intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoạt động bán hàng và sự khác biệt giữa bán lẻ truyền thống và bán lẻ hiện đại

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

44
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này trình bày về thị trường bán lẻ ở Việt Nam luôn được xếp vào top những thị trường tiềm năng nhất thế giới, thị trường bán lẻ nội địa vốn đã sáng giá lại càng trở nên hấp dẫn hơn. Các thương hiệu bán lẻ quốc tế xuất hiện ngày càng nhiều, đồng thời các kế hoạch mở rộng địa bàn hoạt động của các nhà thương mại trong và ngoài nước liên tiếp được công bố. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoạt động bán hàng và sự khác biệt giữa bán lẻ truyền thống và bán lẻ hiện đại

  1. HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG VÀ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BÁN LẺ TRUYỀN THỐNG VÀ BÁN LẺ HIỆN ĐẠI ThS. Hoàng Thu Thảo 1. Khái quát về thị trường bán lẻ Trong những năm gần đây thị trường bán lẻ ở Việt Nam luôn được xếp vào top những thị trường tiềm năng nhất thế giới, thị trường bán lẻ nội địa vốn đã sáng giá lại càng trở nên hấp dẫn hơn. Các thương hiệu bán lẻ quốc tế xuất hiện ngày càng nhiều, đồng thời các kế hoạch mở rộng địa bàn hoạt động của các nhà thương mại trong và ngoài nước liên tiếp được công bố. Điều này càng tạo sự phân hóa giữa các hình thức phân phối hàng hóa: truyền thống và hiện đại. Sau hơn một thập kỷ phát triển, bất chấp tỷ trọng trong tổng doanh thu bán lẻ còn thấp, siêu thị vẫn là nỗi ám ảnh đối với các chợ truyền thống, nhất là ở khu vực đô thị, vì tốc độ phát triển của chúng. Trên thực tế, các siêu thị đang ngày càng chăm chút hơn về sản phẩm, dịch vụ, ngay cả với khâu bán thực phẩm tươi sống. Điều này cho thấy siêu thị không chỉ mong muốn thu hút người đi mua sắm hàng tuần mà còn cả những người đi chợ hàng ngày. Trong khi đó hoạt động kinh doanh ở chợ đang ngày càng chịu một sức ép nặng nề hơn, tuy sức mua của người tiêu dùng tăng nhưng doanh số của kênh phân phối ở chợ lại giảm mạnh. Một vấn đề lớn cần đặt ra là mạng lưới chợ từ nhiều năm qua đã phát triển khá sâu rộng và văn hóa chợ đã trở nên hết sức gần gũi, ăn sâu vào đời sống văn hóa, tập quán tiêu dùng của người dân, chưa kể nếu biết khai thác, chợ còn là “khẩu vị lạ, độc đáo” đối với khách du lịch quốc tế. 2. Hoạt động thiết lập mục tiêu bán hàng đối với các doanh nghiệp Việt Nam Trong sản xuất kinh doanh, hoạt động bán hàng là nhiệm vụ mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Mọi doanh nghiệp cần phải có mục tiêu bán hàng làm định hướng cho hoạt động. Mục tiêu này với nội hàm của nó là các chỉ tiêu liên quan tới doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Thời gian thực hiện mục tiêu dài hạn hoặc ngắn hạn còn tùy vào mục tiêu kinh doanh và các điều kiện về qui mô của từng doanh nghiệp, nó có thể là nhiều năm hoặc từng năm.Thiết lập mục tiêu bán hàng là phân công việc hoạch định trong lĩnh vực hoạt động bán hàng của nhà quản trị. Từ nhiệm vụ này, nhà quản trị phải tính toán cách thức thực hiện mục tiêu bán hàng. Muốn vậy, công việc chia nhỏ mục tiêu theo từng giai đoạn (1 năm, 6 tháng, quí, tháng) để định hướng cho hoạt động xác định nhu cầu công việc, tính toán cách thực hiện và các khoản chi phí cần thiết. Trong thực tiễn có nhiều cách để đạt được mục tiêu bán hàng.Trước hết là việc lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu này, nó phụ thuộc vào chức năng 21
