intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 theo thang điểm Beck

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

136
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm khảo sát rối loạn trầm cảm (RLTC) ở bệnh nhân (BN) ĐTĐ týp 2 bằng bộ câu hỏi đánh giá Beck và tìm hiểu mối liên quan giữa RLTC với một số yếu tố: tuổi, giới, học vấn, BMI, thời gian phát hiện bệnh, có hay không có biến chứng ở BN ĐTĐ týp 2.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 theo thang điểm Beck

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br /> <br /> KHẢO SÁT RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở<br /> BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÝP 2 THEO THANG ĐIỂM BECK<br /> Lê Huy Cương*; Hà Hoàng Kiệm**; Bùi Thanh Lợi**<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: khảo sát rối loạn trầm cảm (RLTC) ở bệnh nhân (BN) ĐTĐ týp 2 bằng bộ câu hỏi<br /> đánh giá Beck và tìm hiểu mối liên quan giữa RLTC với một số yếu tố: tuổi, giới, học vấn, BMI,<br /> thời gian phát hiện bệnh, có hay không có biến chứng ở BN ĐTĐ týp 2. Đối tượng và phương<br /> pháp: tiến cứu, mô tả cắt ngang có đối chứng; tổng số 194 người chia làm 2 nhóm: nhóm<br /> nghiên cứu gồm 143 BN ĐTĐ týp 2 và 51 người bình thường làm đối chứng. Kết quả: RLTC ở<br /> nhóm bệnh (70,63%), cao hơn nhóm chứng (19,61%) (p < 0,05); RLTC ở nhóm bệnh > 60 tuổi<br /> là 85,7%, < 60 tuổi là 51,9%; nam chiếm 70,9%; nữ: 70%; trình độ học vấn từ trung học trở<br /> xuống có tỷ lệ RLTC 81,9%, từ cao đẳng trở lên: 55%; tỷ lệ trầm cảm ở nhóm BMI < 18 là<br /> 78,9%, ở nhóm BMI từ 18 - 23 là 70,3%, nhóm BMI > 23 là 68%; bị bệnh ĐTĐ > 3 năm: 91%;<br /> < 3 năm chiếm 52,6%; có biến chứng: 83,8%, không có biến chứng: 40,9%. Kết luận: BN ĐTĐ<br /> týp 2 có tỷ lệ RLTC cao (70,63%). RLTC gia tăng theo tuổi, trình độ học vấn, thời gian phát hiện<br /> bệnh, có hay không có biến chứng.<br /> * Từ khoá: Rối loạn trầm cảm; Đái tháo đường týp 2; Thang điểm Beck.<br /> <br /> Survey of Depressive Disorder in Patients with Type 2 Diabetes by<br /> Assessement Questionnaires Beck<br /> Summary<br /> Objectives: To survey depressive disorders in patients with type 2 diabetes mellitus by<br /> assessment questionnaires Beck and find out the relationships between depressive disorder<br /> and several factors: age, sex, education, BMI, time of detection, presence or absence of<br /> complications in patients with type 2 diabetes mellitus. Subjects and methods: A prospective,<br /> cross-sectional descriptive control study on a total of 194 patients, who were divided into<br /> 2 groups: the study group involving 143 patients with type 2 diabetes mellitus and the control<br /> group involving 51 normal people. Results: Depressive disorders in patients with type 2 diabetes<br /> mellitus (70.63%) were higher than the control group (19.61%), (p < 0.05); the group over 60 years<br /> old accounted for 85.7%, < 60 years old: 51.9%; male constituted 70.9%, female: 70%. In terms<br /> of education level, intermediate or lower level explained 81.9%, college or higher level was 55%.<br /> BMI < 18 represented 78.9%, BMI 18 - 23 made up 70.3%, BMI > 23 was 68%; detection time<br /> of diabetes over 3 years was found in 91%, less than 3 years: 52.6%. Complications were<br /> observed in 83.8%, no complications: 40.9%. Conclusions: Patients with type 2 diabetes mellitus<br /> had high rate of depressive disorders (70.63%) and depressive disorder rate increased with<br /> older age, lower educational level, time of late detection, presence or absence of complications.