intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khai thác các giá trị văn hóa và lễ hội truyền thống ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

112
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết gồm 4 phần chính: Đặt vấn đề; Du lịch - Sự khám phá bất tận; Những giá trị văn hoá phục vụ du lịch của đồng bằng sông Cửu Long; 4. Lễ hội truyền thống – nguồn sản phẩm du lịch độc đáo. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết bài viết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khai thác các giá trị văn hóa và lễ hội truyền thống ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch

KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA VÀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở CÁC TỈNH<br /> ĐBSCL PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH<br /> Lê Hồng Lý<br /> Năm 2007, tại Washington - thủ đô của nước Mĩ - sẽ diễn ra một lễ hội do Viện<br /> Smithsonian tổ chức với quy mô hết sức hoành tráng, thu hút hàng triệu lượt người từ<br /> khắp nước Mĩ và thế giới. Lễ hội ấy mang tên: “Mê Kông – dòng sông kết nối các nền<br /> văn hoá” với sự tham gia của 5 nước trong lưu vực bao gồm: Trung Quốc, Thái Lan,<br /> Lào, Cămpuchia và Việt Nam.<br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Năm 2007, tại Washington - thủ đô của nước Mĩ - sẽ diễn ra một lễ hội do Viện<br /> Smithsonian tổ chức với quy mô hết sức hoành tráng, thu hút hàng triệu lượt người từ<br /> khắp nước Mĩ và thế giới. Lễ hội ấy mang tên: “Mê Kông – dòng sông kết nối các nền<br /> văn hoá” với sự tham gia của 5 nước trong lưu vực bao gồm: Trung Quốc, Thái Lan,<br /> Lào, Cămpuchia và Việt Nam. Thông điệp mà lễ hội ấy đem đến cho du khách là:<br /> Vùng sông Mê Kông là nơi phong phú về tài nguyên thiên nhiên và văn hoá; gồm<br /> nhiều nền văn hoá của nhiều dân tộc khác nhau, nó đa dạng nhưng có nhiều điểm<br /> tương đồng. Đây là một vùng đã từng trải qua quá trình giao thoa văn hoá trong suốt<br /> chiều dài lịch sử; là một vùng đất thấm đượm lịch sử và đa dạng văn hoá; nơi mà các<br /> dân tộc có ngôn ngữ và văn hoá riêng cùng chung sống hòa đồng.<br /> Đây là một nơi đem đến sự ngạc nhiên và ta thấy cần thiết phải đến đó ít nhất một<br /> lần cho biết. Đó là một phần của hành tinh chúng ta, vì vậy mà mỗi chúng ta cần phải<br /> đối xử tốt với nơi này như là người trong một nhà.<br /> Đây là một vùng phức hợp, có lịch sử xa xưa, có nhiều mối liên quan với Mĩ; là<br /> một vùng đa dạng văn hoá, gắn bó với lịch sử quá khứ, đồng thời cũng luôn tìm cách<br /> gắn kết quá khứ với tương lai.<br /> Đây cũng là một vùng đất huyền bí với sự đa dạng đến ngạc nhiên của các nền<br /> văn hoá các dân tộc, một vùng đất hết sức giàu có về tri thức bản địa và đa dạng văn<br /> hoá; đa dạng như sự đa dạng của các khu vực và môi trường văn hoá khác nhau mà<br /> dòng sông chảy qua...