intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát sự tuân thủ và tác dụng phụ gặp phải khi điều trị bổ trợ bằng anastrozole trên bệnh nhân ung thư vú tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Khảo sát sự tuân thủ và tác dụng phụ gặp phải khi điều trị bổ trợ bằng anastrozole trên bệnh nhân ung thư vú tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định trình bày khảo sát thói quen dùng thuốc ngoại trú, các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ dùng thuốc và tác dụng phụ gặp phải khi điều trị bổ trợ bằng anastrozole trên bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện nhân dân Gia Định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát sự tuân thủ và tác dụng phụ gặp phải khi điều trị bổ trợ bằng anastrozole trên bệnh nhân ung thư vú tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định

  1. KHẢO SÁT SỰ TUÂN THỦ VÀ TÁC DỤNG PHỤ GẶP PHẢI KHI ĐIỀU TRỊ BỔ TRỢ BẰNG ANASTROZOLE TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH Phan Nguyễn Điền Văn, Đỗ Huỳnh Quốc Thắng, Vũ Thị Thúy Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. DS. Đào Vân Thy TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát thói quen dùng thuốc ngoại trú, các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ dùng thuốc và tác dụng phụ gặp phải khi điều trị bổ trợ bằng anastrozole trên bệnh nhân ung thư vú tại bệnh viện nhân dân Gia Định. Phương pháp: Tiến cứu, nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 33 bệnh nhân mắc ung thư vú được điều trị bổ trợ bằng anastrozole, thu thập dữ liệu từ 01/2/2022 đến 31/4/2022. Các chỉ tiêu khảo sát bao gồm: Đặc điểm nhân khẩu học, các tác dụng phụ gặp phải, điểm MMAS-8, các yếu tố gây không tuân thủ. Kết quả: Trong 33 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có tuổi trung bình là 63,79 ± 6,42 trong đó nhóm tuổi trên 60 chiếm đa số (78,79%). Tất cả 33 bệnh nhân tham gia nghiên cứu đã hết kinh trong đó có 3 (9,09%) bệnh nhân hết kinh sau khi điều trị UTV bằng thuốc nội tiết. Về tuân thủ dùng thuốc anastrozole, có 19 (57,58 %) bệnh nhân tuân thủ cao, 12 (36,36 %) bệnh nhân tuân thủ trung bình và 2 (6,06 %) bệnh nhân tuân thủ thấp. Nguyên nhân không tuân thủ của bệnh nhân được xác định thông qua phỏng vấn bao gồm hết thuốc, do dịch không đi nhận thuốc được; trí nhớ kém dẫn đến quên thuốc; gặp tác dụng phụ và quên mang thuốc khi ra khỏi nhà vài ngày. Về tác dụng phụ, 90,90% tổng số bệnh nhân tham gia nghiên cứu gặp phải tác dụng phụ. Đau khớp, cứng khớp là tác dụng phụ phổ biến nhất (39,39 %), ngoài ra còn có mệt mỏi, suy nhược cơ thể (12,12 %), nhức đầu (15,15 %), buồn nôn (6,06 %), nổi mẫn trên da hoặc dưới da (3,03 %). Từ khóa: Anastrozole, MMSA-8, BMQ-chuyên biệt, tuân thủ dùng thuốc, ung thư vú 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: Ung thư vú (UTV) là loại ung thư thường gặp và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư ở phụ nữ trên toàn thế giới. Tính đến năm 2020, toàn thế giới ước tính có khoảng 19,3 triệu trường hợp mắc ung thư mới và gần 10 triệu trường hợp tử vong [21]. Mỗi năm nước ta có khoảng hơn 15.230 phụ nữ mới mắc UTV và hơn 6.100 người tử vong [12, 3]. Trong điều trị bổ trợ bằng thuốc nội tiết, anastrozole là thuốc đầu tiên cho thấy hiệu quả và độ an toàn so với các liệu pháp điều trị bổ trợ khác ở phụ nữ sau mãn kinh [9]. Thuốc được sử dụng để điều trị bổ trợ cho bệnh nhân UTV nhằm ức chế u phát triển và làm chậm tiến trình bệnh [17]. Với phác đồ điều trị dài 5 năm 699
