intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Thành Công

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Thành Công” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương ôn tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Thành Công

  1. Trường THCS Thành Công Năm học 2022- 2023 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ 9 I. Trắc nghiệm Câu 1: “Kế hoạch phục hưng châu Âu” còn được gọi là: A. Kế hoạch khôi phục vị thế đã mất của các nước Tây Âu. B. Kế hoạch phục hưng sức mạnh quân sự của các nước Tây Âu. C. Kế hoạch phục hưng chính trị của các nước Tây Âu. D. Kế hoạch Mác- san. Câu 2: Tham dự Hội nghị Ianta (2-1945) gồm nguyên thủ đại diện cho các quốc gia nào? A. Anh-Pháp-Mĩ. B. Liên Xô-Mĩ-Anh. C. Anh-Pháp-Liên Xô. D. Liên Xô-Mĩ-Pháp. Câu 3: Cuộc cách mạng xanh diễn ra trong lĩnh vực nào? A.Nông nghiệp. B.Khoa học cơ bản. C.Công nghệ thông tin. D.Thông tin liên lạc và giao thông. Câu 4. Tại sao lại gọi là “Trật tự hai cực I-an-ta”? A. Vì đại diện hai cường quốc Liên Xô và Mĩ đã phân chia khu vực ảnh hưởng cho hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. B. Vì tại Hội nghị I-an-ta đã thông qua các quyết định quan trọng về việc phân chia khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ. C. Vì thế giới đã xảy ra nhiều cuộc xung đột ở I-an-ta. D. Vì hội nghị của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh diễn ra tại I-an-ta (Liên Xô). Câu 5. Nguyên nhân nào đòi hỏi Liên Xô bắt tay ngay vào công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Bị các nước phương Tây bao vây, cấm vận, đặc biệt là Mĩ. B. Chiếm được nhiều thuộc địa. C. Bị tổn thất hết sức nặng nề trong chiến tranh. D. Thu được nhiều chiến phí. Câu 6. Liên Xô chú trọng vào ngành kinh tế nào để phát triển đất nước sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Phát triển công nghiệp nhẹ. B. Phát triển công nghiệp truyền thống. C. Phát triển công nghiệp nặng. D. Phát triển công – nông – thương nghiệp. Câu 7. Liên minh châu Âu là: A. một liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới. B. một liên minh kinh tế - xã hội lớn nhất thế giới. C. một liên minh quân sự - kinh tế lớn nhất thế giới. D. một liên minh chính trị - quân sự lớn nhất thế giới. Câu 8. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa lịch sử như thế nào? A. Kết thúc hơn 100 năm nô dịch, thống trị của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến, đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do. B. Tăng cường lực lượng của chủ nghĩa xã hội trên thế giới và tăng cường sức mạnh của phong trào giải phóng dân tộc. C. Đưa nhân dân Trung Quốc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. D. Là đối trọng của Mĩ, cân bằng tiềm lực quân sự với Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa.
  2. Câu 9. Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai của Mĩ La-tinh được ví như: A. “Hòn đảo tự do”. B. “Lục địa bùng cháy”. C. “Lục địa mới trỗi dậy”. D. “Tiền đồ của chủ nghĩa xã hội”. Câu 10. Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Phi nổ ra sớm nhất ở vùng nào? A. Bắc Phi. B. Nam Phi. C. Tây Phi. D. Đông Phi. Câu 11. Cuộc binh biến của các sĩ quan yêu nước Ai Cập năm 1952 có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi? A. Đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa A-pác-thai ở Nam Phi. B. Lập nên nước Cộng hòa Ai Cập. C. Mở đầu phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi. D. Lật đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi. Câu 12. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là nước khởi đầu cho cuộc cách mạng nào? A. Cách mạng nông nghiệp. B. Cách mạng công nghiệp. C. Cách mạng công nghệ, thông tin liên lạc. D. Cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại. Câu 13. Sang năm 1950, Tây Âu đạt được thành tựu cơ bản nào khi thực hiện kế hoạch Mác - san? A. Kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi. B. Kinh tế các nước Tây Âu phát triển cạnh tranh với Nhật Bản. C. Làm cho Tây Âu ngày càng lệ thuộc chặt chẽ với Mĩ. D. Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính thế giới. Câu 14. Bối cảnh của thế giới dẫn đến Hội nghị I-an-ta là gì? A. Chiến tranh thế giới thứ hai hoàn toàn kết thúc. B. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối. C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và ngày càng lan rộng. D. Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra ở giai đoạn quyết liệt. Câu 15. Từ năm 1946 đến năm 1950, Liên Xô đã đạt được thắng lợi to lớn nào trong công cuộc khôi phục kinh tế? A. Phóng thành công con tàu Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất. B. Thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết. C. Xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội. D. Hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế. Câu 16. Vào thời điểm nào, các nước Đông Nam Á nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền? A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. B. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối. C. Tháng 8 -1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh. D. Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra quyết liệt. Câu 17. Tháng 8-1945, khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, những nước nào đã chớp thời cơ giành được chính quyền? A. In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin. B. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào. C. Việt Nam, Lào, Phi-líp-pin. D. Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào. Câu 18. Trước cuộc đấu tranh ngoan cường của người da đen, năm1993, chính quyền của người da trắng Nam Phi đã tuyên bố: A. đưa Nen-xơn Man-đê-la lên làm Tổng thống. B. lật đổ chủ nghĩa thực dân cũ ở Nam Phi.
