intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hóa 12: Lý thuyết kim loại kiềm-kim loại kiềm thổ (Tài liệu bài giảng) - GV. Phùng Bá Dương

Chia sẻ: Bình Liên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

208
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Hóa 12: Lý thuyết kim loại kiềm-kim loại kiềm thổ (Tài liệu bài giảng) - GV. Phùng Bá Dương" tóm lược các nội dung cần thiết giúp các bạn kiểm tra củng cố kiến thức về kim loại kiềm. Mời các bạn cùng tham khảo ôn luyện hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hóa 12: Lý thuyết kim loại kiềm-kim loại kiềm thổ (Tài liệu bài giảng) - GV. Phùng Bá Dương

  1. Khóa học Học thêm Hóa 12 –Thầy Dương Lý thuyết kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ LÝ THUYẾT KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ (TÀI LIỆU BÀI GIẢNG) Giáo viên: PHÙNG BÁ DƯƠNG Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng “Lý thuyết kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ” thuộc Khóa học Học thêm hóa học 12 – Thầy Dương tại website Hocmai.vn. Để có thể nắm vững kiến thức phần “Kim loại tác dụng với dung dịch muối”, Bạn cần kết hợp xem tài liệu cùng với bài giảng này. I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA ĐƠN CHẤT 1. Tác dụng với phi kim Hầu hết kim loại kiềm và kiềm thổ đều có thể khử được phi kim. - Na cháy trong không khí khô tạo ra natri peoxit Na O . 2 2 2Na + O → Na O 2 2 2 - Kim loại kiềm thổ đều bốc cháy trong không khí tạo ra oxit. 2Mg + O → 2MgO 2 - Tác dụng với halogen tạo muối halogenua. Ca + Cl → CaCl 2 2 2. Tác dụng với axit Các kim loại kiềm đều có thể khử dễ dàng ion H+ của dung dịch axit (HCl, H SO loãng) thành khí H 2 4 2 (phản ứng gây nổ nguy hiểm). + + 2M + 2H → 2M + H 2 + Các kim loại kiềm thổ cũng khử được H trong các dung dịch axit (HCl, H SO loãng) thành khí H 2 4 2. + 2+ M + 2H → M + H 2 3. Tác dụng với nước Kim loại kiềm khử được nước dễ dàng, giải phóng H : 2 2Na + 2H O → 2NaOH + H 2 2 Ca, Sr, Ba tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ. Mg tác dụng chậm với nước ở nhiệt độ thường tạo ra Mg(OH) , tác dụng nhanh với hơi nước ở nhiệt độ cao thành MgO. Be không tác 2 dụng với nước dù ở nhiệt độ cao. Ca + 2H O → Ca(OH) + H 2 2 2. Mg + H O → MgO + H 2 2. Phải bảo quản các kim loại tác dụng dễ với nước ở nhiệt độ thường bằng cách ngâm chúng vào dầu hỏa. II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT 1. NaOH và Ca(OH) 2 - Tác dụng với các oxit axit tạo thành muối trung hòa hoặc muối axit. - Tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. - Tác dụng với dung dịch muối tạo thành sản phẩm có chất kết tủa. 2. Muối cacbonat a. Na CO 2 3 - Tác dụng với dung dịch axit. - Tác dụng với dung dịch muối. - Tác dụng với dung dịch bazơ. b. CaCO 3 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
  2. Khóa học Học thêm Hóa 12 –Thầy Dương Lý thuyết kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ - Tác dụng với dung dịch axit. - Tan dần trong nước có pha CO 2. 3. Muối hiđrocacbonat - Dễ bị nhiệt phân. - Là chất có tính lưỡng tính. III. NƯỚC CỨNG 1. Khái niệm - Nước có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ gọi là nước cứng. - Nước không chứa hoặc chứa ít những ion trên gọi là nước mềm. 2. Phân loại Tùy thuộc vào thành phần của anion gốc axit có trong nước cứng, người ta phân biệt 3 loại nước cứng: nước có tính cứng tạm thời, nước có tính cứng vĩnh cửu và nước có tính cứng toàn phần. + Tính cứng tạm thời của nước là do các muối Ca(HCO3)2; Ca(HCO3)2 gây ra. Sở dĩ được gọi như vậy vì tính cứng của nước mất đi khi đun sôi nước. + Tính cứng vĩnh cửu của nước là do các muối CaCl2, MgCl2, MgSO4, CaSO4 gây ra. + Nước có tính cứng toàn phần là nước có cả tính cứng tạm thời và vĩnh cửu 3.Tác hại của nước cứng a. Gây nhiều trở ngại cho đời sống hàng ngày: - Giặt bằng xà phòng trong nước cứng sẽ tạo ra muối canxi stearat không tan, chất này bám trên vải sợi, làm quần áo mau mục nát. Đồng thời, nước cứng làm cho xà phòng có ít bọt, giảm khả năng tẩy rửa. - Nếu dùng nước cứng để nấu thức ăn, sẽ làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị. b. Nước cứng gây tác hại cho các ngành sản xuất: - Nước cứng tạo ra các lớp cặn trong nồi hơi. Lớp cặn này dẫn nhiệt kém làm cho nồi hơi tiêu tốn nhiều nhiệt. Mặt khác khi thành nồi bị cách biệt với nước bởi lớp cặn cáu, nồi bị đốt nóng tới nhiệt độ rất cao dễ bị rỉ, trở nên kém bền và có thể gây nổ. - Nước cứng gây ra hiện tượng làm tắc ống dẫn nước nóng trong sản xuất và trong đời sống. - Nước cứng làm hỏng nhiều dung dịch cần pha chế. c. Có thể sử dụng phương pháp kết tủa hoặc phương pháp trao đổi ion để làm mềm nước cứng. Nguồn: Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2