(2)<br /> Ban tổ chức còn thống kê ra nhiều thông điệp khác nữa với mục đích quảng bá<br /> du lịch lễ hội khu vực sông Mê Kông hết sức mạnh mẽ. Để tổ chức lễ hội ấy,<br /> Smithsonian đã chuẩn bị suốt ba năm từ 2004 đến 2006 với nhiều hoạt động khác<br /> nhau với sự hợp tác của 5 nước tham gia. Mỗi nước trong khu vực sẽ đem đến đây<br /> những sản phẩm văn hoá đặc sắc và mới lạ nhất đối với du khách Mĩ và khách du lịch<br /> các nước khác. Việt Nam cũng đang trong quá trình chuẩn bị với sự tham gia của khu<br /> vực đồng bằng sông Cửu Long mà có thể nói Festival du lịch đồng bằng sông Cửu<br /> Long năm 2006 là một đóng góp.<br /> 2. Du lịch – sự khám phá bất tận<br /> Đời sống càng lên cao thì du lịch – ngành công nghiệp không khói càng phát triển.<br /> Thực tế ở Việt Nam cũng như trên thế giới cho thấy rõ điều đó. Đi du lịch, điều mà<br /> trước đây 20 năm, người Việt coi là một sự sa xỉ thì nay đã thành một sinh hoạt bình<br /> <br /> thường. Theo dự đoán của các nhà nghiên cứu du lịch thì mức tăng trưởng hằng năm<br /> của ngành này trên thế giới là 3,4% và doanh thu sẽ đạt xấp xỉ 9.000 tỉ đô la Mĩ vào<br /> năm 2010. Số lượng khách quốc tế đi du lịch trên thế giới dự kiến sẽ tăng lên gấp đôi<br /> từ 673 triệu lượt người năm 2000 sẽ tăng lên 1602 triệu lượt người vào năm 2020.<br /> Theo tính toán của Tổ chức du lịch thế giới (WTO) thì số khách đến thăm khu vực Đông<br /> á. Thái Bình Dương sẽ tăng lên gấp bốn lần, tỉ lệ phần trăm riêng phần này trong khu<br /> vực sẽ tăng từ 15,6% năm 2000 đến gần 30% vào năm 2020 và sẽ vượt Mĩ(3). Để đạt<br /> được điều đó thì phương châm hoạt động du lịch phải luôn luôn được quán triệt một<br /> cách đầy đủ nhất. Những phương châm này được các nhà nghiên cứu du lịch xây<br /> dựng nên và trở thành những nguyên tắc hoạt động của họ. Thiết tưởng đây cũng là<br /> những nguyên tắc mà du lịch Việt Nam theo đuổi. Đó là:<br /> - Làm sao đưa được khách bước ra khỏi cuộc sống thường nhật nhàm chán của<br /> mình để bước vào một cuộc sống khác biệt hoàn toàn ở những nơi khác. Tiếp xúc với<br /> những cư dân bản địa ở những nơi đó, nơi có một cuộc sống hoàn toàn khác biệt, lạ<br /> lẫm và hấp dẫn.<br /> - Người đi du lịch luôn luôn muốn khám phá sự khác lạ ở các địa phương, các dân<br /> tộc khác với mình để vừa thỏa mãn trí tò mò, vừa muốn để tìm hiểu những vùng đất<br /> mới ở những thời gian nhất định mà không bị lặp đi lặp lại cái mình đã biết.<br /> - Nơi đến du lịch càng khác lạ bao nhiêu về phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn<br /> giáo, văn hoá, ngôn ngữ và các giá trị cuộc sống... thì càng hấp dẫn du khách bấy<br /> nhiêu. ấy là chưa kể đến các sản vật địa phương hay đồ thủ công mà người dân bản<br /> địa tạo ra sẽ là những món quà quý giá đến với người đi du lịch(1).<br /> Theo những ý tưởng trên thì bất kể một khu vực nào trên thế giới cũng có thể là<br /> một điểm du lịch thú vị, vấn đề ở chỗ là khai thác nó như thế nào, huống chi là mảnh<br /> đất Việt Nam với một bề dày văn hoá như vậy. Qua thực tế ở nước ta nói chung và khu<br /> vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, dưới đây chúng tôi thử tìm hiểu một số giá trị<br /> văn hoá và lễ hội phục vụ cho công tác du lịch tại khu vực đầy tiềm năng này.