intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả bước đầu gây tắc động mạch phế quản điều trị ung thư phế quản không tế bào nhỏ

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

60
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này đánh giá kết quả điều trị gây tắc động mạch phế quản (ĐMPQ) trên 69 bệnh nhân (BN), gồm: 39 BN được chẩn đoán ung thư phổi (UTP), chụp và gây tắc ĐMPQ bằng máy chụp kỹ thuật số xóa nền và 30 BN UTP không tế bào nhỏ được điều trị hóa chất, điều trị tại Bệnh viện 103 từ 8 - 2009 đến 5 - 2011.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả bước đầu gây tắc động mạch phế quản điều trị ung thư phế quản không tế bào nhỏ

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013<br /> <br /> KẾT QUẢ BƢỚC ĐẦU GÂY TẮC ĐỘNG MẠCH PHẾ QUẢN<br /> ĐIỀU TRỊ UNG THƢ PHẾ QUẢN KHÔNG TẾ BÀO NHỎ<br /> Tạ Bá Thắng*; Nguyễn Huy Lực*; Đỗ Quyết*<br /> TÓM TẮT<br /> Đánh giá kết quả điều trị gây tắc động mạch phế quản (ĐMPQ) trên 69 bệnh nhân (BN), gồm: 39<br /> BN được chẩn đoán ung thư phổi (UTP), chụp và gây tắc ĐMPQ bằng máy chụp kỹ thuật số xóa nền<br /> và 30 BN UTP không tế bào nhỏ được điều trị hóa chất, điều trị tại Bệnh viện 103 từ 8 - 2009 đến 5 2011. Theo dõi BN sau điều trị 3 tháng. Kết quả: điểm thể trạng đều tăng và tăng nhiều sau tháng 1,<br /> 2 so với nhóm điều trị hóa chất (p < 0,05). Các triệu chứng ho, ho máu, đau ngực đều giảm rõ rệt<br /> sau điều trị 1, 2, 3 tháng và tỷ lệ ho máu giảm nhiều hơn so với điều trị hóa chất (2,5% so với 6,6%)<br /> (p < 0,05). Tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn trên X quang sau 1, 2, 3 tháng là 15,3%; 15,3%; 12,8%. Tỷ lệ<br /> đáp ứng một phần và ổn định đều cao hơn nhóm điều trị hóa chất. Tỷ lệ BN tiến triển không khác<br /> biệt so với nhóm điều trị hóa chất (p > 0,05). Tỷ lệ các biến chứng sau gây tắc ĐMPQ là 51,2%,<br /> gồm: đau ngực 30,7%, sốt 10,2%. Kết luận: điều trị gây tắc ĐMPQ ở BN UTP không tế bào nhỏ giai<br /> đoạn muộn bước đầu đạt kết quả khả quan.<br /> * Từ khóa: Ung thư phổi không tế bào nhỏ; Gây tắc động mạch phế quản.<br /> <br /> Initial results of bronchial artery EMBOLIZATION FOR<br /> TREATMENT OF non-small cell LUNG CANCER<br /> SUMMARY<br /> 39 patients with non-small cell lung cancer were treated at Deparment of Tuberculosis and Lung<br /> Disease, 103 Hospital from August 2009 to May 2011. Bronchial artery angiography and<br /> embolization were performed by Seldinger’s technique on digital subtraction angiography. Control<br /> group: 30 patients with non-small cell lung cancer were treated chemotherapy. Monitoring of patients<br /> after 3 months. Results: patients’ ECOG performance status scores markedly increased after the first<br /> and second month and increased more than control group (p < 0.05). Cough, hemophtysis, chest<br /> pain in NSCLC group significantly reduced after treatment