intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả nghiên cứu thực trạng tính tích cực nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Chia sẻ: ViSatori ViSatori | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

137
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này đề cập đến thực trạng tính tích cực nghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN), bao gồm: Nhận thức của sinh viên về lợi ích của NCKH, thực trạng các biểu hiện tính tích cực NCKH (tính chủ động, tính tự giác, tính tự tin, kết quả NCKH), những thuận lợi và khó khăn trong NCKH của sinh viên, từ đó đưa ra các đề xuất biện pháp góp phần nâng cao tính tích cực NCKH của sinh viên hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả nghiên cứu thực trạng tính tích cực nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br /> Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 127-137<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0014<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TÍNH TÍCH CỰC NGHIÊN CỨU<br /> KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI<br /> Trần Thị Tuyết Mai<br /> Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> Tóm tắt. Bài viết này đề cập đến thực trạng tính tích cực nghiên cứu khoa học (NCKH) của<br /> sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN), bao gồm: nhận thức của sinh viên<br /> về lợi ích của NCKH, thực trạng các biểu hiện tính tích cực NCKH (tính chủ động, tính tự<br /> giác, tính tự tin, kết quả NCKH), những thuận lợi và khó khăn trong NCKH của sinh viên,<br /> từ đó đưa ra các đề xuất biện pháp góp phần nâng cao tính tích cực NCKH của sinh viên<br /> hiện nay.<br /> Từ khóa: Tính tích cực, sinh viên, giảng viên, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> Ở Hoa Kì, trong chiến lược 1998 - 2000 của Bộ Giáo dục đã ghi nhận NCKH giáo dục góp<br /> phần cải thiện nền giáo dục quốc gia và trong chiến lược này họ đã xác định những vấn đề ưu tiên<br /> tổ chức cho sinh viên NCKH [3]. Tác giả Francesco Cordasci và Elliots S.M Galner [14] đã chỉ ra<br /> những hoạt động cụ thể để hình thành kĩ năng NCKH cho sinh viên. Tác giả Gary Anderson (New<br /> York) [15] đã đặt trọng tâm vào việc tìm tòi các nguyên tắc, phương pháp cũng như công cụ, kĩ<br /> thuật nghiên cứu khoa học giáo dục để huấn luyện cho sinh viên. Bên cạnh đó, Brian Allison đã<br /> chỉ ra cho sinh viên các kĩ năng nghiên cứu, như: kĩ năng tiến hành một cuộc điều tra mẫu, kĩ năng<br /> thiết kế một bảng hỏi...[13].<br /> Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về hoạt động NCKH của sinh viên có hai hướng.<br /> Một là khẳng định tầm quan trọng của NCKH đối với sinh viên, hai là đề xuất các biện pháp để<br /> nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Hướng thứ nhất: theo các công trình nghiên cứu của các tác<br /> giả, công tác NCKH của sinh viên là phương pháp có hiệu quả nhất trong việc đào tạo chuyên gia<br /> có chất lượng [9]. Trong tác phẩm về “Tự học, tự giáo dục, tự nghiên cứu” [10], tác giả Nguyễn<br /> Cảnh Toàn cũng đã nói đến tầm quan trọng của NCKH đối với các trường sư phạm. Đặc biệt ông<br /> nhấn mạnh đến trách nhiệm của người thầy ở đại học là phải gây hứng thú tập dượt, tìm tòi, nghiên<br /> cứu cho sinh viên. Theo hướng thứ hai: nhiều tác giả đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả của<br /> các hoạt động NCKH của sinh viên. Theo đó cần đưa vào quá trình học tập của sinh viên các yếu<br /> tố NCKH, cần đào tạo một cách cơ bản và có hệ thống về phương pháp NCKH cho sinh viên. Tác<br /> giả Nguyễn Tấn Phát [8] và Hà Thế Ngữ [5] cho rằng việc đưa NCKH vào trường học là một vấn<br /> đề quan trọng sẽ thúc đẩy sự phát triển khoa học, đem lại những tiến bộ vững chắc cho công tác<br /> dạy học và giáo dục, đồng thời nâng cao hiệu quả đào tạo ở các trường Sư phạm.