<br /> 3. Những giá trị văn hoá phục vụ du lịch của đồng bằng sông Cửu Long<br /> Trên cơ sở những tư liệu và quan sát thực tế, chúng tôi chỉ hệ thống lại một số<br /> nhóm giá trị văn hoá của khu vực đồng bằng sông Cửu Long mà ngành du lịch có thể<br /> khai thác. Sản phẩm du lịch là một sự sáng tạo được xây dựng bởi tiềm năng trí tuệ và<br /> sự năng động, nhạy bén của mỗi địa phương trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm trong và<br /> ngoài nước mà phát hiện ra những lợi thế của địa phương mình. Từ đó tạo ra những<br /> sản phẩm hết sức độc đáo, có giá trị kinh tế và nghệ thuật cao như những hàng thủ<br /> công mĩ nghệ bằng các sản phẩm ở biển (vỏ sò, trai, ốc...) hay rất đơn giản như chiếc<br /> gậy cho khách hành hương ở chùa Hương (Hà Tây), chùa Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh<br /> Phúc), mà vẫn mang dấu ấn của địa phương. ở đồng bằng sông Cửu Long, theo chúng<br /> tôi, nên khai thác ở các giá trị văn hoá sau:<br /> + Các giá trị văn hoá lịch sử<br /> Đây là một vùng đất trong các cuộc chiến tuy không ác liệt như khu vực miền<br /> Trung, nhưng do điều kiện tự nhiên và vị trí địa lí lại có những nét thú vị khác, đặc biệt<br /> là vị trí sông nước. Đó là những trận Rạch Gầm – Xoài Mút, những trận đánh trên sông<br /> Hàm Luông, những sự kiện diễn ra ở Bảy Núi, di tích Gò Tháp hay trận ấp Bắc, Bến<br /> Tre đồng khởi v.v.. Mỗi di tích có một lí lịch riêng với biết bao nhiêu câu chuyện liên<br /> <br /> quan cùng các nhân chứng, kỉ vật. Tất cả những cái đó nếu được khai thác tốt sẽ trở<br /> thành những sản phẩm du lịch đáng kể. Gần đây, trên thế giới có một loại hình du lịch<br /> gọi là du lịch chiến tranh, cái mà ở nước ta mấy năm qua gọi là phong trào “trở lại chiến<br /> trường xưa”. Người Pháp đã từng tham chiến ở Việt Nam trở lại Điện Biên Phủ, người<br /> Mĩ đến với Quảng Trị, Đà Nẵng và nhiều nơi khác. Những đoàn du lịch của cựu chiến<br /> binh Mĩ hay những người thân của họ muốn tận mắt thấy được nơi mà cha anh họ đã<br /> từng đến, để rồi trở thành nỗi ám ảnh, thành một phần cuộc sống tinh thần của họ.<br /> Trường hợp những bộ phim như trường hợp phim “Đông Dương” của Pháp và nhiều<br /> phim Mĩ về Việt Nam đã thúc đẩy làn sóng du lịch chiến tranh ngày càng mạnh. Điều<br /> này tác động đến người nước ngoài như Mĩ, úc, Pháp, Nam Hàn, những nước đã từng<br /> tham dự chiến tranh ở Việt Nam, song nó cũng tác động cả du khách trong nước Việt<br /> Nam. Bởi vì những người đã từng sống hay những người sinh ra sau này cũng bị thôi<br /> thúc bởi những sự kiện, những địa danh mà người nước ngoài tìm đến, từ đó các thế<br /> hệ người Việt cũng bị thu hút bởi những di tích lịch sử đó. Những cuộc hành hương trở<br /> về nguồn, thăm lại chiến trường xưa ở chiến khu D, địa đạo Củ Chi v.v. đã thể hiện<br /> điều đó. Đồng bằng sông Cửu Long không thiếu những địa danh có thể làm du lịch<br /> chiến tranh và thực tế có khách trong và ngoài nước đến đây, song khai thác thành<br /> những sản phẩm thực sự thì chưa phải là phổ biến.