and the rate of hemophtysis reduced more<br /> than group with chemotherapy (2.5% vs. 6.6%) (p < 0.05). The rate of complete response in X-ray<br /> after 1, 2, 3 months was 15.3%, 15.3%, 12.8% respectively. The rate of partial response and stable<br /> disease were higher than control group. The rate of progresive disease was not different compared<br /> with control group (p > 0.05). The rate of complications of bronchial artery embolization was 51.2%,<br /> including chest pain (30.7%), fever (10.2%). Bronchial artery embolization for treatment of patients<br /> with non-small cell lung cancer in unresectable stages has potential results.<br /> * Key words: Non-small cell lung cancer; Bronchial artery embolization.<br /> * Bệnh viện 103<br /> ** Học viện Quân y<br /> Ng-êi ph¶n håi (Corresponding): Tạ Bá Thắng (tabathang@yahoo.com.vn)<br /> Ngày nhận bài: 26/7/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 19/9/2013<br /> Ngày bài báo được đăng: 24/9/2013<br /> <br /> 95<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Ung thư phổi nguyên phát là bệnh có tỷ<br /> lệ mắc cao và đang gia tăng trên thế giới<br /> [8]. Trong những năm gần đây, nhiều tiến<br /> bộ trong điều trị UTP như phẫu thuật nội<br /> soi, điều trị hóa chất với các thuốc thế hệ<br /> mới, điều trị đích phân tử... đã giúp cải thiện<br /> đáng kể thời gian sống thêm cho BN [9].<br /> Tuy nhiên, UTP hiện vẫn là loại ung thư có<br /> tiên lượng xấu nhất với đặc điểm bệnh tiến<br /> triển nhanh, tỷ lệ tử vong cao. Quá trình tạo<br /> mạch của khối u là một trong những yếu tố<br /> quan trọng quyết định sự phát triển, xâm<br /> lấn và di căn của UTP. Cơ chế tạo mạch<br /> trong ung thư nói chung và UTP nói riêng<br /> hiện đang được tập trung nghiên cứu nhiều.<br /> Quá trình này liên quan chặt chẽ đến các<br /> yếu tố kích thích quá trình tạo mạch, đột<br /> biến gen ức chế khối u như p53... [7, 9].<br /> ĐMPQ là một trong những nguồn nuôi<br /> dưỡng chủ yếu của khối u. Nhiều nghiên<br /> cứu cho thấy trong UTP có sự thay đổi hình<br /> thái ĐMPQ như giãn cuống, thân và tăng<br /> sinh mao mạch ngoại vi. Những biến đổi<br /> hình thái ĐMPQ cũng có mối liên quan với<br /> các yếu tố kích thích tạo mạch và khả năng<br /> di căn xa, tiên lượng xấu ở BN UTP.<br /> Phương pháp điều trị kháng tạo mạch và<br /> can thiệp mạch đã được phát triển trong<br /> những năm gần đây và là phương pháp<br /> điều trị có hiệu quả, tiềm năng đối với UTP<br /> [9, 10]. Ở nước ta, tỷ lệ BN UTP được phát<br /> hiện ở giai đoạn muộn còn cao, do vậy hạn<br /> chế rất nhiều đến khả năng chỉ định phẫu<br /> thuật và sử dụng các phương pháp điều trị<br /> khác (hóa chất, tia xạ) [1, 2]. Gây tắc ĐMPQ<br /> là kỹ thuật ít can thiệp, an toàn [6, 7]. Do<br /> vậy, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:<br /> Đánh giá kết quả bước đầu gây tắc ĐMPQ<br /> điều trị UTP không tế bào nhỏ.