêm kênh thu thập thông tin khi cần phải thẩm tra về trị giá hàng hóa khai báo. 425
  2. 12.6. MỞ RỘNG THÀNH VIÊN CỦA WTO 12.6.1. Trung Quốc gia nhập và ảnh hưởng đến WTO 12.6.1.1. Trung Quốc gia nhập WTO như thế nào? Trung Quốc gia nhập WTO vào ngày 11/12/2001, sau 13 năm đàm phán đầy ấn tượng. Trường hợp đàm phán để gia nhập WTO của Trung Quốc được coi là “trường hợp phức tạp nhất” trong hệ thống thương mại của WTO. Như phần trên đã trình bày, WTO ra đời trên cơ sở kế thừa GATT. Vào năm 1947, khi GATT ra đời, Trung Quốc là một trong số 23 nước đầu tiên gia nhập GATT tại Vòng đàm phán Geneva (xem bảng 12.1) với tư cách là Thành viên sáng lập GATT. Tuy nhiên, Trung Quốc lại không trở thành Thành viên sáng lập WTO như Cuba – một nước cho đến nay vẫn là Thành viên đang phát triển có nền kinh tế chuyển đổi (như Trung Quốc). Điều này được giải thích bởi tình hình phức tạp trong nền chính trị của nước này. Ngày 01/10/1949, nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã ra đời do Mao chủ tịch lãnh đạo và đi theo mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, phi thị trường do Đảng Cộng sản kiểm soát. Tàn quân Quốc dân Đảng do Tưởng Giới Thạch cầm đầu đã chạy sang Đài Loan. Ngày 06/03/1950, Tổng thư ký Liên hiệp quốc đã nhận được thông báo từ Đài Loan rằng “Trung Quốc” rút ra khỏi GATT. Việc rút lui này có giá trị từ 05/05/1950 bất chấp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không công nhận tính hợp lệ của việc rút lui này vì cho rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phải được công nhận là chính quyền thừa kế hợp pháp ở Trung Quốc. Tuy nhiên, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lại chưa bao giờ là “bên ký kết ban đầu” của GATT, trong khi đó, Chính phủ Quốc dân Đảng là bên ký kết ban đầu và cũng là bên gửi thông báo xin rút khỏi GATT sau đó. Cuộc tranh cãi về việc có sự tồn tại một nước Trung Quốc hay hai nước Trung Quốc đã kéo dài trong phạm vi GATT với nhiều quan điểm khác nhau. Về phía mình, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hầu như không có vai trò gì trong GATT kể từ sau khi có đơn xin rút lui của chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan. 426
  3. Tháng 01/1965, các Thành viên của GATT đã cho phép Đài Loan tham gia GATT với tư cách là quan sát viên. Trước sự việc này, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, với tư cách là ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an của Liên hiệp quốc, đã yêu cầu Đại Hội đồng Liên hiệp quốc xác lập các quyền của Trung Quốc tại Liên hiệp quốc. Yêu cầu này đã được ủng hộ và năm 1971 Đại Hội đồng Liên hiệp quốc thừa nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc tại Liên hiệp quốc. Trên cơ sở đó, GATT đã thu hồi tư cách quan sát viên của Đài Loan. Năm 1980, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gửi đơn tới Ban Thư ký của GATT xin được tham gia với tư cách là quan sát viên. Năm 1982, các Thành viên của GATT đã chấp nhận đơn của Trung Quốc. Kể từ đây, Trung Quốc bắt đầu quan sát các cuộc đàm phán của GATT, cho đến khi trở thành Thành viên của WTO vào ngày 11/12/2001. Một điểm phức tạp liên quan đến việc gia nhập của Trung Quốc vào WTO là tư cách Thành viên của Trung Quốc. Trung Quốc tự nhận mình là một nước đang phát triển để được hưởng quy chế đối xử S&D và GSP trong WTO. Hoa Kỳ thì lập luận rằng Trung Quốc phải gia nhập WTO với tư cách là Thành viên phát triển. EU thì cho rằng Trung Quốc có thể gia nhập WTO với một số điều kiện “mềm dẻo” hơn. Cuối cùng, vào năm 1996, Trung Quốc đã chấp nhận tư cách của mình không phải là một nước đang phát triển toàn diện mà chỉ được hưởng một số ít đãi ngộ đặc biệt liên quan đến thời gian chuyển đổi của khu vực công nghiệp100. 12.6.1.2. Ảnh hưởng của việc gia nhập của Trung Quốc đối với WTO Trung Quốc gia nhập WTO cũng sẽ có những ảnh hưởng tích cực nhất định đối với WTO. - Là một nước đông dân nhất thế giới, với sự thống nhất Đài Loan, Macao và Hồng Kông thành một nước Trung Hoa đại lục, Trung 100 Raj Bhala, Luật Thương mại quốc tế, NXB Lexis Nexis. Bản dịch tiếng Việt, NXB Tư pháp, Hà Nội năm 2006, tr.106. 427