<br /> Ở loại hình du lịch này ta còn thấy việc tham quan tìm hiểu các di tích danh nhân<br /> có khá nhiều ở Nam Bộ. Những Thủ Khoa Huân, Võ Trường Toản, Nguyễn Đình Chiểu,<br /> Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Định v.v. đều có các di tích và kèm theo đó là lịch sử phong<br /> phú của các di tích đó. Đây có thể là những sản phẩm du lịch văn hoá lịch sử có giá trị.<br /> Gần đây, năm 2004 tại Harrogate, Anh đã có một hội thảo thú vị, nhan đề: “Du lịch<br /> văn học: chuyến du hành, sự tưởng tượng và truyền thuyết” (Tourism and Literature:<br /> Travel, imagination and myth) vào ngày 22 đến 26 tháng 7 năm 2004. Một trong những<br /> mục tiêu mà hội thảo ấy đặt ra là:<br /> - Người du lịch như một người đọc sách và người đọc sách như một lữ khách.<br /> - Các sản phẩm của những không gian văn học và tính thi ca của các địa danh ấy.<br /> - Di sản văn hoá phi vật thể – những truyền thống văn học tự sự, kể chuyện lịch<br /> sử và lịch sử truyền miệng. Thiết nghĩ, các di tích lịch sử và danh nhân ở Việt Nam có<br /> đầy đủ những điều đáp ứng được khách du lịch.<br /> + Các giá trị văn hoá sinh hoạt đời thường<br /> Đối với chúng ta cuộc sống hằng ngày là chuyện hết sức bình thường, nhưng đối<br /> với người nước ngoài và cả người trong nước (ở vùng khác) thì đó lại là một sự khám<br /> phá. Chỉ một ví dụ: người dân Bắc Bộ trước đây khi chưa có phim ảnh và ti vi, không<br /> thể nào hình dung nổi quả dừa nước như thế nào. Nhưng khi đến vùng sông nước của<br /> Nam Bộ thì họ thực sự bị lôi cuốn bởi sản phẩm đó. Chuyện tương tự có thể kể rất<br /> nhiều chỉ đối với người Việt Nam, huống chi là người nước ngoài. Một cái chợ trên<br /> thuyền, một con đò, những khung cảnh miệt vườn hay rừng dừa Bến Tre v.v. ta cứ<br /> tưởng là chuyện chẳng có gì phải bàn, nhưng lại là những sản phẩm du lịch hấp dẫn.<br /> Đã từng có những người nước ngoài đi du lịch chỉ để nghiên cứu xem quy trình trồng<br /> lúa nước ở Việt Nam thế nào. Nếu biết khai thác những sinh hoạt đời thường ấy thì sản<br /> phẩm du lịch của chúng ta sẽ vô cùng phong phú.<br /> + Giá trị văn hoá sông nước<br /> <br /> Đây vừa là thế mạnh vừa là đặc sản của đồng bằng sông Cửu Long. Số lượng<br /> sông, kênh, rạch chằng chịt mà vùng Nam Bộ có được là những tuyến du lịch hết sức<br /> hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Ngoài sản phẩm chính là du ngoạn trên các<br /> loại tàu, thuyền lớn nhỏ, với nhiều dạng, nhiều kiểu, nhiều tốc độ khác nhau còn có<br /> những sinh hoạt, công việc liên quan đến thuyền bè và sông nước. Chẳng hạn như<br /> những vựa cá lồng, vùng nuôi thủy sản, làm mắm, đánh cá, câu cá và tự làm hay<br /> thưởng thức đủ các món ăn từ cá... là những sản phẩm du lịch tuyệt vời cho du khách.<br /> Một chuyến du ngoạn trên thuyền từ tỉnh này sang tỉnh kia, có thể dừng chân ở những<br /> vị trí nhất định để lên bờ thăm thú, rồi lại xuống thuyền đi tiếp với những con người, sản<br /> phẩm khác nhau của mỗi vùng, cũng như cung cách làm ăn, lối sống của cư dân ở những<br /> nơi đó chính là những sản phẩm du lịch mà khách yêu thích. Gần đây, các tour du lịch bắt<br /> đầu mở rộng các sản phẩm của mình như du lịch nhà dân: đưa khách đến ở tại các gia<br /> đình dân tộc ở miền núi để họ tận hưởng những sinh hoạt của người dân tộc, mới đây<br /> nhất là đến các gia đình ở Hà Nội cùng ăn tết, đón xuân và tham dự vào các phong tục, tập<br /> quán, nghi lễ của các gia đình người Việt ở đô thị. Điều này đang mở ra một hướng mới<br /> mà chắc chắn du lịch đồng bằng sông Cửu Long sẽ có thể khai thác ở rất nhiều khía cạnh.