intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát biến chứng nhiễm trùng ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa

Chia sẻ: Hạnh Lệ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

63
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu nhằm khảo sát các biến chứng nhiễm trùng của phương pháp thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Nghiên cứu được thực hiện trên 108 bệnh nhân thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa từ năm 2011 đến năm 2014.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát biến chứng nhiễm trùng ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> KHẢO SÁT BIẾN CHỨNG NHIỄM TRÙNG Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN<br /> GIAI ĐOẠN CUỐI THẨM PHÂN PHÚC MẠC LIÊN TỤC NGOẠI TRÚ<br /> TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KHÁNH HÒA<br /> Lê Viết Cường*, Phạm Đình Chi*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mở đầu: Thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú (CAPD) hiện nay ngày càng được sử dụng để điều trị cho<br /> bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Nhiễm trùng là biến chứng phổ biến và nghiêm trọng cần phải chẩn<br /> đoán và điều trị kịp thời.<br /> Mục tiêu: Khảo sát các biến chứng nhiễm trùng của phương pháp thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú ở<br /> bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.<br /> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 108 bệnh nhân thẩm phân phúc<br /> mạc liên tục ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa từ năm 2011 đến năm 2014.<br /> Kết quả: Khảo sát 108 bệnh nhân (69 nam, 39 nữ) suy thận mạn giai đoạn cuối được điều trị bằng phương<br /> pháp CAPD với độ tuổi trung bình: 42 tuổi (từ 19 tuổi đến 76 tuổi), thời gian thẩm phân phúc mạc trung bình<br /> 20,4 ± 13,2 tháng. Tần suất viêm phúc mạc: 1đợt mỗi 52 tháng - bệnh nhân, ngưng CAPD chuyển sang thận<br /> nhân tạo: 06 bệnh nhân (5,5%), tử vong liên quan đến viêm phúc mạc: 03 bệnh nhân (2,7%). Tỷ lệ nhiễm trùng<br /> chân ống: 13,8% (15 bệnh nhân).<br /> Kết luận: Viêm phúc mạc vẫn là một trong những biến chứng quan trọng dẫn đến thất bại trong việc điều<br /> trị bằng phương pháp CAPD và tử vong.<br /> Từ khóa: Thẩm phân phúc mạc, bệnh thận giai đoạn cuối, viêm phúc mạc, biến chứng, nhiễm khuẩn.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> INFECTIOUS COMPLICATIONS IN PATIENTS WITH END-STAGE RENAL<br /> DISEASE ON CONTINUOUS AMBULATORY PERITONEAL DIALYSIS AT KHANH HOA GENERAL<br /> HOSPITAL<br /> Le Viet Cuong, Pham Dinh Chi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 441 - 444<br /> Background: Continuous ambulatory peritoneal dialysis (CAPD) is now increasingly being used for the<br /> treatment of end-stage renal disease. Peritonitis is a common and serious complication and requires prompt<br /> diagnosis and treatment.<br /> Objectives: This study aimed to determine the rates of peritoneal dialysis related infections in end-stage<br /> renal disease patients.<br /> Methods: The records of all patients treated with CAPD at Khanh Hoa Hospital between 2011 and 2014<br /> were retrospectively reviewed.