intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân tăng huyết áp có kèm theo rung nhĩ

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

61
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm khảo sát đặc lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân (BN) tăng huyết áp (THA) có kèm theo rung nhĩ. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang có so sánh đối chứng trên 77 BN THA nguyên phát có kèm theo rung nhĩ và 34 BN THA nguyên phát không kèm theo rung nhĩ điều trị tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 1 - 2012 đến 7 - 2014.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân tăng huyết áp có kèm theo rung nhĩ

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br /> <br /> KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở<br /> BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP CÓ ÈM THEO RUNG NHĨ<br /> Ngô Văn Đàn*; Nguyễn Oanh Oanh*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: khảo sát đặc lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân (BN) tăng huyết áp (THA) có<br /> kèm theo rung nhĩ. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang có so sánh đối<br /> chứng trên 77 BN THA nguyên phát có kèm theo rung nhĩ và 34 BN THA nguyên phát không<br /> kèm theo rung nhĩ điều trị tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 1 - 2012 đến<br /> 7 - 2014. Kết quả và kết luận: tuổi trung bình của nhóm THA có rung nhĩ (74,48  9,24) cao hơn<br /> so với nhóm THA không có rung nhĩ (63,44  14,04) (p < 0,001). Trong số các yếu tố nguy có ở<br /> nhóm THA có rung nhĩ, tỷ lệ BN bị rối loạn chuyển hoá (RLCH) lipid máu cao nhất (42,9%), tiếp<br /> theo là nghiện thuốc lá (42,5%). Ở nhóm THA có rung nhĩ, tỷ lệ BN có triệu chứng khó thở hay<br /> gặp nhất (85,7%), sau đó triệu chứng hồi hộp trống ngực (58,4%). Giá trị BNP, INR, CRP ở<br /> nhóm THA có kèm theo rung nhĩ cao hơn nhóm THA không rung nhĩ có ý nghĩa thống kê. Tình<br /> trạng thay đổi cấu trúc và chức năng tim trên siêu âm tim ở nhóm THA có rung nhĩ nặng hơn<br /> nhóm THA không có rung nhĩ.<br /> * Từ khóa: Tăng huyết áp; Rung nhĩ; Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng.<br /> <br /> Survey Clinical Characteristics, Access Characteristics in Patients<br /> with Hypertension Accompanied by Atrial Fibrillation<br /> Summary<br /> Objectives: To survey clinical characteristics, clinical approach in patients with hypertension<br /> accompanied by atrial fibrillation. Subjects and methods: Cross-sectional descriptive study that<br /> compared a control of 77 patients with primary hypertension accompanied by atrial fibrillation<br /> and 34 patients with primary hypertension without atrial fibrillation treated at Cardiology<br /> Department, 103 Hospital from 1 - 2012 to 7 - 2014. Results and conclusions: The mean age of the<br /> group with hypertension, atrial fibrillation was 74.5 ± 9.2. Among the risk factors in hypertension<br /> group, the rate of atrial fibrillation in patients with lipid metabolism disorders (42.9%) and<br /> smokers (42.5%) was the highest. In hypertensive group with atrial fibrillation, the proportion of<br /> patients with symptoms of dyspnea (85.7%) was the most common. Only the BNP, CRP and<br /> INR and hypertension group were higher than atrial fibrillation hypertensive group did not have<br /> atrial fibrillation (p < 0.05). Changing the structure and heart function in hypertension group had<br /> more severe atrial fibrillation hypertensive than group without atrial fibrillation.