<br /> Các cuộc thả lưới, buông câu, đánh cá (bằng nhiều kiểu), đan lưới, chèo thuyền, những<br /> điệu hò sông nước, luồn lách trong các kênh rạch v.v. đều là những khám phá của du<br /> khách nếu người tổ chức du lịch biết khai thác.<br /> + Du lịch sinh thái miệt vườn<br /> Hoạt động du lịch này đã phổ biến và được nhiều người nói đến, chúng tôi không<br /> dừng lại chi tiết ở đây.<br /> + Du lịch các làng nghề vùng đồng bằng Nam Bộ<br /> Ngoài những làng nghề mà có thể tìm thấy ở các nơi khác trên đất nước Việt<br /> Nam, ở khía cạnh này, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nên đặc biệt chú ý tới các<br /> làng nghề có tính đặc sản của mình. Theo chúng tôi, mỗi địa phương cần tìm ra những<br /> thế mạnh riêng của mình để xây dựng nên các tour du lịch ấy. Chẳng hạn như các<br /> nghề thủ công chế tác từ dừa của Bến Tre hay một số địa phương khác. Những sản<br /> phẩm như đồ mĩ nghệ, đồ gia dụng: giỏ tích, đũa, thìa, các sản phẩm thủ công... từ<br /> thân, xơ, lá, sọ... của cây dừa là một lợi thế độc đáo. Các quy trình công nghệ làm kẹo,<br /> dầu, đường v.v. từ cùi và nước dừa là một nhóm sản phẩm thứ hai vừa có thể cho du<br /> khách chiêm ngưỡng, tham quan vừa là đặc sản để du khách mua làm quà lưu niệm.<br /> Tương tự như vậy có thể thấy đối với cây thốt nốt ở các tỉnh giáp giới với Cămpuchia<br /> hoặc những sản phẩm liên quan đến biển Kiên Giang, Cà Mau; những sản phẩm liên<br /> quan đến rừng của vùng U Minh hay các khu rừng ngập mặn ở các tỉnh giáp biển<br /> Đông.<br /> Có thể là làng nghề thì không chỉ giới thiệu sản phẩm, bán sản phẩm mà còn hấp<br /> dẫn du khách bằng quy mô, công việc và sinh hoạt của làng nghề ấy. Còn đối với<br /> những nơi chưa có truyền thống của một làng nghề thì chỉ là một loại như đan lát, chế<br /> biến, khai thác cũng có thể là điểm thu hút du khách. Trường hợp như nghề chế biến<br /> các sản phẩm từ lá bèo để đan các loại xách, giỏ... xuất khẩu gần đây là một thí dụ,<br /> hoặc các sản phẩm từ thực phẩm như bánh phồng, bánh tráng v.v.<br /> + Du lịch biển với các giá trị văn hoá biển<br /> <br /> Đồng bằng sông Cửu Long không có những bãi tắm, khu nghỉ biển như khu vực<br /> miền Trung. Tuy nhiên, không vì thế mà không có những giá trị văn hoá biển có thể làm<br /> du lịch. Thay vào những bãi tắm đó là du lịch sinh thái vùng ngập mặn như các khu bảo<br /> tồn thiên nhiên như rừng đước, bãi cò, bãi chim. Không có những tour du lịch mạo hiểm<br /> như ở rừng núi phía bắc thì du lịch rừng U Minh đâu có kém phần hoang sơ, mạo hiểm.<br /> Những vùng rừng, cây cối vùng nhiệt đới ngập mặn với bao loại động thực vật và lối<br /> khai thác, bảo vệ rừng của dân địa phương là những điều hấp dẫn du khách. Biển Kiên<br /> Giang, Cà Mau lại có những niềm hứng thú khác với vị trí biên giới, vị trí tận cùng tổ<br /> quốc v.v.. Đó cũng là những sản phẩm du lịch văn hoá.