intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát niệu động học ở trẻ em có rối loạn chức năng đường tiểu dưới qua phép đo áp lực bàng quang

Chia sẻ: Ro Ong Kloi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

141
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của bài viết trình bày về các thông số niệu động học ở trẻ em có rối loạn chức năng đường tiểu dưới qua phép đo áp lực đồ bàng quang. Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua giai đoạn chứa đựng và giai đoạn tống xuất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát niệu động học ở trẻ em có rối loạn chức năng đường tiểu dưới qua phép đo áp lực bàng quang

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br /> <br /> KHẢO SÁT NIỆU ĐỘNG HỌC Ở TRẺ EM CÓ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG<br /> ĐƯỜNG TIỂU DƯỚI QUA PHÉP ĐO ÁP LỰC BÀNG QUANG<br /> Phan Xuân Cảnh*, Nguyễn Văn Ân**, Lê Tấn Sơn***<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Khảo sát các thông số niệu động học (NĐH) ở trẻ em có rối loạn chức năng đường tiểu dưới<br /> (ĐTD) qua phép đo áp lực đồ bàng quang (ALĐBQ).<br /> Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br /> Kết quả: Chúng tôi có 61 trẻ biểu hiện rối loạn chức năng ĐTD được đo ALĐBQ. Nhóm trẻ bàng quang<br /> thần kinh (BQTK) hoặc nghi ngờ BQTK được chỉ định đo ALĐBQ nhiều nhất (# 50%). Độ giãn nở BQ trung<br /> bình 10,68 ml/cmH20 (1-60), 61% trẻ có giảm độ giãn nở BQ. Áp lực tối đa cơ chóp BQ (Pdetmax) giai đoạn chứa<br /> đựng trung bình 24,21 cmH20 (8-72), 19,7% trẻ có Pdetmax giai đoạn chứa đựng ≥ 40 cmH20. Dung tích BQ (lớn<br /> nhất) trung bình 193,54 ml (43-611ml), nhóm BQ dung tích nhỏ so với tuổi chiếm 61%, BQ dung tích lớn chiếm<br /> 5%. Nhóm có tăng co bóp của cơ chóp BQ chiếm 33%, giảm co bóp cơ chóp chiếm 11%. Pdetmax giai đoạn tống xuất<br /> ở trẻ trai trung bình 55,83 cmH20, ở trẻ gái trung bình là 47,22 cmH20. Thể tích nước tiểu tồn lưu (TTNTTL)<br /> trung bình 81,43 ml (3-410).<br /> Kết luận: Giai đoạn chứa đựng: (1) Độ giãn nở BQ trung bình 10,68 ml/cmH20, có 61% trẻ giảm độ giãn<br /> nở BQ. Độ giãn nở BQ giảm là nguyên nhân gây tăng áp lực cơ chóp BQ trong giai đoạn chứa đựng. (2) Pdetmax<br /> giai đoạn chứa đựng trung bình 24,21 cmH20. Trong đó, 19,7% trẻ có Pdetmax giai đoạn chứa đựng ≥ 40 cmH20,<br /> đây là 1 nguyên nhân gây trào ngược BQ-NQ. (3) Dung tích BQ lớn nhất (Vmax) trung bình 193,54 ml. BQ dung<br /> tích nhỏ so với tuổi chiếm 61%, BQ dung tích lớn so với tuổi chiếm 5%. BQ dung tích nhỏ liên quan đến tiểu<br /> dầm và tiểu nhiều lần. (4) Tăng co bóp cơ chóp chiếm 33%, giảm co bóp cơ chóp BQ là 11%. Tăng co bóp cơ chóp<br /> BQ liên quan đến tiểu gấp. Giai đoạn tống xuất: (1) Pdetmax giai đoạn tống xuất ở bé trai trung bình 55,83 cmH20<br /> và ở bé gái 47,22 cmH20, chỉ số này thấp hơn ở trẻ em bình thường; (2) Thể tích nước tiểu tồn lưu trung bình<br /> 81,43 ml.