  2. ngành nghề kinh doanh, kế tới là các điều kiện thuộc về hoàn cảnh cụ thể của từng doanh nghiệp. Nhà quản trị dựa vào các điều kiện thực tiễn và hình thành các phương án khác nhau để tìm kiếm cách thức khả thi và tốt nhất nhằm quyết định sự lựa chọn tính toán các khoản đầu tư cho hoạt động thực hiện mục tiêu bán hàng đạt hiệu quả. Từ nhận thức nêu trên, ta có thể hiểu thiết lập mục tiêu bán hàng là 1 khía cạnh của chức năng hoạch định trong hoạt động bán hàng của doanh nghiệp và là 1 nhiệm vụ lớn mang tính cơ sở làm định hướng cho quá trình quản trị bán hàng, nó bao gồm và chọn lựa phương án tốt nhất, xác định các hoạt động chính và phụ, lập kế hoạch hỗ trợ và thiết lập ngân quĩ nhằm chuẩn bị cho việc thực hiện mục tiêu bán hàng của doanh nghiệp. 3. Sự khác biệt giữa bán lẻ truyền thống và bán lẻ hiện đại Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, bán lẻ trực tuyến đang được sử dụng rộng rãi bên cạnh hình thức bán lẻ truyền thống vẫn còn phổ biến.Vậy, sự khác biệt giữa hai hình thức bán lẻ này là như thế nào? Loại bỏ một trong hai hay kết hợp cả bán lẻ trực tuyến và bán lẻ truyền thống để đem lại hiệu quả tốt nhất. Trong vài năm vừa qua, Thương mại điện tử Việt Nam (TMĐT VN) đã có những phát triển vượt bậc. Từ chỗ khách hàng chỉ coi internet là nơi để tham khảo thông tin trước khi đến tận cửa hàng để mua, thì nay họ đã có thể đặt mua từ nhà/văn phòng, và được nhận hàng tận nơi.Tuy nhiên bán lẻ trực tuyến có những đặc tính khác biệt rất lớn so với bán lẻ truyền thống. Thông thường tại các cửa hàng truyển thống, đơn hàng được xử lý ngay tại cửa hàng, nghĩa là tất cả hoạt động từ lúc khách hàng đặt mua đến lúc thanh toán tiền và xuất hàng đều diễn ra cùng lúc tại cửa hàng. Vì đặc tính “offline” tại chỗ như vậy nên cửa hàng truyền thống muốn mở rộng kinh doanh hẳn nhiên phải mở thêm cửa hàng mới, thêm nhân viên bán hàng, thiết lập quy trình bán hàng tại chỗ… Ưu điểm của hình thức này là người thật việc thật, kiểm soát được dịch vụ. Điểm khác biệt là ở đây. Trong bán lẻ trực tuyến, đơn hàng không xử lý ngay tại thời điểm khách đặt mua. Từ lúc khách đặt mua đến lúc khách nhận 22
  3. hàng là tách biệt nhau hoàn toàn, cả về thời gian lẫn không gian. Tất yếu cần bộ phận xử lý những đơn hàng đấy, giải quyết việc biến hành động đặt mua trở thành giao dịch thành công (khách nhận được hàng). Bộ phận này gọi là hậu cần thương mại điện tử. Mặt khác, với sự phát triển mạnh của quảng cáo trực tuyến, việc một cửa hàng online mở rộng kinh doanh (tăng đơn hàng) không mất quá nhiều công sức lẫn thời gian như cửa hàng truyền thống. Đơn giản họ chỉ cần thêm ngân sách quảng cáo (thậm chí với mạng xã hội còn được lan truyền miễn phí một cách không lường trước) là đơn hàng đã đổ về gần như ngay lập tức. Rõ là bán lẻ trực tuyến có ưu thế về việc mở rộng quy mô, nhanh hơn bán lẻ truyền thống rất nhiều. Tuy nhiên ưu thế này lại là thảm họa nếu không xử lý được đơn hàng ở quy mô đấy. Nếu số lượng đơn hàng chỉ là hàng chục, hàng trăm thì bạn chỉ cần vài ba nhân sự cùng bảng tính excel. Tuy nhiên nếu con số là hàng ngàn, hàng vạn thì bài toán không chỉ đơn giản là thêm người. Đó cũng là lý do tại sao các chủ cửa hàng cần hệ thống phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để hỗ trợ công tác phục vụ bán hàng nhanh chóng bằng mã vạch, kiểm soát doanh thu, chi phí, theo dõi các mặt hàng bán chạy, bán chậm, theo dõi hàng tồn kho chính xác, PR tên tuổi cửa hàng thông qua tiêu đề trên hóa đơn bán lẻ in cho khách. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chu Văn Cấp, Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia. 2. Ngân hàng thế giới, Sổ tay về Phát triển, Thương mại và WTO, NXB Chính trị quốc gia. 3. Nguyễn Văn Thường và Nguyễn Kế Tuấn, Kinh tế Việt Nam năm 2006: Chất lượng tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2007. 4. Phan Thế Ruệ, Thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2011 và dự báo năm 2012. 5. Tô Xuân Dân, Chính sách kinh tế đối ngoại, NXB Lao động. 6. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, năm 2006. 7. Văn kiện và biểu thuế gia nhập WTO của Việt Nam, năm 2007. 23
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2