intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế toán - kiểm toán và kinh tế Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học (Tập 1): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:253

12
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 "Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kế toán - kiểm toán và kinh tế Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Tập 1)" trình bày các vấn đề về: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam và kế toán - kiểm toán; Kinh tế Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế toán - kiểm toán và kinh tế Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học (Tập 1): Phần 1

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN HOẠT ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN LỄ KỶ NIỆM 40 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN 15 NĂM THÀNH LẬP KHOA KINH TẾ & KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN VÀ KINH TẾ VIỆT NAM KỶ YẾU VỚI CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 GIẢNG VIÊN KHOA KINH TẾ & KẾ TOÁN ISBN: 978-604-922-593-2 9 786049 225932 Giá: 90.000Ð
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN VÀ KINH TẾ VIỆT NAM VỚI CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Tác giả: Trường Đại học Quy Nhơn Chịu trách nhiệm xuất bản: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Định Biên tập: Lê Thị Diệu Phương Trình bày bìa: Nguyễn Hà Minh Kha Sửa bản in: Nguyễn Ngọc Tiến Mã số ISBN: 978-604-922-593-2 Đơn vị liên kết xuất bản: Trường Đại học Quy Nhơn Địa chỉ: 170 An Dương Vương, P. Nguyễn Văn Cừ TP. Quy Nhơn, Bình Định Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Số 279 Nguyễn Tri Phương, Phường 5, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh. Website: www.nxb.ueh.edu.vn – Email: nxb@ueh.edu.vn Điện thoại: (028) 38.575.466 – Fax: (028) 38.550.783 In 500 cuốn, khổ 20 x 28 cm tại Công ty TNHH In & Bao bì Hưng Phú Địa chỉ: Khu phố 1A, P. An Phú, Thị xã Thuận An, Bình Dương Số xác nhận ĐKXB: 3686-2017/CXBIPH/02-24/KTTPHCM Quyết định số: 127/QĐ-NXBKTTPHCM cấp ngày 30/10/2017 In xong và nộp lưu chiểu Quý 4/2017.
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN VÀ KINH TẾ VIỆT NAM VỚI CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 BAN BIÊN TẬP: 1. PGS. TS. Đỗ Ngọc Mỹ 2. PGS. TS. Trần Thị Cẩm Thanh 3. TS. Nguyễn Ngọc Tiến 4. TS. Hồ Văn Phi 5. ThS. Phạm Nguyễn Đình Tuấn
  4. BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO TRÂN TRỌNG CẢM ƠN Ban Giám đốc QUỸ ĐẦU TƯ DRAGON CAPITAL Ban Giám đốc TRUNG TÂM ĐÀO TẠO SMART TRAIN Ban Giám đốc Công ty TNHH Nước Giải Khát Suntory Pepsico Ban Giám đốc Công ty TNHH MTV Sách Kinh Tế - Trường Đại học Kinh Tế Tp.HCM Đã hỗ trợ, tài trợ trong việc tổ chức Hội thảo Trường Đại học Quy Nhơn Trường Đại học Kinh Tế TP. HCM Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội Trường Đại học Kinh Tế, Đại Học Quốc Gia Hà Nội Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại Học Quốc Gia Hồ Chí Minh Trường Đại học Kinh Tế, Đại Học Đà Nẵng Trường Đại học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh Trường Đại học Ngoại Thương Trường Đại học Thương Mại Học viện Ngân Hàng Học viện Tài Chính Trường Đại học Cần Thơ Trường Đại học Lao Động – Xã Hội Trường Đại học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Trường Đại học Công Đoàn Trường Đại học Kinh Tế & QTKD, Đại Học Thái Nguyên ii
  5. Trường Đại học Tài Chính – Kế Toán Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP. HCM Trường Đại học Sài Gòn Trường Đại học Điện Lực Học viện Báo Chí Và Tuyên Truyền Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Bình Định Trường Đại học Tài Chính – Quản Trị Kinh doanh Trường Đại học Kinh Tế - Kỹ Thuật Công Nghiệp Trường Đại học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh Trường Đại học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải Trường Đại học Kinh Tế Nghệ An Trường Đại học Tây Bắc Trường Đại học Quang Trung Trường Đại học Thăng Long Trường Đại học Nguyễn Tất Thành Trường Đại học Hồng Đức Trường Đại học Tiền Giang Trường Đại học Thủ Dầu Một Trường Đại học Hải Phòng Trường Cao đẳng Bình Định Trường Cao đẳng Kinh Tế - Tài Chính Thái Nguyên Trường Cao Đẳng Công Nghệ Thông Tin Hữu Nghị Việt - Hàn Trường Cao đẳng Công Nghiệp Huế Trường Cao đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa Trường Cao đẳng Giao Thông Vận Tải Trung Ương V Chi Cục Thuế Thành Phố Quy Nhơn Đã gửi bài tham luận iii