  4. Quốc sẽ là một thị trường đầy hấp dẫn cho các Thành viên còn lại của WTO. Trao đổi ngoại thương của Trung Quốc vào năm 1980 chỉ chiếm 1,3% thương mại thế giới nhưng đến năm 2000 đã vượt quá 5,2% với tổng giá trị xuất khẩu đạt 300 tỷ euro. Từ năm 1997 đến năm 2001, nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng 70%. Trung Quốc trở thành điểm thu hút hàng đầu trong số các nền kinh tế đang phát triển với hơn 40 tỷ euro mỗi năm và trở thành nước thu hút vốn đầu tư lớn nhất trong số các nền kinh tế mới nổi101. Trong các cam kết của mình, Trung Quốc đã đồng ý với yêu cầu của Hoa Kỳ cho rằng các hoạt động mua sắm của các doanh nghiệp nhà nước không được coi là mua sắm chính phủ, và rằng Trung Quốc sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp của các Thành viên WTO có cơ hội cạnh tranh giành các hợp đồng theo các điều kiện không phân biệt đối xử. Về thuế quan, Trung Quốc chấp nhận giảm mức thuế quan chung từ mức trung bình 22,1% xuống còn 17%; xóa bỏ tất cả các loại hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng công nghiệp vào năm 2005. - Sự phát triển theo chiều hướng tích cực của Trung Quốc kể từ năm 2001 đến nay đã củng cố thêm lòng tin vào WTO cho các Thành viên, đặc biệt là các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi. Trước khi gia nhập WTO, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới, sau năm năm gia nhập, Trung Quốc đã vươn lên đứng hàng thứ ba. Năm 1992 mức thuế hải quan trung bình của Trung Quốc là hơn 43% nhưng ngành thuế chỉ thu được 21,2 tỷ NDT. Năm 2005, mức thuế giảm chỉ còn gần 10% nhưng ngành thuế nước này đã thu đuợc 106,6 tỷ NDT. Năm 2006, mức dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã đạt hơn 1000 tỷ NDT102. 101 Ramses, Thế giới toàn cảnh 2003, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2003, tr.256 102 Tạp chí Tia sáng, số 24 ngày 20/12/2006, tr.49 428
  5. Đánh giá mặt tích cực trong việc gia nhập WTO, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Bạc Hi Lai khẳng định: “Qua 5 năm, chúng ta hiểu được một điều: Hai nước cạnh tranh, nước nào mở cửa sẽ thắng”. Còn ông Long Vĩnh Đồ - Bí thư diễn đàn châu Á Bác Ngao tuyên bố: “Trung Quốc càng mở cửa, Trung Quốc càng an toàn”103. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc gia nhập WTO cũng có tác động tiêu cực đến tổ chức này thông qua những tác động đến các Thành viên của WTO. Đó là: - Hàng Trung Quốc bán phá giá tràn ngập khắp mọi nơi. Hàng dệt may, da giày, đồ chơi trẻ em v.v… “made in China” tràn ngập tại mọi Thành viên WTO. Tình trạng bán phá giá hàng Trung Quốc đã, đang và sẽ làm cho nhiều doanh nghiệp của các nước nhập khẩu phải đóng cửa. Còn chính phủ của các nước nhập khẩu đang mất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc cho việc điều tra để kiện hàng Trung Quốc bán phá giá tại nước mình. Các Thành viên của WTO ở châu Âu là nơi đầu tiên áp dụng thuế chống bán phá giá với giày, đồ dệt may của Trung Quốc. Mỹ và Canada đang tố cáo Trung Quốc bán phá giá linh kiện xe hơi v.v… - Nhiều mặt hàng công nghiệp của Trung Quốc ở vào thế tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt cho các Thành viên WTO. Một trong những mặt hàng có sức cạnh tranh cao là ô tô: năm 2002, lượng ô tô của Trung Quốc đứng thứ năm thế giới, năm 2005 Trung Quốc đứng thứ tư và năm 2006 Trung Quốc đã đứng thứ ba thế giới. Dự kiến năm 2007, Trung Quốc sẽ vượt Nhật Bản và trở thành nước có thị trường ô tô lớn thứ hai thế giới sau Mỹ104. 12.6.2. Nga đàm phán để gia nhập WTO 12.6.2.1. Tiến trình đàm phán của Nga Nga bắt đầu đàm phán gia nhập WTO từ năm 1993. Tuy nhiên, tiến trình đàm phán không mấy thuận lợi một mặt do chủ quan từ phía 103 Tạp chí Tia sáng đã dẫn, tr.49 104 www.chinawto.org.cn 429
  6. Nga, mặt khác do gặp phải những vấn đề gai góc do các đối tác đàm phán đặt ra. Về mặt chủ quan, trong suốt những năm cuối thập kỷ 90, Nga hầu như chưa quan tâm đến vấn đề này. Sự quan tâm nhất của Nga lúc đó là cố gắng khắc phục khủng hoảng tài chính kinh tế trong nước. Vấn đề gia nhập WTO chỉ thật sự được chú trọng khi Tổng thống Putin lên nắm chính quyền. Từ năm 2000 các nhà lãnh đạo Nga mới thật sự coi việc gia nhập WTO là ưu tiên số một. Về phía đối tác đàm phán, khó khăn đầu tiên là sự bất đồng quan điểm giữa Nga và EU về mức giá nội địa của Nga đối với khí gas và điện. Tại cuộc họp của Ủy ban về việc Nga gia nhập WTO ngày 25/03/2003 ở Matxcơva, EU đề nghị Nga tăng giá khí gas nội địa lên 40 - 45 USD/1000m3 với lý do là mức giá hiện hành tại Nga làm méo mó thương mại và đây là một dạng trợ cấp năng lượng ẩn cho ngành công nghiệp của Nga với mức 1,5 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, đề nghị này đã không được Nga chấp nhận với lý do là chỉ có thể điều chỉnh từng bước để không gây khủng hoảng xã hội ở Nga. Trong lĩnh vực nông nghiệp, các Thành viên WTO yêu cầu Nga giảm mức trợ cấp cho nông nghiệp xuống 2 tỷ USD so với mức 16 tỷ USD mà Nga đề nghị. Còn phía Nga cho rằng mức trợ cấp của Nga là có cơ sở vì mức trợ cấp tại các nước EU còn cao hơn rất nhiều. Trong lĩnh vực dịch vụ, các Thành viên của WTO, đặc biệt là Mỹ và EU, yêu cầu Nga phải mở cửa hoàn toàn dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và một phần lĩnh vực viễn thông. Phía Nga đề nghị có một giai đoạn chuyển tiếp để các ngành này có thể cạnh tranh được với các đối thủ nước ngoài. Trong 6 năm trở lại đây, Nga tích cực đàm phán với 57 Thành viên có yêu cầu, trong đó gay go nhất là đàm phán với Mỹ. Hai bên cho đến phút cuối vẫn còn vướng một loạt vấn đề gay cấn như mở cửa thị trường tài chính ngân hàng, thuế nhập khẩu ô tô, máy bay, sản phẩm thịt v.v…Tuy nhiên, bên lề Hội nghị APEC 14 tại Hà Nội vừa qua, hai bên cuối cùng đã đạt được sự đồng thuận, chính xác hơn là nhượng bộ lẫn 430