<br /> + Những giá trị của các di tích văn hoá tín ngưỡng<br /> Trước hết là ở sự phong phú của các tôn giáo tín ngưỡng ở đây. Tín ngưỡng dân<br /> gian của người đi mở đất và của cư dân bản địa khá đậm đặc. Đó là tín ngưỡng về các vị<br /> thần như Bà Chúa Xứ, bà Thủy Long, bà Hà Dương, ông Bổn, Thành Hoàng, Neak Tà<br /> v.v.. Các tôn giáo như Phật giáo của người Kh’me, người Kinh, Cao Đài, Hòa Hảo, Thiên<br /> Chúa, Tin Lành... Mỗi tôn giáo đều có những di tích kiến trúc kèm theo với sự đa dạng về<br /> kiểu cách, loại hình, trang trí cũng như hệ thống thần điện và kèm theo nó là cả một hệ<br /> thống nghi lễ, sinh hoạt vô cùng phong phú. Đây là mảnh đất màu mỡ của du lịch khi biết<br /> tận dụng triệt để.<br /> 4. Lễ hội truyền thống – nguồn sản phẩm du lịch độc đáo<br /> Tiềm năng của lễ hội truyền thống ở đồng bằng sông Cửu Long không nhiều như<br /> ở Bắc Bộ, song không phải là ít, vấn đề là khai thác nó như thế nào mà thôi. Với hệ<br /> thống các tín ngưỡng, tôn giáo như đã kể trên sẽ kèm theo những sinh hoạt lễ hội<br /> không kém phần phong phú. Tuy nhiên, thời gian qua chúng ta chưa khai thác được<br /> bao nhiêu. Trong cuốn Lễ hội Việt Nam mà chúng tôi mới công bố năm 2005, do hạn<br /> chế của tư liệu và tài liệu điền dã thực tế mà chúng tôi chỉ đề cập được một số lượng<br /> vô cùng ít ỏi lễ hội của năm tỉnh ở vùng này, đó là Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên<br /> Giang và Sóc Trăng với vẻn vẹn sáu hội và cũng rất sơ lược. Trong khi đó, chỉ tính<br /> riêng lễ hội vía Bà Chúa Xứ thì ngoài An Giang và Đồng Tháp là những nơi có quy mô<br /> lớn đến hàng chục ngàn người trở lên, còn có nhiều nơi khác tổ chức. Những năm vừa<br /> qua, khi được tham dự hai lễ hội Bà Chúa Xứ ở Gò Tháp (Đồng Tháp) và Châu Đốc<br /> (An Giang) có thể khẳng định: hướng du lịch lễ hội ở đây hoàn toàn là một nguồn lợi dồi<br /> dào. Đối với An Giang, lễ vía Bà Chúa Xứ ngày nay không còn phạm vi ở một tỉnh mà<br /> đã trở thành lễ hội của cả vùng và của cả nước kể từ khi được đưa vào danh sách các<br /> lễ hội du lịch cấp quốc gia. Có thể thấy rằng, kể từ 2001, việc tổ chức lễ vía Bà Chúa<br /> Xứ của An Giang đã trở thành một công nghệ tổ chức du lịch lễ hội với các tour hấp<br /> dẫn là du lịch lễ hội kết hợp với chợ biên giới và các di tích vùng Bảy Núi. Hầu hết<br /> các tour du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đến đây đều là tour du lịch liên<br /> hoàn. Do đó nó vừa đáp ứng vấn đề tín ngưỡng (đi lễ) và sinh hoạt văn hoá (đi thăm<br /> các danh thắng và di tích lịch sử), cùng nhu cầu mua bán hàng hóa (chợ biên giới). Đó<br /> là chưa kể đến việc đi thăm và thưởng thức các sản phẩm văn hoá ở làng nghề và ẩm<br /> thực. Quy mô của lễ hội Bà Chúa Xứ không kém gì một chùa Hương của Hà Tây, một<br /> Phủ Dầy của Nam Định hay Bà Chúa Kho của Bắc Ninh. Một sự kết hợp giữa lễ hội Bà<br /> Chúa Xứ với quần thể các di tích lịch sử văn hoá khác đã và đang được hình thành ở<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2