  6. MỤC LỤC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN 1 PGS.TS. Đỗ Ngọc Mỹ KINH TẾ VIỆT NAM VỚI CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 4 MỞ RỘNG VIỆC LÀM: MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở CÁC TỈNH/THÀNH PHỐ DUYÊN HẢI VIỆT NAM) 5 PGS. TS. Đinh Phi Hổ1, Đinh Nguyệt Bích2, Nguyễn Hải Triều3 MỘT SỐ MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU 15 GS. TS. Nguyễn Khắc Minh1, ThS. Hoàng Mạnh Hùng2 LIÊN KẾT TẠO ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG 28 PGS. TS. Nguyễn Đình Hiền1, ThS. Hồ Thị Minh Phương2 THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỂ PHÁT TRIỂN BÌNH ĐỊNH TRỞ THÀNH CỰC TĂNG TRƯỞNG PHÍA NAM VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐỂM MIỀN TRUNG 37 TS. Võ Ngọc Anh1, ThS. Mai Kông Ngọc Quyên2, ThS. Hồ Đại Nghĩa3 NGHÈO ĐA CHIỀU: MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG) 43 PGS. TS. Đinh Phi Hổ1, PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng2, ThS. Huỳnh Đinh Phát3 BIẾN ĐỘNG NGỤ Ý (ẨN) TRONG MÔ HÌNH BLACK-SCHOLES VỚI BIẾN ĐỘNG TRONG MÔ HÌNH GARCH 57 PGS. TS. Lê Thị Lanh1, ThS. Ngô Văn Toàn2, ThS.Vũ Bá Thành3 CÁC NỘI DUNG PHÂN TÍCH TRONG MÔ HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH BÁN PHẦN 64 ThS. Phan Duy Hùng1, NCS. Trương Thị Thu Hường2, ThS. Dương Văn Hùng3 MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA PHÂN TÍCH DỮ LIỆU LỚN TRONG KINH TẾ 71 ThS. NCS. Cao Tấn Bình1, ThS. Trần Bảo Duy2, TS. Trương Thị Thanh Phượng3 iv
  7. PHÂN TÍCH NHÂN QUẢ CHO MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG, XUẤT KHẨU VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 81 ThS.Trần Thị Tùng Quyên1, ThS.Lê Thỵ Hà Vân2, ThS.Ngô Nữ Mai Quỳnh3 ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG, THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ 93 ThS. Nguyễn Văn Nam1, TS. Nguyễn Văn Tươi2 LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỈNH BÌNH ĐỊNH VỚI CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 101 TS. Lê Kim Chung CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM 107 ThS. Trần Thị Thanh Nhàn THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH TẠI VIỆT NAM 112 NCS. Thân Trọng Thụy VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 119 ThS Sử Thị Thu Hằng1, ThS Trần Thị Thanh Nhàn2 SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 126 ThS. Phan Minh Đức1, ThS. Dương Ngọc Anh2 HƯỚNG ĐI NÀO CHO PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ THEO TIÊU CHUẨN GAP TRÊN ĐỊA BÀN NINH THUẬN 135 ThS. Đào Quyết Thắng CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH DƯỚI GÓC NHÌN DOANH NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH BẮC GIANG, VIỆT NAM 140 ThS. NCS. Trần Thị Thanh Xuân1, TS. Hà Xuân Linh2 MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ TRONG THỜI ĐẠI CMCN 4.0 – HƯỚNG ĐI MỚI CHO VIỆT NAM 150 ThS. Nguyễn Thị Thùy Dung1, ThS. Trần Xuân Quân2 v
  8. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TƯ NHÂN HÓA ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP: NGHIÊN CỨU CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN NCS. Nguyễn Bá Hoàng 157 YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN GIỮA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC ĐÔNG NAM Á 172 TS. Võ Thy Trang1, ThS. Phạm Văn Công2 PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG TẠI CHỢ TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI CẢNH MUA SẮM ONLINE NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN: NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 183 ThS. Nguyễn Hà Thanh Thảo ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỚI KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 189 ThS. NCS. Phạm Mạnh Hùng ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VỀ MÁY MÓC, PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI VÀ PHỤ TÙNG CỦA VIỆT NAM: NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH 194 ThS. Phạm Thùy Linh GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÁC LỢI THẾ NGÀNH THỦY SẢN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG 204 ThS. Kiều Thị Hường CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN 210 ThS. NCS. Phạm Thị Minh Nguyệt HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC MÔ HÌNH ÁP DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG TRỒNG CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 216 Nguyễn Như Trang1, Nguyễn Thị Lan2, Đặng Phi Trường3 TÁC ĐỘNG CỦA CÁN CÂN THƯƠNG MẠI DẦU THÔ TỚI TÀI KHOẢN VÃNG LAI – NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC ASEAN 222 Đinh Thị Thu Hà1; Vũ Minh Hà2; Hoàng Thị Phương Anh3; Lại Duy Cường4 vi