<br /> * Key words: Depressive disorders; Type 2 diabetes; Questionnaires Beck.<br /> * Trường Trung cấp Quân y I<br /> ** Bệnh viện Quân y 103<br /> Người phản hồi (Corresponding): Hà Hoàng Kiệm (hahoangkiem103@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 06/08/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 25/11/2015<br /> Ngày bài báo được đăng: 08/12/2015<br /> <br /> 132<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Hiện nay, ĐTĐ là một bệnh phổ biến<br /> với tỷ lệ biến chứng cao, có xu hướng<br /> phát triển mạnh ở Việt Nam. Nâng cao<br /> chất lượng cuộc sống cho BN ĐTĐ (đặc<br /> biệt ĐTĐ týp 2) ngày càng nhận được sự<br /> quan tâm của các nhà lâm sàng, trong đó<br /> RLTC ở BN ĐTĐ có tỷ lệ cao làm ảnh<br /> hưởng đến chất lượng cuộc sống và kết<br /> quả điều trị. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu<br /> đề tài này nhằm: Khảo sát tỷ lệ RLTC<br /> bằng bộ câu hỏi đánh giá Beck và tìm<br /> hiểu mối liên quan giữa RLTC với một số<br /> yếu tố: tuổi, giới, trình độ học vấn, chỉ số<br /> khối cơ thể, thời gian phát hiện bệnh, biến<br /> chứng ở BN ĐTĐ týp 2.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 194 đối tượng chia 2 nhóm: nhóm<br /> nghiên cứu: 143 BN ĐTĐ týp 2, nhóm<br /> chứng: 51 người bình thường.<br /> * Tiêu chuẩn lựa chọn BN: BN bị ĐTĐ<br /> týp 2 được chẩn đoán theo tiêu chuẩn<br /> ADA, điều trị tại Khoa Khớp - Nội tiết,<br /> Bệnh viện Quân y103.<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ: BN ĐTĐ týp 1,<br /> BN ĐTĐ thứ phát: hội chứng Cushing, hội<br /> chứng Cohn, u tủy thượng thận… ĐTĐ ở<br /> người mang thai, BN tâm thần kinh không<br /> tỉnh táo, BN mắc các bệnh cấp tính.<br /> * Tiêu chuẩn nhóm đối chứng: người<br /> đến khám sức khỏe tại Phòng Khám bệnh,<br /> Bệnh viện Quân y 103, được xác định là<br /> bình thường, không bị ĐTĐ và các bệnh<br /> khác.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> Tiến cứu, cắt ngang có đối chứng.<br /> <br /> Đánh giá RLTC theo thang điểm Beck<br /> (tổng điểm 63; chia thành 4 mức độ: không<br /> RLTC: < 14 điểm; RLTC nhẹ: 14 - 19 điểm;<br /> RLTC vừa: 20 - 29 điểm; RLTC nặng:<br /> > 30 điểm), làm các xét nghiệm theo mục<br /> tiêu nghiên cứu (phát hiện ĐTĐ làm xét<br /> nghiệm HbA1c, glucose máu, glucose niệu…;<br /> phát hiện biến chứng thận: làm xét nghiệm<br /> ure, creatinin, protein niệu…; phát hiện<br /> biến chứng tim: làm điện tim…; phát hiện<br /> tổn thương thần kinh: khám lâm sàng và<br /> đo dẫn truyền thần kinh…; biến chứng mắt:<br /> soi đáy mắt…; nhiễm khuẩn cấp: xét nghiệm<br /> công thức máu…; khám lâm sàng nhiễm<br /> khuẩn da…).<br /> * Xử lý số liệu: theo phần mềm Epi.info 7<br /> và Epical 2010.<br /> 3. Đạo đức nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu không ảnh hưởng đến sức<br /> khỏe BN, được sự hợp tác của BN và sự<br /> đồng ý của các khoa trong Bệnh viện.<br /> Thông tin BN được giữ kín, kết quả chỉ sử<br /> dụng cho nghiên cứu.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> 1. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên<br /> cứu.<br /> Bảng 1: Đặc điểm về nhóm tuổi.