intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát độc tính cấp của SMEDDS Simvastatin 11%

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Khảo sát độc tính cấp của SMEDDS Simvastatin 11%" nhằm khảo sát độc tính cấp bằng đường uống trên chuột nhắt trắng nhằm thiết lập mức liều cho những thử nghiệm độc tính, tác dụng cũng như phạm vi an toàn của thuốc trong nghiên cứu tiếp theo. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dạng bào chế SMEDDS Simvastatin không thể hiện độc tính cấp đường uống ở liều cho uống 10g/kg trong lượng chuột, tương đương với 59,5g/ người 70kg theo Bảng phân loại độc tính cấp theo giá trị LD50 gần đúng theo OECD (gấp gần 60000 lần liều dự kiến là 10mg Simvastatin). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát độc tính cấp của SMEDDS Simvastatin 11%

  1. KHẢO SÁT ĐỘC TÍNH CẤP CỦA SMEDDS SIMVASTATIN 11% Nguyễn Tô Huỳnh Châu*, Nguyễn Thị Đức Hạnh, Nguyễn Thị Thùy Ngân Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS.DS. Nguyễn Thị Đức Hạnh TÓM TẮT Dạng bào chế SMEDDS Simvastatin được bào chế từ nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Đức Hạnh, Huỳnh Thanh Duy, Lưu Hoàng Hợp được khảo sát độc tính cấp bằng đường uống trên chuột nhắt trắng nhằm thiết lập mức liều cho những thử nghiệm độc tính, tác dụng cũng như phạm vi an toàn của thuốc trong nghiên cứu tiếp theo. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dạng bào chế SMEDDS Simvastatin không thể hiện độc tính cấp đường uống ở liều cho uống 10g/kg trong lượng chuột, tương đương với 59,5g/ người 70kg theo Bảng phân loại độc tính cấp theo giá trị LD50 gần đúng theo OECD (gấp gần 60000 lần liều dự kiến là 10mg Simvastatin). Dạng bào chế SMEDDS Simvastatin sử dụng trong thí nghiệm có độ an toàn khá cao trên động vật thử nghiệm. Từ khóa: SMEDDS Simvastatin, độc tính cấp, tác dụng giảm lipid huyết. 1. TỔNG QUAN Rối loạn lipid máu là yếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển của bệnh vữa xơ động mạch, bệnh động mạch vành... gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng như: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não... Do đó, việc điều trị rối loạn lipid huyết một cách phù hợp là vấn đề đang được quan tâm. Simvastatin là thuốc sử dụng điều trị trong các trường hợp tăng cholesterol máu và đã được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ tim mạch xơ vữa. Hệ vi tự nhũ (SMEDDS) là dạng bào chế có nhiều ưu điểm như tăng khả năng hấp thu của hoạt chất, ổn định về mặt nhiệt động học, phương pháp bào chế không phức tạp hiện đang được quan tâm nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu đề tài “Khảo sát độc tính cấp của dạng bào chế SMEDDS Simvastatin" được tiến hành nhằm khảo sát LD50 của dạng bào chế SMEDDS simvastatin. 2. PHƯƠNG PHÁP Đối tượng thử nghiệm: Chuột nhắt trắng chủng Swiss albino đực, cái, trưởng thành, trung bình khoảng 25g do Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp. SMEDDS simvastatin. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: 475A Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM từ tháng 11/2022 đến tháng 05/2023. 429