  9. VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC TRUNG GIAN VỚI CHUỖI CUNG ỨNG THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 229 TS. Trần Duy Vũ Ngọc Lan CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH BÌNH ĐỊNH 233 TS. Trần Thị Mai Hương1, TS. Man Ngọc Lý2, ThS. Hoàng Thị Hoài Hương3 NHẬN DIỆN MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN DƯỚI GÓC NHÌN CỦA DOANH NGHIỆP 242 ThS. Đặng Phi Trường1, ThS. Lê Thị Yến2 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC DNNN HIỆN NAY 248 TS.Trần Thị Nguyệt Cầm1, ThS.Nguyễn Thị Tuyết Trinh2 NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 253 TS. Phạm Thị Nga1, ThS. Phạm Thị Thu Hường2 VẬN DỤNG MARKETING ĐỊA PHƯƠNG TRONG THU HÚT FDI: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG ĐIỂN HÌNH VÀ BÀI HỌC THAM KHẢO CHO TỈNH BÌNH ĐỊNH 263 ThS. Ngô Thị Thanh Thúy1, ThS. Trần Lê Diệu Linh2 TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÁC QUỐC GIA KHU VỰC ASEAN+3: NGHIÊN CỨU TRONG ĐIỀU KIỆN THỂ CHẾ CÔNG 271 ThS. Lê Hoàng Anh1, ThS. Phạm Xuân Đông2 GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ CAO ĐỐI VỚI VIỆT NAM 279 TS. Nguyễn Trọng Nghĩa1, ThS. Nguyễn Hữu Dũng2 TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN FDI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ HỘI TỤ NĂNG SUẤT CÁC NHÂN TỐ TỔNG HỢP CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2011 285 vii
  10. TS. Phan Tất Hiển TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN VIỆC HUY ĐỘNG VỐN– NGHIÊN CỨU THÔNG QUA LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ 293 ThS. Nguyễn Thị Thùy Giang XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ ĐỂ THU HÚT FDI TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI TỈNH BẮC GIANG 299 ThS. Nguyễn Thị Diệu KHỞI NGHIỆP VÀ RÀO CẢN KHỞI NGHIỆP THEO ĐỊNH HƯỚNG DOANH NGHIỆP XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM 308 ThS. Hồ Trúc Vi1, ThS. Phan Trọng Nhân2 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ NÂNG CAO VỐN CON NGƯỜI ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP 4.0 ThS. Đàm Đình Mạnh1, ThS. Phạm Thị Thanh Cầm2 315 THỰC TRẠNG, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NGUỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỚC THỀM CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 327 ThS. Ngô Thị Ái Vân1, ThS. Lê Thị Thanh Bình2 TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ĐẾN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM 333 ThS. Đào Vũ Phương Linh1, Lê Mỹ Kim2 MÔ HÌNH NGÂN HÀNG TƯƠNG LAI DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4 VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM 342 TS. Trịnh Thị Thúy Hồng1, ThS. Đặng Thị Thơi2 BÀN VỀ MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ QUYỀN CHỌN KIỂU ÂU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM 350 TS. Nguyễn Ngọc Tiến1, TS. Trương Thị Thanh Phượng2, ThS. NCS. Cao Tấn Bình3 ẢNH HƯỞNG CỦA TIN TỨC TRUYỀN THÔNG ĐẾN DỰ BÁO KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH Ở CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM 356 Trần Quang Thành Công1, Quách Doanh Nghiệp2 CHIẾN LƯỢC TÁI CẤU TRÚC THEO CHU KỲ SỐNG CỦA CÁC CÔNG TY VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH 370 viii
  11. ThS. Huỳnh Thị Cẩm Hà1, TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên2, ThS. Lê Thị Hồng Minh3 GIỚI HẠN TÍN DỤNG TỪNG PHẦN VÀ TOÀN PHẦN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM 383 TS. Phan Đình Khôi1 , CN. Phan Lý Ngọc Thảo1 TÁC ĐỘNG KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC ĐẾN TỶ LỆ NỢ VAY NGÂN HÀNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 395 ThS. Phùng Anh Thư VAI TRÒ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐỐI VỚI SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN 404 NCS. Võ Đức Việt ĐA DẠNG HÓA VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 410 Trần Hùng Sơn1, Nguyễn Thị Yến Nhi2 CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ SỰ ĐỒNG BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 424 Phan Trọng Nghĩa1, Vũ Thị Thúy Vân2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGHIỆP VỤ PHÁI SINH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 433 NCS. Nguyễn Thị Vân Nga CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO CÁC NHÀ KHỞI NGHIỆP TRONG THẾ GIỚI CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 441 TS. Nguyễn Hoàng Tiến ix