<br /> Nhóm<br /> tuổi<br /> <br /> ĐTĐ,<br /> n (%)<br /> <br /> Chứng,<br /> n (%)<br /> <br /> < 40<br /> <br /> 5 (3,5)<br /> <br /> 0 (0)<br /> <br /> 40 - 60<br /> <br /> 47 (32,87)<br /> <br /> 23 (45,1)<br /> <br /> > 60<br /> <br /> 91 (63,64)<br /> <br /> 28 (54,9)<br /> <br /> (X ± SD) 62,78 ± 12,25 60,47 ± 8,61<br /> <br /> p<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Độ tuổi trung bình trong nhóm nghiên<br /> cứu không khác biệt giữa 2 nhóm (p > 0,05).<br /> Cơ cấu nhóm tuổi trong 2 nhóm không<br /> 133<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br /> <br /> khác biệt, nhóm ĐTĐ > 40 tuổi chiếm<br /> 96,51% so với nhóm chứng 100%, khác<br /> biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br /> BN ĐTĐ hay gặp > 40 tuổi.<br /> Bảng 2: Đặc điểm về giới.<br /> <br /> * Thời gian phát hiện bệnh ở nhóm ĐTĐ:<br /> <br /> ĐTĐ,<br /> n (%)<br /> <br /> Chứng,<br /> n (%)<br /> <br /> p<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 93 (65,03)<br /> <br /> 33 (64,71)<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 50 (34,97)<br /> <br /> 18 (35,29)<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Nhóm<br /> Giới<br /> <br /> Sự phân bố theo giới giữa nhóm ĐTĐ<br /> và nhóm chứng không khác biệt có ý nghĩa<br /> với p > 0,05.<br /> Bảng 3: Đặc điểm về trình độ học vấn.<br /> <br /> ≤ 12 tháng: 53 BN (37,06%); 12 - 36<br /> tháng: 23 BN (16,08%); 36 - 60 tháng: 16<br /> BN (11,19%); ≥ 60 tháng: 51 BN (35,66%).<br /> Thời gian phát hiện bệnh trong nhóm<br /> ĐTĐ trung bình 58,27 ± 61,69 tháng, sớm<br /> nhất 1 tháng và lâu nhất 252 tháng.<br /> 2. Khảo sát RLTC trên 2 nhóm nghiên<br /> cứu.<br /> Bảng 4: Tỷ lệ RLTC ở BN ĐTĐ.<br /> <br /> Trình độ Trung học Cao đẳng<br /> học vấn trở xuống, trở lên,<br /> n (%)<br /> n (%)<br /> Nhóm<br /> <br /> p<br /> Nhóm<br /> <br /> ĐTĐ,<br /> n (%)<br /> <br /> Chứng,<br /> n (%)<br /> <br /> p<br /> < 0,01<br /> <br /> ĐTĐ<br /> <br /> 83 (58,04)<br /> <br /> 60<br /> (41,96)<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> RLTC<br /> <br /> 101<br /> (70,63)<br /> <br /> 10<br /> (19,61)<br /> <br /> Chứng<br /> <br /> 26 (50,98)<br /> <br /> 25<br /> (49,02)<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Không RLTC<br /> <br /> 42<br /> (29,37)<br /> <br /> 41<br /> (80,39)<br /> <br /> Trình độ học vấn của 2 nhóm phân bố<br /> tương đồng nhau, chủ yếu từ trung học<br /> trở xuống và trên cao đẳng, khác biệt<br /> giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê<br /> với p > 0,05.<br /> * Đặc điểm về BMI ở nhóm ĐTĐ:<br /> BMI < 18: 19 BN (13,29%); BMI 18 - 23:<br /> 74 BN (51,75%); BMI > 23: 50 BN (34,97%).<br /> Thể trạng trong nhóm bệnh chủ yếu<br /> bình thường (51,75%) và béo phì (34,97%).<br /> * Số lượng biến chứng ở nhóm ĐTĐ:<br /> 44 BN (30,77%) không có biến chứng;<br /> 1 biến chứng: 35 BN (24,48%); 2 biến chứng:<br /> 39 BN (27,27%); 3 biến chứng: 17 BN<br /> (11,89%); 4 biến chứng: 6 BN (4,2%);<br /> 134<br /> <br /> 5 biến chứng: 2 BN (1,4%), các tỷ lệ này<br /> tương đương nhau. Biến chứng hay gặp<br /> là biến chứng thần kinh, mắt, bệnh thận<br /> ĐTĐ, xơ vữa động mạch…<br /> <br /> BN ĐTĐ có tỷ lệ RLTC cao hơn (70,63%)<br /> so với nhóm chứng (19,6%), khác biệt<br /> có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). BN ĐTĐ<br /> thường có RLTC. Kết quả của chúng tôi<br /> phù hợp với nghiên cứu của Đàm Thị Bảo<br /> Hoa (RLTC trong bệnh lý ĐTĐ là 60%)<br /> (2001). Kết quả của nhóm chứng phù hợp<br /> với thống kê của Kaplan (1994): RLTC<br /> trong cộng đồng khoảng 15 - 25% dân số,<br /> Sadock BJ (2007) gặp tỷ lệ này là 5 - 17%<br /> [9].