intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo tại trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng

Chia sẻ: Phó Cửu Vân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo tại trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng" tập trung làm rõ kết quả hợp tác quốc tế tại trường, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo tại trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng

  1. HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG Hoàng Tú Anh1 Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng Abstract In recent years, international cooperation in higher education has become an inevitable trend. At Danang University of Physical Education and Sports, international cooperation in education and training has achieved encouraging results. The article focuses on clarifying the results of international cooperation at the university, thereby proposing some recommendations to improve the effectiveness of this work in the future. Keywords: international cooperation, higher education, Danang University of Physical Education and Sports. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quá trình toàn cầu hóa dẫn đến sự giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia trên nhiều lĩnh vực (kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục...) Hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo ở các trường đại học góp phần tăng vị thế cơ sở đào tạo trên bản đồ học thuật. Bộ phận Hợp tác quốc tế thuộc Phòng Đào tạo - Quản lý khoa học - Hợp tác quốc tế là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 3657/QĐ-BVHTTDL ngày 01/10/2018, trên cơ sở sát nhập hoạt động của ba đơn vị là Phòng Đào tạo - Quản lý khoa học - Hợp tác quốc tế và Khoa Tại chức - Sau đại học theo quyết định 1281/QĐ-BVHTTDL ngày 29/4/2014, có chức năng quản lý tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng về công tác quan hệ hợp tác của trường với các tổ chức, đơn vị và cá nhân nước ngoài, trong đó bao gồm bảng phân công công việc của các cá nhân về công tác xây dựng và quản lý các dự án quốc tế, triển khai các ký kết hợp tác và theo dõi, báo cáo định kỳ về tình hình hợp tác quốc tế. 2. KHÁI NIỆM HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê, 2010, tr.600) thì “hợp tác” là hoạt động cùng chung sức giúp đỡ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó, nhằm một mục đích chung; “hợp tác quốc tế” là hoạt động của các nước trên toàn thế giới quan hệ với nhau cùng giúp đỡ lẫn nhau vì lợi ích chung trong một lĩnh vực nhất định nào đó. Hợp tác quốc tế là xuất phát từ hai chủ thể trở lên và là những nước khác nhau, giúp nhau cùng phát triển đi lên trên nhiều phương diện từ kinh tế, xã hội đến văn hóa, giáo dục. “Giáo dục” là một cách truyền đạt và tiếp thu về kiến thức, phong tục và những kỹ năng của con người áp dụng với con người đã được lưu truyền qua các thế hệ. “Giáo dục đại học” là môi trường sư phạm giáo dục cấp cao với mức độ kiến thức chuyên sâu theo ngành, nghề mà người học lựa chọn chứ không đào tạo rộng theo nhiều chuyên môn. Giáo dục Đại học được cung cấp bởi các trường đại học, cao đẳng,... bao gồm giảng dạy, nghiên cứu, ứng dụng và các hoạt động dịch vụ xã hội khác. 1 hoangtuanh0209@gmail.com 520
  2. “Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục” là hoạt động liên kết, phối hợp đào tạo, giáo dục giữa nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ trên thế giới để thúc đẩy sự phát triển về chất lượng của giáo dục. Nguyên tắc hợp tác quốc tế về giáo dục là “Nhà nước mở rộng, phát triển hợp tác quốc tế về giáo dục theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi” (Điều 106 Luật Giáo dục 2019). 3. CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG Công tác hợp tác quốc tế của Nhà trường tuân thủ đúng chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, các quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, như là: Nghị quyết số 29-NQ/TW, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành ngày 04 tháng 11 năm 2013 Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, xác định: “Chủ động hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa và thành tựu khoa học, công nghệ của nhân loại. Hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương và đa phương, thực hiện các cam kết quốc tế về giáo dục, đào tạo. Tăng quy mô đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đối với GV các ngành khoa học cơ bản và khoa học mũi nhọn, đặc thù... Mở rộng liên kết đào tạo với những cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín, chủ yếu trong giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp; đồng thời quản lý chặt chẽ chất lượng đào tạo...” [8] Đại hội XIII của Đảng cũng nhấn mạnh: “Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế”. Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học [9] (gọi chung là Luật Giáo dục đại học); Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học [3]; Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học [4]; Nghị định 78/2008/NĐ-CP ngày 17/7/2008 của Chính phủ về quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật; Nghị định 73/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hợp tác đầu tư của nước ngoài trong giáo dục [5]; Nghị định 11/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và những quy định của Bộ GD&ĐT trong lĩnh vực Hợp tác quốc tế [6]. Quy định về hợp tác quốc tế của Nhà trường luôn tham chiếu và tuân thủ pháp luật hiện hành trong các công tác quản lý xuất nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam: Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam theo Luật số 47/2014/QH13 và theo Nghị định 136/2007/NĐ-CP, Nghị định 65/2012/NĐ- 521
  3. CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam [7] làm căn cứ quy định về việc quản lý đối với các đối tác nước ngoài đến làm việc tại Trường. 4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG - Hoạt động hợp tác quốc tế của Nhà trường được Ban Giám hiệu quan tâm và tạo điều kiện tập trung phát triển từ năm 2015 đến nay. Các hoạt động này đều bảo đảm tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động hợp tác quốc tế của Bộ Nội vụ và của các cơ quan quản lý nhà nước; Kế hoạch hoạt động hợp tác quốc tế được xây dựng và phê duyệt định kỳ và có kết quả rõ rệt. Căn cứ theo các kế hoạch hợp tác quốc tế được xây dựng hàng năm, Trường đã tích cực mở rộng quan hệ với các đối tác cả trong và ngoài nước. Giai đoạn 2015 - 2019, Nhà trường đã ký kết nhiều biên bản ghi nhớ và thỏa thuận hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, bao gồm các trường đại học, học viện TDTT, các trung tâm, trường Năng Khiếu, và các tổ chức. Trường đã ký kết biên bản ghi nhớ và hợp tác với Học viện thể thao Thẩm Dương - Trung Quốc, Đại học Sư phạm Quảng Tây - Trung Quốc, Đại học thể thao Bắc Kinh - Trung Quốc, Đại học thể thao quốc gia Đài Loan, Đại học Burapha - Thái Lan, Đại học Porto - Bồ Đào Nha, Đại học bang Tây Visayas - Philippin, trường Đại học thể thao Budapest - Hungary, Trường Đại học Bangkokthonburi - Thái Lan và Trường Đại học Thể thao Quốc gia Hàn Quốc[1]. Bảng 1: Thống kê số lượng Đoàn ra/Đoàn vào giai đoạn 2015-2019 Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Đoàn ra 02 03 03 02 04 Đoàn vào 04 04 03 05 04 Biểu đồ 1: Số lượng đoàn ra - đoàn vào theo từng năm Số lượng đoàn ra, đoàn vào vẫn duy trì trong những năm qua cũng thể hiện được những nỗ lực và thành quả của Nhà trường trong công tác phát triển mở rộng mạng lưới hợp tác cũng như cải thiện các mối quan hệ với các đối tác, đặc biệt là những đối tác trọng tâm. 522
  4. - Nhà trường có chiến lược và chính sách phát triển hoạt động đối ngoại được thực hiện theo kế hoạch hoạt động ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời có quy chế, quy định trong hoạt động Hợp tác quốc tế. Năm 2016, Nhà trường đã ban hành văn bản về quản lý hoạt động đối ngoại, trong đó có quy định rõ ràng về cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát và phân cấp giữa các đơn vị trong hoạt động đối ngoại. Đồng thời, có tiêu chuẩn, tiêu chí xét chọn cán bộ, GV được cử đi công tác, học tập tại nước ngoài. Bên cạnh đó, Phòng đã xây dựng các quy trình tổ chức thực hiện công tác hợp tác quốc tế để quản lý đoàn ra - đoàn