  2. Tiến hành: Nghiên cứu độc tính cấp của dạng bào chế SMEDDS chứa Simvastatin trên chuột nhắt trắng bằng đường uống trong thí nghiệm này dựa theo “Phương pháp xác đinh độc tính cấp” của tác giả Đỗ Trung Đàm. Chuột được nuôi ổn định và nhịn đói qua đêm ít nhất 12 giờ trước khi thực hiện thí nghiệm. Sau giai đoạn thử nghiệm sơ bộ thì thực hiện trên ít nhất 5 nhóm chuột (số lượng chuột trong các nhóm bằng nhau), mỗi nhóm được dùng một mức liều, khoảng cách giữa các liều thử nghiệm bằng nhau. SMEDDS chứa simvastatin được cho uống bằng kim cho uống phù hợp trong điều kiện ổn định và theo dõi chuột trong 72 giờ, ghi nhận biểu hiện độc tính (cử động tổng quát, hành vi, trạng thái lông, ăn uống, tiêu tiểu, …) số chuột chết/sống, lập bảng số liệu như Bảng 2.1, tính LD50 (nếu có) theo phương pháp Karber - Behrens. Nếu chuột không có dấu hiệu bất thường hoặc chết sau 72 giờ thì tiếp tục theo dõi trong 14 ngày. Bảng 2.1. Kết quả đánh giá số chuột chết ở mỗi lô trong 3 ngày sau khi uống chế phẩm Số lượng thực tế Số lượng xác định Liều Số chết Số sống Tổng số Số chết Số sống Tổng số % chết (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) LD50 = D1 Trong đó: - D1: liều có % chuột chết sát dưới a% - a: % chuột chết sát dưới 50% sao cho a < 50% - b: % chết sát trên 50% sao cho b > 50% - d: khoảng cách giữa liều Tính sai số chuẩn của LD50 Vẽ đồ thị biểu diễn % chết tích lũy theo liều, xác định LD16 và LD84. Sai số chuẩn của LD50 tính theo công thức: SLD50= Trong đó: - k: hằng số Behrens k = 0,66 - s = (LD84 – LD16)/2 là phân phối chuẩn (giá trị LD84 VÀ LD16 lấy từ đồ thị) - d: khoảng cách giữa các liều. - n: số lượng chuột trong mỗi nhóm. 430
  3. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả Thể tích tối đa được khuyến cáo đối với chuột nhắt có thể uống là 1ml/ lần. Trong thử nghiệm sơ khởi, thực hiện trên 6 chuột, chuột đươc nuôi ổn định và nhịn đói 12 giờ trước khi tiêm thuốc. Các lô thí nghiệm ở chuột nhắt trắng được uống thuốc thử với liều 5g/kg tương đương thể tích 1ml/ 23g thể trọng chuột. Sau khi cho chuột uống, chuột có biểu hiện mệt mỏi nhẹ, giảm vận động, ăn uống bình thường. Sau 24 giờ và 72 giờ quan sát ở tất cả lô thí nghiệm thì thấy chuột trở lại hoạt động, vận động và ăn uống bình thường; đồng tử mắt chuột bình thường; không có biểu hiện của khó thở hay tím tái; lông mướt, chuột đi ngoài phân khô. Kết quả thể hiện ở Bảng 3.1 Bảng 3.1. Kết quả đánh giá số chuột chết ở mỗi lô trong 3 ngày sau khi uống chế phẩm lần 1 Số lượng thực tế Số lượng xác định Liều Số chết Số sống Tổng số Số chết Số sống Tổng số % chết 5g 0 6 6 0 6 6 0 Tiếp tục cho chuột uống với liều gấp đôi 10g/kg tương đương với thể tích 2ml/23g thể trọng chuột – trong 24 giờ, chia 2 lần, mỗi lần 1ml. Sau khi cho chuột uống, chuột có biểu hiện mệt mỏi nhẹ, giảm vận động và ăn uống. Sau 24 giờ, 72 giờ, quan sát chuột ở cả các lô thí nghiệm cho thấy chuột trở lại hoạt động, vận động và ăn uống bình thường; đồng tử mắt chuột bình thường; không có biểu hiện của khó thở hay tím tái; lông mướt, chuột đi ngoài phân khô. Kết quả được thể hiện ở Bảng 3.2. Bảng 3.2. Kết quả đánh giá số chuột chết ở mỗi lô trong 3 ngày sau khi uống chế phẩm lần 2 Số lượng thực tế Số lượng xác định Liều Số chết Số sống Tổng số Số chết Số sống Tổng số % chết 10g 0 6 6 0 6 6 0 Trong thử nghiệm xác định, thực hiện trên 20 chuột, các lô thí nghiệm ở chuột nhắt trắng được uống thuốc thử với mức liều khác nhau, từ liều thấp nhất 2,5g/kg thể trọng, đến liều 5g/kg thể trọng và cao nhất là 10g/kg thể trọng; Thể tích cho uống là 2 ml/ 23,5 g – trong 24 giờ, chia 2 lần uống, mỗi lần 1 ml. Sau khi cho chuôt uống, chuột có biểu hiện mệt mỏi nhẹ, giảm vận động và ăn uống. Sau 24 giờ, 72 giờ, quan sát chuột ở cả các lô thí nghiệm cho thấy chuột trở lại hoạt động, vận động và ăn uống bình thường; đồng tử mắt chuột bình thường; không có biểu hiện của khó thở hay tím tái; lông mướt, chuột đi ngoài phân khô. Kết quả được thể hiện ở Bảng 3.3. 431