<br /> * Key words: Hypertension; Atrial fibrillation; Clinical and paraclinical characteristics.<br /> * Bệnh viện Quân y 103<br /> Người phản hồi (Corresponding): Ngô Văn Đàm (drdanhvqy@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 23/10/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 19/02/2016<br /> Ngày bài báo được đăng: 09/03/2016<br /> <br /> 94<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> <br /> nhĩ kết hợp. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề<br /> tài này nhằm: Khảo sát một số yếu tố<br /> nguy cơ, triệu chứng lâm sàng, chỉ số<br /> BNP, INR, CRP và siêu âm tim ở BN THA<br /> có rung nhĩ.<br /> <br /> Tăng huyết áp là bệnh thường gặp trong<br /> lâm sàng của bệnh tim mạch. Tổ chức<br /> Y tế thế giới (WHO) năm 2003 ước tính<br /> THA là nguyên nhân gây tử vong 7,1 triệu<br /> người trẻ tuổi, là gánh nặng bệnh tật trên<br /> toàn cầu (64 triệu người sống trong tàn<br /> phế) [1, 3].<br /> <br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> . Đối tƣợ g ghi<br /> <br /> Ở Việt Nam, THA ngày càng gia tăng<br /> cùng với sự phát triển của nền kinh tế:<br /> năm 1960, THA chiếm 1,0% dân số; năm<br /> 1982 là 1,9%; năm 1992 tăng lên 11,79%;<br /> năm 2002 ở miền Bắc 16,3%, gần đây nhất<br /> (2008) tỷ lệ THA ở người lớn (≥ 25 tuổi)<br /> tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta đã<br /> tăng lên 25,1% [1, 3].<br /> <br /> cứu.<br /> <br /> 111 BN điều trị tại Khoa Tim mạch,<br /> Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 1 - 2012<br /> đến 7 - 2014, chia làm hai nhóm:<br /> - Nhóm THA có rung nhĩ: 77 BN đã<br /> được chẩn đoán xác định THA nguyên<br /> phát có kèm theo rung nhĩ.<br /> - Nhóm THA không có rung nhĩ: 34 BN<br /> THA nguyên phát không kèm theo rung nhĩ.<br /> <br /> Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng<br /> của THA phụ thuộc vào biến chứng các<br /> cơ quan đích như tim, não, mắt, thận.<br /> Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở<br /> BN THA sẽ nặng hơn nếu có bệnh rung<br /> <br /> 2. Phƣơ g pháp ghi<br /> <br /> cứu.<br /> <br /> Nghiên cứu mô tả cắt ngang có so sánh<br /> đối chứng. Số liệu thu thập được được<br /> phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0.<br /> <br /> ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br /> Bảng 1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi có nguy cơ THA cao.<br /> Nhóm tuổi<br /> (năm)<br /> <br /> THA có ru g hĩ<br /> (n = 77)<br /> <br /> THA không có ru g hĩ<br /> (n = 34)<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Nam > 55 tuổi,<br /> nữ > 65 tuổi<br /> <br /> 74<br /> <br /> 96,1<br /> <br /> 23<br /> <br /> 67,6<br /> <br /> Nam ≤ 55 tuổi,<br /> nữ ≤ 65 tuổi<br /> <br /> 3<br /> <br /> X  SD<br /> <br /> n = 111<br /> <br /> 2 = 17,3 p < 0,01<br /> OR = 11,8 CI95% = 3,0 - 45,9<br /> <br /> 3,9<br /> 74,5 ± 9,2<br /> <br /> 11<br /> 63,4 ± 14,0<br /> <br /> 32,4<br /> p < 0,05<br /> <br /> Tuổi trung bình của nhóm THA có rung nhĩ (74,5 ± 9,2) cao hơn so với nhóm THA<br /> không rung nhĩ (63,4 ± 14,0) (p < 0,001). Tỷ lệ BN nam > 55 tuổi, nữ > 65 tuổi ở nhóm<br /> THA có rung nhĩ (96,1%) cao hơn nhóm THA không có rung nhĩ (67,6%) (p < 0,05).<br /> Theo Khumri TM và CS (2007), tuổi trung bình của 524 BN rung nhĩ là 69,2. Bùi Thúc<br /> Quang (2013) [5] nghiên cứu 127 BN rung nhĩ không do bệnh van tim thấy tuổi<br /> trung bình của nhóm nghiên cứu là 65,8 ± 10,0. BN trong nghiên cứu này có tuổi<br /> cao hơn các nghiên cứu trên là do đối tượng của chúng tôi là BN rung nhĩ trên nền<br /> <br /> 95<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br /> <br /> THA nguyên phát. Do vậy, kết quả này phù hợp với những nghiên cứu trước đó.