<br /> Từ khóa: Niệu động học; Áp lực đồ bàng quang; Rối loạn chức năng đường tiểu dưới.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> TO SURVEY URODYNAMIC IN CHILDREN HAVE LOWER URINARY TRACT DYSFUNCTION BY<br /> CYSTOMETROGRAM<br /> Phan Xuan Canh, Nguyen Van An, Le Tan Son<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 1 - 2014: 318 - 323<br /> Obiectives: To survey some urodynamics index in children who have lower urinary tract dysfunction by<br /> examining cystometrogram.<br /> Method: This is a descriptive cross-sectional study.<br /> Results: We examinated cystometrogram in 61 children, who have showed lower urinary tract dysfuntion.<br /> 50% of patients was neurogenic bladder or suspect neurogenic bladder (highest ratio). Mean bladder compliance<br /> <br /> * Khoa Ngoại Tổng Hợp, BVĐK Bình Định<br /> ** Bệnh viện Bình Dân TP. HCM<br /> *** Trường ĐHYD Tp. HCM, BV Nhi Đồng 2 TP.HCM<br /> Tác giả liên lạc : ThS.BS.Phan Xuân Cảnh ĐT: 0979710777<br /> Email: canhbacsy1212@gmail.com<br /> <br /> 318<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> was 10.68 ml/cmH20 (1-60): 61% children have reduced bladder compliance. Maximum detrusor pressure in<br /> storage phase was 24.21 cmH20 (8-72): 19.7% patients had Pdetmax storage phase ≥ 40 cmH20. Maximum bladder<br /> volume on cystometrogram was 193.54ml (43-611). 61% of patients had small bladder volume following year old<br /> meanwhile 5% had high bladder volume. The ratio of detrusor hypercontractility was 33%, detrusor<br /> hypocontractility was 11%. Pdetmax voiding phase in male was 55.83 cmH20, in female was 47.2 cmH20. Residual<br /> urine volume was 81.43 (3-410 ml).<br /> Conclusions: Storage phase: (1) Mean bladder compliance 10.68 ml/cmH20, 61% children had reduced<br /> bladder compliance. Reducing bladder compliance was reason for increasing detrusor pressure in storage phase;<br /> (2) Pdetmax storage phase 24.21cmH20. 19.7% children had Pdetmax storage phase ≥ 40 cmH20. This is a reason<br /> making reflux bladder-ureter. (3) Maximum bladder volume 193.54ml. The group small bladder volume following<br /> year old was 61%, high bladder volume following year old was 5%. Small bladder volume involved enuresis and<br /> urinary high frequency. (4) The ratio of detrusor hypercontractility was 33%, detrusor hypocontractility was<br /> 11%. Detrusor hypercontractility involved urgency. Voiding phase: (1) Maximum detrusor pressure voiding<br /> phase in male 55.83cmH20, in female 47.2 cmH20. This index was lower than Pdetmax voiding phase of healthy<br /> children. (2) Mean residual urine volume 81.43 ml.