<br /> <br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 69 BN được chẩn đoán xác định UTP<br /> không tế bào nhỏ, điều trị nội trú tại Khoa<br /> Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện 103, từ tháng<br /> 8 - 2009 đến 5 - 2011. BN được chia thành<br /> 2 nhóm:<br /> - Nhóm I: 39 BN không đồng ý điều trị<br /> hóa chất, xạ trị và tự nguyện chấp nhận<br /> chụp và gây tắc ĐMPQ.<br /> - Nhóm II: 30 BN được điều trị hóa chất,<br /> không chụp và gây tắc ĐMPQ.<br /> * Tiêu chuẩn chọn BN: BN được chẩn<br /> đoán xác định UTP không tế bào nhỏ dựa<br /> vào chẩn đoán mô bệnh và đều ở giai đoạn<br /> IIIB và IV. Loại trừ BN UTP tế bào nhỏ, có<br /> chống chỉ định với chụp và gây tắc ĐMPQ<br /> (sốt, suy hô hấp, suy tim nặng...), BN sống<br /> thêm < 3 tháng sau điều trị.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> BN được khám lâm sàng, làm các xét<br /> nghiệm thường quy (công thức máu, sinh<br /> hóa máu...), chụp X quang phổi chuẩn và<br /> cắt lớp vi tính, nội soi phế quản - sinh thiết<br /> hoặc sinh thiết phổi qua thành ngực lấy<br /> bệnh phẩm chẩn đoán mô bệnh. Xét<br /> nghiệm mô bệnh tại Khoa Giải phẫu bệnh,<br /> Bệnh viện 103. Phân loại mô bệnh theo<br /> WHO (1986). Phân loại giai đoạn bệnh<br /> TNM theo WHO (1997). Đánh giá thang<br /> điểm toàn trạng theo ECOG - PS (Eastern<br /> cooperative oncology group - Perfomance<br /> status) (1982), chia 5 mức độ từ 0 - 4.<br /> Chụp ĐMPQ dựa trên kỹ thuật chụp<br /> mạch qua da của Seldinger trên máy chụp<br /> mạch một bình diện Integris Allura (hãng<br /> Philips, CHLB Đức) tại Khoa Chẩn đoán<br /> Hình ảnh, Bệnh viện 103: chọc động mạch<br /> đùi, luồn catheter Cobra chụp ĐMPQ bằng<br /> dung dịch cản quang Telebrex32. Phân tích<br /> và đánh giá những thay đổi hình thái ĐMPQ<br /> bệnh lý theo Rémy J (1980).<br /> <br /> 97<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013<br /> Gây tắc chọn lọc ĐMPQ phân bố vào<br /> khối u: sau khi lựa chọn ĐPMQ gây tắc, tiến<br /> hành gây tắc đầu ngoại vi trước bằng hạt<br /> polyvinyl (Contour) kích thước 350 m<br /> (hãng Boston Scientific Cork Ltd, Hoa Kỳ),<br /> sau đó gây tắc đầu trung tâm bằng Spongel<br /> (hãng Johnson, Hoa Kỳ).<br /> Phương pháp điều trị hóa chất: phác đồ<br /> điều trị gồm gemcitabine (gemzar), liều<br /> 1.200 mg/m2 diện tích cơ thể truyền tĩnh<br /> mạch ngày 1, 8; kết hợp với cisplatin, liều<br /> 75/m2 truyền tĩnh mạch ngày 1; lặp lại chu<br /> kỳ mới sau 21 ngày với 6 chu kỳ.<br /> Đánh giá đáp ứng điều trị sau 1, 2 và 3<br /> tháng:<br /> + Đáp ứng trên lâm sàng: thay đổi các<br /> triệu chứng toàn thân (thang điểm toàn<br /> trạng), ho, ho máu, đau ngực, khó thở, tắc<br /> nghẽn đường thở (ran rít khu trú).