intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hội nghị khoa học - Giảng viên, học viên, sinh viên năm 2023 (Tập 2): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:488

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỷ yếu hội nghị khoa học "Giảng viên, học viên, sinh viên năm 2023 (Tập 2)" Phần 1 trình bày các nội dung như Bài tập phát triển sức nhanh động tác cho đội tuyển nam cầu lông Trường Đại học Thủ Dầu Một; Nâng cao hiệu quả tự học môn giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên hiện nay; Nhu cầu học tiếng Anh phục vụ nghề nghiệp của sinh viên ngành du lịch;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hội nghị khoa học - Giảng viên, học viên, sinh viên năm 2023 (Tập 2): Phần 1

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TH Ủ DẦU MỘT 2009 THU DAU MOT UNIVERSITY KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC GIẢNG VIÊN, HỌC VIÊN, SINH VIÊN N ăm 2023 TẬP 2
  2. MỤC LỤC 1. Bài tập phát triển sức nhanh động tác cho đội tuyển nam cầu lông Trường Đại học Thủ Dầu Một – Biện Thị Ngọc Anh ...........................................................9 2. Nâng cao hiệu quả tự học môn giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên hiện nay – Cao Thị Thúy Hoa; Nguyễn Nhất Duy ...............................................................................20 3. Tiềm năng và vai trò liên kết trong phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Bình Dương – Hà Văn Kiên .......................................................................................................................26 4. Nhu cầu học tiếng Anh phục vụ nghề nghiệp của sinh viên ngành du lịch Trường Đại học Thủ Dầu Một – Lê Thị Ngọc Anh, Phạm Kim Cương .............................37 5. Ẩm thực trong phát triển du lịch tại Bình Dương - Lê Thị Ngọc Sương, Phan Quang Tiến ...............................................................................................................44 6. Hoàn thiện và phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin - Thư viện tại Trung tâm Học liệu Trường Đại học Thủ Dầu Một – Trần Đức Tịnh ...............................................................54 7. Nâng cao chất lượng giáo dục trung học phổ thông nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 ở tỉnh Bình Dương – Vũ Hải Thiên Nga ..............................................................................................................63 8. D22-TDMU-English majors’ communication ability improvement by practising functional grammar – Lê Hoàng Kim .................................................................................72 9. Effect of written coded corrective feedback on the number of made errors in paragraph compositions of pre-intermediate efl students – Nguyễn Xuân Hồng .................................82 10. Nâng cao hiệu quả việc học từ vựng tiếng hàn cho sinh viên năm nhất ngành ngôn ngữ Hàn – Đại học Thủ Dầu Một – Nguyễn Thị Hương Ly ............................97 11. Giải pháp nâng cao kỹ năng nghe hiểu cho sinh viên ngành ngôn ngữ Hàn tại Đại học Thủ Dầu Một - Nguyễn Thị Quỳnh Mai .........................................................107 12. An investigation into English Dialects, vernaculars and vocabulary used in the movie “green book” – Trần Thị Lệ Thu. .................................................................116 13. Illocutionary Speech acts in email communication for international relations at Thu Dau Mot University – Nguyễn Hoàng Mai Phương ..............................................137 14. Cấu trúc câu trừu tượng chứa hàm ý trong Tiếng Việt - Trần Thanh Dũ .........................151 15. Nâng cao kỹ năng đánh máy chữ Hán của sinh viên thông qua bộ gõ Sogou – Đào Thị Hà, Đoàn Văn Hảo .............................................................................................163 3
  3. 16. Giải pháp phát âm chuẩn trong việc giảng dạy phát âm tiếng Hàn Quốc cho sinh viên chuyên ngữ Trường Đại học Thủ Dầu Một - Nguyễn Thị Lãm Thúy................................172 17. Difficulties in writing argumentative essays faced by non-english majored students at Thu Dau Mot University - Nguyễn Ngọc Thảo, Phan Thị Phước.................................180 18. Một vài điều lưu ý trong việc đánh giá môn tiếng việt lớp 3 theo hướng phát triển năng lực cho học sinh – Lê Thị Kim Út.............................................................................186 19. Tổng quan một số mô hình hỗ trợ lao động nữ phi chính thức tiếp cận dịch vụ xã hội ở Việt Nam –Lê Anh Vũ ....................................................................................................193 20. Vận dụng mô hình CIPO trong quản lý đào tạo giáo viên mầm non ở các trường Đại học Sư phạm – Nguyễn Thị Hiền ..........................................................204 21. Biện pháp rèn kỹ năng giải quyết tình huống Sư phạm thường gặp cho sinh viên mầm non – Ninh Thị Thúy Nga...................................................................215 22. Đọc "Góc sân và khoảng trời" của Trần Đăng Khoa dưới góc nhìn phê bình sinh thái – Nguyễn Thị Thuỷ ...............................................................................................................228 23. Hành vi chào hỏi của người Việt Nam – Võ Thị Ngọc Trâm ............................................238 24. Ước lượng VaR và TVaR trong phân phối đều – Ngô Hùng Vương ................................254 25. Thiết kế Rubrics đánh giá năng lực mô hình hóa Toán học của học sinh trong dạy học chủ đề ứng dụng của cực trị hàm số - Ngô Hùng Vương ..................................................264 26. Thiết kế và dạy học một số bài tập nội dung đo lường để phát triển các thao tác tư duy cho học sinh lớp 5 – Đoàn Thị Diễm Ly ...........................................................................272 27. Tập truyện "Những truyện hay viết cho thiếu nhi" của Vũ Tú Nam và những bài học giáo dục trẻ em – Nguyễn Thị Thanh Xuân .......................................................................283 28. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện dài viết cho tuổi mới lớn của Nguyễn Nhật Ánh – Nguyễn Thị Thanh Xuân............................................................295 29. Biện pháp đánh giá năng lực tự chủ và tự học của học sinh ở chủ đề “thiên nhiên”, mạch nội dung “Nam bộ”, lịch sử và địa lí lớp 4 – Bùi Thị Huệ .....................................306 30. Sử dụng phương pháp quan sát trong kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực với môn Tiếng Việt ở tiểu học – Đặng Thị Hòa ...............................................................316 31. Thạch Bi Sơn và dấu ấn mở rộng lãnh thổ Đại Việt của vua Lê Thánh Tông năm 1471 – Ngô Minh Sang..................................................................................................................323 32. Phương pháp sử dụng ngôn từ trong dạy học lịch sử ở THPT – Nguyễn Thị Kim Ánh ....330 33. Đóng góp của trí thức Sài Gòn – Chợ Lớn trên lĩnh vực văn hóa – giáo dục (1945 – 1954) – Phạm Thị Vân Anh .................................................................................340 34. Phạm trù Tài và Học trong luận thi cổ điển Trung Hoa – Nguyễn Thị Bảo Anh ..............351 35. Dấu ấn hậu hiện đại trong truyện ngắn Khói trời lộng lẫy của Nguyễn Ngọc Tư – Nguyễn Thị Diễm Quyên ...................................................................................................360 4
  4. 36. Đánh giá khả năng thực hiện dạng bài tập sửa lỗi sử dụng tiếng việt của công cụ ChatGPT (khảo sát trên bài tập thực hành Tiếng Việt lớp 10, chương trình giáo dục phổ thông 2018) – Đinh Thị Thu Phượng .........................................................................371 37. Sự biểu đạt “cái chết” trong ca từ Trịnh Công Sơn – Hoàng Thị Thắm ...........................379 38. Số phận con người trong tiểu thuyết Quyên của Nguyễn Văn Thọ - Nguyễn Thị Kim Tiến, Từ Văn Việt ....................................................................................388 39. Biểu trượng trong một số truyện ngắn của Doris Lessing – Nhữ Thị Trúc Linh ..............396 40. Nghiên cứu các kiểu kết thúc trong truyện ngắn Guy De Maupassant – Nhữ Thị Trúc Linh.............................................................................................................404 41. Kính ngữ và hình thức tôn xưng trong giao tiếp tiếng Trung Quốc – Phan Thị Thanh Thủy........................................................................................................411 42. Nâng cao chất lượng dạy học chương trình giáo dục phổ thông mới bằng phương pháp kịch trong dạy học – Phạm Nguyễn Lan Phương .............................................................420 43. Sử dụng phần mềm Geogebra trong giảng dạy một số bài toán quĩ tích Hình học lớp 11 – Nguyễn Thị Kim Ngân .........................................................................427 44. Đề xuất chủ đề giảng dạy STEM: thiết kế một số vật dụng hình nón, hình nón cụt – Nguyễn Thị Kim Ngân ...............................................................................433 45. Dự án “Triển lãm hình hình học” cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học Trường Đại học Thủ Dầu Một – Dương Thanh Huyền ....................................................438 46. Áp dụng phương pháp gây nhiễu đồng luân kết hợp biến đổi Laplace giải một số phương trình vi phân cấp hai – Nguyễn Thị Linh ...........................................449 47. Thiết kế kế hoạch dạy học môn Toán trung học cơ sở theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh – Bùi Thị Ngọc Hân............................................................460 48. Một số ứng dụng của VBA Excel – Huỳnh Văn Hiếu ......................................................473 49. Khai thác ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ở cấp học Trung học phổ thông – Phạm Thị Huyền ..........................................................................481 50. Phát triển kinh tế thương mại – dịch vụ Đông Nam bộ: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra – Lê Vy Hảo ................................................................................489 51. Đường 13 trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 – 1975) – Nguyễn Thị Tiền ............................................496 52. Quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ trong 2 thập niên đầu thế kỷ XXI – Nguyễn Hà Trang ..............................................................................................................503 53. 25 năm hợp tác trong EWEC góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam – Lê Thuỵ Khanh – Nguyễn Hoàng Huế ....................................................513 54. Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn 1950-1979 qua tư liệu nước ngoài – Nguyễn Thị Mai .................................................................................................................522 5