<br /> Results: A total of 108 patients (69 males and 39 females) were enrolled. Their mean age was 42 years (range<br /> 19-76 years). Mean time on CAPD was 20.4 ± 13.2 months. The incidence of peritonitis was 1 episode in<br /> 52 patient-months, 6 peritoneal dialysis catheter removals (5.5%) and 3 deaths (2.7%). Percentage of exit site<br /> infection was 13.8%.<br /> * Khoa Hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa<br /> Tác giả liên lạc: BS CK1 Lê Viết Cường<br /> ĐT: 0988780702<br /> <br /> Email: bacsiicu@yahoo.com.vn<br /> <br /> 441<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br /> <br /> Conclusions: Complications of peritonitis generate increased morbidity and mortality rates, being the main<br /> cause of failure in CAPD.<br /> Key words: Continuous ambulatory peritoneal dialysis, end stage renal disease, peritonitis, complication,<br /> infection.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> <br /> Định nghĩa ca bệnh(2)<br /> <br /> Thẩm phân phúc mạc là phương pháp điều<br /> trị bệnh thận mạn giai đoạn cuối được ưa thích<br /> hiện nay. Hiệu quả lâu dài của phương pháp<br /> thẩm phân phúc mạc còn bị giới hạn bởi biến<br /> chứng nhiễm trùng.<br /> <br /> Viêm phúc mạc<br /> Khi có ít nhất 2 trong các triệu chứng sau:<br /> <br /> Biến chứng nhiễm trùng liên quan đến thẩm<br /> phân phúc mạc bao gồm: viêm phúc mạc, nhiễm<br /> trùng đường hầm và chân ống. Biến chứng<br /> nhiễm trùng dẫn đến gia tăng tỷ lệ bệnh tật và tử<br /> vong, là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại<br /> trong thẩm phân phúc mạc. Trong đó, viêm<br /> phúc mạc vẫn là biến chứng hàng đầu, chiếm tỷ<br /> lệ cao trong các tử vong có liên quan đến nhiễm<br /> trùng ở bệnh nhân thẩm phân phúc mạc(3).<br /> Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa đã triển<br /> khai thẩm phân phúc mạc để điều trị bệnh nhân<br /> suy thận mạn giai đoạn cuối, cho đến nay 108<br /> bệnh nhân đã được điều trị bằng phương pháp<br /> thẩm phân phúc mạc và theo dõi định kỳ.<br /> Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm khảo<br /> sát các biến chứng nhiễm trùng của phương<br /> pháp thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú ở<br /> bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối tại<br /> Khánh Hòa trong khoảng thời gian từ năm 2011<br /> đến 2014.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br /> Nghiên cứu dựa trên cơ sở dữ liệu của tất cả<br /> các bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được<br /> điều trị bằng phương pháp CAPD tại Bệnh viện<br /> đa khoa tỉnh Khánh Hòa trong khoảng thời gian<br /> từ năm 2011 đến 2014. Có tất cả 108 bệnh nhân<br /> được đưa vào nghiên cứu. Các biến số khảo sát<br /> bao gồm: tuổi, giới, thời gian thực hiện CAPD,<br /> tình trạng nhiễm trùng có liên quan đến phương<br /> pháp CAPD và kết quả cấy vi khuẩn.<br /> <br /> 442<br /> <br /> - Đau bụng và/ hoặc dịch lọc đục<br /> - Bạch cầu trong dịch lọc >100/mm3, bạch cầu<br /> đa nhân trung tính >50%.<br /> - Có vi khuẩn trong dịch lọc (nhuộm gram<br /> hoặc cấy).<br /> <br /> Nhiễm trùng đường hầm<br /> - Sưng, đỏ, đau vùng đường hầm dưới da.<br /> - Có hay không có dịch tiết mủ.<br /> <br /> Nhiễm trùng chân ống<br /> - Sưng đỏ da quanh chân catheter.