  7. nhau để đi đến kết thúc đàm phán. Riêng báo chí Nga bình luận rằng, trong kết quả đàm phán với Mỹ, Nga đã bảo vệ được lợi ích của mình. Cụ thể Nga vẫn giữ hạn ngạch nhập khẩu thịt cho đến năm 2009 và ngay cả sau 2009 theo từng thỏa thuận cụ thể, các ngân hàng Mỹ không được mở chi nhánh tại Nga. Các hãng bảo hiểm nước ngoài chỉ có thể mở chi nhánh của mình tại Nga sau một giai đoạn chuyển tiếp dài 9 năm, còn các ngân hàng khi mở chi nhánh tại Nga phải chịu “hạn ngạch” là 50%. Thêm vào đó, các công ty Mỹ khi xuất khẩu sản phẩm thịt sang Nga phải bảo đảm về mặt an toàn thực phẩm – hai nước đã ký nghị định thư trao đổi về vấn đề kiểm dịch động vật và an toàn thực phẩm. Về phần mình, Nga cam kết giảm thuế nhập khẩu ô tô từ 25% xuống còn 15%, máy bay từ 20% xuống còn 10% trong vòng 7 năm, cam kết bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nhiều trách nhiệm khác. 12.6.2.2. Ảnh hưởng đối với WTO Tiến trình đàm phán với kết quả nêu trên của Nga với Mỹ sẽ sớm đưa Nga vào sân chơi chung WTO. Nếu mọi việc thuận lợi, Nga sẽ là Thành viên thứ 151 của WTO. Điều này sẽ có nhiều ảnh hưởng tốt tới các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi. Bộ Kinh tế Thương mại Nga đánh giá nếu như trước đây Nga đi được 70% chặng đường tới WTO thì nay đã đi được tới 80 – 90% quãng đường đó. Báo chí Nga bình luận kết quả đạt được với Mỹ có thể giúp tháo gỡ bế tắc trong đàm phán với Grudia, quốc gia đã từng ký kết văn bản kết thúc đàm phán về vấn đề Nga gia nhập WTO, nhưng do căng thẳng giữa hai nước bùng phát gần đây nên đã thu hồi lại và đưa ra những yêu cầu mới “quá quắt” hơn. Đối với Moldova, theo ông Vụ trưởng đàm phán WTO Mét-vê- đép, Nga không có vấn đề khó khăn gì liên quan đến thuế bởi giữa hai nước có Hiệp định Thương mại tự do. Ba nước khác là Costa Rica, Guatemala và El Salvador đã kết thúc đàm phán, nhưng chưa ký nghị định thư song phương vì “lý do kỹ thuật”. Riêng đối với Việt Nam là nước mới gia nhập WTO, ông Grép cho biết đây là vấn đề hai bên sẽ thảo luận, tuy nhiên không phải ngay lúc này, vì trên danh nghĩa, Việt 431
  8. Nam vào thời điểm Hội nghị APEC 14 chưa phải là Thành viên đầy đủ của WTO. Chính phủ và các nhà kinh tế Nga đánh giá việc gia nhập WTO tuy trước mắt chưa mang lại “lợi nhuận” cho nước này, song sẽ tạo điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài một cách mạnh mẽ nhờ tính minh bạch của hệ thống pháp luật và chính sách kinh tế. Bộ Tài chính Nga dự báo đầu tư nước ngoài tại Nga năm nay sẽ đạt 158,5 tỷ USD so với năm 2005 là gần 125 tỷ USD, mức độ tăng trưởng kinh tế cả năm vào khoảng 6,5 – 6,7% (quý 3 là 6,9% so với cùng kỳ năm 2005 - Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu dự đoán mức tăng trưởng của Nga năm 2006 là 6,5%). Đồng thời đây là một bước đi tất yếu trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, đặc biệt khi hiện nay chính phủ Nga đang phấn đấu chuyển đổi cơ cấu xuất nhập khẩu và kinh tế nói chung, dần bớt chú trọng vào xuất khẩu nhiên liệu và tăng cường đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt tích cực tham gia vào thị trường tài chính thế giới. Tại Hà Nội, Nga và Mỹ cũng đã thỏa thuận khôi phục đàm phán đa phương tại Geneva về vấn đề Nga gia nhập WTO. Bộ trưởng Grép hy vọng quá trình đàm phán này sẽ tiến triển tốt, và Nga có thể trở thành Thành viên đầy đủ của WTO trước kỳ hội nghị APEC năm sau, diễn ra trong tháng 09/2007 tại Australia. Sự kiện này chắc chắn sẽ mở ra cánh cửa để tất cả các nước thuộc Liên Xô (cũ) gia nhập WTO. 12.7. TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM 12.7.1. Những tác động tích cực Sự hội nhập của các Thành viên đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi vào hệ thống thương mại của WTO sẽ có những tác động tích cực đối với Việt Nam. Trước hết, với tư cách là những nước đang phát triển, đang chuyển đổi các nước nói trên sẽ dễ chia sẻ với những khó khăn và thách 432
