intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chỉ số sức cản động mạch thận ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính do viêm cầu thận mạn

Chia sẻ: Hạnh Lệ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

72
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nhằm khảo sát chỉ số sức cản động mạch thận (resistive index- RI) bằng siêu âm doppler động mạch thận ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính do viêm cầu thận mạn điều trị nội trú tại khoa thận tiết niệu - Bệnh viện Bạch Mai từ T1/2013-T8/2013.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chỉ số sức cản động mạch thận ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính do viêm cầu thận mạn

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> CHỈ SỐ SỨC CẢN ĐỘNG MẠCH THẬN Ở BỆNH NHÂN<br /> BỆNH THẬN MẠN TÍNH DO VIÊM CẦU THẬN MẠN<br /> Đỗ Gia Tuyển*, Nguyễn Thị An Thủy*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Khảo sát chỉ số sức cản động mạch thận (Resistive index- RI) bằng siêu âm Doppler động mạch<br /> thận ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính do viêm cầu thận mạn điều trị nội trú tại khoa Thận Tiết niệu- Bệnh viện<br /> Bạch Mai từ T1/2013-T8/2013.<br /> Phương pháp: phương pháp mô tả cắt ngang tiến cứu.<br /> Kết quả: chỉ số sức cản ĐMT tại các vị trí gốc ĐMT là 0.74 ± 0.05, ở thân ĐMT là 0.73 ± 0.05 và ở ĐMT<br /> nhu mô là 0.68 ± 0.06. Không có sự khác biệt về chỉ số sức cản ở hai bên động mạch thận phải và trái (p > 0.05) tại<br /> vị trí gốc, thân và nhu mô thận, đồng thời khi mức độ suy thận càng nặng thì chỉ số sức cản ĐMT càng cao và<br /> càng có sự khác biệt rõ rệt giữa các giai đoạn BTMT.<br /> Kết luân: Siêu âm Doppler mạch thận đo chỉ số sức cản động mạch thận là một biện pháp có ích giúp đánh<br /> giá tình trạng xơ hóa cầu thận và tiên lượng khả năng tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối trong tương.<br /> Từ khóa: chỉ số sức cản (RI), động mạch thận, bệnh thận mạn tính.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> THE RENAL ARTERIAL RESISTIVE INDEX IN CHRONIC KIDNEY DIESASE PATIENTS<br /> Do Gia Tuyen, Nguyen Thi An Thuy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 389 Objectives: investigated the renal arterial resistive index by using Doppler ultrasound technique chronic<br /> kidney disease cause by glomerulonephritis, hospitalized in Nephrology- Urology Department, Bach Mai hospital<br /> from January 2013 to August 2013.<br /> Method: prospective cross- section study.<br /> Results: Mean RI at the principal arterial was 0.74 ± 0.05, at the body arterial was 0.73 ± 0.05 and the<br /> parenchyma arterial was 0.68 ± 0.06, it’s significantly higher than normal parameters. There was no difference<br /> between right and left arterial renal arterial resistive index at 3 positions: principal arterial, body arterial and<br /> parenchyma arterial (p > 0.05). There was significant difference in renal arterial resistive index at 3 positions:<br /> principal arterial, body arterial and parenchyma arterial (p < 0.05) among three group’s patients with chronic<br /> kidney disease stage II-III, IV and V.