  3. C. đưa Nam Phi trở thành một nước cộng hòa. D. xóa bỏ chế độ A-pác-thai. Câu 19. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, âm mưu của Mĩ đối với các nước Mĩ La-tinh là gì? A. Biến thành “sân sau” của Mĩ. B. Biến thành đồng minh của Mĩ. C. Đầu tư phát triển kinh tế ở Mĩ La-tinh. D. Hợp tác chính trị với các nước Mĩ La-tinh. Câu 20. Nhận xét nào phản ánh đúng vai trò của Liên Xô đối với phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Đồng minh tin cậy. B. Chỗ dựa vững chắc. C. Nước viện trợ không hoàn lại. D. Cầu nối kí kết các hiệp ước ngoại giao. Câu 21. Nước nào đưa con người lên Mặt Trăng đầu tiên (1969)? A. Mĩ. B. Nhật Bản. C. Liên Xô. D. Trung Quốc. Câu 22. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến bùng nổ cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là do? A. sự bùng nổ dân số, các nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt. B. xu thế hội nhập của thế giới. C. sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên . D. nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người ngày càng cao. Câu 23. Những quyết định của hội nghị I-an-ta có ảnh hưởng như thế nào đối với thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Làm nảy sinh những mâu thuẫn mới giữa các nước đế quốc với các nước đế quốc. B. Đánh dấu sự hình thành một trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thường gọi là trật tự 2 cực Xô - Mĩ. C. Trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, thường gọi là trật tự hai cực I-an-ta. D. Là sự kiện đánh dấu việc xác lập vai trò thống trị thế giới của đế quốc Mĩ và Liên Xô. Câu 24. Năm 1973, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng dầu mỏ của thế giới, Ban lãnh đạo Liên Xô đã: A. không tiến hành các cải cách cần thiết về kinh tế và xã hội. B. kịp thời tiến hành các cải cách cần thiết về kinh tế và xã hội. C. Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng, đề ra đường lối cải tổ. D. kịp thời khắc phục những khuyết điểm trước đây làm trở ngại sự phát triển đất nước. Câu 25. Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Các nước Đông Nam Á đã giành độc lập. B. Các nước Đông Nam Á đã gia nhập ASEAN. C. Thực hiện dân chủ hóa đời sống chính trị. D. Các nước Đông Nam Á trở thành trung tâm kinh tế - tài chính thế giới. Câu 26. Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Tất cả các nước Đông Nam Á đang tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập. B. Mĩ đã xuống thang trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, kí hiệp định Pa-ri rút hết quân về nước. C. Các tổ chức hợp tác trong khu vực Đông Nam Á đang hình thành. D. Nhiều nước Đông Nam Á đang đứng trước những yêu cầu phát triển về kinh tế, xã hội của đất nước.
