intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả bước đầu điều trị lệch khúc xạ ở trẻ em bằng Laser Excimer theo phương pháp LASIK

Chia sẻ: ViHinata2711 ViHinata2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

33
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung đánh giá kết quả bước đầu điều trị 6 mắt của 6 bệnh nhân trẻ em tuổi từ 8 đến 15 có lệch khúc xạ giữa 2 mắt trên 6 D (tính theo tương đương cầu) bằng Laser Excimer theo phương pháp LASIK tại bệnh viện Mắt Trung ương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả bước đầu điều trị lệch khúc xạ ở trẻ em bằng Laser Excimer theo phương pháp LASIK

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ LỆCH KHÚC XẠ<br /> Ở TRẺ EM BẰNG LASER EXCIMER THEO PHƯƠNG PHÁP<br /> LASIK<br /> TÔN THỊ KIM THANH, LÊ THUÝ QUỲNH, TRẦN THỊ THU THUỶ VÀ CS<br /> <br /> Bệnh viện Mắt Trung ương<br /> TÓM TẮT<br /> Đánh giá kết quả bước đầu điều trị 6 mắt của 6 bệnh nhân trẻ em tuổi từ 8 đến 15<br /> có lệch khúc xạ giữa 2 mắt trên 6 D (tính theo tương đương cầu) bằng Laser Excimer<br /> theo phương pháp LASIK tại bệnh viện Mắt Trung ương.<br /> Sử dụng máy Laser Excimer Nidek EC - 5000 CXIII. Tạo vạt GM dầy 130<br /> micromet. Bắn laser lên nhu mô giác mạc theo thông số khúc xạ cần chỉnh.<br /> Sau phẫu thuật bệnh nhân được khám lại định kì ngày thứ 1, 2; 1 tuần, 1 tháng<br /> sau mổ. Kiểm tra bao gồm đo khúc xạ, thị lực không kính, khám sinh hiển vi. Sau mổ<br /> cho thấy kết quả khá tốt về thị lực cũng như giảm được mức độ cận thị, loạn thị cao.<br /> Ngoài ra không gặp biến chứng nào. Cụ thể: Trước mổ khúc xạ tính theo tương đương<br /> cầu (SE) trung bình là -10,3D (từ –7,5D đến –13D) sau mổ tính theo tương đương cầu<br /> là +0,7D. Thị lực không kính trước mổ trung bình là ĐNT 1,66m sau mổ tăng lên<br /> trung bình là 3,7/10.<br /> <br /> Tật khúc xạ là 1 trong những bệnh<br /> rất hay gặp trong nhãn khoa, đặc biệt ở<br /> trẻ em. Số trẻ em có tật khúc xạ đến<br /> khám ở Bệnh viện Mắt TƯ ngày càng<br /> nhiều. Theo điều tra của Viện Mắt - Viện<br /> khoa học giáo dục năm 1980 tỷ lệ cận thị<br /> ở học sinh phổ thông là 5%. Điều tra của<br /> trung tâm mắt Hà Nội 1998 tỉ lệ cận thị ở<br /> học sinh tiểu học là 10,3%, PTCS là<br /> 15,9%, PTTH là 20,2%. Và theo thống<br /> kê tại phòng khám Viện Mắt trung ương<br /> năm 1999 có 34.340 lượt người tới khám<br /> khúc xạ - chiếm khoảng 30% tổng số<br /> bệnh nhân tới phòng khám, trong đó 70%<br /> là trẻ em [1]. Điều đó chứng tỏ nhu cầu<br /> khám chữa bệnh về khúc xạ rất lớn. Đa<br /> <br /> số bệnh nhi đều được chẩn đoán và điều<br /> trị theo phương pháp truyền thống là cấp<br /> đơn kính, đeo kính gọng phù hợp để đạt<br /> được thị lực tốt hơn.<br /> Tuy nhiên, nhiều bệnh nhi có lệch<br /> khúc xạ giữa 2 mắt - chiếm tỉ lệ 2,4% số<br /> trẻ bị tật khúc xạ [2]. Nhưng nếu lệch<br /> khúc xạ cao (thông thường trên 3D) trẻ<br /> không thể đeo được kính gọng, vì 2 mắt<br /> chỉ đeo kính lệch số được khoảng 2-3<br /> diop, nếu cao hơn trẻ sẽ bị chóng mặt,<br /> nhức đầu. Đối với những mắt lệch khúc<br /> xạ cao đeo kính gọng đủ số còn gây hiện<br /> tượng hình ảnh không đều giữa 2 mắt.<br /> Có 1 giải pháp khác để giải quyết tình<br /> trạng trên là trẻ có thể đeo kính tiếp xúc.<br /> 56<br /> <br /> Nhưng với điều kiện khí hậu nóng ẩm,<br /> bụi bặm của Việt Nam có thể gây viêm<br /> nhiễm mắt nếu đeo kính tiếp xúc trong<br /> thời gian dài, cùng với việc tháo lắp kính<br /> khá phức tạp nhất là đối với trẻ em... nên<br /> kính tiếp xúc hiện không được dùng cho<br /> trẻ em.<br /> Nhược thị là một nguyên nhân<br /> thường gặp ở trẻ em do mắt bị lệch khúc<br /> xạ cao không được chỉnh kính đúng để<br /> đạt thị lực tốt hơn, khi lớn lên có chỉnh<br /> kính cũng không tăng được thị lực.<br /> Trong 60 trẻ tập nhược thị tại khoa nhiViện mắt trong 2 năm 1998-2000 có 40<br /> trẻ có lệch khúc xạ trên 3D (từ 3,25D đến<br /> 8D) với mức độ nhược thị có thị lực dưới<br /> 1/10 chiếm 36,67%, nhược thị có thị lực<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2