  12. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN PGS.TS. Đỗ Ngọc Mỹ Hiệu trưởng Trường Đại học Quy Nhơn Trưởng Ban tổ chức Hội thảo Kính thưa quý vị đại biểu và các nhà khoa học! Trường Đại học Quy Nhơn rất hân hạnh chào đón các vị khách quý từ mọi miền đất nước về tham dự Hội thảo khoa học ngày hôm nay. Thay mặt cho Ban tổ chức Hội thảo, tôi xin gửi đến tất cả các nhà khoa học, quý vị đại biểu lời cảm ơn và lời chào mừng trân trọng nhất! Kính thưa quý vị! Thế giới đang ở giai đoạn khởi phát của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, với việc tạo ra cấu trúc và sự vận hành mới cho nền kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ cao, mạng lưới Internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, robot thông minh, công nghệ blockchain, điện toán đám mây,… Có thể nói, công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng công nghệ số, tích hợp các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình sản xuất, phương thức sản xuất, công nghệ sản xuất mới, nguyên liệu mới,… Qua đó cho thấy, đặc trưng lớn nhất của công nghiệp 4.0 là tính kết nối giữa các chủ thể với chu trình sản xuất nhờ vào sự phát triển của hạ tầng công nghệ thông tin và Internet, mà đỉnh cao là Internet kết nối vạn vật. Chính từ mạng Internet với vạn vật kết nối này đang tạo ra một xu hướng mới với khái niệm “kinh tế chia sẻ”; theo đó, sự chia sẻ nguồn lực giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với xã hội được thực hiện thông qua Internet và hướng tới mục tiêu tối ưu hóa nguồn lực xã hội. Nói cách khác, công nghiệp 4.0 đang xóa dần khoảng cách giữa thế giới thực và thế giới ảo thông qua các công nghệ tiên tiến, sự đổi mới và sáng tạo. Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng. Công nghiệp 4.0 chắc chắn sẽ tạo ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh chuỗi sản phẩm, tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn và đầy tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ số, internet, công nghệ sinh học,… Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nêu trên, nếu nền kinh tế Việt Nam không bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới và khu vực thì sẽ đối mặt với những tác động tiêu cực như: sự lạc hậu về công nghệ, suy giảm giá trị sản xuất kinh doanh, dư thừa lao động thiếu kỹ năng và trình độ thấp. Từ đó, dẫn đến phá vỡ thị trường lao động truyền thống và đào thải những sản phẩm có hàm lượng công nghệ thấp và cơ cấu nền kinh tế có nguy cơ thay đổi theo hướng tiêu cực. Bên cạnh đó, làn sóng đẩy công nghệ lạc hậu từ các nước phát triển sang Việt Nam là điều không thể tránh khỏi. Chính vì nhận thức được xu hướng phát triển của công nghiệp 4.0, ngày 04 tháng 05 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Chỉ thị số 16/CT- TTg về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghệ 4.0; Trong đó yêu cầu các ngành, các cấp tập trung thúc đẩy phát triển, tạo sự bức phá thực sự về hạ tầng, ứng dụng và nhân lực công nghệ thông tin – truyền thông, phát triển hạ tầng kết nối số và 1
  13. đảm bảo an toàn, an ninh mạng, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển nội dung số. Như vậy, có thể thấy rằng công nghiệp 4.0 đang đặt ra nhiều thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam, bao gồm: (i) tạo môi trường kinh doanh thuận lợi; (ii) đảm bảo hài hòa lợi ích đối với các mô hình kinh doanh dịch vụ truyền thống; (iii) kiểm soát minh bạch về thông tin; (iv) quản lý giao dịch điện tử, thanh toán quốc tế về thương mại bằng thẻ; (v) quản lý chất lượng dịch vụ, sản phẩm; (vi) chống thất thoát thuế; (vii) việc làm, an sinh xã hội và (viii) đổi mới giáo dục và đào tạo. Có thể nói, công nghiệp 4.0 đã đặt giáo dục đại học trước những thách thức về đổi mới ngành, nghề, chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy cũng như sự kết nối giữa các trường đại học và doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; nhất là đối với các ngành kinh tế, kế toán – kiểm toán, tài chính – ngân hàng và quản trị kinh doanh. Bởi vì, đây là các ngành chịu ảnh hưởng rất lớn về ứng dụng công nghệ số hóa mới trong các giao dịch. Đối với lĩnh vực kế toán – kiểm toán: (i) phần mềm kế toán sẽ dần thay thế công cụ kế toán excel truyền thống, (ii) quy trình tự động hóa có thể sẽ thay thế bộ phận tài chính – kế toán trong nhiều công việc ghi chép kế toán đã chuẩn hóa, thậm chí (iii) trí thông minh nhân tạo có thể thay thế con người trong việc ghi chép các nghiệp vụ kế toán phức tạp như định giá, lập dự phòng kế toán và (iv) công nghệ đám mây sẽ cho phép chúng ta lưu trữ một lượng lớn thông tin kế toán và không bị giới hạn về bộ nhớ như trước đây; đặc biệt là (v) công nghệ Blockchain liên kết tất cả các dữ liệu của bộ phận tài chính – kế toán lại với nhau sẽ làm cho công tác quản lý kế toán dễ dàng hơn và không cần nhiều nhân lực kế toán. Hay như đối với lĩnh vực tài chính – ngân hàng, đồng tiền ảo Bitcoin và các loại tiền điện tử khác không phải ngân hàng trung ương phát hành hoặc xu hướng “ngân hàng không giấy” trở nên phổ biến sẽ là thách thức không nhỏ đối với các ngân hàng trong việc giảm vai trò của các chi nhánh tại các địa phương. Những vấn đề được đặt ra ở trên cũng chính