<br /> Conclusions: The results demonstrated that the more advanced renal insufficiency the higher in renal<br /> resistant index. Our studies indicated that renal arterial resistive index by using Doppler ultrasound should be<br /> done in CKD patients who are at risk of progressing to end stage renal disease.<br /> Key words: resistive index, renal arterial, chronic kidney disease.<br /> làm giảm mức lọc cầu thận một cách từ từ,<br /> MỞ ĐẦU<br /> không hồi phục, kết quả cuối cùng là suy thận<br /> Suy thận mạn tính là một hội chứng lâm<br /> giai đoạn cuối. Trong các nguyên nhân gây suy<br /> sàng và sinh hóa tiến triển qua nhiều năm tháng<br /> thận mạn thì viêm cầu thận mạn là nguyên nhân<br /> * Bộ môn Nội tổng hợp Trường Đại học Y Hà Nội<br /> Tác giả liên lạc: Ths.Bs Nguyễn Thị An Thủy<br /> ĐT: 0914.596.896.<br /> <br /> Email: dogiatuyen70@gmail.com<br /> <br /> 389<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> hay gặp nhất, chiếm tới 30-45% các trường hợp(2).<br /> Tiến triển của viêm cầu thận mạn dẫn đến xơ<br /> hóa cầu thận và tổ chức kẽ thận, giảm dần chức<br /> năng của các mao mạch cầu thận, kết quả là<br /> giảm dần số lượng và diện tích các mạch máu<br /> trong thận làm tăng sức cản mạch máu trong<br /> thận(11,12,3). Sức cản mạch máu trong thận được<br /> tính bởi chỉ số sức cản (Resistive index- RI) trong<br /> siêu âm Doppler mạch thận(8). Siêu âm Doppler<br /> mạch thận đã được áp dụng từ lâu tại Việt Nam<br /> để chẩn đoán<br /> các bệnh liên quan đến mạch máu thận, tuy<br /> nhiên các công trình nghiên cứu về RI đối với<br /> bệnh lý nhu mô thận mà đặc biệt là ở bệnh nhân<br /> viêm cầu thận mạn còn rất hạn chế. Việc phát<br /> hiện sớm, điều trị kịp thời và dự đoán được tiên<br /> lượng của tình trạng suy thận sẽ làm chậm tiến<br /> triển của bệnh và có ý nghĩa quan trọng trong<br /> việc quyết định lựa chọn các phương pháp điều<br /> trị cho bệnh nhân. Vì vậy, chúng tôi tiến hành<br /> nghiên cứu này với mục tiêu: Khảo sát chỉ số sức<br /> cản động mạch thận (RI) bằng siêu âm Doppler động<br /> mạch thận ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính do viêm<br /> cầu thận.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu.<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br /> chứng lâm sàng và khảo sát các xét nghiệm<br /> huyết học, sinh hóa (được thực hiện tại các khoa<br /> chuyên trách bệnh viện Bạch Mai với các thông<br /> số tham chiếu do các khoa này công bố) và được<br /> siêu âm thận bằng máy ALOKA đặt tại khoa<br /> Thận Tiết Niệu Bệnh viện Bạch Mai, do các bác<br /> sỹ chuyên khoa Thận siêu âm. Mức lọc cầu thận<br /> được tính theo công thức của Crockcoff-Gault.