<br /> * Mức độ trầm cảm trên nhóm bệnh:<br /> Không RLTC: 42 BN (29,37%); nhẹ:<br /> 66 BN (46,15%); vừa: 29 BN (20,28%);<br /> nặng: 6 BN (4,2%).<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br /> <br /> 3. Mối liên quan giữa RLTC với các<br /> yếu tố nguy cơ của BN ĐTĐ.<br /> Bảng 5: RLTC theo nhóm tuổi.<br /> <br /> RLTC<br /> Không RLTC<br /> <br /> > 60, n (%)<br /> <br /> < 60, n (%)<br /> <br /> p<br /> <br /> 78 (85,7)<br /> <br /> 27 (51,9)<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> 13 (14,3)<br /> <br /> 29 (48,1)<br /> <br /> RLTC ở BN ĐTĐ > 60 tuổi thường cao<br /> hơn < 60 tuổi. Theo các tác giả khác,<br /> mức độ liên quan giữa RLTC và tuổi ở<br /> BN mắc bệnh mạn tính có nhiều quan<br /> điểm trái ngược nhau. Đàm Thị Bảo Hoa<br /> (2001) nghiên cứu 45 BN ĐTĐ cho rằng<br /> nhóm tuổi 19 - 40 có RLTC cao hơn 2<br /> nhóm 40 - 60 tuổi và > 60 tuổi, tuy nhiên,<br /> khác biệt không có ý nghĩa thống kê [3].<br /> Võ Thị Thu Hà (2012) nghiên cứu RLTC<br /> trên BN tăng huyết áp cho rằng có mối<br /> liên quan giữa tuổi và RLTC (p < 0,01)<br /> [6]. Bảo Hùng (2007) nghiên cứu RLTC<br /> trên BN đột quỵ thấy nhóm tuổi 40 - 60 và<br /> > 60 có tỷ lệ RLTC cao hơn các nhóm<br /> khác [3]. Trần Trí (2011) nghiên cứu trên<br /> 150 BN suy thận mạn tính chưa thấy liên<br /> quan giữa tuổi và RLTC.<br /> Bảng 6: RLTC theo giới.<br /> Nam, n (%)<br /> <br /> Nữ, n (%)<br /> <br /> p<br /> <br /> RLTC<br /> <br /> 66 (70,9)<br /> <br /> 35 (70)<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Không RLTC<br /> <br /> 27 (29,1)<br /> <br /> 15 (30)<br /> <br /> Tỷ lệ RLTC ở 2 giới tương đương<br /> nhau (70,9% và 70%), khác biệt không có<br /> ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Theo các tác<br /> giả nước ngoài, tỷ lệ RLTC giữa nam và<br /> nữ giới dao động khá lớn. Theo Skilton<br /> MR (2007), RLTC ở nam là 22,5%; nữ:<br /> 38,6%. Kinder (2004) gặp tỷ lệ RLTC ở<br /> nữ 14%, nam 5,9% [8]. Tại Việt Nam,<br /> Vũ Thị Thu Hà (2012) nghiên cứu RLTC<br /> <br /> trong cộng đồng, tỷ lệ ở nữ là 82,1%, nam:<br /> 17,9%.<br /> Bảng 7: Liên quan RLTC với trình độ<br /> học vấn.<br /> Trung học trở<br /> xuống n (%)<br /> <br /> Cao đẳng<br /> trở lên n (%)<br /> <br /> p<br /> <br /> RLTC<br /> <br /> 68 (81,9)<br /> <br /> 33 (55)<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> Không<br /> RLTC<br /> <br /> 15 (18,1)<br /> <br /> 27 (45)<br /> <br /> Tỷ lệ RLTC ở BN có trình độ học vấn<br /> từ trung học trở xuống cao hơn nhiều so<br /> với BN có trình độ trên cao đẳng, khác<br /> biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Kết quả<br /> này phù hợp với nghiên cứu của Lý Thị<br /> Phương Hoa (2010): trình độ học vấn cao<br /> ít bị trầm cảm hơn trình độ học vấn thấp<br /> Bảng 8: Liên quan RLTC theo BMI.<br /> BMI < 18, BMI:18 - 23, BMI > 23,<br /> n (%)<br /> n (%)<br /> n (%)<br /> <br /> RLTC<br /> <br /> 15 (78,9)<br /> <br /> 52 (70,3)<br /> <br /> 34 (68)<br /> <br /> Không<br /> RLTC<br /> <br /> 4 (21,1)<br /> <br /> 22 (29,7)<br /> <br /> 16 (32)<br /> <br /> p<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Tỷ lệ RLTC ở 2 nhóm tương đương<br /> nhau, khác biệt không có ý nghĩa thống<br /> kê (p > 0,05). Một số nghiên cứu ở nước<br /> ngoài có kết quả trái ngược nhau.