  9. thức đối với Việt Nam vì Việt Nam hưởng cơ chế Thành viên như vậy khi gia nhập WTO. Tiếp theo, Việt Nam sẽ dễ có cùng tiếng nói với các nước đó khi tham gia diễn đàn thương mại toàn cầu này. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẽ có được nhiều bài học thành công từ kinh nghiệm gia nhập WTO của Trung Quốc: đó là bài học về sự kiên định và khôn khéo trong đàm phán; bài học về chủ động và quyết tâm mở cửa thị trường (đồng nghĩa với việc chống độc quyền một cách hiệu quả và chấp nhận tự do cạnh tranh); bài học về tôn trọng “luật chơi chung” thông qua việc tích cực hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với các cam kết trong WTO; bài học về tính minh bạch và giảm thiểu mọi lực cản liên quan đến thủ tục hành chính, đến sự quan liêu và trì trệ trong lề lối làm việc. 12.7.2. Những tác động tiêu cực Việt Nam là một nước nông nghiệp, vì vậy, nếu không cẩn trọng và chú ý đến vấn đề an ninh lương thực, vấn đề quyền lợi của người nông dân để có những chính sách và cơ chế điều tiết đúng đắn thì Việt Nam sẽ dễ trở thành một nước “nhập khẩu lương thực” như Kenya và Mehico những năm 80, 86. Ngoài ra, nếu không có một cơ chế đánh giá thường xuyên về tác động của việc gia nhập WTO đối với các nước có nền kinh tế chuyển đổi nói chung và với Việt Nam nói riêng, Việt Nam cũng dễ bị những ánh hào quang của sự kiện gia nhập và trở thành Thành viên chính thức của WTO vào ngày 11/01/2007 vừa qua làm mất cảnh giác trước những tác động tiêu cực do phải thực thi các cam kết trong WTO. Vẫn còn sớm để đánh giá những tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên, những bài học thành công và thất bại của những nước đi trước là hết sức quan trọng. Những bài học đó cần phải được phân tích một cách sâu sắc và toàn diện ngay từ hôm nay. 433
  10. KẾT LUẬN Cuốn sách thể hiện nhiều hình thức mâu thuẫn trong thương mại quốc tế và mỗi hình thức có những thách thức khác nhau cho cộng đồng quốc tế 105. Mâu thuẫn chủ yếu và rõ ràng nhất là giữa những người theo chủ nghĩa bảo hộ và những người theo chủ nghĩa phát triển mở rộng. Trong khi một nhóm muốn bảo hộ thị trường khỏi các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, nhóm kia muốn mở rộng thị trường quốc gia mình và tiếp cận thị trường của các quốc gia khác. Các quy tắc thương mại đa phương thông qua năm 1947 được đưa vào Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) với giả thiết rằng đàm phán thuế quan giữa các quốc gia tự nhiên sẽ dẫn đến sự cân bằng thích hợp giữa các lợi ích xung đột này. Điều này là một sự ảo tưởng. Đàm phán thường diễn ra giữa các nhà ngoại giao ở Geneva không có đủ các phân tích cần thiết về tác động của kết quả đàm phán đối với nền kinh tế các quốc gia tham gia. Trong khi bảo hộ thuế quan nhìn chung vẫn còn được duy trì, mức độ bảo hộ của nó ở cấp độ quốc gia lại không đủ. Vì thế, tự do hóa thương mại không dẫn đến giảm nghèo trên toàn cầu như mong đợi. Cuốn sách này cũng giải thích mâu thuẫn thứ hai hình thành diễn biến hiện nay của chính sách thương mại quốc tế: sự đối kháng giữa thế giới công nghiệp hóa và thế giới đang phát triển. Một điều được công nhận chung là thương mại quốc tế cần đạt được mức độ cân bằng hơn giữa các quyền và nghĩa vụ ở cấp độ quốc tế để thúc đẩy phát triển và tăng trưởng kinh tế. Đây là một thách thức chủ yếu của WTO và vòng đàm phán thương mại đa phương hiện nay. Thách thức này có thể dẫn đến những thay đổi đáng kể trong các lĩnh vực quan trọng như thương phẩm, hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ. Tất nhiên một điều cần nói rõ là phát triển và tăng trưởng đòi hỏi các chính sách trong nước phải đồng bộ và hỗ trợ lẫn nhau. Mỗi quốc gia đều phải đối mặt với thách thức xây dựng một chính sách kinh tế đồng bộ và hiệu quả trên cơ sở các lợi thế so sánh hiện tại cũng như dự tính trong tương lai của quốc gia đó. Có lẽ các quy tắc quốc tế có thể đạt được sự cân bằng hơn nếu mọi vị thế đàm phán 105 Phần kết luận này là đóng góp của Tiến sĩ David Luff - Chuyên gia EU của MUTRAP 434
  11. đều có cơ sở là các chính sách trong nước lành mạnh, tạo ra một lộ trình cắt giảm thuế quan và tự do hóa thương mại dịch vụ phù hợp. Hầu hết các nhà hoạch định chính sách đều đồng ý rằng chính sách thương mại trong nước phải hỗ trợ chính sách phát triển. Cộng đồng quốc tế cũng thừa nhận quyền của mỗi quốc gia trong việc theo đuổi một đường lối phát triển bền vững và sự cân bằng trong xã hội giữa các giá trị kinh tế và phi kinh tế. Điều này dẫn đến mâu thuẫn thứ ba giữa tác động của tự do hóa thương mại với các chính sách phi thương mại trong nước. Đâu là sự kết hợp thích hợp giữa chính sách thương mại và, ví dụ như, môi trường, bảo hộ lao động và văn hóa? WTO không can thiệp vào các giá trị quốc gia. Tuy nhiên, giữa tự do hóa thương mại và các chính sách phi thương mại có một ranh giới tiếp xúc và các quy tắc phải định nghĩa được ranh giới này bằng cách nào đó. Thế giới mong đợi một