  5. 55. Quan hệ an ninh phi truyền thống Asean – Nhật Bản sau chiến tranh lạnh – Vương Quốc Khanh...........................................................................................................531 56. Nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo – Đỗ Hữu Sinh .....................................................537 57. Thực trạng về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Bình Dương – Nguyễn Thị Hoàng Oanh .......................................................................545 58. Tóm tắt và bình luận tác phẩm “bàn cờ lớn” của Zbigniew Brzezinski – từ góc độ địa chính trị – Lê Thị Bích Ngọc ....................................................................552 59. Đánh giá quy trình thực hiện công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương – Bùi Thị Ngọc Bích .....................................564 60. Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng của quận 12, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2020 – Bùi Thị Ngọc Bích ......................................................................573 61. Giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện kế hoạch sử dụng đất – Nguyễn Hồng Lanh ...........................................................................................................584 62. Đánh giá công tác quản lý quy hoạch công viên văn hóa nghỉ ngơi tại một số đô thị ở Việt Nam – Lê Thị Lan Trâm .........................................................................................595 63. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về biến đổi khí hậu của đoàn viên thanh niên xã An Điền, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương – Nguyễn Thị Loan.................604 64. Thành lập bản đồ hiện trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại phường Hiệp An – Bùi Phạm Phương Thanh ..................................................................................................616 65. Phân tích các lợi ích và đề xuất mô hình nông lâm kết hợp đô thị - Nguyễn Thị Thanh Thảo ....................................................................................................629 66. Nâng cao năng lực cho sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số trong giáo dục đại học của Trường Đại học Thủ Dầu Một – Nguyễn Thanh Quang ............................................641 67. Xác định khía cạnh môi trường tại doanh nghiệp sửa chữa ô tô Hiệp Lợi – theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 – Nguyễn Thị Xuân Hạnh, Trần Cẩm Thi ....................653 68. Ứng dụng phương pháp hồi quy đa biến xác định các yếu tố ảnh hưởng nồng độ Chloride trên sông Vàm Cỏ Tây – Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thị Loan ..........................661 69. Nghiên cứu thiết kế, chuẩn hoá bản đồ địa hình tỉnh Gia Lai theo định dạng GIS – Nguyễn Lê Tấn Đạt ...........................................................................................................668 70. Pháp luật về thời điểm, thời lượng quảng cáo trên truyền hình – Nguyễn Trường Sơn....678 71. Bài học phục hồi môi trường cho Việt Nam từ tác động tích cực sau đại dịch Covid-19 – Nguyễn Thanh Quang, Lê Thị Lan Trâm ..........................................................................687 72. Thành lập bản đồ thích nghi cây mía tỉnh Gia Lai – Nguyễn Lê Tấn Đạt ........................698 73. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên – Nguyễn Thị Hoàng Yến .......707 6
  6. 74. Xử lý chuyển hướng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội – quan điểm về tiếp thu, tăng cường xử lý chuyển hướng vào Việt Nam – Trần Thị Thanh Hằng .........................717 75. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân – Bất cập và một số kiến nghị - Ung Thị Ngọc Nhung, Nguyễn Khánh Hùng .........................................................................................................727 76. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động – Bất cập và một số kiến nghị - Chu Thị Hương ..............................736 77. Một số vướng mắc trong đấu giá tài sản thi hành án dân sự và giải pháp nhằm hoàn thiện – Nguyễn Tiến Lực ............................................................748 78. Trách nhiệm của công chứng viên đối với văn bản công chứng – Những vấn đề lý luận và thực tiễn – Nguyễn Tiến Lực ........................................................................................760 79. Chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo biểm tài sản – Nguyễn Thị Kim Quyên .........773 80. Bất cập về thẩm quyền hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tòa án và một số kiến nghị – Nguyễn Thị Hồng Trang, Nguyễn Hữu Hoàng Phúc ....................782 81. Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học – yếu tố quan trọng để thực hiện tự chủ đại học trong giai đoạn hiện nay – Trần Thị Thuỷ.........................................................................792 82. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân qua tác phẩm “tuyên ngôn của đảng cộng sản” và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay – Thái Thị Tuyết ...........................799 83. Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm “tư bản” đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay – Lê Tuấn Anh ......................................................................................................................810 84. Giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, với việc xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện nay - Nguyễn Văn Linh ...............................................................................................................821 85. Kiến giải mới về danh xưng Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương) – Nguyễn Văn Giác ............830 86. Vài suy nghĩ về giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một hiện nay – Phạm Thị Hồng Nhung, Mai Văn Hoàng ........................................................841 87. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng – Phan Thanh Bằng .................................................848 7