vào. - Các hoạt động quan hệ hợp tác quốc tế của Trường bước đầu có hiệu quả. Nhà trường mời các chuyên gia sang giảng dạy, trao đổi học thuật với cán bộ, GV trong Nhà trường đã tạo môi trường tốt cho CB, GV tiếp cận với các hoạt động quốc tế, qua đó nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, năng lực nghiên cứu và giảng dạy. Các biên bản ghi nhớ và thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng với các đối tác đã được triển khai hiệu quả mang lại lợi ích cho Nhà trường với nhiều hoạt động trên nhiều lĩnh vực như hợp tác đào tạo, trao đổi SV, trao đổi học thuật, tham quan khảo sát, tổ chức hội thảo khoa học, thực hiện các dự án. Ví dụ việc triển khai thực hiện các dự án, với dự án kỹ năng ngoại hạng của Nhà trường và Hội đồng Anh đã đào tạo cho hơn 200 SV Nhà trường kiến thức mới về bóng đá cộng đồng; dự án kỹ năng kinh doanh trong bóng đá kết nối SV Nhà trường với các nước như Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc. Phối hợp với Lãnh sự quán Mỹ tổ chức chương trình Phái viên thể thao dành cho các bạn SV nữ tham gia bóng đá. Ngoài ra, với các hợp đồng với Ban tổ chức Đại hội thể thao biển Châu Á ABG5 và Hội nghị thượng đỉnh Châu Á - Thái Bình Dương APEC cũng mang lại cơ hội và vị thế cho cán bộ và GV Nhà trường. - Trường có chế độ chính sách để khuyến khích các cá nhân, đơn vị tích cực tham gia mở rộng quan hệ đối ngoại cho Trường. Các công tác hợp tác đối ngoại thường xuyên được rà soát và không có vi phạm nào trong quá trình xây dựng và triển khai các hoạt động hợp tác. Thông qua mạng lưới quan hệ hợp tác quốc tế của Nhà trường, nhiều GV được cấp học bổng toàn phần để theo học các khóa học thạc sĩ, tiến sĩ tại các trường đại học đối tác như Đại học TDTT Bắc Kinh, Học viện TDTT Thượng Hải... - Thiết lập các mối quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước một cách chặt chẽ, hỗ trợ công tác giảng dạy và đào tạo của Nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Trong lĩnh vực khoa học, nhà trường tổ chức các buổi trao đổi học thuật với các GV ở các trường đối tác nhằm tiếp cận với các kiến thức khoa học tiên tiến trên thế giới như Bắc Kinh, Thái Lan. - Triển khai tốt công tác thực tập và giao lưu văn hoá của SV các trường đối tác. Hoạt động trao đổi SV cũng được triển khai mạnh mẽ tại Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng. Thông qua nhiều chương trình hợp tác với các đối tác quốc tế, nhiều SV đã được tham gia tham quan, đi thực tập trong thời gian từ 1 tháng đến 2 tháng tại các trường đối tác nước ngoài tại Thái Lan. Nhiều đoàn SV quốc tế đã đến tham quan, thực tập, trao đổi văn hoá tại trường: Đại học Burapha - Thái Lan, Đại học Tây Sydney – Úc[1]. 523
  5. Qua từng giai đoạn phát triển, Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng đã ban hành các kế hoạch thực hiện chiến lược cho tất cả các hoạt động của Trường và có những điều chỉnh trong định hướng phát triển quan hệ hợp tác đảm bảo hướng đến mục tiêu đạt được tầm nhìn và sứ mạng của Nhà trường. Liên tục qua các năm, Nhà trường đã ký kết với nhiều đối tác mới, mở rộng mạng lưới và quan hệ đối ngoại. Bảng 2: Số lượng đối tác mới ký kết Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Đối tác mới 01 01 01 02 02 Đối tác đã ký 09 10 11 12 14 Biểu đồ 2: Số lượng ký kết mới hàng năm Các thông tin về kế hoạch hợp tác quốc tế, thông tin về hoạt động hợp tác đối ngoại với các đối tác trong và ngoài nước được phổ biến đến các đơn vị trong Trường bằng công văn đi, email và đưa lên cổng thông tin điện tử của Nhà trường. Các hoạt động hợp tác quốc tế của Trường đều được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước về Hợp tác quốc tế, được Công an Thành phố Đà Nẵng tặng bằng khen về đảm bảo an ninh trật tự. Bên cạnh những thành tích nổi bật trên thì công tác hợp tác quốc tế tại Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng vẫn còn một số tồn tại. - Chưa xây dựng được các quy trình thực hiện hoạt động hợp tác và đối ngoại cụ thể; chưa có bộ phận chuyên trách quản lý, theo dõi và phát triển mạng lưới quan hệ đối ngoại, trong nước. - Các quy chế, quy định chưa được rà soát và cập nhật, điều chỉnh thường xuyên. 5. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT - Nhà trường cần giao cho bộ phận Hợp tác quốc tế, Phòng Đào tạo- Quản lý khoa học - Hợp tác quốc tế triển khai xây dựng các quy định về quy trình và chính sách thúc đẩy đối tác và mạng lưới đối ngoại cho từng hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng. 524