<br /> Ngày nhận bài: 10/9/2016. Ngày nhận đăng: 12/12/2016.<br /> Liên hệ: Trần Thị Tuyết Mai, e-mail: tuyetmaik57tlgd@gmail.com<br /> <br /> 127<br /> <br /> Trần Thị Tuyết Mai<br /> <br /> Gần đây, còn có công trình nghiên cứu của tác giả Đào Thị Oanh về NCKH giáo dục trong<br /> trường sư phạm. Tác giả nhấn mạnh đây là hoạt động đặc thù trong lĩnh vực giáo dục. NCKH giáo<br /> dục là hoạt động có tính hệ thống, xuất phát từ những vấn đề cần giải quyết trong hoạt động giáo<br /> dục, hay nhằm phát hiện ra những khái niệm, quy luật mới của thực tiễn giáo dục mà trước đó ta<br /> chưa biết [6]. Bên cạnh đó, trường Sư phạm không chỉ là nơi đào tạo giáo viên mà phải là trung<br /> tâm NCKH cơ bản, khoa học giáo dục và khoa học sư phạm [1].<br /> Trong thời đại bùng nổ thông tin và phát triển khoa học công nghệ với tốc độ gia tăng như<br /> hiện nay, việc thúc đẩy NCKH và chuyển giao công nghệ là đòn bẩy để các trường Đại học phát<br /> triển bền vững, vươn ngang tầm quốc tế [2]. Hơn thế, trong xu thể đổi mới căn bản và toàn diện<br /> giáo dục hiện nay, các trường đại học lớn phải là trung tâm nghiên cứu mạnh của cả nước [11]. Mặt<br /> khác, theo Thông tư 30/2010/TT-BLĐTBXH về quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề đã<br /> nêu rõ năng lực NCKH là tiêu chí quan trọng và rất cần thiết phải trang bị đối với người giáo viên<br /> trong tương lai [12].<br /> Trên thực tế, đào tạo và nghiên cứu là hai mặt có mối quan hệ hữu cơ, hai nhiệm vụ cơ bản,<br /> trong đó NCKH là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo. Quá trình đào tạo ở các<br /> trường Sư phạm, không chỉ đơn thuần là dạy kiến thức mà còn tổ chức cho sinh viên NCKH nhằm<br /> trang bị kĩ năng nghiên cứu, năng lực học tập suốt đời [4]. Trong các năng lực, giáo viên, giảng<br /> viên sư phạm cần có các năng lực: năng lực nghiệp vụ sư phạm, năng lực nghiên cứu khoa học<br /> giáo dục, năng lực quản lí đào tạo [7].<br /> Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, trường ĐHSP Hà Nội luôn coi việc tổ chức,<br /> phát triển hoạt động NCKH của sinh viên là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của nhà<br /> trường. Sinh viên đã và đang tham gia vào hoạt động NCKH. Tuy nhiên, ở một bộ phận sinh viên<br /> hiện nay chỉ tham gia mang tính chất phong trào mà chưa tích cực, chủ động trong NCKH nên hiệu<br /> quả mang lại chưa cao. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thực trạng này là do sinh<br /> viên còn thiếu tính tích cực. Vấn đề đặt ra là phải phát huy tính tích cực của sinh viên trong hoạt<br /> động NCKH, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường ĐHSPHN. Nội dung bài viết dưới<br /> đây đề cập đến kết quả nghiên cứu thực trạng tính tích cực NCKH của sinh viên trường Đại học<br /> Sư phạm Hà Nội và định hướng đề xuất biện pháp nhằm góp phần nâng cao tính tích cực NCKH<br /> của sinh viên hiện nay.<br /> <br /> 2.<br /> 2.1.<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> Tổ chức nghiên cứu<br /> <br /> - Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, đề tài tìm hiểu thực trạng tính tích cực nghiên<br /> cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội và đưa ra một số định hướng biện<br /> pháp góp phần nâng cao tính tích cực nghiên cứu khoa học của sinh viên.