<br /> Hayashino (2014) cho rằng người có BMI<br /> cao thì RLTC nặng hơn (p < 0,001) [7].<br /> Còn theo Wo (2011), người có chỉ số BMI<br /> tăng, RLTC giảm [10]. Ở Việt Nam chưa<br /> có nghiên cứu nào về vấn đề này.<br /> Bảng 9: Liên quan RLTC với thời gian<br /> phát hiện bệnh ĐTĐ.<br /> <br /> RLTC<br /> Không RLTC<br /> <br /> > 3 năm<br /> n (%)<br /> <br /> < 3 năm,<br /> n (%)<br /> <br /> p<br /> <br /> 61 (91)<br /> <br /> 40 (52,6)<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> 6 (9)<br /> <br /> 36 (47,4)<br /> <br /> 135<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br /> <br /> BN phát hiện bệnh > 3 năm có tỷ lệ<br /> RLTC cao hơn so với BN phát hiện bệnh<br /> < 3 năm, khác biệt có ý nghĩa thống kê<br /> (p < 0,05). Điều này phù hợp với tâm lý<br /> BN vì bệnh phát hiện muộn thường khó<br /> điều trị hơn và gây rối loạn tâm lý nhiều hơn.<br /> Bảng 10: Liên quan RLTC với biến chứng.<br /> Có biến<br /> Không biến<br /> chứng, n (%) chứng, n (%)<br /> <br /> RLTC<br /> <br /> 83 (83,8)<br /> <br /> 18 (40,9)<br /> <br /> Không<br /> RLTC<br /> <br /> 16 (16,2)<br /> <br /> 26 (59,1)<br /> <br /> p<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> Những BN trong nhóm ĐTĐ có biến<br /> chứng, nguy cơ RLTC cao hơn so với nhóm<br /> ĐTĐ không có biến chứng, có ý nghĩa<br /> thống kê (p < 0,01).<br /> KẾT LUẬN<br /> 70,6% BN ĐTĐ týp 2 có RLTC cao<br /> hơn nhóm chứng (19,6%) (p < 0,01),<br /> trong đó 4,2% RLTC mức độ nặng; vừa:<br /> 20,28%; nhẹ: 46,15% và RLTC ở BN ĐTĐ<br /> týp 2 gia tăng với các yếu tố: tuổi cao,<br /> trình độ học vấn thấp, thời gian phát hiện<br /> bệnh dài, có biến chứng của bệnh.<br /> <br /> 2. Bùi Quang Huy. Trầm cảm. NXB Y học.<br /> 2008, tr.20-40.<br /> 3. Đàm Thị Bảo Hoa. Nghiên cứu đặc điểm<br /> lâm sàng các RLTC và lo âu ở BN ĐTĐ. Luận<br /> văn Thạc sỹ Y học. Học viện Quân y. 2001.<br /> 4. Lý Thị Phương Hoa. Tỷ lệ trầm cảm ở<br /> người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú<br /> tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Y học<br /> TP. Hồ Chí Minh. 2010, tr.1-9.<br /> 5. Tạ Văn Bình. Bệnh ĐTĐ. Bộ Y tế. 2012.<br /> tr.157-188.<br /> 6. Võ Thị Thu Hà. Trầm cảm trên BN hội<br /> chứng chuyển hóa. Y học TP. Hồ Chí Minh.<br /> Tr.363-368.<br /> 7. Hayashino Y et al. Elevated levels of<br /> hs-CRP are associated with high prevalence<br /> of depression in Japanese patients with type<br /> 2 diabetes. Diabetes Care. 2014, 37 (9),<br /> pp.2459-2465.<br /> 8. Kinder LS et al. Depression and the<br /> metabolic syndrome in young adults: findings<br /> from the Third National Health and Nutrition<br /> Examinaion Survey. Psychosom Med. 2004,<br /> 66 (3), pp.326-422.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 9. Sadock BJ. Ineviable suicide: a new<br /> paradign in spychiach. J Psychiatr Pract. 2012,<br /> 18 (3), pp.221-224.<br /> <br /> 1. Ngô Ngọc Tản, Nguyễn Văn Ngân. Các<br /> rối loạn khí sắc. Bệnh học tâm thần. Giáo<br /> trình giảng dạy sau đại học. NXB Quân đội<br /> Nhân dân. Học viện Quân y. 2005, tr.217-251.<br /> <br /> 10. Wu SF. Relationship among depression,<br /> anxiety, self-behaviour and diabetes education<br /> difficulties in patients with type 2 diabetes .<br /> Int J Nurs Stu. 2011, 48 (11), pp.1376-1383.<br /> <br /> 136<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2