  4. Bảng 3.3. Kết quả đánh giá số chuột chết ở mỗi lô trong 3 ngày sau khi uống chế phẩm lần 3 Số lượng thực tế Số lượng xác định Liều (g) Số chết Số sống Tổng số Số chết Số sống Tổng số % chết 2,5 0 20 20 0 20 20 0 5 0 20 20 0 20 20 0 10 0 20 20 0 20 20 0 Trong thí nghiệm lặp lại thử nghiệm xác định, vẫn thực hiện trên 20 chuột, các lô thí nghiệm ở chuột nhắt trắng với mức liều cao nhất là 10g/kg thể trong; Thể tích cho uống là 2 ml/ 23,5 g – trong 24 giờ, chia 2 lần uống, mỗi lần 1 ml. Sau khi cho chuôt uống, chuột có biểu hiện mệt mỏi nhẹ, giảm vận động và ăn uống. Sau 24 giờ, 72 giờ, quan sát chuột ở cả các lô thí nghiệm cho thấy chuột trở lại hoạt động, vận động và ăn uống bình thường; đồng tử mắt chuột bình thường; không có biểu hiện của khó thở hay tím tái; lông mướt, chuột đi ngoài phân khô. Tiếp tục theo dõi thêm 14 ngày. Kết quả được thể hiện ở Bảng 3.4. Bảng 3.4. Kết quả đánh giá số chuột chết ở mỗi lô trong 17 ngày sau khi uống chế phẩm lần 4 Số lượng thực tế Số lượng xác định Liều Số chết Số sống Tổng số Số chết Số sống Tổng số % chết 10g 0 20 20 0 20 20 0 Do đó, không tìm được LD50 ở liều cho chuột uống 10g/kg thể trọng, tương đương liều trên người 59500mg/70kg người (gấp 5900 lần so với liều sử dụng hằng ngày 10 mg, 10mg của simvastatin). 1ml SMEDDS Simvastatin có trọng lượng 1,07 g. 2ml SMEDDS Simvastatin có trọng lượng 1,07 x 2 hay tương đương 2,14g Dung dịch SMEDDS Simvastatin có nồng độ 11% trọng lượng/ trọng lượng nên chứa 260 mg simvastatin. 2,14g dung dịch SMEDDS Simvastatin chứa 11% x 2,14 hay tương đương 0,2354g simvastatin - Mỗi chuột có trọng lượng 23.5 g uống 0,2354g tương đương 10000 mg/kg chuột hay tương đương 10g/kg chuột Dựa vào bảng ngoại suy liều tương đương giữa các loài của Bộ Y tế về việc ban hành “Quy chế đánh giá tính an toàn và hiệu lực thuốc cổ truyền” theo Bảng 3.5: Liều đáp ứng tương đương trên người: 10000 mg/kg x 0,085 = 850 mg/kg 432
  5. Bảng 3.5: Bảng ngoại suy liều tương đương giữa các loài Loài ngoại suy Chuột nhắt Chuột cống Thỏ Chó Người Loài thực nghiệm trắng Chuột nhắt trắng 1 0,55 0,25 0,15 0,085 Chuột cống 1,82 1 0,45 0,27 0,15 Thỏ 4 2,20 1 0,60 0,34 Chó 6,67 3,67 1,67 1, 0,57 Người 11,76 6,47 2,94 1,76 1 Trong các thứ nghiệm sơ khởi và xác định, đã cho chuột uống đến liều 850mg/kg (gấp gần 600 lần liều tối đa của người 70kg uống) mà chuột vẫn không chết Như vậy, SMEDDS simvastatin chưa xác định được LD50 trên động vật thử nghiệm theo “Phương pháp xác định độc tính cấp” của tác giả Đỗ Trung Đàm và bảng phân loại độc tính cấp theo giá trị LD50 gần đúng của Bộ Y tế và WHO. Bảng 3.6: Bảng phân loại độc tính cấp theo giá trị LD50 gần đúng theo OECD Nhóm Mức độ độc cấp Liều LD50 gần đúng 1 Cực kỳ độc >0 - 5 mg/kg 2 Rất độc >5 - 50 mg/kg 3 Độc > 50 - 300 mg/kg 4 Độc trung bình > 300 - 2000 mg/kg 5 Độc tính thấp > 2000 - 5000 mg/kg 6 Gần như không độc > 5000 mg/kg Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organisation for Economic Cooperation and Development - OECD) đã thống nhất phân loại các hóa chất theo mức độ độc dựa vào việc xác định LD50 gần đúng. 3.2. Thảo luận Kết quả nghiên cứu cho thấy, dạng bào chế SMEDDS Simvastatin không thể hiện độc tính cấp đường uống với liều tối đa có thể bơm qua đầu kim để cho chuột uống là 10g/kg, tương đương với 59,5g/người 70 kg (gấp khoảng 6000 lần liều dự kiến sử dụng hàng ngày là 10mg SMEDDS 433