<br /> + Đánh giá đáp ứng điều trị trên X quang<br /> theo tiêu chuẩn của ECOG (1982): đáp ứng<br /> hoàn toàn: BN hết các triệu chứng lâm<br /> sàng, khối u xoá hết trên X quang phổi sau<br /> ít nhất 4 tuần; đáp ứng một phần: giảm ≥<br /> 50% kích thước khối u sau ít nhất 4 tuần,<br /> không có tổn thương mới; bệnh ổn định:<br /> giảm < 50% hoặc tăng < 25% kích thước<br /> khối u; bệnh tiến triển: khối u tăng ≥ 25%<br /> kích thước hoặc có tổn thương mới.<br /> + Đánh giá tác dụng không mong muốn<br /> của hóa trị theo ECOG (1982) gồm 5 mức<br /> độ (từ 0 - IV).<br /> + Đánh giá các biến chứng sau gây tắc<br /> ĐMPQ: theo dõi các triệu chứng lâm sàng<br /> như sốt, đau ngực sau gây tắc ĐMPQ.<br /> * Xử lý số liệu: theo chương trình SPSS<br /> 11.5.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> <br /> Bảng 1: Tuổi và giới của BN nghiên cứu.<br /> GIỚI (n)<br /> <br /> Nam<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> TUỔI<br /> <br /> TỔNG<br /> <br /> Nhóm I<br /> <br /> Nhóm<br /> <br /> Nhóm<br /> <br /> Nhóm<br /> <br /> II<br /> <br /> I<br /> <br /> II<br /> <br /> < 40<br /> <br /> 01<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 3<br /> <br /> 40 - 59<br /> <br /> 12<br /> <br /> 8<br /> <br /> 05<br /> <br /> 1<br /> <br /> 26<br /> <br /> 60 - 70<br /> <br /> 11<br /> <br /> 9<br /> <br /> 01<br /> <br /> 2<br /> <br /> 23<br /> <br /> > 70<br /> <br /> 06<br /> <br /> 7<br /> <br /> 03<br /> <br /> 1<br /> <br /> 17<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 30<br /> <br /> 26<br /> <br /> 9<br /> <br /> 5<br /> <br /> 69<br /> <br /> X ± SD<br /> <br /> 62,20 ±<br /> <br /> 58,4 ±<br /> <br /> 10,09<br /> <br /> 6,57<br /> <br /> 61,67 ±<br /> 11,64<br /> <br /> 62,78 ±<br /> 8,34<br /> <br /> Ở cả 2 nhóm BN, gặp nhiều ở độ tuổi từ<br /> 40 - 70 (40 BN = 57,9%), nam chiếm đa số<br /> (56 BN 81,1%), tỷ lệ nam/nữ là 3,7/1. Như<br /> vậy, BN gặp chủ yếu ở độ tuổi trung niên và<br /> nam giới, kết quả này tương tự nhiều<br /> nghiên cứu trong và ngoài nước [1, 2]. Hiện<br /> nay, tỷ lệ mắc UTP có xu hướng tăng lên ở<br /> nữ, nguyên nhân do sự thay đổi về mức độ<br /> phơi nhiễm các yếu tố nguy cơ, đặc biệt là<br /> hút thuốc lá.<br /> Bảng 2: Giai đoạn và týp mô bệnh.<br /> NHÓM<br /> <br /> NHÓM I<br /> <br /> NHÓM II<br /> <br /> Giai đoạn:<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> IIIB<br /> <br /> 36<br /> <br /> 92,3<br /> <br /> 27<br /> <br /> 90<br /> <br /> IV<br /> <br /> 3<br /> <br /> 7,7<br /> <br /> 3<br /> <br /> 10<br /> <br /> Ung thư biểu mô<br /> (UTBM) tế bào vảy<br /> <br /> 12<br /> <br /> 30,7<br /> <br /> 7<br /> <br /> 23,3<br /> <br /> UTBM tuyến<br /> <br /> 20<br /> <br /> 51,2<br /> <br /> 18<br /> <br /> 60<br /> <br /> UTBM tế bào lớn<br /> <br /> 7<br /> <br /> 18,1<br /> <br /> 5<br /> <br /> 16,4<br /> <br /> Týp mô bệnh:<br /> <br /> Ở cả 2 nhóm BN, giai đoạn IIIB chiếm đa<br /> số (92,3% và 90%), týp UTBM tuyến gặp<br /> nhiều nhất (51,2% và 