  6. Phải có định hướng rõ ràng và có kế hoạch cụ thể để khai thác những cơ hội, nguồn lực và tiềm năng mà hợp tác đào tạo quốc tế mang lại để nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo của nhà trường. Thường xuyên theo dõi, cập nhật những chủ trương, đường lối, nghị quyết, kết luận các hội nghị... của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước trong hội nhập quốc tế về giáo dục - đào tạo, từ đó quán triệt, vận dụng cụ thể phù hợp với điều kiện của nhà trường nhằm đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thể dục thể thao. - Hằng năm phải tổ chức rà soát và cập nhật, điều chỉnh các quy chế, quy định liên quan đến công tác đối ngoại. Phát huy vai trò tích cực, chủ động của ban giám hiệu và đội ngũ cán bộ, GV nhà trường trong đa dạng hóa và đẩy mạnh hoạt động liên kết với các tổ chức, các trường đại học uy tín trên thế giới về giáo dục đào tạo. Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi giai đoạn hợp tác với các tổ chức, các trường đại học uy tín trên thế giới về giáo dục, đào tạo để nâng cao hiệu quả liên kết trong tương lai. 6. KẾT LUẬN Hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của một cơ sở giáo dục, nhất là trong tiến trình hội nhập hiện nay. Có thể nói, từ khi đổi mới đến nay, giáo dục đại học ở Việt Nam nói chung, tại trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng nói riêng đã không ngừng tích cực, chủ động hội nhập vào khu vực và thế giới đem lại nhiều cơ hội mới cho người học, góp phần quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước. Những năm qua Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng chú trọng đẩy mạnh quan hệ hợp tác chặt chẽ với các trường đại học uy tín và có thứ hạng cao trong khu vực và trên thế giới, hoạt động hợp tác quốc tế về Giáo dục – Đào tạo của trường khá đa dạng và toàn diện từ tài chính để đầu tư cơ sở vật chất, các loại học bổng dành cho sinh viên hai bên, trao đổi chuyên gia, đào tạo cán bộ. Thông qua hợp tác quốc tế, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học nhà trường được tăng cường rõ rệt. Với sự tham gia của các đơn vị, đối tác nước ngoài, bản thân Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng cần chủ động xây dựng tiến trình, kế hoạch, chương trình đào tạo phù hợp để học hỏi, kế thừa tinh hoa nhân loại và hạn chế, khắc phục những thiếu sót của nhà trường. Tin rằng với sự nỗ lực của Ban Giám hiệu nhà trường cùng toàn thể cán bộ, giảng viên, người lao động thì hoạt động hợp tác quốc tế ở Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng ngày càng phát triển, góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động dạy - học, uy tín và thương hiệu của nhà trường. ________________ Tài liệu tham khảo [1] Báo cáo tự đánh giá cơ sở giáo dục Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng, 2020. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19/5/2017 ban hành Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học. [3] Chính phủ (2013), Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học. 525
  7. [4] Chính phủ (2019), Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. [5] Chính phủ (2012), Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26/9/2012 về hợp tác đầu tư của nước ngoài trong giáo dục. [6] Chính phủ, Nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 01/4/2016 về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. [7] Chính phủ (2012), Nghị định số 65/2012/NĐ-CP ngày 06/9/2012 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. [8] Ban Chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. [9] Quốc hội (2018), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Luật số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018. 526
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2