là lý do chúng ta có mặt tại đây, cùng nhau bàn luận, trình bày những kết quả nghiên cứu, chia sẻ và học hỏi để khuyến giải những định hướng đổi mới nhằm góp phần giúp Việt Nam tranh thủ cơ hội mang lại từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Với tinh thần đó, Hội thảo lần này đã nhận được hơn 280 bài tham luận của các nhà khoa học từ các trường đại học, các viện nghiên cứu, các nhà quản lý trong cả nước. Ban tổ chức đã chọn lọc hơn 160 bài viết để biên tập đăng kỷ yếu Hội thảo. Các bài viết hướng đến năm chủ đề lớn: - Các mô hình nghiên cứu định lượng mới trong nghiên cứu kinh tế; - Quản lý và thu hút vốn đầu tư, phát triển kinh tế vùng cũng như tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến nền kinh tế; - Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, phát triển nguồn nhân lực đối với lĩnh vực kinh tế nói chung và kế toán, kiểm toán nói riêng; - Những vấn đề mới nổi trong kế toán, kiểm toán ở nước ta hiện nay như: kế toán môi trường, vận dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam,…; 2
  14. - Khởi nghiệp và ứng dụng công nghệ cao trong các ngành kinh tế. Kính thưa quý vị đại biểu! Trường Đại học Quy Nhơn là cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực có sứ mệnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, truyền bá tri thức và chuyển giao công nghệ; phục vụ hiệu quả sự phát triển bền vững của đất nước, đặc biệt đối với khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên; góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội. Đến năm 2030, Trường Đại học Quy Nhơn sẽ là trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực định hướng ứng dụng có uy tín cao, đạt tiêu chuẩn chất lượng của khu vực Đông Nam Á; có vị thế quan trọng về hợp tác đào tạo, nghiên cứu, trao đổi học thuật, giao lưu văn hóa trong nước và quốc tế. Với mong muốn tạo một diễn đàn học thuật cho các nhà khoa học, tạo sự kết nối giữa các trường đại học có chuyên ngành đào tạo về khối ngành kinh tế trong cả nước, chúng tôi tổ chức Hội thảo này không chỉ để trao đổi về những vấn đề thời sự của nền kinh tế và kế toán – kiểm toán với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn trao đổi chuyên sâu phương pháp mới trong nghiên cứu khoa học kinh tế, quan điểm mới về các phương pháp ghi nhận, báo cáo kế toán và đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực kinh tế và kế toán, kiểm toán. Hội thảo khoa học quan trọng này càng có ý nghĩa hơn vì được thiết kế trong chương trình chuỗi sự kiện hướng đến kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Trường Đại học Quy Nhơn (20/12/1977-20/12/2017). Để thực hiện được Hội thảo này, Ban tổ chức đã nhận được nhiều bài viết có chất lượng từ các nhà nghiên cứu ở các trường đại học và các tổ chức trong cả nước. Chúng tôi trân trọng cảm ơn sự tham gia tích cực, đầy trách nhiệm của các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế vì sự phát triển của khoa học kinh tế nói chung và kế toán, kiểm toán nói riêng. Ban tổ chức hội thảo kính mong nhận được sự tranh luận thẳng thắn và phản biện đa chiều của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà chuyên môn cho những chủ đề nêu trên. Chúc quý đại biểu sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt! Chúc Hội thảo đạt nhiều kết quả như mong muốn! Bình Định, 10/2017 PGS.TS. Đỗ Ngọc Mỹ 3
  15. TẬP 1: KINH TẾ VIỆT NAM VỚI CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 4
  16. MỞ RỘNG VIỆC LÀM: MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở CÁC TỈNH/THÀNH PHỐ DUYÊN HẢI VIỆT NAM) PGS. TS. Đinh Phi Hổ1, Đinh Nguyệt Bích2, Nguyễn Hải Triều3 (1) Trường Đại học Kinh tế TP. HCM; (2)Trường Đại học Văn Hiến (3) Công ty TNHHMTV Cao su Bình Thuận Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mở rộng việc làm của vùng Duyên hải Việt Nam. Nhóm tác giả dựa vào dữ liệu bảng (168 quan sát) của 21 tỉnh thành trong vùng giai đoạn 2009-2016, kết hợp hàm hồi quy dữ liệu Bảng. Ba mô hình hồi quy cơ bản đối với dữ liệu bảng được sử dụng: (i) Mô hình hồi quy truyền thống theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS regression model), (ii) Tác động ngẫu nhiên (REM), (iii) Tác động cố định (FEM). Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình tác động cố định là phù hợp và các yếu tố tác động đến mở rộng việc làm bao gồm: (i) Cơ cấu giá trị ngành công nghiệp của tỉnh, thành phố trong tổng giá trị ngành công nghiệp cả nước; (ii) Tốc độ tăng trưởng GDP; (iii) Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; (iv) Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ; (v) Thu nhập bình quân hàng năm của người lao động trong doanh nghiệp; (vi) Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông. Từ khóa: Việc làm; Vùng Duyên Hải; Dữ liệu Bảng; Hồi quy tác động cố định. 1. Giới thiệu Nằm trong chuỗi các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế, kinh tế biển được Việt Nam hết sức chú trọng. Đảng cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị về phát triển kinh tế biển từ những năm đầu thập niên 1990. Đáng chú ý nhất là Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa X đã thông qua Nghị quyết số 09- NQ/TW ngày 09/02/2007 về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km, trên 1 triệu km2 thềm lục địa với nhiều đảo, quần đảo; nhiều tài nguyên biển như hải sản, dầu khí; tiềm năng kinh tế biển như du lịch, cảng biển, giao thông biển, sửa chữa tàu, thuyền, dịch vụ hậu cần, có thể hình thành vùng phát triển cao, tạo hiệu ứng thúc đẩy các vùng, miền kinh tế khác cùng phát triển. Tuy nhiên, để phát triển kinh tế biển ngoài việc khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế về biển cần chú trọng khai thác tốt nguồn lực lao động, trong đó đáng chú ý là lực lượng lao động các tỉnh, thành phố duyên hải. Phát triển kinh tế biển phải gắn liền với ổn định đời sống, việc làm và tạo việc làm mới cho người lao độngcác tỉnh, thành phố duyên hải. Với các hiệp định thương mại tự do được Việt Nam ký kết với các tổ chức, các nước, như: Liên minh châu Âu (EU), Khu vực mậu dịch tự do các nước Đông - Nam Á (AFTA), Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU), Nhật Bản, Hàn Quốc đang mở ra cho Việt Nam những triển vọng phát triển kinh tế nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức, trong đó có thách thức về việc làm. Vấn đề tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên biển Đông những năm gần đây tạo nên những tiềm ẩn nhiều rủi ro đang đe dọa đến việc làm và đời sống của ngư dân và người lao động ở nhiều ngành nghề kinh tế biển như dầu khí, du lịch biển, cảng biển, giao thông biển, khai thác, đánh bắt hải sản. Do đó, mở rộng việc làm là thách thức của phát triển kinh tế của vùng Duyên Hải. Tuy nhiên, thời gian qua, chưa có nhiều nghiên cứu một cách có hệ thống để giải thích câu hỏi đặt ra: Yếu tố nào ảnh hưởng đến mở rộng việc làm? Vấn đề đặt ra cũng là thách thức đối với các nhà nghiên cứu và những nhà chính sách ở Việt Nam. Bài viết này, tập trung vào 3 nội dung chính: (1) Cung cấp nền tảng cơ sở lý thuyết về việc làm; (2) Mô hình 5
  17. định lượng xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm; Và (3) Gợi ý chính sách nhằm mở rộng việc làm. 2. Cơ sở lý thuyết và thực nghiệm 2.1 Cơ sở lý thuyết và thực nghiệm Theo ILO (2008), việc làm là một tình trạng trong đó có sự trả công bằng tiền hoặc hiện vật, do có sự tham gia tích cực, trực tiếp, có tính chất cá nhân vào một hoạt động sản xuất ra hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ để được trả lương hoặc tìm kiếm lợi nhuận. Theo luật Việc làm Việt Nam (Quốc hội Việt Nam (2013), việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm. Việc làm, trước hết, là làm công việc để nhận được tiền lương, tiền công hoặc hiện vật từ công việc đó; hai là, công việc đem lại lợi ích cho bản thân, mà bản thân có quyền sử dụng hay sở hữu một phần hay toàn bộ tư liệu sản xuất để thực hiện công việc; ba là, làm công việc cho chính gia đình mình và không được trả thù lao dưới bất cứ hình thức nào. Việc làm của quốc gia được xác định: tỷ lệ phần trăm (%) những người có việc làm (đang làm việc) chiếm trong tổng số dân trong độ tuổi có khả năng lao động được quy định và hiện đang sống tại Việt Nam (GSO, 2015). Smith, A. (1976) cho rằng nguồn gốc của sự giàu có là lao động; lao động tạo ra giá trị, không chỉ lương mà cả lợi nhuận và lợi tức. Giá trị mà người công nhân cộng thêm vào giá trị vật chất được chia thành hai phần: một phần trả lương cho công nhân, phần còn lại là lợi nhuận của doanh nghiệp.Giới chủ sẽ không thuê công nhân nếu họ thấy không nhận được doanh thu từ việc bán sản phẩm do công nhân làm ra cao hơn tổng số vốn mà họ bỏ ra.Marx K. (1887) cho rằng, đầu tư tăng (tăng tư bản) sẽ làm gia tăng năng suất lao động và tăng cầu sức lao động; do đó, khả năng có việc làm của người lao động sẽ được gia tăng.Theo Marshall, A. (1920), để bảo đảm việc làm thì vấn đề điều tiết cung và cầu của thị trường lao động có ý nghĩa rất quan trọng và sự điều tiết này được thực hiện hoàn toàn tự động theo quy luật thị trường.Pigou C. (1920) cho rằng, thất nghiệp là do tiền lương cao, khi giảm tiền lương sẽ tăng việc làm vì sẽ giảm chi phí sản xuất và làm gia tăng khả năng thuê mướn thêm lao động. Hơn nữa, giảm chi phí sản xuất sẽ làm giảm giá cả hàng hóa; qua đó làm tăng sức mua, kích thích đầu tư mở rộng sản xuất, làm gia tăng cầu lao động; tác động từ cầu lao động