<br /> Key words: Urodynamic; Cystometrogram; Lower urinary tract dysfunction.<br /> hết tháng 3/2012 (17 tháng) tại Phòng đo Niệu<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Động Học của bệnh viện Bình Dân thành phố<br /> Đường tiểu dưới gồm bàng quang và niệu<br /> Hồ Chí Minh. Xử lý và phân tích số liệu bằng<br /> đạo (NĐ). Chức năng của ĐTD là một đơn vị<br /> phần mềm thống kê SPSS 16.0.<br /> điều hòa đối với sự đổ đầy BQ và tống xuất nước<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:<br /> tiểu ra khỏi cơ thể. Sự rối loạn về cấu trúc, chức<br /> năng của BQ và/hoặc niệu đạo gây ra những<br /> Chúng tôi có 61 trẻ biểu hiện rối loạn chức<br /> (5). Trên thế giới có đến 5 -10%<br /> triệu chứng ĐTD<br /> năng ĐTD được đo ALĐBQ. Các thông số NĐH<br /> trẻ trên 5 tuổi có rối loạn đi tiểu(3). Khoảng 15%<br /> được thể hiện qua các bảng, số liệu.<br /> trẻ độ 6 tuổi có rối loạn chức năng BQ-cơ thắt<br /> Bảng 1: Chẩn đoán lâm sàng khi chỉ định đo ALĐBQ<br /> không do thần kinh nhưng chúng ta chỉ biết<br /> Ch n đoán lâm sàng khi ch đ nh đo NĐH n = 61 %<br /> được khi trẻ có biểu hiện: nhiễm trùng đường<br /> BQTK ho c nghi ng BQTK<br /> 31 50%<br /> Đái d m<br /> 4<br /> 7%<br /> tiểu, trào ngược BQ-niệu quản(NQ), tiểu không<br /> (20). Niệu động học có vai trò quan trọng<br /> Van ni u đ o sau<br /> 3<br /> 5%<br /> kiểm soát<br /> Trào ngư c BQ-NQ<br /> 4<br /> 7%<br /> để tác động đến sự hiểu biết về quá trình bệnh lý<br /> Ti u không ki m soát<br /> 16 26%<br /> của ĐTD(16,1,9). NĐH gồm có nhiều phép đo.<br /> Ti u nhi u l n<br /> 3<br /> 5%<br /> Trong đó, ALĐBQ được xem là “hòn đá tảng”<br /> Các thông số niệu động học giai đoạn chứa<br /> trong các phép đo NĐH(1). Ngoài ra, thể tích<br /> đựng<br /> nước tiểu tồn lưu cũng có vai trò khá quan trọng<br /> Độ giãn nở bàng quang trung bình<br /> khi kết hợp với các phép đo NĐH(16). Nghiên cứu<br /> nhằm khảo sát các thông số NĐH ở bệnh nhi có<br /> 10,68 ± 1,4 ml/cmH20 (1 - 60 ml/cmH20).<br /> rối loạn chức năng ĐTD qua phép đo ALĐBQ<br /> Bảng 2: Phân loại độ giãn nở BQ trong nghiên cứu<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br /> Nghiên cứu cắt ngang trên bệnh nhi có biểu<br /> hiện rối loạn chức năng ĐTD với thời gian mắc<br /> bệnh ≥ 1 năm, tuổi bệnh nhi trong khoảng 4-15<br /> tuổi. Thời gian thực hiện từ tháng 01/11/2010 đến<br /> <br /> theo cách phân loại của các tác giả<br /> (8)<br /> <br /> Theo Gilmour<br /> (9)<br /> Theo Hjälms<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br /> <br /> Gi m<br /> 36 (59%)<br /> 37 (61%)<br /> <br /> Bình thư ng<br /> 25 (41%)<br /> 24 (39%)<br /> <br /> n<br /> 61<br /> 61<br /> <br /> 319<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> Áp lực tối đa cơ chóp bàng quang giai đoạn<br /> chứa đựng<br /> 24,21 ± 17,77 cmH20, (8-72 cmH20)<br /> Bảng 3: Pdetmax giai đoạn chứa đựng ≥ 40 cmH20 và<br /> trào ngược BQ-NQ trên phim BQ lúc tiểu<br /> Phim<br /> ch p<br /> bàng<br /> Nhóm khác<br /> quang<br /> Trào ngư c<br /> lúc ti u<br /> BQ-NQ<br /> T ng<br /> <br /> Áp l c cơ chóp bàng<br /> quang<br /> < 40 cmH20 ≥ 40 cmH20<br /> 15 (55,6%)<br /> <br /> 1 (8,3%)<br /> <br /> T ng<br /> <br /> 16 (41%)<br /> <br /> 12 (44,4%) 11 (91,7%) 23 (59%)<br /> 27<br /> 12<br /> 39<br /> <br /> Bảng 7: Bàng quang dung tích nhỏ so với tuổi và tiểu<br /> nhiều lần<br /> Dung tích bàng quang<br /> T ng<br /> Nh so v i tu i Nhóm khác<br /> 7 (18,9%)<br /> 12 (50%)<br /> 19 (31%)<br /> Không<br /> Ti u<br /> 30 (81,1%)<br /> 12 (50%)<br /> 42 (69%)<br /> nhi u Có<br /> T ng<br /> 37<br /> 24<br /> 61<br /> l n<br /> <br /> Nhóm dung tích BQ nhỏ so với tuổi có tiểu<br /> nhiều lần cao hơn nhóm BQ dung tích bình<br /> thường và BQ dung tích lớn so với tuổi (81,1%<br /> so với 50%) có ý nghĩa thống kê, với χ2(1) =<br /> 6,57, P = 0,01.<br /> <br /> Tỷ lệ trào ngược BQ-NQ ở nhóm có Pdetmax ≥<br /> 40 cmH20 cao hơn nhóm Pdetmax < 40 cmH20<br /> (91,7% so với 44,4%), với χ2 (1) = 7,65, P = 0,006.<br /> Chỉ có 39 trẻ được chụp phim BQ lúc tiểu<br /> <br /> Bảng 8: Co bóp cơ chóp bàng quang<br /> <br /> Bảng 4: Độ giãn nở bàng quang và Pdetmax giai đoạn<br /> chứa đựng ≥ 40 cmH20<br /> <br /> Bảng 9: Tăng co bóp của cơ chóp BQ và tiểu gấp<br /> <br /> Pdetmax ≥ 40 cmH20<br /> Pdetmax < 40 cmH20<br /> <br /> Đ giãn n BQ<br /> (ml/cmH20)<br /> 3,77 ± 2,38<br /> 12,37 ± 1,75<br /> <br /> n = 61<br /> <br /> %<br /> <br /> 12<br /> 49<br /> <br /> 19,7%<br /> 80,3%<br /> <br /> Độ giãn nở BQ ở nhóm Pdetmax ≥ 40 cmH20<br /> thấp hơn độ giãn nở BQ ở nhóm có Pdetmax < 40<br /> cmH20 có ý nghĩa thống kê, với T (57,8) = 4,46,<br /> P = 0,0001. 19,7% trẻ có Pdetmax giai đoạn chứa<br /> đựng ≥ 40 cmH20.<br /> <br /> S co bóp cơ chóp BQ<br /> Bình thư ng<br /> Tăng co bóp<br /> Gi m co bóp<br /> <br /> n = 61<br /> 34<br /> 20<br /> 7<br /> <br /> Co bóp cơ chóp bàng<br /> quang<br /> Tăng co<br /> bóp<br /> Nhóm khác<br /> 31 (75,6%)<br /> Không 7 (35%)<br /> Ti u<br /> 10 (24,4%)<br /> Có 13 (65%)<br /> g p<br /> T ng<br /> 20<br /> 41<br /> <br /> %<br /> 56%<br /> 33%<br /> 11%<br /> <br /> T ng<br /> <br /> 38 (62,3%)<br /> 23 (37,7%)<br /> 61<br /> <br /> Nhóm tăng co bóp cơ chóp BQ trong giai<br /> đoạn chứa đựng có tỷ lệ tiểu gấp nhiều hơn<br /> nhóm khác (65% so với 24,4%) có ý nghĩa thống<br /> kê, với χ2 (1) = 9,43, P = 0,002.