<br /> - Đối tượng và khách thể: Nghiên cứu thực trạng biểu hiện tính tích cực nghiên cứu khoa<br /> học của sinh viên trường Đại học sư phạm Hà Nội. Việc nghiên cứu được tiến hành trên 187 sinh<br /> viên thuộc các khoa: Tâm lí - Giáo dục học, Triết học, Khoa Vật lí, Khoa Hóa học và khoa Ngữ<br /> Văn và lấy ý kiến phỏng vấn của 20 giảng viên.<br /> - Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng bao gồm:<br /> phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn sâu và phương<br /> pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học.<br /> <br /> 128<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> Thực trạng tính tích cực nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học<br /> Sư phạm Hà Nội<br /> <br /> 2.2.1. Nhận thức của sinh viên về lợi ích của nghiên cứu khoa học<br /> Theo đánh giá của sinh viên các em cho rằng NCKH mang lại cho các em nhiều lợi ích<br /> khác nhau. Trước hết, đa số các em cho rằng NCKH để tìm hiểu, khám phá và tích lũy các kiến<br /> thức cần thiết phục vụ cho học tập. Với những kiến thức ấy góp phần làm cho tầm hiểu biết của<br /> các em phong phú hơn. Em N.L.T chia sẻ: "Kiến thức là vô tận, mỗi ngày chúng em lại được học<br /> thêm một ít. Qua các đề tài nghiên cứu khoa học, em lại mở rộng thêm vốn kiến thức của bản thân<br /> mình". Đồng thời, thông qua NCKH các em còn được rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng<br /> viết, kĩ năng phân tích và giải quyết vấn đề... Từ đó giúp các em hình thành và phát triển tư duy<br /> độc lập, phản biện và sáng tạo. Em Đ.V.D chia sẻ: "Em thấy lợi ích lớn nhất mà em thu được khi<br /> tham gia NCKH là rèn luyện các kĩ năng phục vụ trực tiếp cho quá trình học tập và cho hoạt động<br /> của người giáo viên sau này". Đồng thời, việc tham gia NCKH cũng mang lại nhiều lợi ích cho<br /> kết quả học tập, áp dụng các kiến thức và kĩ năng đã có vào giải quyết các nhiệm vụ học tập mà<br /> giảng viên đề ra. Hơn thế, những kết quả NCKH còn được áp dụng vào giải quyết các vấn đề của<br /> thực tế đời sống... Bên cạnh đó, một số ít sinh viên còn cho rằng, NCKH để khẳng định chính bản<br /> thân mình. Ngoài ra, thông qua NCKH sinh viên còn được học hỏi tác phong, kĩ năng làm việc<br /> của giảng viên và học hỏi những điểm mạnh của những bạn khác trong nhóm nghiên cứu.<br /> Cùng với đó, chúng tôi cũng tìm hiểu về tác động của NCKH đối với nghề nghiệp sau này<br /> của sinh viên, những giáo viên tương lai. NCKH giúp các em trang bị các kiến thức đầy đủ và toàn<br /> diện hơn. NCKH còn cung cấp kĩ năng, kinh nghiệm giảng dạy về các vấn đề logic, khoa học. Mặt<br /> khác, giúp sinh viên có ý thức trách nhiệm về công việc, yêu nghề, yêu công việc hơn. Bên cạnh<br /> đó, còn rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và rèn phong cách làm việc với giảng viên để<br /> sau này có kĩ năng làm việc với học sinh...<br /> <br /> 2.2.2. Thực trạng biểu hiện tính tích cực nghiên cứu khoa học của sinh viên trường<br /> ĐHSPHN<br /> Bảng 1: Biểu hiện tính chủ động trong nghiên cứu khoa học của sinh viên trường ĐHSPHN<br /> TT<br /> <br /> Các biểu hiện<br /> <br /> ĐTB<br /> <br /> Các mức độ<br /> <br /> ĐLC<br /> Không<br /> bao giờ<br /> <br /> Thỉnh<br /> thoảng<br /> <br /> Thường<br /> xuyên<br /> <br /> Rất<br /> thường<br /> xuyên<br /> <br /> 1<br /> <br /> Tự mình xác định tên đề<br /> tài NCKH<br /> <br /> 2,79<br /> <br /> 0,78<br /> <br /> 3,3<br /> <br /> 44,3<br /> <br /> 37,7<br /> <br /> 14,8<br /> <br /> 2<br /> <br /> Tự đặt ra mục tiêu nghiên<br /> cứu cụ thể của cá nhân<br /> <br /> 2,54<br /> <br /> 0,85<br /> <br /> 8,2<br /> <br /> 44,3<br /> <br /> 32,8<br /> <br /> 14,8<br /> <br /> 3<br /> <br /> Tự xây dựng kế hoạch<br /> nghiên cứu<br /> <br /> 2,58<br /> <br /> 0,86<br /> <br /> 4,9<br /> <br /> 41,0<br /> <br /> 41,0<br /> <br /> 13,1<br /> <br /> 4<br /> <br /> Chủ động tìm đọc các<br /> sách báo, tạp chí và công<br /> trình NCKH liên quan<br /> <br /> 2,75<br /> <br /> 0,84<br /> <br /> 3,3<br /> <br /> 32,8<br /> <br /> 39,3<br /> <br /> 24,6<br /> <br /> 5<br /> <br /> Tự xây dựng bộ công cụ<br /> NCKH<br /> <br /> 2,26<br /> <br /> 0,79<br /> <br /> 16,4<br /> <br /> 31,1<br /> <br /> 47,5<br /> <br /> 4,9<br /> 129<br /> <br /> Trần Thị Tuyết Mai<br /> <br /> 6<br /> <br /> Lựa chọn các phương<br /> pháp NCKH phù hợp với<br /> bản thân<br /> <br /> 2,57<br /> <br /> 0,83<br /> <br /> 11,5<br /> <br /> 47,5<br /> <br /> 26,2<br /> <br /> 14,8<br /> <br /> 7<br /> <br /> Tự đi thu thập các số liệu<br /> thực tế<br /> <br /> 2,58<br /> <br /> 0,89<br /> <br /> 14,8<br /> <br /> 47,5<br /> <br /> 21,3<br /> <br /> 16,4<br /> <br /> 8<br /> <br /> Xử lí và phân tích các số<br /> liệu thu được<br /> <br /> 2,66<br /> <br /> 0,90<br /> <br /> 16,4<br /> <br /> 49,2<br /> <br /> 16,4<br /> <br /> 18,0<br /> <br /> 9<br /> <br /> Chủ động tìm kiếm cách<br /> thức để giải quyết các<br /> nhiệm vụ NCKH<br /> <br /> 2,72<br /> <br /> 0,76<br /> <br /> 4,9<br /> <br /> 54,1<br /> <br /> 34,4<br /> <br /> 6,6<br /> <br /> 10<br /> <br /> Vận dụng kiến thức đã có<br /> vào giải quyết các nhiệm<br /> vụ NCKH<br /> <br /> 2,76<br /> <br /> 0,79<br /> <br /> 1,6<br /> <br /> 54,1<br /> <br /> 27,9<br /> <br /> 16,4<br /> <br /> 11<br /> <br /> Vận dụng các kĩ năng<br /> đã có vào giải quyết các<br /> nhiệm vụ NCKH<br /> <br /> 2,78<br /> <br /> 0,79<br /> <br /> 1,6<br /> <br /> 41,0<br /> <br /> 42,6<br /> <br /> 14,8<br /> <br /> 12<br /> <br /> Chủ động xin ý kiến của<br /> giảng viên hướng dẫn sau<br /> các nội dung NCKH<br /> <br /> 2,85<br /> <br /> 0,83<br /> <br /> 4,9<br /> <br /> 47,5<br /> <br /> 26,2<br /> <br /> 21,3<br /> <br /> * Ghí Chú: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn<br /> <br /> Trong biểu hiện tính chủ động, ta thấy biểu hiện "Xin ý kiến của giảng viên hướng dẫn sau<br /> các nội dung NCKH" xếp vị trí thứ nhất với X = 2,85. Như vậy, đa số sinh viên đánh giá rằng các<br /> em thường chủ động trong việc xin ý kiến của giảng viên hướng dẫn về các nội dung NCKH. Em<br /> Đ.V.D chia sẻ: "Sau khi kết thúc mỗi nội dung, nhiệm vụ NCKH là em và các bạn đều liên hệ để<br /> gặp gỡ cô giáo nhờ cô góp ý và chỉnh sửa giúp các em". Xếp vị trí tiếp theo là "Xác định tên đề tài<br /> NCKH" với X = 2, 79. Điều này cho thấy hầu hết sinh viên đều chủ động trong việc đưa ra tên đề<br /> tài NCKH. Sở dĩ như vậy vì để thực hiện một đề tài NCKH thì công việc đầu tiên và khó khăn là<br /> việc xác định cho mình tên đề tài phù hợp. Em B.T.L chia sẻ: "Em thường nghĩ ra 1, 2 thậm chí<br /> 4,5 cái tên đề tài NCKH, em vạch sẵn ra sau đó mới nhờ thầy, cô chỉ cho tên nào là phù hợp với ý<br /> tưởng mình sẽ thực hiện trong đề tài này".<br /> Xếp vị trí cuối cùng là "Xây dựng bộ công cụ NCKH" với X = 2,26. Điều này cho thấy, đa<br /> số sinh viên vẫn chưa thật sự chủ động trong việc xây dựng cho đề tài của mình bộ công cụ để điều<br /> tra thực tế. Em T.T.L chia sẻ: "Em thấy đây là công việc khó khăn nhất và sau khi tìm hiểu lí luận<br /> xong, chúng em thường chờ cô giáo định hướng cấu trúc rồi mới đi xây dựng bộ công cụ. Em thấy<br /> tự mình xây dựng bộ công cụ rất khó".