<br /> <br /> Siêu âm Doppler ĐMT hai bên<br /> Bằng máy siêu âm Doppler Philips HD 11<br /> đặt tại viện Tim mạch- Bệnh viện Bạch Mai và do<br /> một bác sỹ chuyên khoa Tim mạch duy nhất<br /> thực hiện, tính chỉ số sức cản RI của Pourcelot. RI<br /> < 0.7 là bình thường, RI ≥ 0.7 là tăng chỉ số sức<br /> cản(8).<br /> <br /> Xử lý số liệu<br /> Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý số<br /> liệu.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Chỉ số<br /> RI BTMT gđ<br /> II-III (n = 19)<br /> IV (n = 19)<br /> V (n = 25)<br /> Tổng (n = 63)<br /> p<br /> <br /> Gốc<br /> 0.71 ± 0.04<br /> 0.74 ± 0.03<br /> 0.77 ± 0.04<br /> 0.74 ± 0.05<br /> < 0.05<br /> <br /> ĐMT các vị trí<br /> Thân<br /> 0.69 ± 0.04<br /> 0.73 ± 0.04<br /> 0.76 ± 0.04<br /> 0.73 ± 0.05<br /> < 0.05<br /> <br /> Nhu mô<br /> 0.63 ± 0.04<br /> 0.66 ± 0.05<br /> 0.72 ± 0.06<br /> 0.68 ± 0.06<br /> < 0.05<br /> <br /> Phân bố bệnh nhân theo giai đoạn BTMT<br /> <br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân<br /> 63 bệnh nhân chẩn đoán bệnh thận mạn tính<br /> do viêm cầu thận, điều trị nội trú tại khoa Thận<br /> Tiết niệu- Bệnh viện Bạch Mai từ T1/2013T8/2013.<br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> Bệnh cầu thận thứ phát, hội chứng thận<br /> hư, bệnh cầu thận do nhiễm độc thai nghén,<br /> suy thận cấp, suy thận mạn đã được điều trị<br /> thay thế.<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Tất cả bệnh nhân được tiến hành nghiên cứu<br /> theo các bước thống nhất: khai thác tiền sử, triệu<br /> <br /> 390<br /> <br /> Biểu đồ 1: Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo giai<br /> đoạn BTMT<br /> Nhận xét: Trong nhóm nghiên cứu, BN<br /> BTMT gđ II-III chiếm 30.2%, gđ IV chiếm<br /> 30.2% và gđ V chiếm 39.6%.<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Chỉ số sức cản tại gốc, thân và nhu mô thận 2 bên<br /> Bảng 1: Chỉ số sức cản tại gốc, thân và nhu mô thận 2 bên<br /> RI ĐMT BTMT gđ<br /> II-III<br /> <br /> X± SD<br /> p<br /> <br /> IV<br /> <br /> X± SD<br /> p<br /> <br /> V<br /> <br /> X± SD<br /> <br /> Gốc<br /> (TT)<br /> 0.70 ± 0.05<br /> <br /> Thân<br /> (TP)<br /> (TT)<br /> 0.70 ± 0.35<br /> 0.69 ± 0.52<br /> <br /> Nhu mô<br /> (TP)<br /> (TT)<br /> 0.63 ± 0.37<br /> 0.63 ± 0.41<br /> <br /> > 0.05<br /> 0.74 ± 0.39<br /> 0.74 ± 0.03<br /> <br /> > 0.05<br /> 0.73 ± 0.46<br /> 0.73 ± 0.36<br /> <br /> > 0.05<br /> 0.65 ± 0.54<br /> 0.67 ± 0.46<br /> <br /> > 0.05<br /> 0.77 ± 0.34<br /> 0.77 ± 0.47<br /> <br /> > 0.05<br /> 0.77 ± 0.45<br /> 0.76 ± 0.45<br /> <br /> > 0.05<br /> 0.72 ± 0.53<br /> 0.72 ± 0.62<br /> <br /> (TP)<br /> 0.71 ± 0.04<br /> <br /> P<br /> <br /> > 0.05<br /> <br /> Nhận xét: Không có sự khác biệt giữa chỉ số<br /> sức cản ở 2 bên ĐMT tại vị trí gốc,thân và nhu<br /> mô thận với p > 0.05 ở mỗi nhóm BTMT gđ II-III,<br /> IV và V.<br /> <br /> Chỉ số sức cản ĐMT tại các vị trí gốc, thân<br /> và nhu mô thận của nhóm bệnh nhân<br /> nghiên cứu<br /> Do không có sự khác biệt về RI bên phải và<br /> trái ĐMT tại các vị trí gốc, thân và nhu mô thận<br /> nên RI trung bình tại các vị trí trên được tính<br /> bằng trung bình cộng của hai bên phải và trái.