bước phát triển về khía cạnh này. Dù rằng về mặt lịch sử, hoạt động quản lý thương mại quốc tế hạn chế ở việc quản lý dòng thương mại giữa các thị trường độc lập và riêng rẽ, giờ đây hoạt động này đang thâm nhập vào lĩnh vực hoạch định chính sách trong nước: ảnh hưởng một phần đến quản lý trong nước về các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ, dịch vụ, các hoạt động đầu tư liên quan đến thương mại và sở hữu trí tuệ. Áp lực đang đè nặng lên lĩnh vực đầu tư trong nước và quy định về cạnh tranh. Hơn thế, mâu thuẫn phát sinh ở phạm vi quốc tế khi lợi thế so sánh đạt được nhờ những tiêu chuẩn khác nhau và hạn chế trong các lĩnh vực như môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và an ninh lao động. Tự do hóa thương mại khiến áp lực hài hòa hóa các điều kiện thị trường không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, WTO không nhằm tạo ra một thị trường chung. Việc quản lý thương mại toàn cầu khác biệt một cách căn bản với hội nhập kinh tế. Hệ thống thương mại quốc tế hiện nay không can dự đến hội nhập kinh tế. Tất nhiên là các quy tắc đang nhằm hài hòa hóa các thị trường quốc gia và điều kiện cạnh tranh trong các thị trường này. Vì thế, trong khi chờ đợi một phương hướng phát triển mới của hệ thống thương mại đa phương, áp lực hội nhập thị trường đang diễn ra thông qua các thỏa thuận thương mại khu vực và song phương. Đây là một bước phát triển mới của quản lý thương mại quốc tế đồng thời tạo ra mâu thuẫn cuối cùng (là mâu thuẫn) giữa chính sách thương mại khu vực và thương mại đa phương. Các diễn biến hướng tới thương mại phân biệt đối xử 435
  12. theo khu vực, kể cả thương mại song phương, có thể làm tổn hại đến trật tự đa phương do WTO xây dựng ở chừng mực nào? Cuối cùng, một điều không thể chối bỏ là toàn cầu hóa và sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau dẫn tới những thay đổi không thể tránh khỏi trong xã hội và quan hệ quốc tế. Tất cả những vấn đề này được đề cập trong cuốn sách. Những vấn đề này có thể được tóm tắt bằng những từ khóa sau nhưng cần được giải thích, định nghĩa và sử dụng một cách cẩn thận: trật tự và đoán định – mở cửa – bảo hộ – công bằng – quy định trong nước – cần thiết – quyền đối với phát triển kinh tế - phát triển bền vững – tự chủ – toàn cầu hóa – phụ thuộc lẫn nhau – phát triển. Những từ khóa này đều có thể phát triển thành những lựa chọn chính sách quan trọng, trên thực tế là đặc trưng của hầu hết các hệ thống thể chế. Đây chính là bản chất của WTO. WTO là một phần của hoạt động quản lý toàn cầu và không đơn giản chỉ là một cơ chế để bảo đảm bảo sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ về tiếp cận thị trường. WTO đóng một vai trò chủ chốt trong việc phân phối của cải và lao động toàn cầu. Vì thế, một lĩnh vực mới cần thảo luận là về cấu trúc thể chế của WTO và tính chính đáng của WTO trong việc xây dựng các quy tắc thương mại đa phương bổ sung, nhằm tạo ra sự quy tụ quản lý hay tăng cường đồng bộ với các mục tiêu phi thương mại và các thách thức toàn cầu khác, chẳng hạn như vấn đề môi trường. Việt Nam giờ đây đóng một vai trò trong diễn biến tranh luận này nhằm tạo ra một thiết lập mới cho cơ chế kinh tế quốc tế. Hy vọng là các tác giả của cuốn sách này đã đóng góp được một phần đáng kể vào tranh luận này thông qua các nghiên cứu và giảng giải của mình. Tuy nhiên, xét theo khía cạnh tiếp cận thực tế hơn và ngay lập tức, hệ thống thương mại đa phương mang lại cho các doanh nghiệp khả năng đoán định được trong hoạt động thương mại cũng như nhiều công cụ để cùng với chính phủ rỡ bỏ các rào cản thương mại. Cho dù cuốn sách này đề cập đến rất nhiều tranh luận quan trọng, việc các doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách hiểu và tận dụng hệ thống thương mại đa phương để xúc tiến các hoạt động của mình là điều quan trọng nhất. Vì thế, nghiên cứu cuốn sách này là một bước đi đúng hướng. 436
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO Anke Hoeffler. Những thách thức đối với phục hồi và tái thiết cơ sở hạ tầng ở những nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Báo cáo Ngân hàng Phát triển Châu Phi, 1999. APEC. Tổng hợp các hiệp định công nhận lẫn nhau có liên quan đến các nước Thành viên APEC. Nhóm Công tác về Tiếp cận thị trường APEC. 2003 APEC. Triển vọng kinh tế APEC. APEC Economic Committee, Singapore. 2003 APEC. Triển vọng kinh tế APEC. APEC Economic Committee, Singapore. 2004 Austria, Myrna S. Philipines trong môi trường thương mại toàn cầu: Nhìn lại và những thách thức ở phía trước. Viện Nghiên cứu Phát triển Philipines. 