<br /> <br /> Dung tích bàng quang lớn nhất đo trên<br /> ALĐBQ<br /> Vmax trung bình 193,54 ± 127,33 ml (43-611 ml)<br /> <br /> Ghi nhận về các thông số giai đoạn tống<br /> xuất<br /> <br /> Bảng 5: Phân loại dung tích bàng quang<br /> <br /> Bảng 10: Áp lực tối đa của cơ chóp BQ lúc tống xuất<br /> trung bình là<br /> <br /> Phân lo i dung tích BQ<br /> Bình thư ng<br /> Nh so v i tu i<br /> L n so v i tu i<br /> <br /> n = 61<br /> 21<br /> 37<br /> 3<br /> <br /> %<br /> 34%<br /> 61%<br /> 5%<br /> <br /> Bảng 6: Bàng quang dung tích nhỏ và tiểu dầm<br /> Lo i dung tích bàng quang<br /> T ng<br /> Nh so v i tu i Nhóm khác<br /> 11 (29,7%)<br /> 16 (66,7%) 27 (44,3%)<br /> Ti u Không<br /> 26 (70,3%)<br /> 8 (33,3%) 34 (55,7%)<br /> Có<br /> d m<br /> T ng<br /> 37<br /> 24<br /> 61<br /> <br /> Tiểu dầm ở nhóm dung tích BQ nhỏ so với<br /> tuổi cao hơn nhóm BQ dung tích bình thường và<br /> BQ dung tích lớn so với tuổi (70,3% so với 33,3%)<br /> có ý nghĩa thống kê, với χ2(1) = 8,05, P = 0,005.<br /> <br /> 320<br /> <br /> Trai<br /> Gái<br /> <br /> Pdetmax lúc t ng xu t (cmH20)<br /> 55,83 ± 31,01<br /> 47,22 ± 26,43<br /> <br /> T ng<br /> 29<br /> 32<br /> <br /> Không có sự khác biệt về Pdetmax tống xuất<br /> giữa 2 nhóm trẻ trai và trẻ gái, với T (59) = 1,17, P<br /> = 0,247.<br /> <br /> Thể tích nước tiểu tồn lưu trung bình<br /> 81,43 ± 11,2 ml, (3 - 410 ml)<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Nghiên cứu NĐH gồm có nhiều phép đo<br /> như: đo ALĐBQ, niệu dòng đồ, đo điện cơ đáy<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br /> chậu, quay phim NĐH… Trong đó, ALĐBQ là<br /> phép đo cơ bản và quan trọng nhất, được xem là<br /> “chiếc búa phản xạ của nhà niệu động học”,<br /> nhưng là phép đo có xâm nhập vì phải đặt thông<br /> tiểu để ghi nhận áp lực BQ(16,4). Eward đưa ra chỉ<br /> định đo NĐH ở trẻ em: thoát vị màng tủy; thoát<br /> vị màng não; hở đường tiếp giáp ống thần kinh;<br /> chấn thương tủy; bất sản xương cùng; bại liệt; rối<br /> loạn BQ không do nguyên nhân thần kinh; van<br /> niệu đạo sau; tiểu dầm(7). Hjälms cho rằng chỉ<br /> định đo NĐH ở trẻ em giống người lớn gồm:<br /> BQTK, trào ngược BQ-NQ, nhiễm trùng tiểu tái<br /> diễn, van NĐ sau, hẹp NĐ sau phẫu thuật, tiểu<br /> không kiểm soát, tiểu dầm không đáp ứng điều<br /> trị sau 1 năm(9). Trong đó, nhóm BQTK-nghi ngờ<br /> BQTK là quan trọng nhất để chỉ định đo<br /> NĐH(15,12,9,11). Và xét nghiệm NĐH nên thực hiện<br /> mỗi năm một lần với nhóm bệnh BQTK(6,9,11).