  7. 8
  8. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC NHANH ĐỘNG TÁC CHO ĐỘI TUYỂN NAM CẦU LÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Biện Thị Ngọc Anh 1 1. Khoa Công nghiệp Văn hóa, Trường ĐH Thủ Dầu Một TÓM TẮT Giáo dục thể chất đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển cũng như hình ảnh của nhà Trường đặc biệt là các hoạt động thi đấu thể thao, vì vậy tập thể giảng viên chương trình luôn cố gắng trong công tác giảng dạy và huấn luyện, lựa chọn những phương pháp cũng như bài tập để huấn luyện cho đội tuyển sinh viên Trường tham gia các giải đấu trong và ngoài Trường để dành được các thứ hạn cao như môn:, bóng đá, điền kinh…. Từ cơ sở đó tôi đã tiến hành nghiên cứu và lựa chọn được 10 bài tập nhằm phát triển sức nhanh động tác cho nam đội tuyển cầu lông góp phần nâng cao thành tích cho đội cầu lông nam trường Đại học Thủ Dầu Một. Từ khóa: Bài tập; Cầu lông; Đại học Thủ Dầu Một; Sinh viên; Sức nhanh động tác. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới và sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật trên nhiều lĩnh vực, đã tạo nên thành tựu quan trọng có tác động mạnh mẽ tới đời sống của con người trên nhiều mặt, và đặc biệt là trong lĩnh vực thể dục thể thao. Căn cứ vào chủ trương, đường lối, quan điểm phát triển thể dục thể thao (TDTT) của Việt Nam đã được xác định là yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tăng cường thể lực tầm vóc, tuổi thọ của người Việt Nam, lành mạnh hóa lối sống của thanh thiếu niên. Ngoài ra hoạt động thể thao trong nhà trường còn là hoạt động tự nguyện của sinh viên, được tổ chức theo phương thức ngoại khóa, câu lạc bộ thể dục, thể thao, nhóm, cá nhân phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe, nhằm hoàn thiện các kỹ năng vận động, hỗ trợ thực hiện mục tiêu giáo dục thể chất thông qua các hình thức luyện tập, thi đấu thể thao, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, tài năng thể thao. Do đó hoạt động thi đấu thể dục thể thao trong và ngoài nhà trường luôn được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo nhà Trường, trong đó có môn cầu lông. Cầu lông được nhiều người ưa thích tham gia tập luyện và thi đấu với dụng cụ sân bãi tập luyện đơn giản, dễ tập; Cầu lông phù hợp với mọi lứa tuổi, giới tính. Tập luyện môn cầu lông có nhiều tác dụng góp phần làm đa dạng và nâng cao hiệu quả cao về tăng cường sức khỏe, giáo dục nhân cách, kéo dài tuổi thọ (Phan Ngọc Thiết Kế, 2019),… Môn học cầu lông tuy mới được đưa vào giảng dạy tại trường đại học Thủ Dầu Một từ những năm gần đây nhưng đã thu hút rất nhiều sinh viên đăng ký học tập, hoạt động ngoại khóa và tham gia các giải đấu Cầu lông Sinh viên cấp tỉnh. 9
  9. Cầu lông là môn thể thao thi đấu đối kháng gián tiếp mạnh mẽ, tất cả các kỹ thuật trong cầu lông đều liên quan đến yếu tố thể lực, bởi vì vận động viên (VĐV) có thể lực tốt thì đánh cầu mới có hiệu quả cao, phát huy được toàn bộ sức mạnh của những quả đập cầu, sức nhanh của di chuyển…Trong môn cầu lông để có thể thi đấu tốt, ngoài kỹ năng kỹ xảo, vận động viên phải có một nền tảng thể lực tốt và tâm lý thi đấu vững vàng. Kỹ thuật cầu lông rất phức tạp và đòi hỏi một quá trình tập luyện lâu dài và gian khổ. Với xu hướng phát triển lối đánh cầu tốc độ, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tấn công và phòng thủ. Việc phát triển tố chất sức nhanh động tác trong cầu lông rất cần thiết bởi thi đấu cầu lông đòi hỏi một kỹ thuật điêu luyện kết hợp với thực hiện những động tác tổng hợp và năng lực vận động của người tập để mang lại hiệu quả thi đấu tốt nhất. Qua nghiên cứu thực trạng một số giải thi đấu hội thao sinh viên Trường cũng như hội thao sinh viên tỉnh, tôi nhận thấy về mặt kỹ thuật thì đa số sinh viên đã thực hiện tốt. Tuy nhiên sự chuẩn bị về mặt thể lực chưa được thực sự chú trọng và phát triển tốt, đặc biệt là tố chất sức nhanh động tác ở các vận động viên chưa được khai thác và phát huy nhiều trong quá trình thi đấu. Để giúp người tập hiểu rõ hơn vấn đề này chúng tôi đã mạnh dạn tìm hiểu thực trạng về sự phát triển tố chất sức nhanh động tác. Trên cơ sở đó tôi đã tiến hành lựa chọn: “Bài tập nhằm phát triển sức nhanh cho đội tuyển nam cầu lông trường Đại học Thủ Dầu Một”. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp: Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Phương pháp này được sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm phân tích, tổng hợp các tài liệu, tư liệu, hệ thống kiến thức liên quan đến vấn đề nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận, xây dựng giả thuyết khoa học và bàn luận kết quả trong quá trình thực nghiên cứu. Phương pháp phỏng vấn: Được tiến hành nhằm tham khảo ý kiến các Huấn luyện viên, Giảng viên những người có kinh nghiệm đã và đang làm công tác giảng dạy và huấn luyện môn cầu lông Phương pháp quan sát và kiểm tra sư phạm: Phương pháp kiểm tra sư phạm được sử dụng để kiểm tra, đánh giá thực trạng sức nhanh động tác của sinh viên nam và đánh giá hiệu quả chương trình. Hệ thống các test được lựa chọn có đủ độ tin cậy, tính ổn định và tính thông báo cao, một số test đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Mục đích của phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm lựa chọn được một số bài tập vào chương trình huấn luyện. Chia làm 2 nhóm: Có trình độ tương đối đồng đều. + Nhóm đối chứng gồm 10 nam: Tập theo các bài tập huấn luyện trước đây. + Nhóm thực nghiệm gồm 10 nam: Tập các bài tập do tôi lựa chọn. Phương pháp toán học thống kê: Tính giá trị trung bình: 10