<br /> Theo Tô Văn Hải và CS (2002) [3], độ tuổi càng cao, tỷ lệ mắc rung nhĩ càng tăng,<br /> tập trung nhiều nhất ở BN > 60 tuổi.<br /> Bảng 2: Một số yếu tố nguy cơ THA.<br /> Yếu tố gu cơ<br /> <br /> THA có ru g hĩ (n = 77)<br /> <br /> THA hô g có ru g hĩ (n = 77)<br /> <br /> p<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Nghiện thuốc lá<br /> <br /> 31<br /> <br /> 42,5<br /> <br /> 11<br /> <br /> 32,4<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Nghiện rượu<br /> <br /> 17<br /> <br /> 23,3<br /> <br /> 8<br /> <br /> 23,5<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Thừa cân, béo phì<br /> <br /> 21<br /> <br /> 27,6<br /> <br /> 14<br /> <br /> 41,2<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> RLCH lipid máu<br /> <br /> 33<br /> <br /> 42,9<br /> <br /> 26<br /> <br /> 76,5<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> Yếu tố gia đình<br /> <br /> 14<br /> <br /> 21,9<br /> <br /> 8<br /> <br /> 24,2<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Đái thái đường (ĐTĐ)<br /> <br /> 12<br /> <br /> 15,6<br /> <br /> 12<br /> <br /> 35,3<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Trong số các yếu tố nguy cơ ở nhóm THA có rung nhĩ, BN bị RLCH lipid máu<br /> (42,9%) và nghiện thuốc lá (42,5%) cao nhất, thấp nhất ĐTĐ (15,6%). Trong đó, tỷ lệ<br /> RLCH lipid máu ở nhóm THA có rung nhĩ (42,9%) thấp hơn ở nhóm THA không có<br /> rung nhĩ (76,5%), p < 0,01. Tỷ lệ ĐTĐ ở nhóm THA có rung nhĩ (15,6%) thấp hơn ở<br /> nhóm THA không có rung nhĩ (35,3%), p < 0,05. Kết quả này tương đương với một số<br /> nghiên cứu đã công bố. Julius (2000) [10] nhận thấy ở BN THA, tỷ lệ rối loạn lipid máu<br /> là 32,7%, ĐTĐ týp 2; 31,9%, nghiện hút thuốc 23,1%.<br /> Bảng 3: Một số triệu chứng lâm sàng.<br /> Triệu chứng<br /> <br /> THA có ru g hĩ (n = 77)<br /> <br /> THA hô g có ru g hĩ (n = 34)<br /> p<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Khó thở<br /> <br /> 66<br /> <br /> 85,7<br /> <br /> 15<br /> <br /> 41,1<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> Hồi hộp trống ngực<br /> <br /> 45<br /> <br /> 58,4<br /> <br /> 6<br /> <br /> 17,6<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> Đau ngực<br /> <br /> 43<br /> <br /> 55,8<br /> <br /> 16<br /> <br /> 47,1<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Đau đầu<br /> <br /> 15<br /> <br /> 19,5<br /> <br /> 15<br /> <br /> 44,1<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> Hoa mắt, chóng mặt<br /> <br /> 6<br /> <br /> 7,8<br /> <br /> 11<br /> <br /> 32,4<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> Ở nhóm THA có rung nhĩ, tỷ lệ BN có triệu chứng khó thở (85,7%) hay gặp nhất,<br /> triệu chứng hoa mắt chóng mặt ít gặp nhất (7,8%). Triệu chứng khó thở và hồi hộp<br /> trống ngực ở nhóm THA có rung nhĩ cao hơn nhóm THA không có rung nhĩ, p < 0,05.<br /> Triệu chứng đau đầu và hoa mắt chóng mặt ở nhóm THA có rung nhĩ thấp hơn nhóm<br /> THA không có rung nhĩ với p < 0,05. Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu đã<br /> công bố trước đó. Hung-Fat Tse và CS gặp các triệu trứng hồi hộp (54%), khó thở<br /> (44%), mệt mỏi (11%) và chóng mặt (10%). Bùi Thúc Quang và CS (2012) [5] thấy ở<br /> BN rung nhĩ mạn tính không có bệnh van tim, triệu chứng thường gặp nhất là hồi hộp<br /> trống ngực (54%), khó thở (44%), chóng mặt (26%), mệt mỏi (21,3%).