60%), tiếp đến là týp<br /> UTBM tế bào vảy, thấp nhất là týp UTBM tế<br /> bào lớn (16,4% và 18,1%). Yang P và CS<br /> (2005) nghiên cứu trên 5.628 BN UTP từ<br /> 1997 - 2003 thấy UTBM tuyến chiếm 45,3%,<br /> <br /> 98<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013<br /> UTBM tế bào vảy 23,7%, UTBM tế bào lớn<br /> 2,8%, u carcinoid 2,8%. Funakoshi Y và CS<br /> (2008) nghiên cứu trên 4.556 BN UTP tại<br /> Nhật Bản cũng ghi nhận UTBM tuyến chiếm<br /> 52,7%, UTBM tế bào vảy chiếm 32,3% [7].<br /> <br /> Kết quả của chúng tôi, UTBM tuyến gặp<br /> nhiều nhất, phù hợp với nhiều nghiên cứu<br /> trên thế giới cũng thấy xu hướng đang gia<br /> tăng của týp UTBM tuyến trong UTP.<br /> <br /> Bảng 3: Đáp ứng lâm sàng ở các BN nghiên cứu.<br /> THAY ĐỔI<br /> TRIỆU CHỨNG<br /> Điểm thể trạng<br /> <br /> BẮT ĐẦU ĐIỀU TRỊ<br /> Nhóm I<br /> <br /> Nhóm II<br /> <br /> SAU 1 THÁNG<br /> Nhóm I<br /> <br /> SAU 2 THÁNG<br /> <br /> Nhóm II<br /> <br /> Nhóm I<br /> <br /> 3,14 ± 0,24 3,05 ± 0,67 2,34 ± 0,16 2,35 ± 0,54<br /> <br /> SAU 3 THÁNG<br /> <br /> Nhóm II<br /> <br /> Nhóm I<br /> <br /> Nhóm II<br /> <br /> 2,44 ± 0,26 2,65 ± 0,45 2,56 ± 0,15 2,56 ± 0,64<br /> <br /> Ho<br /> <br /> 25<br /> <br /> 24<br /> <br /> 12<br /> <br /> 13<br /> <br /> 10<br /> <br /> 12<br /> <br /> 11<br /> <br /> 8<br /> <br /> Ho máu<br /> <br /> 26<br /> <br /> 22<br /> <br /> 4<br /> <br /> 4<br /> <br /> 2<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> Đau ngực<br /> <br /> 36<br /> <br /> 26<br /> <br /> 10<br /> <br /> 8<br /> <br /> 9<br /> <br /> 8<br /> <br /> 6<br /> <br /> 6<br /> <br /> Khó thở<br /> <br /> 10<br /> <br /> 8<br /> <br /> 4<br /> <br /> 5<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> 4<br /> <br /> 5<br /> <br /> Ở nhóm I, sau gây tắc ĐMPQ, điểm thể<br /> trạng đều tăng, nhưng sau 1, 2 tháng tăng<br /> nhiều và có sự khác biệt rõ rệt so với trước<br /> điều trị và so với nhóm II (p < 0,05). Các<br /> triệu chứng ho, ho máu, đau ngực đều giảm<br /> rõ rệt sau 1, 2, 3 tháng điều trị, nhưng ho<br /> máu ở nhóm I giảm nhiều hơn so với nhóm<br /> II rõ rệt (2,5% so với 6,6%) (p < 0,05). Như<br /> vậy, sau gây tắc ĐMPQ, thể trạng BN đều<br /> được cải thiện và giảm các triệu chứng lâm<br /> sàng, đặc biệt ở tháng thứ nhất. Triệu<br /> chứng ho máu và đau ngực ở BN được gây<br /> tắc ĐMPQ cải thiện rõ rệt nhất (p < 0,01).<br /> Kết quả này cũng phù hợp với Đồng Khắc<br /> <br /> Hưng và CS (2011) đánh giá kết quả điều<br /> trị ho máu ở BN UTP thấy hiệu quả cầm<br /> máu tức thì 100% và tỷ lệ ho máu tái phát<br /> sau 6 tháng gặp 9,1% [4]. Swanson KL và<br /> CS (2002) thực hiện gây tắc mạch trên 54<br /> BN UTP có ho máu, hiệu quả cầm máu tức<br /> thì đạt 98%. Hayakawa K và CS (1992) gặp<br /> 42% trường hợp UTP có ho máu tái phát<br /> sau gây tắc ĐMPQ. So với nhóm điều trị<br /> hóa chất, nhóm gây tắc ĐMPQ có ưu thế<br /> hơn về cải thiện thể trạng, giảm ho máu.