  6. Simvastatin). Dạng bào chế SMEDDS Simvastatin sử dụng trong thử nghiệm có độ an toàn khá cao trên động vật thử nghiệm và có Dmax = 10g/kg. Kết quả này có độ an toàn cao hơn so với các nghiên cứu trước đã công bố về độc tính cấp của simvastatin khi tìm được LD50 sử dụng đường uống là 3800mg/kg. 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy, dạng bào chế SMEDDS Simvastatin không thể hiện độc tính cấp đường uống ở liều cho uống 10g/kg trong lượng chuột, tương đương với 59,5g/ người 70kg hay 59500 mg, theo bảng Bảng phân loại độc tính cấp theo giá trị LD50 gần đúng theo OECD (gấp gần 60000 lần liều dự kiến là 10mg Simvastatin). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ môn dược lâm sàng (2021), Dược lâm sàng và điều trị, Nhà xuất bản Y học, 127-157. 2. Bộ Y tế (2004), Dược thư Quốc gia Việt nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 10. Nguyễn Lân Việt (2008), Cập nhật vai trò của Statin trong việc ngăn ngừa tiến triển của xơ vữa động mạch, Tài liệu hội thảo khoa học - Viện Tim mạch học Việt Nam, Hà Nội, 1 - 31. 3. Bộ Y tế (2015), Quyết định số 141/QĐ-K2ĐT ngày 27/10/2015, Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. 4. Đỗ Trung Đàm, Phương pháp xác định độc tính cấp của thuốc. NXB Y học Hà Nội, (1996). 5. Garg A. and V. Simha (2007), Update on dyslipidemia, J Clin Endocrinol Metab, 92(5), 1581- 1589. 6. Greving J. P., P. Denig, D. de Zeeuw, et al. (2007), Trends in hyperlipidemia and hypertension management in type 2 diabetes patients from 1998-2004: a longitudinal observational study, Cardiovasc Diabetol, 6, 25. 7. Hội Tim mạch học Việt Nam (2008), Khuyến cáo 2008 của hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu, Khuyến cáo 2015 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 476-502. 8. Kersten S., B. Desvergne and W. Wahli (2000), Roles of PPARs in health and disease, Nature, 405(6785), 421-424. 9. Millar J. S., D. A. Cromley, M. G. McCoy, et al. (2005), Determining hepatic triglyceride production in mice: comparison of poloxamer 407 with Triton WR-1339, J Lipid Res, 46(9), 2023- 2028. 10. Nassiri-Asl M., F. Zamansoltani, E. Abbasi, et al. (2009), Effects of Urtica dioica extract on lipid profile in hypercholesterolemic rats, Zhong Xi Yi Jie He Xue Bao, 7(5), 428-433. 11. Phạm Khuê (2000), Vữa xơ động mạch, Bệnh học tuổi già, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 178 - 202. 12. Phạm Khuê, Phạm Gia Khải and Nguyễn Lân Việt (2004), Vữa xơ động mạch, Bài giảng bệnh học nội khoa tập II, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 94 - 99. 13. Thanh Nguyễn Phương (2011), Nghiên cứu độc tính và tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của Monacholes trên thực nghiệm, Luận văn Bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội. 434
  7. 14. Phạm Thị Bạch Yến (2009), Đánh giá tính an toàn và hiệu quả điều trị chứng rối loạn Lipid máu của Nấm Hồng chi Đà Lạt, Luận án tiến sỹ Y học, Hà Nội, Đại học Y Hà Nội. 15. Phạm Tử Dương (2000), Hội chứng tăng Lipid máu, Bách khoa thư bệnh học, tập II, Nhà xuất bản Y học, 290 - 295. 16. Trang, N. T. T., Ngọc, H. T. T., & Nguyên, V. P. (2019). Nghiên cứu điều chế hệ tự nhũ tạo vi nhũ tương (smedds) chứa atorvastatin. Journal of Science and Technology, 2(3), 55-58. 17. Kreilgaard M (2002), “Influence of microemulsions on cutaneous drug delivery”, Bulletin Technique Gattefosse, pp. 79-100. 18. Larry L.Augsburge, jennifer B.Dressman, Jeffrey A. Hughes, “Oral Lipid-Based Formulations Enhancing the Pioavailability of Poorly Water-Solube Drugs”, Drugs and the pharmaceutical sciences, 170, pp. 1 – 32. 19. Key, P. B., Hoguet, J., Chung, K. W., Venturella, J. J., Pennington, P. L., & Fulton, M. H. (2009). Lethal and sublethal effects of simvastatin, irgarol, and PBDE-47 on the estuarine fish, Fundulus heteroclitus. Journal of Environmental Science and Health Part B, 44(4), 379-382. 435
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2