<br /> Trong nghiên cứu tất cả bệnh nhi đều có biểu<br /> hiện rối loạn chức năng ĐTD. Các triệu chứng<br /> ĐTD, bệnh lý được chỉ định đo ALĐBQ thể hiện<br /> qua bảng 1. Điều này phù hợp với chỉ định đo<br /> NĐH ở trẻ em của các tác giả nêu ở trên. Trong<br /> đó nhóm trẻ có chẩn đoán BQTK - nghi ngờ<br /> BQTK được chỉ định đo nhiều nhất (# 50%).<br /> <br /> Dung tích BQ trên các bệnh nhi<br /> Trẻ em không giống như người lớn, dung<br /> tích BQ của trẻ thay đổi theo tuổi. Chúng tôi<br /> dùng công thức tính Vmax theo tuổi đối với trẻ<br /> em: Vmax (ml) = 30 + (tuổi (năm) x 30)(15,9). Từ đó<br /> đối chiếu với Vmax đo được trên ALĐBQ. Vmax đo<br /> trên ALĐBQ 193,54 ± 127,33 ml. Trong đó 61%<br /> trẻ có dung tích BQ nhỏ so với tuổi. Agawal<br /> trong khảo sát NĐH ở trẻ có rối loạn chức năng<br /> đi tiểu: Vmax trung bình 246,5 ± 119,9 ml và có<br /> 15% là BQ dung tích nhỏ tăng trương lực(2). Silva<br /> nghiên cứu ở nhóm trẻ bại liệt: Vmax trung bình<br /> 168 ± 122,2 ml và BQ dung tích nhỏ so với tuổi<br /> chiếm 54%(18). Chúng tôi thấy tỷ lệ bệnh nhi ở<br /> nhóm BQ dung tích nhỏ so với tuổi có tiểu dầm<br /> cao hơn so với nhóm khác (bảng 6, P = 0,005). BQ<br /> dung tích nhỏ là một nguyên nhân gây nên tiểu<br /> dầm ở trẻ em(3,13). Ở trẻ tiểu dầm dung tích BQ sẽ<br /> giảm xuống nhưng chỉ là giảm dung tích BQ về<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> mặt cơ năng chứ dung tích thực về mặt giải phẫu<br /> không giảm xuống(13). Chúng tôi cũng thấy nhóm<br /> trẻ có BQ dung tích nhỏ có tiểu nhiều lần cao<br /> hơn so với nhóm khác (bảng 7, P = 0,01). Ở trẻ<br /> em dung tích BQ bình thường khoảng 65% đến<br /> 150% so với Vmax tính theo tuổi(9,14). Vì có sự thay<br /> đổi trong dung tích chứa đựng nên thể tích mỗi<br /> lần đi tiểu của trẻ có thể rất khác nhau nhưng số<br /> lần tiểu luôn ở trong ngưỡng bình thường (< 8<br /> lần/ngày). Ở trẻ có BQ dung tích nhỏ, không có<br /> thay đổi nhiều về dung tích chứa đựng nên số<br /> lần tiểu của trẻ sẽ nhiều hơn để đào thoát hết<br /> lượng nước tiểu được bài xuất ổn định trong<br /> ngày từ 2 thận.<br /> <br /> Độ giãn nở và áp lực cơ chóp BQ trong giai<br /> đoạn chứa đựng<br /> Theo Gilmour độ giãn nở BQ của trẻ em ở<br /> giai đoạn đổ đầy nên ≥ 10 ml/cmH20(8). Theo<br /> Hjälms độ giãn nở BQ nhỏ nhất ở trẻ em trong<br /> lúc đổ đầy nên ≥ 5% Vmax đo trên ALĐBQ(9). Qua<br /> bảng 2 chúng tôi thấy tỷ lệ bệnh nhi có giảm độ<br /> giãn nở BQ theo cách phân loại của 2 tác giả là<br /> như nhau. Vì trẻ em có sự thay đổi dung tích BQ<br /> theo tuổi, nên chúng tôi cho rằng cách phân loại<br /> của Hjälms là phù hợp hơn. Độ giãn nở BQ<br /> trung bình ở nhóm trẻ trong nghiên