<br /> Như vậy, có thể thấy biểu hiện "Xin ý kiến của giảng viên hướng dẫn sau các nội dung<br /> NCKH là biểu hiện được sinh viên thực hiện nhiều nhất, và biểu hiện "Xây dựng bộ công cụ<br /> NCKH" ít được sinh viên chủ động thực hiện.<br /> <br /> 130<br /> <br /> 2.2.3. Thực trạng biểu hiện tính tự giác trong nghiên cứu khoa học của sinh viên trường<br /> ĐHSPHN<br /> Bảng 2: Biểu hiện tính tự giác trong nghiên cứu khoa học của sinh viên trường ĐHSPHN<br /> Các mức độ<br /> TT Các biểu hiện<br /> ĐLC<br /> ĐTB<br /> Rất<br /> Không<br /> Thỉnh Thường<br /> thường<br /> bao giờ thoảng<br /> xuyên<br /> xuyên<br /> Tự giác trao đổi các băn<br /> khoăn, thắc mắc với giảng<br /> 1<br /> 2,84 0,82<br /> 6,6<br /> 42,6<br /> 23,0<br /> 27,9<br /> viên hướng dẫn trong quá<br /> trình NCKH<br /> Tuân thủ theo các bước<br /> 2<br /> 2,85 0,82<br /> 4,9<br /> 42,6<br /> 32,8<br /> 19,7<br /> của quá trình NCKH<br /> Thực hiện các nhiệm vụ<br /> 3<br /> 2,89 0,81<br /> 3,3<br /> 45,9<br /> 27,9<br /> 23,0<br /> NCKH nghiêm túc, kỉ luật<br /> Hoàn thành các nội dung<br /> 14,8<br /> 45,9<br /> 26,2<br /> 13,1<br /> NCKH đúng thời hạn quy 2,68 0,85<br /> 4<br /> định<br /> Tự giác giải quyết các<br /> 5<br /> 6,6<br /> 47,5<br /> 37,7<br /> 8,2<br /> nhiệm vụ NCKH theo 2,66 0,75<br /> đúng yêu cầu<br /> Tự mình hoàn thiện báo<br /> 6<br /> 2,25 0,87<br /> 21,3<br /> 26,2<br /> 44,3<br /> 8,2<br /> cáo đề tài NCKH<br /> Trong biểu hiện tính tự giác, ta thấy biểu hiện "Thực hiện các nhiệm vụ NCKH nghiêm túc,<br /> kỉ luật" xếp vị trí thứ nhất với X = 2,89. Điều này cho thấy đa số sinh viên khi NCKH đều có tính<br /> nghiêm túc, kỉ luật. Sở dĩ như vậy, vì để hoàn thành các nhiệm vụ NCKH các em cần có tổ chức<br /> kỉ luật tốt để thực hiện các công việc đã đề ra. Em L.T.L chia sẻ: "Em thấy một trong những điều<br /> cần thiết trong NCKH là tính kỉ luật. Em cũng tự đặt ra cho mình những yêu cầu để thực hiện theo<br /> các yêu cầu đó". Bên cạnh đó, biểu hiện "Tuân thủ theo các bước của quá trình NCKH" xếp vị trí<br /> thứ 2 với X = 2,85. Điều này có nghĩa đa số sinh viên cũng cho rằng các em đã tuân thủ theo các<br /> bước trong quá trình làm NCKH. Việc thực hiện theo đúng quy trình giúp các em thu được kết quả<br /> NCKH tốt hơn. Em Đ.T.L chia sẻ: "Em được giảng viên hướng dẫn các bước NCKH và từ đó em<br /> thực hiện theo đúng các bước để đảm bảo tiến trình và chất lượng nhiệm vụ yêu cầu" .<br /> Xếp vị trí cuối cùng là "Giải quyết các nhiệm vụ NCKH theo đúng yêu cầu đề ra" với X<br /> = 2,66. Như vậy, đa số sinh viên cho rằng việc giải quyết các nhiệm vụ NCKH chưa được các em<br /> thực hiện tốt so với các biểu hiện trên. Sở dĩ như vậy vì không phải nhiệm vụ nào các em cũng<br /> thực hiện và tìm ra cách giải quyết cho các nhiệm vụ đó. Đôi khi các em phải cần đến sự đốc thúc<br /> của giảng viên thì mới giải quyết các nhiệm vụ. Em T.V.Đ chia sẻ: "Không phải nhiệm vụ nào đề<br /> ra em cũng tìm cách giải quyết được. Đôi khi gặp nhiệm vụ khó khăn làm em không kiên trì và có<br /> lúc thậm chí bỏ mặc".<br /> Như vậy, có thể thấy biểu hiện "Thực hiện các nhiệm vụ NCKH nghiêm túc, kỉ luật" là biểu<br /> hiện được sinh viên thực hiện nhiều nhất, và biểu hiện "Giải quyết các nhiệm vụ NCKH theo đúng<br /> yêu cầu đề ra" ít được sinh viên tự giác thực hiện.<br /> 131<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2