thực tế sẽ là yếu tố xác định việc làm.Keynes, J.M. (1936) cho rằng, tình trạng việc làm được thể hiện qua mối quan hệ, tác động giữa các yếu tố thị trường lao động, tình trạng thất nghiệp, tình trạng sản xuất, khối lượng sản phẩm và quy mô thu nhập. Khi thu nhập tăng lên thì tiêu dùng cũng tăng lên. Tuy nhiên, do tâm lý của công chúng, tốc độ tăng của tiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập, làm cho cầu tiêu dùng giảm tương đối so với thu nhập dẫn đến một bộ phận hàng hóa không bán được. Đây là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, ảnh hưởng đến sản xuất chu kỳ sau, làm giảm việc làm, gia tăng thất nghiệp. Nguyên nhân của khủng hoảng và thất nghiệp là do thiếu hụt hiệu quả của cầu, vì vậy, cần thiết phải tăng quy mô hiệu quả của cầu để ngăn ngừa khủng hoảng và thất nghiệp. Do đó, để giải quyết việc làm, tăng thu nhập đòi hỏi phải sử dụng các công cụ, chính sách kinh tế nhằm khuyến khích đầu tư và giảm tiết kiệm, mở rộng lượng cầu, như vậy mới giải quyết được tình trạng khủng hoảng và thất nghiệp. Mỗi sự gia tăng đầu tư đều kéo theo sự gia tăng của cầu bổ sung công nhân, cầu về tư liệu sản xuất; do vậy, làm tăng cầu tiêu dùng, tăng giá hàng hóa, tăng việc làm cho công nhân. Phillips, A. W. (1958) đã đưa ra lý thuyết đường cong Phillips, cho thấy mối tương quan tỷ lệ nghịch giữa tốc độ lạm phát và mức độ thất nghiệp: tốc độ lạm phát càng cao thì mức độ thất nghiệp càng thấp (việc làm được mở rộng), và ngược lại.Lewis, W. A. (1954)đưa ra lý thuyết nhị nguyên về vấn đề tạo việc làm bằng cách chuyển dịch lao động giữa hai khu vực của nền kinh tế. Đất đai ngày càng khan hiếm, trong khi lao động ngày càng tăng dẫn đến dư thừa lao động ở khu vực nông nghiệp. Dịch chuyển lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp sẽ nâng cao tăng trưởng và việc làm cho nền kinh tế.Fei, J.C.H and Ranis G. (1964) tiếp tục mở rộng lý thuyết nhị nguyên, cho rằng, khu vực công 6
  18. nghiệp có nhiều khả năng lựa chọn công nghệ sản xuất, bao gồm công nghệ sử dụng nhiều lao động nên có thể thu hút hết lượng lao động dư thừa của khu vực nông nghiệp. Tuy nhiên, việc di chuyển lao động là do chênh lệch thu nhập đủ lớn giữa lao động của hai khu vực quyết định: khu vực công nghiệp chỉ có thể thu hút lao động nông nghiệp dư thừa khi có sự chênh lệch tiền công đủ lớn so với khu vực nông nghiệp. Theo Oshima H.T. (1962), mối quan hệ giữa hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp dựa trên những đặc điểm khác biệt của các nước đang phát triển châu Á- gió mùa: nền nông nghiệp lúa nước có tính thời vụ cao. Nền nông nghiệp lúa nước vẫn thiếu lao động lúc đỉnh cao của thời vụ và chỉ dư thừa lao động trong mùa nhàn rỗi. Vì vậy, cần giữ lại lao động nông nghiệp và chỉ tạo thêm việc làm trong những tháng nhàn rỗi bằng cách tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi và sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp vào các ngành sản xuất công nghiệp cần nhiều lao động. Như vậy, lực lượng lao động trong nông nghiệp sẽ được sử dụng hết.Harris, J.R. & Todaro, M. P. (1970) nghiên cứu việc làm qua sự di chuyển lao động trên cơ sở thực hiện điều tiết thu nhập, tiền lương giữa các khu vực kinh tế khác nhau. Những người lao động ở khu vực nông thôn có thu nhập trung bình thấp. Họ lựa chọn quyết định di chuyển lao động từ vùng có thu nhập thấp sang khu vực thành thị có thu nhập cao hơn. Như vậy, quá trình di chuyển lao động mang tính tự phát, phụ thuộc vào sự lựa chọn, quyết định của các cá nhân. Do đó, việc làm là vấn đề trung tâm trong phát triển kinh tế. Việc làm được mở rộng trên cở sở cân bằng cung cầu trên thị trường lao động, tăng trưởng kinh tế, tăng đầu tư, dịch chuyễn lao động theo quy mô, hiệu quả ngành sản xuất và mối quan hệ hợp lý giữa lạm phát và thất nghiệp. Thông qua các nghiên cứu ngoài nước và trong trong nước kể từ những năm 1990 đến nay (Bảng 1), có thể nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến mở rộng việc làm bao gồm 3 nhóm yếu tố: (i) Nhóm yếu tố kinh tế; (ii) Nhóm yếu tố về môi trường đầu tư; (iii) Nhóm yếu tố về nhân lực. YẾU TỐ KINH TẾ Quy mô nền kinh tế: Cơ cấu công nghiệp; GDP Nông nghiệp; Tốc độ tăng trưởng GDP. Quy mô sản xuất: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản; Diện tích sản xuất muối; Số lượng tàu đánh bắt xa bờ. YẾU TỐ VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở Năng lực cạnh tranh: Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI). lên đang làm việc (có việc Thị trường hàng hóa: Số lượng chợ. làm) so với tổng dân số. Dân số: Tốc độ tăng trưởng dân số YẾU TỐ VỀ NHÂN LỰC Trình độ nhân lực: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông.. Sức khỏe: Số lượng cơ sở khám, chữa bệnh Mức sống: Thu nhập của lao động Hình 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp:Tỷ lệ giá trị sản xuất ngành công nghiệp của tỉnh, thành phố trong tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp của cả nước, đo lường quy mô kinh tế ngành công nghiệp của các tỉnh, thành phố. Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng tích lũy tái đầu tư, mở rộng sản xuất càng cao, cầu lao động càng tăng, qua đó cho phép tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động. GDP Nông nghiệp: Tỷ trọng GDP của ngành nông nghiệp trong tổng GDP của nền kinh tế của tỉnh, thành phố; đo lường quy mô kinh tế của ngành nông nghiệp. GDP ngành nông nghiệp của tỉnh, thành phố càng lớn, thì quy mô tích lũy tái đầu tư, mở rộng sản xuất 7
  19. của ngành càng lớn, cầu lao động trong ngành càng tăng cho phép giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động. Tốc độ tăng trưởng GDP địa phương (Gross regional domestic product, GRDP): Tốc độ tăng trưởng GDP địa phương càng cao, thì nền kinh tế càng phát triển. Theo đó, quy mô tích lũy tái đầu tư, mở rộng sản xuất càng lớn. Hệ quả là cầu lao động càng tăng, đem lại nhiều khả năng giải quyết việc làm cho người lao động. Quy mô diện tích nuôi trồng thủy sản: Đặc thù của các địa phương vùng duyên hải với thế mạnh nuôi trồng thủy sản. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, đo lường quy mô sản xuất của ngành thủy sản. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản càng lớn thì quy mô sản xuất của ngành thủy sản càng lớn, khả năng hấp thụ lao động càng cao, cho phép giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động. Quy mô diện tích đất sản xuất muối: Diện tích đất sản xuất muối đo lường quy mô sản xuất của diêm dân. Diện tích đất sản xuất muối càng lớn, càng tạo được nhiều việc làm, khả năng hấp thụ lao động càng cao.Sản xuất muối cũng là đặc thù riêng của một số địa phương vùng duyên hải. Số lượng tàu đánh bắt thủy sản: Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ đo lường quy mô sản xuất của ngư dân. Số lượng tàu đánh bắt hải sản xa bờ càng nhiều, khả năng hấp thụ lao động càng cao. Chỉ số năng lực cạnh tranh: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đo lường năng lực cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư của các tỉnh, thành phố. Tỉnh, thành phố có PCI càng cao, càng có nhiều khả năng thu hút đầu tư. Đầu tư càng lớn, cầu lao động càng cao. Điều đó đồng nghĩa với việc gia tăng cơ hội việc làm cho người lao động. Thị trường hàng hóa: Số lượng chợ đo lường khả năng tiếp nhận sản phẩm và cung ứng hàng hóa của thị trường. Số lượng chợ càng nhiều, việc tiếp nhận sản phẩm và cung ứng, tiêu thụ hàng hóa càng thuận tiện, chi phí sản xuất và tiêu thụ hàng hóa giảm. Dân số: Tỷ lệ gia tăng dân số phản ánh mức độ gia tăng nguồn cung lao động cho thị trường hàng hóa sức lao động. Nguồn cung của thị trường hàng hóa sức lao động càng lớn, càng tạo áp lực gia tăng việc làm. Trình độ nhân lực: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) đo lường trình độ học vấn của người lao động, là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực. Người lao động có tỷ lệ tốt nghiệp THPT càng cao, khả năng tiếp thu, nắm bắt, vận dụng các kiến thức chuyên môn kỹ thuật, khả năng tự đào tạo, rèn luyện tay nghề càng tốt, cơ hội việc làm gia tăng. Sức khỏe: Số lượng cơ sở khám chữa bệnh do các sở y tế tỉnh, thành phố quản lý (bao gồm bệnh viện; phòng khám khu vực; trạm y tế xã, phường, cơ quan, doanh nghiệp) cho phép đo lường quy mô chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Quy mô chăm sóc sức khỏe của người lao động (thăm khám, nghỉ dưỡng, chữa bệnh) càng lớn thì sức khỏe của người lao động càng tốt. Sức khỏe càng tốt thì chất lượng nguồn nhân lực càng cao, người lao động càng có nhiều thuận lợi để gia nhập vào thị trường lao động và tìm kiếm cơ hội việc làm. Mức sống: Thu nhập bình quân hàng năm của người lao động trong doanh nghiệp phản ánh điều kiện mức sống (thu nhập, chi tiêu, mức sống, nhà ở, tài sản) của người lao động trong doanh nghiệp. Thu nhập càng cao, thì điều kiện kinh tế, mức sống càng tốt, người lao động càng có nhiều thuận lợi để nâng cao sức khỏe thể lực, tinh thần, học tập, trau dồi kiến thức văn hóa, chuyên môn, khoa học kỹ thuật qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực có chất lượng cao đồng nghĩa với việc người lao động càng có nhiều thuận lợi để tham gia vào thị trường lao động, tìm kiếm cơ hội việc làm. 2.2 Mô hình nghiên cứu lựa chọn Bảng 1 cho biết mô hình nghiên cứu lựa chọn: Biến phụ thuộc: Việc làm (Y) Biến độc lập: 12 biến Y = f(Xi) với i = 1 đến 12. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2