2003 Baldwin, R. E. Khu vực hoá và lý thuyết trò chơi domino.1995 Baldwin, R. E., P. Haaparanta and J. Kiander. Mở rộng Liên minh châu Âu. Cambridge University Press, New York.1995 Ban Thư ký WTO. Báo cáo thường niên. Geneva, năm 2002 Bhagirath Lal Das. Tổ chức Thương mại Thế giới. Hướng dẫn về khuôn khổ thương mại quốc tế. Zed Books & Third World Network. Bijit Bora. WTO ITA Symposium. 18 October 2004 Bordo, D., A.M. Taylor and J.G. Williamson. Toàn cầu hoá dưới góc độ lịch sử. NBER and Chicago University Press. 2003. Bộ Ngoại giao. Tổ chức Thương mại Thế giới. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2000. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Báo cáo nghiên cứu “Sự phù hợp của chính sách nông nghiệp Việt Nam với các qui định trong Hiệp định khu vực và đa phương”. Dự án Tăng cường năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn- SCARDS II, 2005. Bộ Thương mại. Báo cáo tóm tắt kết quả đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và phê chuẩn nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Văn bản trình 437
  14. Quốc hội ngày 24 tháng 11 năm 2006. http://www.na.gov.vn/ vietnam/vankien/khoa11/ky10/bc-BoTM-gianhapWTO.doc Bộ Thương mại. Báo cáo tổng hợp về diễn biến và kết quả của Vòng đàm phán Doha (Phần 1, 2 và 3). http://www.mot.gov.vn/mot/tag. idempotent.render.user- LayoutRootNode.target.n162.uP. Bộ Thương mại. Kết quả Vòng đàm phán Uruguay về hệ thống thương mại đa phương. NXB Thống kê, Hà Nội 2000 Bộ Thương mại. Thương mại đầu tư Việt Nam trong tiến trình hội nhập WTO. 2005. Business Guide to the World Trading System Bộ Tư Pháp. Đề cương giới thiệu Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. www.moj.gov.vn/ Chia, Siow Yue. Mở rộng và tăng cường chiều sâu trong ASEAN. Trong tạp chí Asia Pacific Economy, 1 (1), 1996, Routledge, London. Chiến lược phát triển ngành dệt may 2010; Lộ trình phát triển ngành công nghệ thông tin Việt Nam, Định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam;… Cục Sở hữu trí tuệ. Vấn đề sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập quốc tế và các vấn đề pháp lý, thực tiễn đặt ra cho Việt Nam. Bài tập huấn tại Phan Thiết tháng 11/2006 Doanh nghiệp Việt Nam trên tiến trình hội nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Nxb Văn hoá thông tin. 2006. Donaldson, D. J., F. Sader and D. M. Wagle. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng - thách thức đối với các nước Nam và Đông. World Bank.1997. Dunning, J. H. Tôn giáo, toàn cầu hoá và kinh tế tri thức. Oxford University Press, London. 2002 Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên II (MUTRAP II). Từ điển chính sách thương mại quốc tế. Hà nội, 2005. Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên (MUTRAP II). Hỏi và đáp về WTO. Hà Nội năm 2006. Đánh giá về tình hình vi phạm bản quyền ở Việt Nam. VNMedia, ngày 8/11/2006 438
  15. Đỗ Đức Định. Kinh tế đối ngoại – xu hướng điều chỉnh chính sách ở một số nước châu Á trong bối cảnh toàn cầu hoá và tự do hoá. NXB. Thế giới.2003. Ebrill, L., Stotsky, J., and R. Gropp. Tự do hoá thương mại và tác động đối với Ngân sách Nhà nước. IMF Occasional Paper, No 180, 1999. EC. Kết luận của Hội đồng và Đại diện Chính phủ các nước Thành viên trong cuộc họp với Hội đồng Hỗ trợ thương mại. Brussels, 14/12/2005. Eiteljurge, Uwe, and Clinton Shiells. Vòng đàm phán Urugoay và những nhà nhập khẩu thực phẩm. IMF Working Paper 95/143, 1995 Evenett S. WTO có thể thay đổi đế đáp ứng những thách thức của phát triển kinh tế?. Forthcoming in Aussenwirthschaft. 2005 Evenett S. Hội nghị Bộ trưởng WTO tại Hồng Kông: Bước tiếp theo là gì?. University of St Gallen. 2006. Feridhanusetyawan, Tubagus. Các hiệp định Thương mại ưu đãi trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. IMF Working Paper 05/149. 2005 Finger, J.M., and P. Schuler. Thực hiện các cam kết Vòng Urugoay: những thách thức đối với phát triển. The World Economy 23(4), 511-525. 2000 IMF. Báo cáo tiến độ thực hiện - Chiến lược Xoá đói giảm nghèo của Uganda. IMF. 2004 Interaction. Tăng cường mối liên hệ giữa thương mại và phát triển thông qua việc định hướng lại hỗ trợ kỹ thuật xây dựng năng lực trong thương mại. Interaction Working Paper, Tháng 3/2005. Jan Paul Acton. Đề xuất những quy định về chống bán phá giá và các vấn đề liên quan khác đối với Uỷ ban Thương mại. Nghị viện Mỹ, 04/1996 John H. Jackson. Hệ thống thương mại Thế giới, Luật và Chính sách của Quan hệ Kinh tế quốc tế. The MIT Press, Cambridge, Massachusetts, London, Tái bản lần II. Joon Hyung Kim and Chang Jae Lee (Chủ biên). Tăng cường hợp tác kinh tế khu vực Đông - Bắc Á. Korea Institute for International Economic Policy, Korea. 2004 439