cứu là 10,68<br /> ± 1,4 ml/cmH20. Theo Wen và Tong độ giãn nở<br /> BQ trung bình ở trẻ bình thường 13,3 ± 3<br /> ml/cmH20(19). Như vậy, độ giãn nở BQ ở trẻ em<br /> có rối loạn chức năng ĐTD giảm hơn so với trẻ<br /> bình thường. Qua bảng 4 chúng tôi thấy có mối<br /> liên quan giữa độ giãn nở BQ và Pdetmax giai đoạn<br /> chứa đựng: độ giãn nở BQ càng giảm thì áp lực cơ<br /> chóp BQ càng cao. Kelly và Niti cũng nhận xét độ<br /> giãn nở BQ giảm sẽ dẫn đến áp lực BQ cao trong<br /> giai đoạn chứa đựng và độ giãn nở BQ < 10<br /> ml/cmH20 trong giai đoạn này sẽ gây nguy hại<br /> đối với đường tiểu trên(11,17). Như vậy, độ giãn nở<br /> BQ giảm sẽ tạo ra áp lực cao của cơ chóp BQ và<br /> gây trào ngược BQ-NQ đối với nhóm trẻ có rối<br /> loạn chức năng ĐTD. Tuy nhiên, độ giãn nở BQ<br /> có thể ít quan trọng hơn Pdetmax giai đoạn chứa<br /> đựng. Vì độ giãn nở phụ thuộc mức thể tích BQ,<br /> mức thay đổi áp lực cơ chóp BQ lúc được chọn<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br /> <br /> 321<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> để tính độ giãn nỡ(11,17). Độ giãn nở BQ còn bị ảnh<br /> hưởng bởi tốc độ đổ đầy BQ, tốc độ đổ<br /> đầy(ml/phút) phù hợp đối với trẻ được khuyến<br /> cáo nên ≤ 10% Vmax BQ theo tuổi(9,10).<br /> Pdetmax giai đoạn chứa đựng ở nhóm trẻ có rối<br /> loạn chức năng ĐTD là 24,21 ± 17,77 cmH20, số<br /> trẻ có Pdetmax giai đoạn chứa đựng ≥ 40 cmH20<br /> chiếm 19,7% (bảng 4). Theo Wen và Tong, Pdetmax<br /> giai đoạn chứa đựng ở trẻ bình thường là < 27,2<br /> cmH2O(19). Pdetmax giai đoạn chứa đựng ≥ 40<br /> cmH20 là yếu tố nguy cơ gây ra những thương<br /> tổn đối với đường tiểu trên: trào ngược BQ-NQ,<br /> nhiễm trùng thận, suy thận(7,11). Qua bảng 3 thấy<br /> tỷ lệ trào ngược BQ-NQ trên phim chụp BQ lúc<br /> tiểu ở nhóm Pdetmax giai đoạn chứa đựng ≥ 40<br /> cmH20 cao hơn so với tỷ lệ trào ngược ở nhóm<br /> Pdetmax giai đoạn chứa đựng < 40 cmH20 (P =<br /> 0,006). Như vậy, Pdetmax giai đoạn chứa đựng ≥ 40<br /> cmH20 có liên quan với trào ngược nước tiểu từ<br /> BQ lên NQ hoặc thận.<br /> <br /> Ý nghĩa của co bóp bất thường cơ chóp BQ<br /> trong lúc đổ đầy<br /> Hoạt động của cơ chóp BQ có thể bình<br /> thường, tăng co bóp và giảm co bóp. BQ tăng<br /> hoạt liên quan với tăng hoạt động của cơ chóp<br /> BQ. Ngược lại, BQ giảm hoạt đi kèm với giảm<br /> co bóp của cơ chóp BQ(10). Trong nghiên cứu,<br /> chúng tôi thấy 33% trẻ có tăng co bóp và 11%<br /> trẻ có giảm co bóp của cơ chóp BQ (bảng 8).<br /> Theo Silva: nghiên cứu NĐH ở trẻ em bại liệt<br /> có 35,1% tăng co bóp cơ chóp BQ trong giai<br /> đoạn chứa đựng(18). Agarwal có 5% số trẻ rối<br /> loạn đi tiểu có tăng co bóp cơ chóp BQ(2).