<br /> <br /> 96<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br /> <br /> Bảng 4: Một số xét nghiệm sinh hóa.<br /> Chỉ<br /> tiêu<br /> <br /> THA có rung<br /> hĩ (n = 77)<br /> <br /> THA không có<br /> ru g hĩ (n = 34)<br /> <br /> Bảng 5: Kết quả X quang tim phổi,<br /> điện tim, siêu âm tim.<br /> <br /> p<br /> Chỉ tiêu<br /> <br /> THA có rung<br /> hĩ (n = 77)<br /> <br /> THA không<br /> ru g hĩ<br /> (n = 34)<br /> <br /> p<br /> <br /> 43 (74,1%)<br /> <br /> 12 (40%)<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> BNP<br /> <br /> 865,8 ± 971,7<br /> <br /> 333,6 ± 9 591<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> INR<br /> <br /> 1,3 ± 0,5<br /> <br /> 1,1 ± 90,14<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Chỉ số tim<br /> ngực ≥ 0,5<br /> <br /> CRP<br /> <br /> 30,7 ± 51,7<br /> <br /> 11,1 ± 20,2<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Tần số tim<br /> (chu kỳ/phút)<br /> <br /> 113,7 ± 28,7<br /> <br /> 88,1 ± 22<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> Đường kính<br /> nhĩ trái (mm)<br /> <br /> 40,9 ± 6,7<br /> <br /> 33,6 ± 6,7<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> Động mạch<br /> chủ (mm)<br /> <br /> 30,6 ± 4,7<br /> <br /> 30,3 ± 5,1<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> nghĩa thống kê (p < 0,05). Điều này hoàn<br /> <br /> Dd (mm)<br /> <br /> 50,4 ± 8,3<br /> <br /> 47 ± 8,9<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> toàn phù hợp, vì rung nhĩ làm mất khả<br /> <br /> Ds (mm)<br /> <br /> 36,5 ± 5,4<br /> <br /> 31,5 ± 10,6<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> năng co bóp của cơ nhĩ, làm máu ứ ở nhĩ<br /> <br /> EF (%)<br /> <br /> 52,3 ± 15,2<br /> <br /> 61,7 ± 14,5<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Chỉ số BNP, INR và CRP ở nhóm<br /> nhóm THA có rung nhĩ cao hơn nhóm<br /> THA không có rung nhĩ, sự khác biệt có ý<br /> <br /> và tĩnh mạch phổi, hơn nữa do tổn thương<br /> suy giảm khả năng tống máu của thất trái,<br /> hậu quả tăng áp lực buồng tim trái, tăng<br /> sức căng thành cơ tim, là yếu tố kích<br /> thích mạnh mẽ sự phóng thích nồng độ<br /> BNP và NT-proBNP huyết thanh. Ở BN<br /> rung nhĩ thường phải sử dụng thuốc chống<br /> đông kháng vitamin K đường uống và<br /> điều chỉnh INR về 2,0 - 3,0 để dự phòng<br /> nguy cơ tắc mạch huyết khối. Do đó,<br /> trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ số<br /> INR ở nhóm nhóm THA có rung nhĩ cao<br /> hơn nhóm THA không có rung nhĩ, p < 0,05<br /> là hoàn toàn phù hợp. Mặt khác, theo<br /> Watanabe T và CS (2005), quá trình viêm<br /> có liên quan đến sinh bệnh học của rung<br /> nhĩ, BN rung nhĩ vĩnh vi n hay kịch phát<br /> đều có mức Hs-CRP huyết thanh cao hơn<br /> có ý nghĩa so với nhóm chứng. Đồng thời<br /> BN rung nhĩ vĩnh vi n có mức Hs-CRP<br /> cao hơn nhóm rung nhĩ kịch phát.<br /> <br /> * Tần số tim:<br /> Tần số tim trung bình khi nhập viện<br /> nhóm THA có rung nhĩ (113,5 ± 3,2) cao<br /> hơn so với nhóm THA không có rung nhĩ<br /> (88,1 ± 3,8), p < 0,01. Do các yếu tố ảnh<br /> hưởng đến chức năng huyết động ở BN<br /> rung nhĩ liên quan đến mất co hồi nhĩ trái<br /> phối hợp, tần số thất cao, đáp ứng thất<br /> không đều và giảm dòng chảy cơ tim<br /> cũng như những biến đổi lâu dài tại cơ<br /> tim. Mất vận động nhĩ có thể giảm tới<br /> 20% cung lượng tim, đáp ứng thất không<br /> đều trên thực nghiệm cho thấy có thể<br /> giảm tới 9% cung lượng tim. Theo Tô Văn<br /> Hải và CS (2002) [3], đa số BN rung nhĩ<br /> khi vào viện đều có tần số thất > 90 chu<br /> kỳ/phút.