<br /> Điều này có lợi cho BN UTP giai đoạn<br /> muộn, bởi ở giai đoạn này, BN thường kết<br /> hợp với suy mòn, suy kiệt.<br /> <br /> Bảng 4: Đáp ứng trên X quang ở BN nghiên cứu.<br /> ĐÁP ỨNG<br /> X QUANG<br /> <br /> SAU 1 THÁNG<br /> <br /> SAU 2 THÁNG<br /> <br /> SAU 3 THÁNG<br /> <br /> Nhóm I<br /> <br /> Nhóm II<br /> <br /> Nhóm I<br /> <br /> Nhóm II<br /> <br /> Nhóm I<br /> <br /> Nhóm II<br /> <br /> Đáp ứng hoàn toàn<br /> <br /> 6 (15,3%)<br /> <br /> 7 (23,3%)<br /> <br /> 6 (15,3%)<br /> <br /> 7 (23,3%)<br /> <br /> 5 (12,8%)<br /> <br /> 6 (20%)<br /> <br /> Đáp ứng một phần<br /> <br /> 17 (43,5%)<br /> <br /> 11 (36,6%)<br /> <br /> 13 (33,3%)<br /> <br /> 9 (30%)<br /> <br /> 11 (28,2%)<br /> <br /> 7 (23,3%)<br /> <br /> Ổn định<br /> <br /> 10 (25,6%)<br /> <br /> 7 (23,3%)<br /> <br /> 13 (33,3%)<br /> <br /> 9 (30%)<br /> <br /> 16 (41,0%)<br /> <br /> 11 (36,6%)<br /> <br /> Tiến triển<br /> <br /> 6 (15,3%)<br /> <br /> 5 (16,6%)<br /> <br /> 7 (17,9%)<br /> <br /> 5 (16,6%)<br /> <br /> 8 (20,5%)<br /> <br /> 6 (20%)<br /> <br /> Sau 1, 2, 3 tháng gây tắc ĐMPQ, đáp<br /> ứng hoàn toàn trên X quang ở nhóm I gặp<br /> tỷ lệ tương ứng 15,3%; 15,3%; 12,8%, đều<br /> <br /> thấp hơn so với nhóm II (p < 0,05). Tỷ lệ BN<br /> nhóm I đáp ứng một phần và ổn định đều<br /> cao hơn nhóm II sau 1, 2, 3 tháng điều trị,<br /> <br /> 99<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2013<br /> nhưng khác biệt rõ rệt nhất ở tháng thứ 3 (p<br /> < 0,05). Tỷ lệ BN tiến triển ở nhóm I sau 1,<br /> 2, 3 tháng điều trị gặp tương ứng 15,3%;<br /> 17,9%; 20% và không khác biệt so với<br /> nhóm II (p > 0,05). Kết quả cho thấy điều trị<br /> gây tắc ĐMPQ tương tự như điều trị hóa<br /> chất. Đồng Khắc Hưng và CS (2011) nghiên<br /> cứu hình thái ĐMPQ ở BN UTP thấy 100%<br /> tăng sinh mạch ngoại vi [4]. Lê Tuấn Anh và<br /> cs (2011) nghiên cứu đặc điểm tạo mạch ở<br /> UTP thấy 72,3% BN có mật độ vi mạch khối<br /> u cao và nồng độ trung bình VEGF huyết<br /> thanh 181,8 ± 82,9 pg/ml, cao hơn nhóm<br /> người bình thường rõ rệt (p < 0,01) [3].<br /> Mineo TC (2004) [9] nghiên cứu mật độ vi<br /> mạch ở BN UTP thấy giá trị trung bình mật<br /> độ vi mạch khối u là 84,6 (57 - 108). Như<br /> vậy, có hiện tượng tăng sinh ĐMPQ rõ rệt<br /> trong UTP. Điều này cũng là nguyên nhân<br /> chính để lý giải đáp ứng điều trị của gây tắc<br /> ĐMPQ ở BN UTP.<br /> * Tai biến, biến chứng của gây tắc ĐMPQ<br /> ở nhóm I:<br /> Sốt: 4 BN (10,2%), đau ngực: 12 BN<br /> (30,7%), sốt + đau ngực: 4 BN (10,2%).<br /> Tỷ lệ chung gặp các biến chứng sau gây<br /> tắc ĐMPQ là 51,2%, trong đó, đau ngực<br /> đơn thuần gặp nhiều nhất, sốt đơn thuần<br /> hay sốt kết hợp với đau ngực gặp 10,2%.<br /> Các biến chứng này đều hết trung bình sau<br /> 2 ngày với biện pháp điều trị thông thường.