  10. x: Giá trị của từng mẫu : Giá trị trung bình của mẫu kiểm tra n: số lượng mẫu kiểm tra (N
  11. Trước hết chúng tôi tìm hiểu thực trạng sử dụng các bài tập, các khối lượng số giáo án sử dụng ở trong giảng dạy. Bảng 2: Thực trạng sử dụng các bài tập phát triển sức nhanh động tác cho đội tuyển nam cầu lông trường Đại học Thủ Dầu Một. TT Tên bài tập Khối lượng Thời gian Giáo án/ tuần 1 Chạy đạp sau tại chỗ 3 tổ 3 phút 1 2 Di chuyển tiến lùi trong sân 3 tổ 2 phút 1 3 Di chuyển bạt cầu ngang 2 bên 3 tổ 3 phút 2 4 Di chuyển đánh lăn vợt trái phải thấp tay 3 tổ 2 phút 2 5 Di chuyển bật nhảy đập cầu liên tục 3 tổ 2 phút 2 6 Đánh cầu cao tay vào tường 3 tổ 2 phút 1 7 Di chuyển đánh cầu toàn góc sân 2 tổ 2 phút 2 8 Di chuyển đánh cầu mô phỏng 4 góc sân 2 tổ 2 phút 2 9 Di chuyển đánh cầu ở 6 điểm 2 tổ 2 phút 2 10 Đánh cầu trên lưới và phòng thủ 2 tổ 3 phút 1 Qua Bảng 2 có thể nhận xét như sau: Các bài tập sử dụng để nâng cao hiệu quả sức nhanh động tác còn ít và chưa thực sự phong phú và đa dạng đó là các bài tập phản xạ đánh cầu nhanh theo tín hiệu, các bài tập bật nhảy nhanh lên 2 góc lưới đánh cầu, cần có các bài tập sử dụng các phương tiện như: nhảy dây, sử dụng vợt bổ trợ, tạ tay… Tỷ lệ thời gian phân bố các bài tập chưa được sử dụng hợp lý, đồng đều thể hiện như một buổi tập sử dụng 2 bài tập là ít và có bài tập khối lượng 2 tổ là chưa đủ để mang lại hiệu quả phát triển sức nhanh động tác cho đội tuyển nam cầu lông trường đại học Thủ Dầu Một. 3.3. Cơ sở lí luận khoa học để lựa chọn các bài tập phát triển sức nhanh động tác cho đội tuyển nam cầu lông trường đại học Thủ Dầu Một Để có cơ sở lựa chọn được các bài tập phát triển sức nhanh động tác cho vận động viên đội tuyển nam cầu lông, cần xác định được các nguyên tắc lựa chọn phù hợp. Tôi đã dựa vào các nguyên tắc huấn luyện, dựa vào cơ sở tâm sinh lý, và mục tiêu của yêu cầu về huấn luyện nhằm bước đầu xây dựng các nguyên tắc lựa chọn các bài tập phát triển sức nhanh động tác cho nam vận động viên đội tuyển cầu lông trường đại học Thủ Dầu Một như sau: Phải lựa chọn các bài tập có lượng vận động phù hợp, số lần lặp lại ít, thời gian tập luyện ngắn là chính. Các bài tập được lựa chọn phải lấy việc phát triển các nhóm cơ lớn chính tham gia vào vận động cầu lông là nhóm cơ vai (shoulders), nhóm cơ tay trước (Biceps). Nhóm cơ tay sau (Triceps), nhóm cơ cẳng tay ( Forearms), nhóm cơ đùi trước (Quads), nhóm cơ đùi sau ( Hamstrings), ngoài ra nhóm cơ ngực (chest), nhóm cơ bụng (Abs)…. Tham gia vào các động tác kỹ thuật đánh cầu trong thi đấu cầu lông. Các bài tập phát triển thể lực chuyên môn được lựa chọn phải phù hợp với trình độ và đặc điểm tâm sinh lí người tập, phù hợp với điều kiện tập luyện. Những bài tập có liên quan chặt chẽ đến thành tích thi đấu cầu lông. Sau khi lựa chọn được 4 nguyên tắc trên, tôi tiến hành phỏng vấn các Huấn luyện viên và Giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, huấn luyện, kết quả phỏng vấn thu được ở Bảng 3. 12
  12. Hình thức trả lời phiếu phỏng vấn: Đồng ý Không đồng ý Bảng 3: Kết quả phỏng vấn xây dựng nguyên tắc lựa chọn các bài tập sức nhanh động tác (n=15) STT Nội dung Kết quả phỏng vấn Số phiếu % 1 Bài tập với lượng vận động phù hợp 14 93,3 2 Phát triển các nhóm cơ 13 86,7 3 Nguyên tắc phù hợp với đối tượng 13 86,7 4 Bài tập có liên quan chặt chẽ đến thành tích 15 100 Qua kết quả phỏng vấn ở Bảng 3, với số phiếu đồng ý trên 80%, có nguyên tắc được lựa chọn 100%, do đó tác giả sử dụng những nguyên tắc này trong việc lựa chọn những bài tập nhằm phát triển sức nhanh động tác cho đội tuyển nam cầu lông. 3.4. Lựa chọn một số bài tập phát triển sức nhanh động tác cho đội tuyển nam cầu lông trường Đh Thủ Dầu Một Sau khi quan sát các buổi tập luyện ở trường và các buổi thi đấu tập, tôi thấy các VĐV luôn sử dụng chiến thuật đánh cầu theo đường điểm và biến hóa trên toàn bộ sân với nguyên tắc đánh cầu xa buộc đối phương phải sử dụng sức nhanh để di chuyển tấn công cũng như phòng thủ. Sức nhanh động tác trong cầu lông là một loại hình rất phức tạp nên mang tính chu kỳ và biến đổi không ổn định. Một yêu cầu quan trọng khi sử dụng sức nhanh động tác trong cầu lông cần phát huy được tốc độ tối đa sức nhanh để tăng cường hiệu quả tối đa kỹ thuật đó và gây cho đối phương vào thế bị động ở trên sân thi đấu. Đồng thời phải duy trì sức nhanh trong suốt thời gian thi đấu để đạt thành tích cao nhất. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn có thể xác định sức nhanh động tác trong cầu lông là không thể thiếu và thực sự quan trọng. Bên cạnh đó, phương hướng lựa chọn các bài tập huấn luyện sức nhanh động tác trong cầu lông cũng cần tập trung tốc độ động tác tay và động tác di chuyển chân. Chính vì thế, cần nâng cao sức nhanh động tác cho phù hợp với điều kiện tập luyện và thi đấu. Qua đó cần lựa chọn các bài tập nhằm phát triển sức nhanh động tác cho đội tuyển nam cầu lông trường đại học Thủ Dầu Một. Việc xác định và lựa chọn các bài tập phụ thuộc vào đặc thù của môn thể thao, mục tiêu tập luyện, giai đoạn huấn luyện, lứa tuổi, giới tính, trình độ của SV, điều kiện đảm bảo về trang thiết bị, sân bãi, dụng cụ tập luyện, cũng như điều kiện thực tế của Nhà trường. Qua kết quả phỏng vấn ở Bảng 3, tác giả đã xác định được các yêu cầu: + Các bài tập phong phú và đa dạng, tăng cường nội dung và phương tiện tập luyện để tăng cường hiệu quả các bài tập. Các bài tập phải phù hợp với điều kiện huấn luyện và tập luyện của đội tuyển. + Các bài tập phải có tác dụng trực tiếp đến các nhóm cơ chính nhằm nâng cao được sức nhanh động tác cho vận động viên. 13