<br /> Bảng 2: RI tại gốc, thân và nhu mô thận của nhóm<br /> BN nghiên cứu<br /> Chỉ số<br /> RI BTMT gđ<br /> II-III (n = 19)<br /> IV(n = 19)<br /> V(n = 25)<br /> Tổng (n = 63)<br /> p<br /> <br /> Gốc<br /> 0.71 ± 0.04<br /> 0.74 ± 0.03<br /> 0.77 ± 0.04<br /> 0.74 ± 0.05<br /> < 0.05<br /> <br /> ĐMT các vị trí<br /> Thân<br /> 0.69 ± 0.04<br /> 0.73 ± 0.04<br /> 0.76 ± 0.04<br /> 0.73 ± 0.05<br /> < 0.05<br /> <br /> Nhu mô<br /> 0.63 ± 0.04<br /> 0.66 ± 0.05<br /> 0.72 ± 0.06<br /> 0.68 ± 0.06<br /> < 0.05<br /> <br /> Nhận xét: RI trung bình tại gốc, thân và nhu<br /> mô ĐMT của nhóm nghiên cứu lần lượt là 0.74 ±<br /> 0.05, 0.73 ± 0.05, 0.68 ± 0.06. Có sự khác biệt có ý<br /> nghĩa thống kê về RI trung bình tại gốc, thân và<br /> nhu mô ĐMT giữa 3 nhóm BTMT gđ II-III, IV và<br /> V với p 0.05<br /> Chỉ số RI<br /> So sánh<br /> II-III và IV<br /> II-III và V<br /> IV và V<br /> <br /> Gốc<br /> P < 0.05<br /> p < 0.05<br /> p < 0.05<br /> <br /> > 0.05<br /> ĐMT các vị trí<br /> Thân<br /> P < 0.05<br /> P < 0.05<br /> p < 0.05<br /> <br /> Nhu mô<br /> p > 0.05<br /> P < 0.05<br /> p < 0.05<br /> <br /> Nhận xét: Tại gốc và thân ĐMT có sự khác<br /> biệt có ý nghĩa thống kê về RI trung bình giữa<br /> từng cặp BTMT gđ II-III và IV, II-III và V, IV và V<br /> với p < 0.05. Tại nhu mô ĐMT không có sự khác<br /> biệt về RI trung bình giữa BTMT gđ II-III và IV<br /> nhưng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về RI<br /> trung bình giữa BTMT gđ II-III và V, IV và V với<br /> p < 0.05.<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Kết quả từ biểu đồ 1 cho thấy không có sự<br /> khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ BN ở<br /> ba nhóm BTMT giai đoạn II-III, IV và V (gđ IIIII là 30.2%, gđ IV là 30.2% và gđ V là 39.6%).<br /> Sở dĩ như vậy là do chúng tôi lựa chọn BN sao<br /> cho tỷ lệ giữa các nhóm như nhau để không<br /> ảnh hưởng đên kết quả khi so sánh chỉ số RI<br /> giữa các nhóm.<br /> Qua nghiên cứu 63 bệnh nhân chúng tôi<br /> nhận thấy không có sự khác biệt về RI ĐMT tại<br /> các vị trí gốc ĐMT, thân ĐMT và nhu mô ĐMT<br /> giữa hai bên thận phải và thận trái ở mỗi nhóm<br /> BN BTMT giai đoạn II-III, IV và IV với p > 0.05.<br /> Trong nghiên cứu của tác giả Bùi Văng Giang<br /> năm 1997(1) trên 40 người bình thường cho thấy<br /> không có sự khác biệt về RI ĐMT tại các vị trí<br /> gần chỗ xuất phát của ĐMT, thân ĐMT rốn thận<br /> và ở các nhánh liên thùy giữa ĐMT phải và<br /> ĐMT trái. Năm 1997, tác giả Savader S.J(9) cũng<br /> <br /> 391<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> đã tiến hành đo lưu lượng dòng máu qua thận<br /> của người bình thường, kết quả cho thấy lưu<br /> lượng máu qua thận phải 382 ml/phút và thận<br /> trái 370 ml/phút, sự khác biệt giữa lưu lượng<br /> máu qua thận phải và thận trái không có ý nghĩa<br /> thống kê (p > 0.05). Điều này gợi ý có sự gia tăng<br /> sức đề kháng của tiểu động mạch trong thận và<br /> là dấu hiệu xơ cứng động mạch thận đang phát<br /> triển, cuối cùng sẽ dẫn đến suy thận. Trong<br /> nghiên cứu của chúng tôi đối tượng là những<br /> bệnh nhân bệnh thận mạn do viêm cầu thận<br /> mạn cở các giai đoạn khác nhau, kết quả bước<br /> đầu từ bảng 1 cho thấy không có sự khác biệt về<br /> RI tại vị trí gốc, thân và nhu mô ĐMT ở hai bên<br /> thận với p > 0.05. Vì vậy, trong nghiên cứu này<br /> chúng tôi đã sử dụng RI trung bình tại các vị trí<br /> trên được tính bằng trung bình cộng của RI ở hai<br /> bên ĐMT phải và trái, tương tự với cách tính RI<br /> trung bình trong các nghiên cứu của tác giả<br /> Richard J.MacIsaac(5), Toshihiro Sugiura(10) . Kết<br /> quả từ bảng 2 cho thấy RI trung bình tại các vị trí<br /> gốc, thân và nhu mô ĐMT của nhóm nghiên cứu<br /> là 0.74 ± 0.05, 0.73 ± 0.05 và 0.68 ± 0.06. Mặc dù<br /> trong một số tài liệu đã nêu ra giá trị trung bình<br /> về RI ở người bình thường, tuy nhiên để có một<br /> cái nhìn khách quan và toàn diện hơn, đặc biệt<br /> khi đối tượng nghiên cứu là người Việt Nam,<br /> chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu và so sánh RI<br /> động mạch thận với một số tác giả trong nước<br /> nghiên cứu về chỉ số RI động mạch thận ở người<br /> Việt Nam bình thường. Nghiên cứu của tác giả<br /> Bùi Văn Giang (1997)(1) đã tiến hành đo RI động<br /> mạch thận ở 40 người bình thường và cho thấy<br /> RI trung bình đo tại vị trí nhu mô ĐMT là: 0.57 ±<br /> 0.04. Tương tự như vậy Huỳnh Văn Nhuận<br /> nghiên cứu trên 22 người khỏe mạnh, cùng độ<br /> tuổi, không có bệnh thận và THA cho thấy RI<br /> trung bình tại gốc ĐMT của nhóm người khỏe<br /> mạnh là 0.665 ± 0.04. Nghiên cứu của tác giả<br /> Mastoraku.I(6) trên 50 người tình nguyện khỏe<br /> mạnh cũng cho thấy RI trung bình đo tại vị trí<br /> nhu mô ĐMT của người trưởng thành bình<br /> thường là 0.60 ± 0.01. Như vậy RI ở nhóm bệnh<br /> nhân mắc bệnh thận mạn tính cao hơn một cách<br /> <br /> 392<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br /> đáng kể và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với<br /> p < 0.05.Điều đó cho thấy RI ĐMT ở những bệnh<br /> nhân mắc bệnh thận mạn tính tăng cao hơn so<br /> với người bình thường. Khi tiến hành so sánh<br /> với một số tác giả khác cùng nghiên cứu về RI<br /> ĐMT ở bệnh thận suy thận mạn chúng tôi nhận<br /> thấy: Theo tác giả Huỳnh Văn Nhuận(4) nghiên<br /> cứu trên 36 bệnh nhân suy thận mạn, kết quả<br /> nghiên cứu cho thấy RI trung bình tại gốc ĐMT<br /> là 0.79 ± 0.03 cao hơn kết quả trong nghiên cứu<br /> của chúng tôi là 0.74 ± 0.05. Điều này khẳng định<br /> thêm về bằng chứng có sự tăng sức cản ĐMT ở<br /> nhóm bệnh nhân suy thận mạn. Hơn thế nữa khi<br /> so sánh thì có sự khác biệt về RI ĐMT trong<br /> nghiên cứu của tác giả với kết quả của chúng tôi,<br /> đó là RI trung bình ĐMT trong nhóm BN của tác<br /> giả cao hơn hẳn RI trung bình đo tại cùng vị trí<br /> của