intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo nghiệm một số loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh héo rũ lạc trong vụ Đông xuân tại Quảng Nam

Chia sẻ: ViRyucha2711 ViRyucha2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

29
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết “Khảo nghiệm một số loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh héo rũ Lạc trong vụ Đông Xuân 2016 tại Quảng Nam” với mục đích giúp người dân phòng chống bệnh chết cây con, bệnh héo rũ ở cây lạc mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người trồng lạc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo nghiệm một số loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh héo rũ lạc trong vụ Đông xuân tại Quảng Nam

KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC<br /> PHÒNG TRỪ BỆNH HÉO RŨ LẠC TRONG VỤ ĐÔNG<br /> XUÂN TẠI QUẢNG NAM<br /> Trần Thanh Dũng1<br /> Tóm tắt: Thí nghiệm được bố trí trên đất cát nội đồng thuộc xã Tam Thạnh,<br /> huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam ở vụ Đông xuân năm 2016. Năm loại thuốc hóa<br /> học phòng trừ bệnh héo rũ trên cây lạc: Iprodione (Rovral 50WP); Hexaconazole<br /> (Anvil 5SC); Metalaxyl M + mancozeb (Ridomil Gold 68WG); Pencycuron (Monceren<br /> 250 SC); Tebuconazole (Folicur 430 SC) được xử lý hạt trước khi gieo và phun vào<br /> giai đoạn sau khi lạc đâm tia (35 - 40 ngày sau gieo). Kết quả nghiên cứu cho thấy tất<br /> cả loại thuốc tham gia thí nghiệm đều không ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển<br /> của cây lạc và có hiệu lực phòng trừ bệnh héo rũ lạc, trong đó loại thuốc Tebuconazole<br /> (Folicur 430 SC), Pencycuron (Monceren 250 SC) và Hexaconazole (Anvil 5SC) có<br /> hiệu lực phòng trừ bệnh héo rũ vào giai đoạn cây con cao nhất (88,4 - 90,3%; 81,8 84,8% và 80,4 - 83,6% theo thứ tự). Các loại thuốc phòng trừ bệnh héo rũ lạc vào giai<br /> đoạn hình thành quả có hiệu lực cao là Pencycuron (Monceren 250 SC), Tebuconazole<br /> (Folicur 430 SC) và Hexaconazole (Anvil 5SC)(đạt 100 - 77,77%, 91,66 - 65,07% và<br /> 86,11 - 52,47% theo thứ tự). Trong đó công thức được xử lý hạt trước khi gieo và phun<br /> vào giai đoạn sau khi lạc đâm tia (35 - 40 ngày sau gieo) bằng Pencycuron (Monceren<br /> 250 SC) cho năng suất lý thuyết đạt 55,35 tạ/ha, năng suất thực thu đạt (38,74 tạ/ha)<br /> và có hiệu quả kinh tế đạt cao nhất (chênh lệch so với đối chứng 10.974.000 đồng/ ha)<br /> Từ khóa: Bệnh héo rũ lạc, Iprodione (Rovral 50WP), Hexaconazole (Anvil 5SC),<br /> ( Metalaxyl M + mancozeb) Ridomil Gold 68WG, Pencycuron (Monceren 250 SC )<br /> 1 . Lí do chọn đề tài<br /> Nước ta đang bước vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cùng với mục<br /> tiêu hướng tới phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và bền vững góp phần cung cấp<br /> nguồn nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất công nghiệp. Do đó, nước ta cần thiết chú<br /> trọng tăng cường diện tích, năng suất và sản lượng các cây trồng công nghiệp trong đó<br /> có cây lạc.