<br /> - Có hay không có dịch tiết mủ.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Đặc điểm chung<br /> Phân bố đối tượng theo giới:<br /> Bảng 1: Phân bố đối tượng theo giới.<br /> Giới tính<br /> Số lượng (n)<br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> Nam<br /> 69<br /> 63,8<br /> <br /> Nữ<br /> 39<br /> 36,1<br /> <br /> Tổng<br /> 108<br /> 100,0<br /> <br /> Tuổi và thời gian lọc trung bình:<br /> Bảng 2: Tuổi và thời gian lọc trung bình.<br /> Đặc điểm<br /> Tuổi<br /> Thời gian lọc (tháng)<br /> <br /> Trung bình<br /> 42,6 ± 16,3<br /> 20,4 ± 13,2<br /> <br /> Bệnh nhân có tuổi thấp nhất là 19 tuổi, cao<br /> nhất là 76 tuổi.<br /> Trong 108 bệnh nhân, catheter Tenckhoff<br /> được đặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa<br /> là 102 bệnh nhân, 6 bệnh nhân đặt tại Bệnh viện<br /> Chợ Rẫy.<br /> <br /> Biến chứng nhiễm trùng<br /> Biến chứng nhiễm trùng chân ống:<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br /> Bảng 3: Biến chứng nhiễm trùng chân ống<br /> Tác nhân<br /> Staphylococcus Aureus<br /> Enterobacter Aerogenes<br /> Pseudomonas Aeruginosa<br /> Proteus Mirabilis<br /> Klebsiella<br /> Nấm<br /> Không mọc<br /> Tổng số<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> 7<br /> 1<br /> 1<br /> 3<br /> 1<br /> 1<br /> 1<br /> 15<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 46,6<br /> 6,6<br /> 6,6<br /> 20,0<br /> 6,6<br /> 6,6<br /> 6,6<br /> 100,0<br /> <br /> Tỷ lệ nhiễm trùng chân ống: 13,8% (15/108<br /> bệnh nhân).<br /> Biến chứng viêm phúc mạc:<br /> Bảng 4: Biến chứng viêm phúc mạc<br /> Số BN Tỷ lệ %<br /> Ngưng CAPD, chuyển sang thận nhân tạo<br /> 6<br /> 5,5<br /> Tử vong liên quan đến viêm phúc mạc<br /> 3<br /> 2,7<br /> Tần suất viêm phúc mạc<br /> 1 đợt/52 thángbệnh nhân<br /> Tác nhân thường gặp<br /> Escherichia Coli<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Viêm phúc mạc vẫn là một trong những biến<br /> chứng quan trọng, chiếm tỷ lệ cao trong các tử<br /> vong có liên quan đến nhiễm trùng ở bệnh nhân<br /> thẩm phân phúc mạc. Fried và cộng sự nhận<br /> thấy rằng viêm phúc mạc là một nguy cơ độc lập<br /> đối với tử vong. Hơn nữa, viêm phúc mạc còn là<br /> nguyên nhân dẫn đến thất bại trong kỹ thuật<br /> CAPD(1). Ít hơn 4% các đợt viêm phúc mạc dẫn<br /> đến tử vong nhưng viêm phúc mạc được cho là<br /> gây nên 16% các trường hợp tử vong ở bệnh<br /> nhân thẩm phân phúc mạc(3).<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nhiễm<br /> trùng chân ống 13,8%, tác nhân chính là<br /> Staphylococcus Aureus (46,6%), tất cả đều được<br /> điều trị khỏi.<br /> Tần suất viêm phúc mạc 1 đợt/52 tháng-bệnh<br /> nhân, 6 bệnh nhân (5,5%) sau biến chứng viêm<br /> phúc mạc phải rút catheter chuyển sang phương<br /> pháp thận nhân tạo. Tử vong 3 bệnh nhân (2,7%)<br /> do viêm phúc mạc.