ĐMT trong nghiên cứu của chúng tôi có ý<br /> nghĩa thống kê với p < 0,05. Sự khác biệt này có<br /> thể được lý giải như sau: Trong nghiên cứu của<br /> Huỳnh Văn Nhuận đối tượng nghiên cứu của là<br /> những bệnh nhân suy thận mạn độ III, IV (theo<br /> phân loại cũ của Nguyễn Văn Sang) có nồng độ<br /> Creatinin máu ≥ 300 μmol/l, trong khi đối tượng<br /> nghiên cứu của chúng tôi là những bệnh nhân có<br /> MLCT ≤ 89 ml/ph (Theo phân loại BTMT của Hội<br /> thận học Hoa Kỳ 2002), như vậy nhóm bệnh<br /> nhân của tác giả có mức độ suy thận nặng hơn so<br /> với nhóm BN nghiên cứu của chúng tôi. Điều<br /> này càng khẳng định một điều rằng bệnh nhân<br /> có mức lọc cầu thận càng giảm thì chỉ só sức cản<br /> động mạch thận càng tăng.<br /> Trong nghiên cứu này dù số lượng bệnh<br /> nhân không nhiều nhưng chúng tôi cũng đã lựa<br /> chọn đủ bệnh nhân mắc bệnh thận mạn do<br /> VCTM có mức lọc cầu thận khác nhau để khảo<br /> sát sức cản ĐMT ở 3 nhóm bệnh thận mạn tính.<br /> Theo bảng 2 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa<br /> thống kê về RI trung bình tại các vị trí gốc, thân<br /> và nhu mô ĐMT ở các nhóm BN BTMT giai<br /> đoạn II-III, IV và V, sự khác biệt có ý nghĩa thống<br /> kê với p < 0.05. Đây là một bằng chứng nữa gợi ý<br /> rằng bệnh nhân có mức độ suy thận càng nặng<br /> thì RI ĐMT sẽ tăng lên, ít nhất ở nhóm bệnh<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br /> nhân suy thận do viêm cầu thận mạn. Những<br /> nghiên cứu trên đây cùng với kết quả của chúng<br /> tôi ủng hộ giả thuyết cho rằng khi mức độ suy<br /> thận càng nặng thì mức độ xơ hóa cầu thận càng<br /> tăng lên làm tăng sức cản động mạch thận.<br /> Tương quan giữa mức lọc cầu thận và lưu lượng<br /> máu qua thận biến đổi là một vòng xoắn của<br /> bệnh lý thận.Giảm lưu lượng máu sẽ gây xơ hóa<br /> nhu mô thận, ngược lại giảm mức lọc cầu thận,<br /> xơ hóa nhu mô thận lại dẫn tới giảm lưu lượng<br /> máu qua thận.Như vậy, chỉ số sức cản ĐMT ở<br /> bệnh nhân bệnh thận mạn tính tăng cao hơn so<br /> với người bình thường và khi mức độ suy thận<br /> càng nặng thì RI tại các vị trí gốc, thân và nhu<br /> mô ĐMT càng tăng. Chính vì vậy một số tác giả<br /> đã cho rằng có thể dựa vào sự biến đổi RI ĐMT<br /> để đánh giá mức độ và theo dõi tiến triển của<br /> tình trạng suy thận mạn tính(10,7).<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> RI trung bình tại các vị trí gốc, thân và nhu<br /> mô ĐMT của nhóm nghiên cứu là 0,74 ± 0,05,<br /> 0,73 ± 0,05 và 0,68 ± 0,06, cao hơn so với giá trị<br /> bình thường có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Đồng<br /> thời, không có sự khác biệt về RI tại các vị trí gốc<br /> ĐMT, thân ĐMT và nhu mô ĐMT giữa hai bên<br /> thận phải và thận trái ở mỗi nhóm BN BTMT giai<br /> đoạn II-III, IV và V (p>0,05). Có sự khác biệt có ý<br /> nghĩa thống kê về RI trung bình tại gốc, thân và<br /> nhu mô ĐMT giữa 3 nhóm BTMT gđ II-III, IV và<br /> V với p < 0,05, có nghĩa là