<br /> Neveus cũng cho rằng có liên quan giữa tiểu<br /> són gấp và tăng hoạt động cơ chóp BQ(14).<br /> Chúng tôi thấy có sự liên quan giữa tăng co<br /> bóp cơ chóp BQ với tiểu gấp trong nghiên cứu<br /> (bảng 9, P = 0,002). Theo Cerruto ở trẻ có rối<br /> loạn chức năng ĐTD do nguyên nhân thần<br /> kinh, sẽ thường gặp tăng co bóp của cơ chóp<br /> BQ trong suốt giai đoạn đổ đầy, và đây là<br /> nguyên nhân gây nên tiểu không kiểm soát<br /> trên lâm sàng ở những trẻ BQTK(6).<br /> <br /> 322<br /> <br /> Áp lực tối đa của cơ chóp BQ trong giai<br /> đoạn tống xuất<br /> Qua bảng 10 thấy: Pdetmax giai đoạn tống<br /> xuất ở bé trai 55,83 ± 31,01 cmH20 và ở bé gái<br /> là 47,22 ± 26,43 cmH20, không có sự khác biệt ở<br /> hai nhóm (P = 0,247), nhưng có thể thấy Pdetmax<br /> giai đoạn tống xuất ở trẻ trai cao hơn Pdetmax ở<br /> trẻ gái. Thông thường, Pdetmax giai đoạn tống<br /> xuất ở trẻ trai thường cao hơn so với trẻ gái. Vì<br /> trẻ trai có niệu đạo dài và hẹp sẽ tạo ra một<br /> sức cản lớn đối với dòng tiểu gây nên áp lực<br /> cao của cơ chóp BQ khi tống xuất nước<br /> tiểu(9,20,19). Wen và Tong thấy Pdetmax giai đoạn<br /> tống xuất ở trẻ bình thường: trẻ trai 66 ± 13,1<br /> cmH20, trẻ gái 56,6 ± 14,7 cmH20(19). Theo Jong<br /> Pdetmax giai đoạn tống xuất ở trẻ em bình<br /> thường: trẻ trai 70 cmH20, trẻ gái 60 cmH20(10).<br /> Như vậy, Pdetmax giai đoạn tống xuất ở nhóm<br /> trẻ rối loạn chức năng ĐTD thấp hơn so với trẻ<br /> em bình thường ở cả 2 giới. Điều này cho thấy<br /> khả năng tống xuất ở nhóm trẻ rối loạn chức<br /> năng ĐTD có giảm hơn so với trẻ em bình<br /> thường.<br /> <br /> Thể tích nước tiểu tồn lưu<br /> TTNTTL trung bình là 81,4±11,2ml. Trong<br /> khi ở trẻ em bình thường TTNTTL là 6,3 ± 3,9<br /> ml(19), hoặc < 5ml(10). Điều này cho thấy khả năng<br /> tống xuất ở nhóm trẻ rối loạn chức năng ĐTD có<br /> suy giảm nhiều so với trẻ em bình thường.<br /> Chúng tôi không khảo sát được sức cản niệu<br /> đạo, tình trạng bất đồng vận BQ cơ thắt đồng<br /> thời với đo TTNTTL trên bệnh nhi. Nên không<br /> thể kết luận TTNTTL cao ở nhóm bệnh nhi<br /> nghiên cứu là do nguyên nhân cụ thể nào: bế tắc<br /> dòng ra hay suy cơ chóp BQ? Tuy nhiên, đa số<br /> các tác giả cho rằng TTNTTL phản ánh sự suy<br /> yếu chức năng co bóp cơ chóp BQ hơn là bế tắc<br /> dòng tiểu. Suy yếu chức năng cơ chóp thường do<br /> lực bóp không duy trì tốt để bài xuất nước tiểu<br /> hơn là lực co bóp không đủ mạnh(1).<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Qua khảo sát ALĐBQ ở 61 trẻ có rối loạn<br /> chức năng ĐTD. Chúng tôi nhận thấy<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2