<br /> Theo nhiều nghiên cứu nước ngoài, đau<br /> ngực là biến chứng hay gặp nhất sau gây<br /> tắc ĐMPQ (21 - 98%), nguyên nhân do<br /> thiếu máu tại chỗ sau tắc mạch, giảm dần<br /> và hết sau 3 ngày [6, 7]. Chúng tôi không<br /> gặp các biến chứng nặng và nguy hiểm<br /> như tắc mạch khác (tắc động mạch nuôi tủy<br /> sống, thực quản, quai động mạch chủ...).<br /> Nói chung, gây tắc ĐMPQ là kỹ thuật can<br /> thiệp nhẹ và an toàn.<br /> Bảng 5: Mức độ nhiễm độc của hóa chất<br /> ở nhóm II.<br /> <br /> MỨC ĐỘ<br /> <br /> SAU 1 THÁNG<br /> <br /> SAU 2 THÁNG<br /> <br /> SAU 3 THÁNG<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> I<br /> <br /> 6<br /> <br /> 20<br /> <br /> 8<br /> <br /> 26,6<br /> <br /> 9<br /> <br /> 30<br /> <br /> II<br /> <br /> 2<br /> <br /> 6,6<br /> <br /> 2<br /> <br /> 6,6<br /> <br /> 3<br /> <br /> 10<br /> <br /> III<br /> <br /> 1<br /> <br /> 3,3<br /> <br /> 3<br /> <br /> 10<br /> <br /> 3<br /> <br /> 10<br /> <br /> IV<br /> <br /> 1<br /> <br /> 3,3<br /> <br /> 2<br /> <br /> 6,6<br /> <br /> 2<br /> <br /> 6,6<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 10<br /> <br /> 33,3<br /> <br /> 15<br /> <br /> 50<br /> <br /> 17<br /> <br /> 56,6<br /> <br /> Tỷ lệ nhiễm độc trung bình ở nhóm II<br /> 46,6% (33,3 - 56,6%) và tăng dần theo thời<br /> gian (cao nhất ở tháng thứ 3). Ở cả tháng<br /> 1, 2 và 3, nhiễm độc nhẹ (mức độ I) gặp<br /> nhiều nhất (20 - 30%), các mức độ khác<br /> gặp tỷ lệ thấp hơn và xấp xỉ nhau. Ardizzoni<br /> A và CS (2007) gặp tỷ lệ biến chứng sau<br /> điều trị hóa chất ở UTP từ 12 - 53%, trong<br /> đó, mức độ nhiễm độc III, IV khoảng 12%<br /> [5]. Tỷ lệ các biến chứng phụ thuộc vào<br /> phác đồ và thể trạng của BN, nhưng các<br /> biến chứng sau điều trị hóa chất vẫn là mối<br /> lo ngại cho thầy thuốc và BN.<br /> KẾT LUẬN<br /> Nghiên cứu kết quả gây tắc ĐMPQ ở 39<br /> BN UTP không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB, IV,<br /> bước đầu chúng tôi nhận thấy:<br /> - Điểm thể trạng đều tăng và tăng nhiều<br /> sau tháng 1, 2 so với nhóm điều trị hóa chất<br /> (p < 0,05). Các triệu chứng ho, ho máu, đau<br /> ngực đều giảm rõ rệt sau điều trị 1, 2, 3 tháng<br /> và tỷ lệ ho máu giảm nhiều hơn so với điều<br /> trị hóa chất (2,5% so với 6,6%) (p < 0,05).<br /> - Đáp ứng hoàn toàn trên X quang gặp<br /> tỷ lệ tương ứng sau 1, 2, 3 tháng là 15,3%;<br /> 15,3%; 12,8%. Tỷ lệ BN đáp ứng một phần<br /> và ổn định đều cao hơn nhóm điều trị hóa<br /> chất. Tỷ lệ BN tiến triển không khác biệt so<br /> với nhóm điều trị hóa chất (p > 0,05).<br /> - Tỷ lệ các biến chứng sau gây tắc<br /> ĐMPQ là 51,2%, trong đó đau ngực đơn<br /> thuần gặp nhiều nhất (30,7%), sốt đơn<br /> thuần hay sốt kết hợp với đau ngực gặp 10,2%.<br /> <br /> 101<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2