  13. + Các bài tập phải phù hợp với đặc điểm sinh lý, trình độ sức khỏe, trình độ kỹ thuật, trình độ thể lực, chiến thuật và tâm lý của đối tượng + Các bài tập đảm bảo tính lôgic, hệ thống gắn với mục tiêu giành thành tích thi đấu tốt. Qua tham khảo các tài liệu chung và chuyên môn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, qua khảo sát công tác giảng dạy – huấn luyện sinh viên, VĐV cầu lông tại Trường và các CLB cầu lông có đào tạo sinh viên chuyên ngành cầu lông trên phạm vi toàn quốc, chúng tôi đã lựa chọn được 16 bài tập phát triển sức nhanh động tác và để kiểm chứng mức độ phù hợp với đội tuyển nam cầu lông trường đại học Thủ Dầu Một, chúng tôi tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi. Đối tượng phỏng vấn của chúng tôi là các HLV, giảng viên có kinh nghiệm lâu năm đang trực tiếp huấn luyện và giảng dạy cầu lông tại trường và các CLB đào tạo VĐV cầu lông trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 2 lần theo cùng một cách đánh giá trên cùng một đối tượng, kết quả cuối cùng của phỏng vấn sẽ là tối ưu nhất nếu giữa 2 lần phỏng vẫn có sự trùng hợp kết quả cao, nghĩa là kết quả điều tra ở hai lần phỏng vấn các bài tập đều đạt 70% điểm tối đa trở lên và đều lựa chọn ở mức độ rất quan trọng. Hai lần phỏng vấn được tiến hành cách nhau một tháng với cách cho điểm như sau: 1. Rất quan trọng: 3 điểm 2. Quan trọng: 2 điểm 3. Ít quan trọng: 1 điểm Lần phỏng vấn thứ nhất chúng tôi phát ra 15 phiếu thu về được 15 phiếu, ở lần phỏng vấn thứ hai chúng tôi phát ra 15 phiếu và thu về được 13 phiếu. Bảng 4: Kết quả phỏng vấn các bài tập phát triển sức nhanh động tác cho nam sinh viên đội tuyển cầu lông trường Đại học Thủ Dầu Một Kết quả phỏng vấn TT Tên bài tập Lần 1 (n=15) Lần 2 (n= 13) Điểm % Điểm % 1 Di chuyển nhặt cầu 20s (lần quả) 16 35,5 15 38,5 2 Lăn vợt tại chỗ trái phải thấp tay 20 lần (s) 38 84,4 36 92,3 3 Chạy 30m xuất phát cao (s) 39 86,7 38 97,4 4 Bật nhảy đập cầu nhanh liên tục tại chỗ 20 lần (s) 35 77,8 34 87,2 5 Di chuyển ngang sân đơn 10 lần 12 26,6 13 33,3 6 Di chuyển phản xạ nhanh đánh cầu 15 quả (s) 38 84,4 38 97,4 7 Phối hợp đánh cầu trên lưới và phòng thủ (60s) 38 84,4 35 8 Xoay người đánh cầu theo tín hiệu 40 88,9 38 97,4 9 Di chuyển đánh cầu các góc sân 15s 41 91,1 37 94,9 10 Di chuyển từ giữa sân ra các góc 15s 34 75,5 16 41,0 11 Di chuyển bạt cầu ngang 2 bên 15s (quả) 13 28,9 12 30,7 12 Đánh cầu cao tay với người cùng tập 20 lần (s) 18 40,0 15 38,5 13 Di chuyển tiến lùi đập cầu 5 lần (s) 36 80,0 37 94,9 14 Nằm sấp chống đẩy 15s (lần) 22 48,9 21 53,8 15 Nhảy dây tại chỗ 20s (lần) 19 2,2 20 51,3 16 Đánh cầu cao tay vào tường 15s (lần) 38 84,4 38 97,4 14
  14. Qua 2 lần phỏng vấn chúng tôi nhận thấy kết quả phỏng vấn đều tập trung vào các bài tập phát triển sức nhanh động tác cho đội tuyển nam cầu lông trường đại học Thủ Dầu Một. Theo nguyên tắc lựa chọn đã đề ra (chỉ lựa chọn các bài tập ở cả hai lần phỏng vấn kết quả đạt từ 70% trở lên), do đó có 10 bài tập đã được lựa chọn, cụ thể đó là các bài tập sau: 1. Lăn vợt tại chỗ trái phải thấp tay 20 lần (s) 2. Chạy 30m xuất phát cao (s) 3. Bật nhảy đập cầu nhanh liên tục taị chỗ 20 lần (s) 4. Di chuyển phản xạ nhanh đánh cầu 15 quả (s) 5. Phối hợp đánh cầu trên lưới và phòng thủ (60s) 6. Xoay người đánh cầu theo tín hiệu 15s 7. Di chuyển đánh cầu các góc sân 15s (lần) 8. Di chuyển từ giữa sân ra các góc 15s (lần) 9. Di chuyển tiến lùi đập cầu 5 lần (s) 10. Đánh cầu cao tay vào tường 15s (lần) 3.5. Đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức nhanh động tác cho đội tuyển nam cầu lông trường đại học Thủ Dầu Một Chúng tôi chia ngẫu nhiên 20 nam sinh viên trong đội tuyển và dự tuyển cầu lông thành nhóm thực nghiệm (B) và nhóm đối chứng (A), mỗi nhóm 10 người ( nA=nB=10). + Nhóm thực nghiệm B: Gồm 10 nam sinh viên tập các bài tập do chúng tôi lựa chọn. + Nhóm đối chứng A: Gồm 10 nam sinh viên tập bài tập theo các bài tập huấn luyện trước đây. Tiến trình thực nghiệm: Việc tổ chức thực nghiệm được tiến hành trong 06 tuần mỗi tuần có 02 giáo án, mỗi giáo án chúng tôi sử dụng 4 bài và được áp dụng đầu buổi tập và được sắp xếp như sau: Bảng 5: Tiến trình huấn luyện cho nhóm thực nghiệm. Bài tập Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Giáo án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 x x x x 2 x x x x 3 x x x x 4 x x x x 5 x x x x 6 x x x x 7 x x x x 8 x x x x 9 x x x x 10 x x x x 15
  15. Sau khi kiểm tra thành tích ban đầu, chúng tôi đi vào thực nghiệm cho 10 sinh viên theo chương trình kế hoạch đề tài đã xây dựng. Còn 10 sinh viên ở nhóm đối chứng vẫn tập luyện bình thường theo chương trình mà giảng viên biên soạn. Để đánh giá hiệu quả các bài tập đã được lựa chọn chúng tôi tiến hành kiểm tra thành tích của 2 nhóm với các Test sau: - Test 1: Di chuyển mô phỏng đánh cầu 4 góc sân 3 lần (s). - Tư thế chuẩn bị: Cho VĐV đứng ở vạch phấn kẻ sẵn, khuỵu gối, hạ thấp trọng tâm. - Quy trình thực hiện: Sau hiệu lệnh còi, VĐV di chuyên về các vị trí đã được qui định và thực hiện động tác đánh cầu mô phỏng (như Hình 1). - Kết quả: Thành tích được tính bởi tổng thời gian (s) VĐV thực hiện 3 lần. Hình 1 - Test 2: Tại chỗ bật nhảy đập cầu nhanh liên tục 20 lần (s). - Tư thế chuẩn bị Cho VĐV đứng sau vạch phấn kẻ sẵn, tư thế chuẩn bị hai chân ngang, hơi hạ trọng tâm. - Quy trình thực hiện: Sau hiệu lệnh còi, VĐV thực hiện động tác bật nhảy tại chỗ đập cầu nhanh liên tục 20 lần (như Hình 2). - Kết quả: Thành tích được tính bởi tổng thời gian (s) VĐV thực hiện đủ 20 lần. Hình 2 16