<br /> * Chỉ số tim - lồng ngực:<br /> Ở nhóm BN THA có rung nhĩ, tỷ lệ chỉ<br /> số tim - lồng ngực > 0,5 là 74,1%, cao<br /> hơn nhiều so với nhóm THA không có<br /> rung nhĩ (40%), sự khác biệt có ý nghĩa<br /> thống kê, p < 0,01. Điều đó chứng tỏ THA<br /> <br /> 97<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br /> <br /> làm tổn thương tim, làm cho tim phì đại<br /> và giãn ra, dẫn đến tăng chỉ số tim lồng<br /> ngực. Hơn nữa, rung nhĩ làm cho suy tim<br /> nặng hơn, vì vậy chỉ số tim lồng ngực tăng.<br /> Kết quả này cũng phù hợp nghiên cứu của<br /> Đặng Thị Thu Quyên (2006) [6], tỷ lệ chỉ số<br /> tim ngực > 0,5 ở BN rung nhĩ là 60%.<br /> * Kết quả siêu âm tim:<br /> Ở nhóm THA có rung nhĩ, chỉ số trung<br /> bình của đường kính ngang nhĩ trái (LA)<br /> (40,9 mm), đường kính thất trái cuối tâm<br /> trương (Dd) (50,4 mm), đường kính thất<br /> trái cuối tâm thu (Ds) (36,6 mm) cao hơn<br /> nhóm THA không có rung nhĩ, p < 0,05.<br /> Theo Đặng Thi Thu Quyên (2006) [6], ở BN<br /> rung nhĩ, chỉ số trung bình của đường kính<br /> ngang nhĩ trái (44,36 ± 15,06), đường kính<br /> thất trái cuối tâm trương (50,34 ± 10,33),<br /> đường kính thất trái cuối tâm thu (35,20 ±<br /> 9,39).<br /> EF% trung bình ở nhóm THA có rung<br /> nhĩ (52,3 ± 15,2) thấp hơn nhóm THA<br /> không có rung nhĩ (61,7 ± 14,5), sự khác<br /> biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Qua nghiên cứu 77 BN THA nguyên<br /> phát có rung nhĩ điều trị tại Khoa Tim<br /> mạch, Bệnh viện Quân y 103 chúng tôi rút<br /> ra đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng:<br /> - Tuổi trung bình của nhóm THA có<br /> rung nhĩ (74,48 ± 9,24) cao hơn so với<br /> nhóm THA không rung nhĩ (63,44 ± 14,04)<br /> (p < 0,001).<br /> - Trong số yếu tố nguy cơ ở nhóm<br /> THA có rung nhĩ, tỷ lệ BN bị RLCH lipid<br /> máu cao nhất (42,9%), tiếp theo là nghiện<br /> thuốc lá (42,5%).<br /> - Ở nhóm THA có rung nhĩ, tỷ lệ BN<br /> hay có triệu chứng khó thở thường gặp<br /> nhất (85,7%), tiếp theo là triệu chứng hồi<br /> hộp trống ngực (58,4%).<br /> - Giá trị BNP, INR, CRP ở nhóm THA<br /> có kèm theo rung nhĩ cao hơn nhóm THA<br /> không có rung nhĩ có ý nghĩa thống kê.<br /> - Tình trạng thay đổi cấu trúc và chức<br /> năng tim trên siêu âm ở nhóm THA có<br /> rung nhĩ nặng hơn nhóm THA không có<br /> rung nhĩ.<br /> <br /> Theo Đặng Thị Thu Quyên (2006) [6], BN<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> rung nhĩ có EF% trung bình 52,10 ± 10,98.<br /> <br /> 1. Phạm Tử Dương. Bệnh THA, Bài giảng<br /> tim mạch. Viện Nghiên cứu khoa học Y Dược lâm sàng 108. 2006, tr.105-108.<br /> <br /> Điều này là hợp lý, sau một thời gian THA<br /> sẽ làm thất trái dày và giãn dẫn đến suy<br /> tim. Hậu quả của rung nhĩ, làm mất vận<br /> động nhĩ có thể giảm tới 20% cung lượng<br /> tim, đáp ứng thất không đều trong rung<br /> nhĩ có thể giảm tới 9% cung lượng tim, do<br /> cơ chế bù trừ làm tăng tần số tim sẽ thúc<br /> đẩy suy tim nặng lên và giảm EF% ở<br /> nhóm THA có rung nhĩ.<br /> <br /> 98<br /> <br /> 2. Phạm Thái Giang. Nghiên cứu rối loạn<br /> nhịp tim ở BN THA nguyên phát. Luận án<br /> Tiến sỹ Y học. Viện nghiên cứu Y - Dược học<br /> lâm sàng 108. 2011.<br /> 3. Tô Văn Hải và CS. Nguyên nhân và điều<br /> trị rung nhĩ tại Khoa tim mạch, Bệnh viện<br /> Thanh Nhàn. Tạp chí Tim mạch học. 2002, số<br /> 29, tr.355-360.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2