  16. Giorgio Barba Navaretti. Bằng sáng chế thương mại và vấn đề bảo vệ. http://econ.worldbank.org/WBSITE/EXTERNAL/EXTDEC/0, menu PK:476823~pagePK:64165236~piPK:64165141 ~theSite PK:469372,00.html. 2006. Hồ Ngọc Minh. Chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập. Báo điện tử, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM tháng 9 năm 2004 Keen, M. and Lightart, J.E. Điều phối việc cắt giảm thuế quan và cải cách thuế trong nước. Nghiên cứu IMF WP/99/93, Washington D.C. 1999 Kim, Joongi. Tiểu khu vực hoá, khu vực hoá, liên khu vực: Tác động đối với hội nhập kinh tế và chính sách thương mại quốc tế. Asia Europe Journal (2003) 1: 183–196. Lê Nết. ICSID còn gay hơn bán phá giá. Thời báo Kinh tế Sài Gòn tháng 07/2006. Lê Xuân Thảo. Ðổi mới cơ chế thực thi, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nhân dân điện tử ngày 23/11/2006. Liên hiệp quốc và Ngân hàng Thế giới. Sổ tay hướng dẫn “Tự do hoá các giao dịch quốc tế về Thương mại”. Năm 1994 (Handbook on “Liberalizing international Transactions in Services” of the United Nations and the World Bank, 1994). Lương Văn Tự. Giới thiệu bộ văn kiện gia nhập WTO. Trong Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. Các văn kiện gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO của Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006 Lương Văn Tự. Hậu WTO – Thách thức với nông nghiệp và đói nghèo ở Việt Nam”. Chuyên trang WTO, xem tại http://wto.dddn.com.vn/ Web/ ContentDetail.aspx?distid=101&lang=vi-VN. 2005 PGS, TS Mai Hồng Quỳ, ThS Trần Việt Dũng. Luật Thương mại Quốc tế. Sách tham khảo; NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, năm 2005. Michael B. Smith và Merritt R. Blakeslee. Thuật ngữ thương mại. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội, 2001. 440
  17. Mina Mashayekhi and Taisuke Ito. Đa phương hoá và Khu vực hoá: Những điểm tương đồng mới. http://www.unctad.org/en/docs/ ditctncd20047_en.pdf. 2005 Ngân hàng Thế giới. Tài chính phát triển toàn cầu. Oasinhtơn D.C, năm 1999 Nguyễn Như Bình. Những vấn đề cơ bản của thể chế hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà xuất bản Pháp lý, Hà Nội, 2004. GS.TS. Nguyễn Thị Mơ. Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch vụ thương mại. NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, năm 2005. OECD. Đánh giá định lượng về lợi ích của Thuận lợi hoá thương mại. TD/TC/WP(2003)31/FINAL, 11/2003 OECD. Tác động kinh tế của Thuận lợi hoá thuơng mại. TD/TC/WP (2005)12/ FINAL, 2005 OECD. Mối quan hệ giữa các hiệp định Thương mại khu vực và Hệ thống Thương mại đa phương. TD/TC/WP (2002)17/FINAL, 2002 Phái đoàn Châu Âu. Thông cáo báo chí., Hà Nội ngày 20/3/2006 Plummer, M. G. Những Hiệp định Thương mại tự do song phương mới ở Đông - Bắc Á: Quá trình thực hiện và những trở ngại. Joon Hyung Kim and Chang Jae Lee (Chủ biên), Tăng cường hợp tác kinh tế khu vực Đông - Bắc Á, Viện Chính sách Kinh tế quốc tế Hàn Quốc. 2004 Raj Bhala. Luật Thương mại quốc tế. Lexis Nexis, bản dịch tiếng Việt, NXB Tư pháp, Hà Nội năm 2006 Raj Bhala. Luật thương mại quốc tế: Những vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Tư pháp, 2006. Ramses. Thế giới toàn cảnh 2001. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2001 Ramses. Thế giới toàn cảnh 2003. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2003 Scollay R. Hội nhập kinh tế Đông Á và tác động đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Báo cáo hội thảo quốc tế tại Trung tâm APEC, Ôxtrâylia. 2003. 441
  18. Scollay R. Tự doa hoá thương mại khu vực Đông Á và châu Á - Thái Bình Dương : Vai trò của Trung Quốc. Báo cáo hội thảo quốc tế tại PECC Trade Forum. 2006. Shujiro Urata. Sự gia tăng các hiệp định Thương mại Tự do khu vực Đông Á. Bài viết cho hội thảo tại PECC Trade Forum in Jeju, Korea tháng 5/2005. Soesastro Hadi. Những thách thức đối với chính sách thương mại APEC: Chương trình nghị sự DOHA và các hiệp định Thương mại khu vực/Song phương. http://www.csis.or.id/papers/wpe069. 2003. Tạp chí Tia sáng số 24 ngày 20/12/2006 Than Mya. Sự hình thành các hiệp định Thương mại tự do khu vực Đông Á từ cuối những năm 1990: sự phản hồi của ASEAN. Bài viết cho hội thảo “Reaction of Southeast and East Asia to the proliferation of FTAs in East Asia region since the late of 1990s” tại Hanoi, 3/2005. Thomas G. Field Jr. Trung tâm Luật Franklin Pierce ở New Hampshire. Nhập môn sở hữu trí tuệ. http://www.piercelaw. edu/tfield/tgf.htm Thomas J. Schoenbaum. Khái niệm Thị trường cạnh tranh và Chương trình nghị sự mới của Hệ thống Thương mại đa phương. 1996 Trung tâm Thương mại quốc tế. Hướng dẫn doanh nghiệp về Hệ thống Thương mại thế giới. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2001, tr.251 – 292. Trương Đình Tuyển. Không có chuyện vào WTO là đổi đời ngay. http://vietnamnet.vn/chinhtri/2007/01/651387/ Trương Đình Tuyển. Toàn cầu hóa kinh tế - cách tiếp cận, cơ hội và thách thức. Báo Nhân Dân Điện tử ngày 17/01/2005 Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình Luật Thương mại quốc tế. NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006. Từ diễn đàn Siatơn – toàn cầu hóa và WTO. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000 Tuyết Mai, Ngọc Sơn. Các nhóm đàm phán chính trong WTO: Nhóm Cairns và G-21. Bản tin Vòng đàm phán Doha. Vụ Chính sách Thương mại Đa biên Bộ Thương mại, Số 4+5, tháng 12-2006. UNCTAD. Phát triển và những vấn đề cần đặc biệt quan tâm đối với các nước đang phát triển sau Chương trình nghị sự Vòng đám phán. . 2006. 442
  19. UNCTAD. UNCTAD và phát triển: Chặng đường phía trước. http://www.unctad.org/en/docs/tdsxxiiid6_en.pdf. 2006 UNCTAD. Bộ Quy tắc và Quy định kiểm soát RBPs.1980 UNCTAD. Báo cáo Đầu tư Thế giới. 2005, 2006. UNCTAD. Chính sách cạnh tranh và những hình thức hạn chế kinh doanh. 1996 USAID và Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế. Tổng quan các vấn đề về tự do hóa thương mại dịch vụ. Hà Nội, năm 2006. Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế. Báo cáo phân tích chương trình nghị sự đàm phán mới của WTO. Hà Nội, năm 2002. Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. Các văn kiện cơ bản của Tổ chức thương mại thế giới. Hà Nội. 2005. Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế. Hỏi đáp về Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2004 Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế. Các văn kiện gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO của Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội. 2006. Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế. Tìm hiểu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). NXB Lao động - Xã hội, 2005. Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế. Sổ tay về Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005. Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế. Tổng quan các vấn đề tự do hoá thương mại dịch vụ. Nxb Chính trị quốc gia, 2005. Uỷ ban Thương mại quốc gia Thụy Điển và Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế Việt Nam. Tác động của các hiệp định WTO đối với các nước đang phát triển. 2005. Van Grasstek, Craig. “Hiện trạng và viễn cảnh các thoả thuận thương mại khu vực trong khối APEC”, Washington Trade Reports, Prepared for presentation at APEC 2004, Economic Outlook International Symposium on “FTAs/RTAs in the Asia-Pacific Region”, Santiago, Chile, (12-13/8/2004). Văn kiện gia nhập WTO của Việt Nam. Nxb Lao động – Xã hội. 2006. 443
  20. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, UNDP – Dự án VIE 97/016. Gia nhập WTO: Vấn đề, thách thức và tác động đến khung pháp lý của Việt Nam. Hà Nội tháng 06/2000. Viner J. Những vấn đề của Liên minh Hải quan. Carnegie Endowment for International Peace, New York. 1950. Vụ Chính sách Thương mại Đa biên - Bộ Thương mại. Kết quả Vòng đàm phán Uruguay về Hệ thống Thương mại Đa phương. Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, 2000. Vụ Chính sách Thương mại Đa biên - Bộ Thương mại. Báo cáo tóm tắt và cập nhật về diễn biến của Vòng Đàm phán Doha. Trang tin điện tử Bộ Thương mại, ngày 23/03/2004. Walter Goode. Từ điển Chính sách Thương mại Quốc tế. Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế, Đại học Adelaide, Australia, Báo Thương mại xuất bản, NXB Thống kê, 1997. Wonnacott R. J. Thương mại và đầu tư trong hệ thống “Hub-and-Spoke” và các Khu vực Thương mại tự do. The World Economy, 19 (3), 1996 World Bank. Toàn cầu hoá, tăng trưởng và đói nghèo. Báo cáo nghiên cứu chính sách. World Bank and Oxford University Press. 2002 WTO. Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới. http://www.wto.org/english/docs_e/legal_e/04-wto.doc. 1994 WTO. Những nguyên tắc của Hệ thống thương mại. http://www.wto.org/ english/ thewto_e/whatis_e/tif_e/fact2_e.htm WTO. Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT 1947)”. http://www.wto.org/english/docs_e/legal_e/gatt47 e.doc. WTO. Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS). http://www.wto.org/english/docs_e/legal_e/26-gats_01_e.htm# ArticleII. 1994 WTO. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). http://www.wto.org/english/docs_e/ legal_e/27-trips_03_e.htm#art4. 1994 WTO. Mối quan hế với các Tổ chức phi chính phủ và các Tổ chức dân sự. http://www.wto.org/english/forums_e/ngo_e/intro_e.htm 1994 WTO. Thương mại hướng về tương lai. http://www.wto.org/ english/ thewto_e/thewto_e.htm. 1999 444
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2