  16. - Test 3: Tại chỗ lăng vợt phải trái thấp tay 20 lần (s). - Tư thế chuẩn bị: VĐV tay cầm vợt ở tư thế chuẩn bị, hai chân ngang, hơi hạ trọng tâm. - Quy trình thực hiện: Sau hiệu lệnh còi, VĐV thực hiện động tác lăng vợt phải trái thấp tay liên tục 20 lần (như Hình 3). - Kết quả: Thành tích được tính bởi tổng thời gian (s) VĐV thực hiện đủ 20 lần. Hình 3 Các test trên đã được các HLV và GV trường sử dụng để đánh giá sức nhanh động tác cho các vận động viên nam cầu lông. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm được trình bày ở bảng 5. Bảng 6: Kết quả kiểm tra sức nhanh động tác trước thực nghiệm của 2 nhóm qua 3 Test Kết quả kiểm tra Kết quả kiểm tra Nhóm đối Nhóm đối Test So Sánh chứng A chứng B XA XB σ t tính P Di chuyển đánh cầu mô phỏng 4 26,1 26,0 0,91 0,25 0,05 góc sân 3 lần (s). Bật nhảy đập cầu nhanh liên tục taị 26,2 26,3 1,10 0,20 0,05 chỗ 20 lần (s) Tại chỗ lăn vợt trái phải thấp tay 26,5 26,1 1,43 0,63 0,05 20 lần (s). tbảng = 2,101 Qua kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm với các test được trình bày ở Bảng 6, chúng tôi thấy trình độ của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm là tương đương nhau. Sau thời gian 06 tuần thực nghiệm với những bài tập đã được lựa chọn và kết quả thu được trình bày ở Bảng 7. 17
  17. Bảng 7: Kết quả kiểm tra sức nhanh động tác sau thực nghiệm của 2 nhóm qua 3 Test Kết quả kiểm tra Nhóm đối Nhóm đối So Sánh Test chứng A chứng B XA XB σ ttính P Di chuyển đánh cầu mô phỏng 4 24,9 23,8 0,83 2,95 0,05 góc sân 3 lần (s). Bật nhảy đập cầu nhanh liên tục taị 25,1 24,0 0,91 2,70 0,05 chỗ 20 lần (s) Tại chỗ lăn vợt trái phải thấp tay 24,6 23,6 0,77 2,89 0,05 20 lần (s). tbảng = 2,101 Kết luận: Thành tích nhóm thực nghiệm ở 3 test sau thực nghiệm đều tăng hơn so với nhóm đối chứng. Sau khi áp dụng các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn, sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P >0,05. Để đánh giá một cách khách quan hơn và chính xác cho những kết quả từ Bảng 6,7 Chúng ta hãy xem những thống kê số liệu ở Bảng 8 về nhịp độ tăng trưởng của 2 nhóm ở dưới đây, để có thể đi đến kết luận cuối cùng cho kết quả kiểm tra các test trên. Bảng 8: Nhịp độ tăng trưởng của nhóm đối (A) và nhóm thực nghiệm (B) Nhịp độ Nhóm thực nghiệm Nhịp độ Test Nhóm đối chứng A tăng B tăng trưởng W trưởng W TTN STN (%) TTN STN (%) Di chuyển đánh cầu mô phỏng 4 26,1 24,9 4,71 26,0 23,8 8,84 góc sân 3 lần (s). Bật nhảy đập cầu nhanh liên tục 26,2 25,0 4,69 25,8 23,9 7,65 taị chỗ 20 lần (s) Tại chỗ lăn vợt trái phải thấp tay 26,5 24,6 5,48 26,1 23,6 10,06 20 lần (s). Diễn biến thành tích đạt được ở 3 test đánh giá sức nhanh động tác của nhóm thực nghiệm tăng lên (số giây thực hiện ít đi) hơn hẳn so với nhóm đối chứng, nhịp tăng trưởng của hai nhóm có sự khác biệt rõ rệt. Nhóm thực nghiệm có nhịp tăng trưởng tăng lên đáng kể (số giây ít đi). Như vậy, sau khi xử lý bằng toán học cho thấy: Ở cả 3 test kiểm tra đều cho ra kết quả tính đều có sự tăng tiến. Sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác xuất P > 0,05. Hay nói cách khác sau khi áp dụng các bài tập thì thành tích của nhóm thực nghiệm tốt hơn, hiệu quả hơn so với nhóm đối chứng. Kết quả này cho thấy các bài tập đưa vào thực nghiệm đã phát triển sức nhanh động tác cho đội tuyển nam cầu lông trường Đh Thủ Dầu Một. 4. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Cầu lông là một trong những môn thể thao đòi hỏi nhiều chuyển động trên sân. Những người chơi nên có sự nhanh nhẹn để di chuyển trên sân về phía trước và phía sau để thực hiện nhiều động tác với tốc độ cao. Việc lựa chọn các bài tập để huấn luyện nhằm phát triển sức nhanh động tác cho các vận động viên nam đội tuyển cầu lông là vấn đề rất cần thiết để mang lại thành 18
  18. tích tốt trong thi đấu. Qua quá trình nghiên cứu đã lựa chọn được 10 bài tập đảm bảo khách quan và khoa học nhằm phát triển sức nhanh động tác cho đội tuyển nam cầu lông trường đại học Thủ Dầu Một. Đó là các bài tập: 1. Lăn vợt tại chỗ trái phải thấp tay 20 lần (s) 2. Chạy 30m xuất phát cao 3. Bật nhảy đập cầu nhanh liên tục taị chỗ 20 lần (s) 4. Di chuyển phản xạ nhanh đánh cầu 15 quả (s) 5. Phối hợp đánh cầu trên lưới và phòng thủ (60s) 6. Xoay người đánh cầu theo tín hiệu 7. Di chuyển đánh cầu các góc sân 15s 8. Di chuyển từ giữa sân ra các góc 15s 9. Di chuyển tiến lùi đập cầu 5 lần (s) 10. Đánh cầu cao tay vào tường 15s (lần) Tôi kiến nghị áp dụng các bài tập vào chương trình huấn luyện cho nam đội tuyển cầu lông trường đại học Thủ Dầu Một bởi hiệu quả các bài tập đã được kiểm chứng qua kết quả thực nghiệm và đã chứng minh được tính ưu việt của chúng đối với kết quả của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng ở ngưỡng xác suất P>0,05. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Bằng (2015). Nghiên cứu, lựa chọn và ứng dụng một số bài tập phát triển tốc độ chuyên môn cho các nam vận động viên Đội tuyển Quần vợt Trường Đại học Tôn Đức Thắng trong 6 tháng tập luyện, luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục. 2. Nguyễn Hạc Thuỷ, Nguyễn Quý Bình (2000). Huấn luyện thể lực cho vận động viên cầu lông. Hà Nội: Thể dục Thể thao. 3. Harre D (1996). Học thuyết huấn luyện, Dịch: Trương Anh Tuấn, Bùi Thế Hiển. Nxb. Thể dục Thể thao, Hà Nội. 4. Nguyễn Thị Việt Hằng (2019). Một số bài tập phát triển thể lực môn cầu lông cho học sinh trường THPT Bình Xuyên. 