mức độ suy thận càng<br /> nặng thì RI tại các vị trí trên càng tăng. Như vậy<br /> việc siêu âm Doppler ĐMT để đánh giá chỉ số<br /> sức cản ĐMT giúp góp phần tiên lượng mức độ<br /> nặng và sự tiến triển đến BTMT giai đoạn cuối<br /> để giúp người thầy thuốc kịp thời đưa ra hướng<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> điều trị tích cực nhằm hạn chế sự tiến triển của<br /> bệnh đồng thời giúp BN có kế hoạch chuẩn bị<br /> trong tương lai cho tình trạng bệnh của họ.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> 7.<br /> 8.<br /> <br /> 9.<br /> <br /> 10.<br /> <br /> 11.<br /> <br /> 12.<br /> <br /> Bùi Văn Giang (1997). Bước đầu nghiên cứu các thông số siêu<br /> âm Doppler của dộng mạch thận ở người bình thường 20-40<br /> tuổi. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú bệnh viện, chuyên<br /> ngành chẩn đoán hình ảnh, Đại học Y Hà Nội, p.12-30,<br /> Đỗ Gia Tuyển (2012). Bệnh thận mạn và suy thận mạn tính.<br /> Bài giảng bệnh học Nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Tập<br /> I.p.398-411.<br /> Đỗ Thị Liệu (2007). Bệnh lý cầu thận. Bài giảng bệnh học Nội<br /> khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Tập I.p.340-354.<br /> Huỳnh Văn Nhuận (2005). Chỉ số trở kháng RI và chỉ số mạch<br /> PI của động mạch thận ở bệnh nhân suy thận mạn độ III, IV.<br /> Tạp chí y học thực hành, số 3(505):p.88-89.<br /> MacIsaac, R.J, et al. (2006). Is nonalbuminuric renal<br /> insufficiency in type 2 diabetes related to an increase in<br /> intrarenal vascular disease? Diabetes Care, 29(7):p.1560-6.<br /> Mastorakou, I., et al. (1994). Pulsatility and resistance indices<br /> in intrarenal arteries of normal adults. Abdom Imaging,<br /> 19(4):p.369-73.<br /> Parolini, C., et al. (2009). Renal resistive index and long-term<br /> outcome in chronic nephropathies. Radiology, 252(3):p.888-96.<br /> Phạm Minh Thông (2012). Siêu âm Doppler màu động mạch<br /> thận. Siêu âm Doppler màu trong thăm khám mạch máu tạng<br /> và ngoại biên, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, p.219-227.<br /> Savader, S.J, G.B Lund, and F.A.Osterman, Jr. (1997).<br /> Volumetric evaluation of blood flow in normal renal arteries<br /> with a Doppler flow wire: a feasibility study. J Vasc Interv<br /> Radiol, 8(2):p.209-14.<br /> Sugiura, T. and A. Wada (2009). Resistive index predicts renal<br /> prognosis in chronic kidney disease. Nephrol Dial Transplant,<br /> 24(9): p.2780-5.<br /> Trường Đại học Y Hà Nội (2004). Viêm cầu thận mạn. Bài<br /> giảng bệnh học Nội khoa, Nhà Xuất bản Y học Hà Nội, Tập<br /> I.p.279-283.<br /> Trường Đại học Y Hà Nội (2005). Bệnh thận. Giải phẫu bệnh<br /> học, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, p.470-489.<br /> <br /> Ngày nhận bài báo: 29/05/2015<br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo: 8/06/2015<br /> Ngày bài báo được đăng:<br /> <br /> 05/08/2015<br /> <br /> 393<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2