<br /> Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp, cây thực phẩm ngắn ngày có<br /> giá trị dinh dưỡng cao. Nó không chỉ được trồng ở khắp các tỉnh từ Bắc đến Nam trên<br /> đất nước ta mà còn được trồng ở hàng trăm nước trên thế giới. Lạc được coi là một<br /> trong<br /> <br /> 1<br /> <br /> . TS. Khoa Kinh tế trường Đại học Quảng Nam<br /> <br /> những cây trồng nông nghiệp chủ yếu của nhiều nước. Cây lạc được xếp thứ mười ba trong các<br /> cây thực phẩm của thế giới. Cây lạc có khả năng cải tạo đất vì vậy nó là một trong những cây trồng<br /> quan trọng và có giá trị trong hệ thống luân xen canh cây trồng tại Việt Nam. Lạc là cây trồng<br /> nguyên liệu có khả năng phục vụ cho công nghiệp chế biến dầu ăn, công nghiệp thực phẩm, thức<br /> ăn gia súc, phân bón hữu cơ..., hạt lạc chứa nhiều chất dinh dưỡng khoáng cho nên nó là thực phẩm<br /> giàu năng lượng cho con người. Cây lạc đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp của tỉnh Quảng<br /> Nam vì có diện tích khá lớn trong cơ cấu cây trồng của tỉnh và có giá trị kinh tế cao so với một số<br /> cây trồng khác. Năm 2005, diện tích lạc tại Quảng Nam là 8.960 ha với sản lượng 12.760 tấn; năm<br /> 2010, diện tích lạc khoảng 10.000 ha với sản lượng khoảng 16.000 tấn. Năm 2015 diện tích đạt<br /> 11.000 ha với sản lượng khoảng 18.000 tấn [1]. Diện tích trồng lạc tăng lên qua các năm vì việc<br /> chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa kém hiệu quả qua trồng lạc.<br /> Tuy diện tích ngày càng tăng nhưng năng suất vẫn không tăng đáng kể, vấn đề hạn chế năng<br /> suất lớn nhất chính là bệnh hại, đặc biệt là bệnh chết cây con sau khi mọc và bệnh héo rũ thường<br /> xảy ra lúc cây lạc đang đâm tia gây thiệt hại nghiêm trọng. Trong những năm qua, nhiều nghiên<br /> cứu về giống, bảo vệ thực vật, kỹ thuật canh tác đã được thực hiện và có nhiều thành tựu đáng kể,<br /> tuy nhiên, trong những năm gần đây do ảnh hưởng biến đổi khí hậu toàn cầu, trình độ thâm canh<br /> người dân ngày càng cao đã kéo theo nhiều đối tượng dịch hại, đặc biệt bệnh chết cây con, bệnh<br /> héo rũ do tập đoàn nấm đất phát sinh gây hại nặng trên cây lạc gây khó khăn cho người sản xuất<br /> trong việc phòng trừ và làm giảm năng suất nghiêm trọng. Thông thường bà con nông dân phun<br /> thuốc hóa học khi thấy trên ruộng có nhiều cây bị héo rũ, đồng thời cũng không biết loại thuốc nào<br /> có hiệu quả phòng trừ tốt nhất nên hiệu quả phòng trừ không cao. Theo quan điểm của công tác<br /> bảo vệ thực vật thì phòng bệnh là chính, trừ bệnh phải kịp thời, an toàn và hiệu quả, do đó việc xác<br /> định được loại thuốc có hiệu lực phòng trừ cao bệnh chết cây, bệnh héo rũ trên lạc cần phải đặt ra.<br /> Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo nghiệm một số loại thuốc<br /> hóa học phòng trừ bệnh héo rũ Lạc trong vụ Đông Xuân 2016 tại Quảng Nam” với mục đích<br /> giúp người dân phòng chống bệnh chết cây con, bệnh héo rũ ở cây lạc mang lại hiệu quả kinh tế,<br /> tăng thu nhập cho người trồng lạc.<br /> 2. Mục tiêu của đề tài<br /> Tìm ra được loại thuốc phòng trừ bệnh héo rũ hiệu quả nhất trên cây lạc ở địa bàn nghiên<br /> cứu trong vụ Đông xuân 2016.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm 5 loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh chết cây con, bệnh<br /> héo rũ trên cây lạc: Iprodione (Rovral 50WP) ; Hexaconazole (Anvil 5SC); (Metalaxyl M +<br /> mancozeb) Ridomil Gold 68WG, Pencycuron (Monceren 250 SC), Tebuconazole (Folicur 430 SC)<br /> trên giống lạc sẻ Tây Nguyên (được sản xuất đại trà) ở vụ Đông xuân 2016 trên đất cát nội đồng<br /> tại xã Tam Thạnh, Núi Thành, Quảng Nam.<br /> 4. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu<br /> 4.1 . Vật liệu nghiên cứu<br /> <br /> 2<br /> <br /> - Giống lạc sẻ Tây Nguyên có thời gian sinh trưởng từ 100 - 110 ngày, chiều cao<br /> cây bình quân từ 55 - 60 cm, có khả năng chịu hạn nhưng không kháng được các loại bệnh<br /> như chết cây con, bệnh héo rũ do nấm gây ra. Năng suất bình quân từ 30 - 35 tạ/ha.<br /> -<br /> <br /> Các loại thuốc tham gia thí nghiệm<br /> <br /> + Anvil 5SC: Có hoạt chất là Hexaconazole 50 g/lít, là thuốc trừ bệnh phổ rộng, tiêu diệt<br /> nấm bệnh thông qua cơ chế ngăn cản sinh tổng hợp Ergosterol (chất cấu tạo nên màng tế bào nấm<br /> bệnh), nấm bệnh sẽ bị cô lập và ngừng phát triển do chúng không hình thành được tế bào mới.<br /> Anvil được mô cây hấp thu nhanh, chuyển vị và lưu dẫn mạnh nên kiểm soát nấm bệnh nhanh<br /> chóng, hiệu quả và kéo dài bằng cơ chế vừa phòng vừa trị bệnh. Liều dùng: 0,6 lít/ha.<br /> + Ridomil Gold 68WG: Metalaxy M 40g/kg + Mancozeb 640g/kg, là thuốc có tác động tiêu<br /> diệt tế bào nấm bệnh bằng 2 cơ chế: Ức chế hoạt động của Enzyme xúc tác tạo ra năng lượng ATP;<br /> ngăn cản sự tổng hợp RNA trong tế bào nấm bệnh. Với đặc tính thấm sâu nhanh, lưu dẫn mạnh,<br /> Ridomil Gold 68WG có hiệu quả trừ bệnh cao, bảo vệ toàn diện cây trồng, ngay cả những phần<br /> non mới mọc sau khi phun.<br /> + Rovral 50 WP: Hoạt chất Iprodione 500 g/kg có tác dụng kìm hãm sự nảy mầm của bào<br /> tử và sự phát triển của sợi nấm, thuốc tiếp xúc, có tác dụng bảo vệ và diệt trừ. Liều lượng: 2 kg/ha<br /> + Folicur 430 SC: Hoạt chất Tebuconazole 430 g/lít là thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng<br /> phòng và trừ bệnh. Nhanh chóng bị cây hấp thụ và dịch chuyển hướng ngọn là chính, ức chế các<br /> phản ứng sinh tổng hợp chất, ngăn cản sự thành lập khuẩn ty (sợi nấm) và sự phát triển bào tử nấm,<br /> làm cho nấm bệnh không phát triển được và chết.. Liều lượng: 0,6 lít/ha.<br /> + Monceren 250 SC: Hoạt chất Pencycuron 250 g/lít, kìm hãm phân chia tế bào, là thuốc<br /> trừ nấm tiếp xúc, có tác dụng bảo vệ và diệt trừ. Liều lượng: 0,6 lít/ha<br /> 4.2 . Nội dung nghiên cứu<br /> - Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thuốc đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và<br /> hiệu quả kinh tế.<br /> - Đánh giá hiệu lực phòng trừ của các loại thuốc thí nghiệm đến bệnh héo rũ hại lạc.<br /> 1 / Không xử lý thuốc, phun nước lã (Đối chứng )<br /> 2 / Xử lý giống trước khi gieo và Phun Rovral 50WP (2 kg/ha )<br /> 3 / Xử lý giống trước khi gieo và Phun Anvil 5 SC (0,6 lít/ha )<br /> 4 / Xử lý giống trước khi gieo và Phun Ridomil Gold 68WP (1,5 kg/ha )<br /> 5 / Xử lý giống trước khi gieo và Phun Monceren 250 SC (0,75 lít/ha )<br /> 6 / Xử lý giống trước khi gieo và Phun Folicur 430 SC (0,6 lít/ha )<br /> 4.3 . Phương pháp nghiên cứu<br /> 4.3.1 . Phương pháp bố trí thí nghiệm<br /> Thí nghiệm gồm 6 công thức như sau<br /> <br /> 3<br /> <br /> Các công thức thí nghiệm<br /> Công thức<br /> thí nghiệm<br /> <br /> Hoạt chất sử<br /> dụng<br /> <br /> Tên thuốc<br /> thương phẩm Liều lượng Thời điểm xử lý<br /> sử dụng<br /> - Nhà sản xuẩt<br /> <br /> 1 (Đối chứng<br /> )<br /> <br /> 2<br /> <br /> Iprodione 500 Rovral 50WP<br /> g/kg<br /> Bayer<br /> <br /> 3<br /> <br /> Hexaconazole Anvil 5 SC 50 g/lít<br /> Syngenta<br /> <br /> 4<br /> <br /> Metalaxy<br /> M 40g/kg +<br /> Mancozeb<br /> 640g/kg<br /> <br /> Ridomil<br /> Gold 68WP Syngenta<br /> <br /> 5<br /> <br /> Pencycuron<br /> 250 g/lít<br /> <br /> Monceren 250<br /> SC - Bayer<br /> <br /> 6<br /> <br /> Tebuconazole Folicur 430 SC<br /> 430 g/lít<br /> - Bayer<br /> <br /> 2 kg/ha<br /> <br /> Xử lý giống trước<br /> khi gieo và phun<br /> sau khi chấm dứt<br /> đâm tia<br /> <br /> 0 ,6 lít/ha<br /> <br /> Xử lý giống trước<br /> khi gieo và phun<br /> sau khi chấm dứt<br /> đâm tia<br /> <br /> 1 ,5 kg/ha<br /> <br /> Xử lý giống trước<br /> khi gieo và phun<br /> sau khi chấm dứt<br /> đâm tia<br /> <br /> 0 ,75 lít/ha<br /> <br /> Xử lý giống trước<br /> khi gieo và phun<br /> sau khi chấm dứt<br /> đâm tia<br /> <br /> 0 ,6 lít/ha<br /> <br /> Xử lý giống trước<br /> khi gieo và phun<br /> sau khi chấm dứt<br /> đâm tia<br /> <br /> Các loại thuốc được xử lý như sau:<br /> - Xử lý khô: Dùng 2,5 g hoặc 2,5 ml thuốc thí nghiệm trộn đều với 1 kg hạt giống<br /> theo từng công thức thí nghiệm. Trộn xong rồi gieo ngay.<br /> - Sau khi chấm dứt đâm tia (khoảng 35-40 ngày sau gieo) tiến hành phun các loại<br /> thuốc theo từng công thức thí nghiệm theo liều lượng khuyến cáo của mỗi loại thuốc.<br /> (Anvil 5 SC: 20ml/bình 12 lít, Ridomil Gold 68WP:50g/bình 12l, Monceren 250 SC : 25ml/bình<br /> 12 lít, Rovral 50WP: 75g/bình 12 lít, Folicur 430 SC: 20ml/bình 12 lít).<br /> Trên 1000 m2 phun 3 bình tương đương 32 lít nước, phun ướt đều lá và gốc cây lạc.<br /> Thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), 3 lần nhắc lại. Diện tích ô như<br /> sau: Diện tích ô 6m2 (3 m x 2 m); Diện tích thí nghiệm: 18 x 6 m2 = 108 m2;<br /> Diện tích cách li và bảo vệ: 20 m2 ;Tổng diện tích thí nghiệm: 128 m2<br /> <br /> 4<br /> <br /> 4.3.2 . Các chỉ tiêu theo dõi<br /> + Tình hình sinh trưởng sau khi xử lý thuốc. Theo dõi tỷ lệ mọc, chiều cao cây, số cành cấp<br /> 1, chiều dài cành cấp 1 dài nhất, số lá/thân chính qua các giai đoạn 15 ngày sau gieo, giai đoạn<br /> hoa, giai đoạn đâm tia, giai đoạn hình thành quả.<br /> + Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu: Đếm số nốt sần hữu hiệu/cây khi có 50 % số cây<br /> có quả vào chắc.<br /> + Hiệu lực phòng trừ của các loại thuốc tham gia thí nghiệm<br /> Tỉ lệ cây bị hại (%) =<br /> <br /> Tổng số cây bị hại<br /> -------------------------------- × 100<br /> Tổng số cây điều tra<br /> <br /> - Đối với bệnh chết cây con tính tỷ lệ bệnh và đánh giá hiệu lực của thuốc theo công<br /> thức Abbott<br /> - Đối với bệnh héo rũ tính tỷ lệ bệnh và đánh giá hiệu lực của thuốc theo các công<br /> thức sau:<br /> Nếu phun lúc bệnh chưa xuất hiện thì tính theo công thức Abbott:<br /> - Công thức Abbott:<br /> HLPT (%) = -------- x 100<br /> C<br /> <br /> C- T<br /> <br /> Trong đó:<br /> - C: Tỷ lệ bệnh ở công thức đối chứng (Không xử lý thuốc)<br /> - T: Tỷ lệ bệnh ở công thức thí nghiệm (Xử lý thuốc )<br /> Nếu trước khi phun có bệnh xuất hiện thì tính theo công thức Henderson-Tilton<br /> Ta x Cb<br /> Hiệu lực (%) = (1 - -------------- ) x 100<br /> Tb x Ca<br /> Trong đó: Tỷ lệ bệnh ở công thức xử lý sau phun<br /> Tb: Tỷ lệ bệnh ở công thức xử lý trước phun<br /> Ca: Tỷ lệ bệnh ở công thức đối chứng sau phun<br /> Cb: Tỷ lệ bệnh ở công thức đối chứng trước phun<br /> + Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu<br /> - Mật độ cây cuối vụ<br /> - Tổng số quả/cây<br /> - P100 quả, P100 hạt<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2