<br /> So sánh với tác giả Nguyễn Thị Chải (2009)<br /> nghiên cứu trên 191 bệnh nhân thẩm phân phúc<br /> mạc liên tục ngoại trú tại Bệnh viện Chợ Rẫy, tần<br /> suất viêm phúc mạc là 1 đợt /34 tháng-bệnh<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> nhân, tỉ lệ cấy mọc vi khuẩn là 25% trong đó<br /> phần lớn là E. coli chiếm tỉ lệ 40%, 5 bệnh nhân<br /> phải rút catheter chuyển sang chạy thận nhân<br /> tạo trong đó 3 bệnh nhân không đáp ứng điều trị<br /> kháng sinh và 2 bệnh nhân viêm phúc mạc do<br /> nấm, không có bệnh nhân tử vong do viêm phúc<br /> mạc(4). Nghiên cứu của Nguyễn Hùng và cộng sự<br /> (2011) tại Bệnh viện Đà Nẵng trên 51 bệnh nhân<br /> thẩm phân phúc mạc từ tháng 10/2007 đến<br /> 12/2010, tần suất viêm phúc mạc 1đợt/50 thángbệnh nhân, cấy dương tính 40% (6/15 bệnh<br /> nhân), ngưng CAPD do viêm phúc mạc 4 bệnh<br /> nhân (8,3%), nhiễm khuẩn đường hầm-lối ra<br /> 10,42%(5). Nghiên cứu tại trên phạm vi quốc gia<br /> tại Thái Lan do Kanjanabuch T. và cộng sự thực<br /> hiện (2011), tần suất viêm phúc mạc 1 đợt/25,5<br /> tháng-bệnh nhân(2). Tỷ lệ và tần suất viêm phúc<br /> mạc tại Khánh Hòa tuy không cao nhưng vẫn<br /> còn tỷ lệ tử vong và tỷ lệ điều trị thất bại phải<br /> chuyển sang phương thức thận nhân tạo.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Qua khảo sát trên 108 bệnh nhân suy thận<br /> mạn giai đoạn cuối điều trị với phương pháp<br /> thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú, chúng<br /> tôi có những kết luận sau:<br /> - Tỷ lệ nhiễm trùng chân ống: 13,8% (15 bệnh<br /> nhân), tất cả đều được điều trị khỏi, tác nhân<br /> thường gặp là Staphylococcus Aureus.<br /> - Tần suất viêm phúc mạc tại Khánh Hòa tuy<br /> không cao (1 đợt/52 tháng-bệnh nhân) nhưng<br /> viêm phúc mạc vẫn là một trong những biến<br /> chứng quan trọng dẫn đến thất bại trong việc<br /> điều trị bằng phương pháp thẩm phân phúc mạc<br /> liên tục ngoại trú và tử vong. Tác nhân gây bệnh<br /> thường gặp là Escherichia Coli.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> Fried LF, Bernardini J., Johnston J.R., Piraino B. (1996). Peritonitis<br /> influences mortality in peritoneal dialysis patients. J Am Soc<br /> Nephrol.;7(10):2176-2182.<br /> Kanjanabuch T., Chancharoenthana W., Katavetin P. et al (2011).<br /> The Incidence of Peritoneal Dialysis-Related Infection in<br /> Thailand: A Nationwide Survey. Journal of the Medical<br /> Association of Thailand ; 94 (Suppl. 4): S7-S12.<br /> Mihalache O., Doran H., Catrina E. et al (2014). Diagnosis<br /> characteristics and therapeutical options of infectious<br /> <br /> 443<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> complications associated with peritoneal dialysis. Journal of<br /> Medicine and Life; 7 (Special Issue 3): 103-106.<br /> Nguyễn Thị Chải, Đào Bùi Quý Quyền (2009). Viêm phúc mạc<br /> trong thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú. Y học thành phố Hồ<br /> Chí Minh, tập 13, số 1.<br /> Nguyễn Hùng, Nguyễn Thị Phòng, Đặng Anh Đào, Nguyễn Thị<br /> Thủy (2011). Khảo sát các biến chứng của phương pháp thẩm<br /> <br /> 444<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br /> phân phúc mạc liên tục ngoại trú ở bệnh thận giai đoạn cuối. Y<br /> học thành phố Hồ Chí Minh, tập 15, phụ bản số 3, tr.45-50.<br /> <br /> Ngày nhận bài báo:<br /> <br /> 12/06/2015<br /> <br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br /> <br /> 24/06/2015<br /> <br /> Ngày bài báo được đăng:<br /> <br /> 05/08/2015<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2