5. Vũ Văn Huế (2008) Luận văn Thạc sĩ: “Nghiên cứu trình độ thể lực và kỹ thuật của VĐV KaratedoTp. Hồ Chí Minh sau hai năm tập luyện”. 6. Phan Ngọc Thiết Kế (2019). Nghiên cứu ảnh hưởng môn học cầu lông đến sự phát triển thể chất của sinh viên đại học Đà Nẵng, đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở. 7. Lê Hồng Sơn (2006). Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập phát triển tố chất thể lực chuyên môn cho nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 16 – 18, Luận án Tiến sĩ, Viện khoa học Thể dục Thể thao, Hà Nội. 8. Nguyễn Đức Văn (2001). Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao. Hà Nội: Nhà xuất bản Thể dục Thể thao, Hà Nội. 9. Trần Văn Vinh, Đào Chí Thành, Phan Thế Đệ (2003). Hệ thống bài tập huấn luyện Cầu lông. Hà Nội: Nhà xuất bản Thể dục Thể thao. 10. https://luatvietnam.vn/giao-duc/thong-tu-48-2020-tt-bgddt-hoat-dong-the-thao-trong-nha-truong- 198195-d1.html 19
  19. NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỰ HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CHO SINH VIÊN HIỆN NAY Cao Thị Thúy Hoa 1; Nguyễn Nhất Duy 1 1. Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Giáo dục quốc phòng và An ninh (GDQP&AN) là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, là môn học bắt buộc chính khóa ở hầu hết các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Đây là môn học quan trọng góp phần giáo dục toàn diện cho SV về tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và tự tôn dân tộc. Do đó, hiệu quả mà môn học mang lại không đơn thuần thể hiện ở điểm số mà còn ở khả năng lĩnh hội của SV (SV). Để chất lượng dạy và học môn GDQP&AN được nâng cao rất cần sự phối hợp và nỗ lực không ngừng của cả thầy và trò. Một trong những phương pháp thiết thực nhằm cải thiện việc này đó là cần nâng cao hiệu quả tự học, tự nghiên cứu của SV trong môn học GDQP&AN. Từ khóa: Chất lượng giáo dục; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Tự học. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục quốc Phòng và An ninh được Đảng và nhà nước xác định là một nội dung của nền giáo dục quốc gia, là nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa. GDQP&AN góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học bắt buộc chính khóa ở hầu hết các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Theo Thông tư số 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2020 kèm theo Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong cơ sở giáo dục đại học đã xác định mục tiêu chung là: SV có kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thức về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an bảo vệ Tổ quốc. Để lĩnh hội đầy đủ kiến thức được trang bị trong chương trình, cả thầy và trò đều phải không ngừng vận động để tìm ra cách thức truyền tải lẫn lĩnh hội hiệu quả nhất. Và để nâng cao chất lượng GDQPAN tại các cơ sở giáo dục đại học hiện nay, một trong những biện pháp quan trọng chính là nâng cao hiệu quả tự học của SV. Bởi vì để biến những tri thức lĩnh hội được từ hoạt động học trở thành của chính bản thân người học thì nhất thiết phải cần hoạt động tự học. Nó thể hiện sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mỗi SV.Chính vì vậy tự học có vai trò vô cùng quan trọng nhất là trong môn học quan trọng như GDQP&AN. 20
  20. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái quát nội dung Thông tư số 05 và Chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh trong các cơ sở giáo dục đại học Thông tư số 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2020 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 và thay thế Thông tư số 03/2017/TT-BGDĐT, ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong cơ sở giáo dục đại học xác định rõ mục tiêu, yêu cầu và chương trình cụ thể. Về mục tiêu Giáo dục quốc phòng và an ninh cho SV trong cơ sở giáo dục đại học là môn học chính khóa. SV có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an bảo vệ Tổ quốc. SV có kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thức về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an bảo vệ Tổ quốc. Về yêu cầu SV sau khi học xong chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh có hiểu biết cơ bản về chủ trương, đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng, Nhà nước về xây dựng nên quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội. Nắm được kiến thức cơ bản về công tác quốc phòng và an ninh trong tình hình mới. Thành thạo điều lệnh đội ngũ từng người có súng, biết đội ngũ đơn vị; có hiểu biết chung về các quân binh chủng trong quân đội nhân dân Việt Nam; có hiểu biết ban đầu về bản đồ quân sự; biết cách phòng tránh địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao. Thực hiện được kỹ năng cơ bản về kỹ thuật chiến đấu bộ binh, chiến thuật từng người trong chiến đấu tiến công, phòng ngự và làm nhiệm vụ canh gác, biết sử dụng súng tiểu liên AK, lựu đạn. Về chương trình cụ thể giáo dục quốc phòng và an ninh trong cơ sở giáo dục đại học Căn cứ mục tiêu đào tạo và yêu cầu của môn học, chương trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong cơ sở giáo dục đại học gồm 4 học phần với tổng thời lượng 165 tiết. Đào tạo trình độ đại học học đủ 04 học phần. Căn cứ vào chương trình này các cơ sở giáo dục và đào tạo xây dựng kế hoạch giảng dạy bảo đảm đủ thời gian cho các hoạt động đào tạo theo quy định hiện hành, phù hợp với quy trình, tiến trình và hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ hay niên chế học phần, thời gian quy định trong chương trình không bao gồm thời gian ôn thi, kiểm tra. 21
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1