  4. Câu 27. Vì sao năm 1960 được lịch sử ghi nhận là “Năm Châu Phi”? A. Đây là năm có 17 nước ở Bắc Phi giành được độc lập. B. Đây là năm có 17 nước ở Tây và Nam Phi giành được độc lập. C. Đây là năm có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập. D. Đây là năm có 27 nước ở châu Phi giành được độc lập. Câu 28. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy” vì: A. núi lửa thường xuyên hoạt động. B. cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở khu vực này. C. phong trào giải phóng dân tộc nổ ra dưới nhiều hình thức. D. phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài diễn ra liên tục. Câu 29. Nhận xét nào về nước Mĩ từ năm 1945 đến năm 1950 là đúng? A. Mĩ đã vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản. B. Nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo bay vào quỹ đạo Trái Đất. C. Mĩ trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất của thế giới. D. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của châu Mĩ. Câu 30: Sự kiện nào mở đầu kỉ nguyên chinh phục vụ trụ của loài người? A. Chế tạo thành công vệ tinh nhân tạo (1957) B. Phóng thành công tàu vụ trụ bay vòng quanh Trái Đất (1961) C. Nhà du hành Am-strong đặt chân lên mặt trăng. D. Chế tạo thành công bom nguyên tử. Câu 31: ASEAN là chữ viết tắt tên gọi của tổ chức nào? A. Liên hiệp quốc B. Hiệp hội các nước Đông Nam Á C. Tổ chức nhi đồng thế giới D. Đoàn thanh niên. Câu 32: EU là viết tắt của tên tổ chức nào? A. Liên minh châu Âu B. Liên hợp quốc C. Hợp chủng quốc Hoa Kì D. Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương Câu 33: Hậu quả nghiêm trọng nhất của công cuộc cải tổ ở Liên Xô là: A. Tệ nạn tham nhũng,quan lieu ngày càng trầm trọng B. Mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ,nhiều nước cộng hòa đòi li khai C. Đất nước càng lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn D. Các thế lực chống đối ráo riết kích động quần chúng Câu 34: Sự kiện nào đánh dấu chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ? A. Nhà nước Liên bang tê liệt B. Các nước cộng hòa đua nhau giành độc lập C. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) thành lập. D. Ngày 25/12/1991,Gooc-ba-chốp tuyên bố từ chức tổng thống, lá cờ Liên bang Xô Viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống Câu 35. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949) có ý nghĩa như thế nào? A. Phá vữ thế độc quyền bom nguyên tử của Mĩ B. Tạo ra thế cân băng về sức mạnh hạt nhân giữa Liên Xô và Mĩ C. Đánh dấu bước phát triển mọi mặt của Liên Xô. D. Liên Xô giành quyền ưu thế về vũ khí hạt nhân với Mĩ Câu 36. Khối quân sự mà Mĩ cùng Anh, Pháp thiết lập ở Đông Nam Á.
  5. A. CENTO C. NATO B. SEATO D. ASEAN Câu 37. Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn được hình thành vào những năm 70 của thế kỉ XX, đó là: A. Anh - Mĩ – Liên Xô C. Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản B. Mĩ – Đức – Nhật Bản D. Liên Xô- Nhật Bản- Tây Âu Câu 38. Ngày 1/10/1949 đã diễn ra sự kiện gì? A. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ. B. Tổ chức hiệp ước Vác - sa - va ra đời. C. Trung Quốc tiến hành công cuộc cách mạng mở cửa. D. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời Câu 39. Một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Nhận được nguồn viện trợ lớn từ các nước Tây Âu. B. Vai trò lãnh đạo quản lý của Nhà nước. C. Điều kiện tự nhiên ưu đãi. D. Thị trường được mở rộng. Câu 40. Tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là: A. cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động. B. phóng thành công vệ tinh nhân tạo, đưa con người bay vào vũ trụ. C. tạo ra năng lượng nguyên tử, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng Mặt Trời, năng lượng thủy triều. D. đưa tới những thành tựu kì diệu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ. II. Tự luận Câu 1. Vì sao nói: Cu Ba là hòn đảo anh hùng? Hãy trình bày mối hiểu biết của em về mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rô, nhân dân Cu Ba với Đảng, chính phủ và nhân dân ta. Câu 2. Vì sao nước Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc? Câu 3. Những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX? Câu 4. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay đã và đang có những tác động như thế nào đối với cuộc sống của con người? Em hãy nêu một số biện pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật. Câu 5. Nêu nhiệm vụ và vai trò của Liên hợp quốc. Nêu những việc làm của Liên hợp quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2