  2. và tác dụng phụ thường gặp trên cơ xương khớp, việc dùng anastrozole cũng có thể gây ảnh hưởng không tích cực đến cuộc sống và sinh hoạt của bệnh nhân [1]. Vì vậy, cần thiết phải có nghiên cứu khảo sát về tỷ lệ mắc và mức độ ảnh hưởng của tác dụng phụ của thuốc đến sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Trong điều trị ung thư nói chung hóa trị là một phương pháp điều trị quan trọng. Bên cạnh việc dùng thuốc, những bệnh nhân điều trị ung thư cũng cần được tư vấn trong quá trình điều trị để cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm các rối loạn tâm lý [20]. Ngoài ra việc chăm sóc dược có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện mức độ tuân thủ của bệnh nhân từ đó nâng cao hiệu quả điều trị [4]. Kết quả rõ ràng nhất của sự không tuân thủ là bệnh có thể không đỡ hoặc không hết bệnh. Sự không tuân thủ ước tính sẽ gây ra 125.000 ca tử vong do bệnh tim mạch mỗi năm tại Hoa Kỳ. Nếu bệnh nhân dùng thuốc theo chỉ dẫn thì có thể tránh được đến 23% số lần nhập viện tại nhà điều dưỡng, 10% nhập viện, thăm khám bác sĩ, nhiều xét nghiệm chẩn đoán và nhiều phương pháp điều trị không cần thiết có thể tránh được [10]. Tại Việt Nam, các nghiên cứu khảo sát mức độ tuân thủ dùng thuốc trên nhóm bệnh nhân ung thư còn chưa nhiều. Thực tế trong môi trường bệnh viện đa khoa, công tác chăm sóc dược lâm sàng đối với nhóm bệnh nhân ung thư chưa phổ biến vì sự thiếu hụt về nguồn nhân lực có chuyên môn chăm sóc dược lâm sàng và công tác tổ chức chăm sóc tư vấn còn hạn chế [7, 6, 2]. Do đó, cần thiết phải có những nghiên cứu khảo sát về sự tuân thủ và các yếu tố ảnh hưởng để có cơ sở dữ liệu cung cấp thông tin cho hoạt động dược lâm sàng, nâng cao hiệu quả điều trị. Khảo sát trên bệnh nhân điều trị ung thư vú tại bệnh viện Nhân dân Gia Định, tôi tiến hành nghiên cứu này với các mục tiêu sau: − Khảo sát đặc điểm sử dụng thuốc anastrozole ngoại trú của bệnh nhân ung thư vú. − Khảo sát tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng thuốc anastrozole điều trị bổ trợ. − Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ sử dụng thuốc của bệnh nhân. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2. 1. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân được chỉ định thuốc nội tiết anastrozole (biệt dược Arimidex) điều trị UTV ngoại trú tại bệnh viện Nhân dân Gia định. Thời gian nghiên cứu từ 01/02/2022 đến 31/04/2022. 2. 1. 1. Tiêu chí chọn mẫu − Bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư vú. − Bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng thuốc nội tiết anastrozole. − Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. 2. 1. 2. Tiêu chí loại trừ − Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. − Bệnh nhân không đầy đủ thông tin hoặc mất liên lạc. 2. 2. Phương pháp nghiên cứu 2. 2. 1. Thiết kế nghiên cứu 700
  3. − Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang mô tả. − Thời gian nghiên cứu: từ 01/02/2022 đến 06/05/2022. − Địa điểm: Phòng khám Ngoại lồng ngực - mạch máu - BV Nhân dân Gia Định. − Cỡ mẫu: Lấy mẫu chọn. − Phương pháp thu thập số liệu: phỏng vấn bệnh nhân theo mẫu khảo sát thống nhất. − Phương pháp thống kê số liệu: thống kê và tính tỉ lệ bằng excel 2016. 2. 2. 2. Nội dung nghiên cứu − Khảo sát đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân ung thư vú. − Khảo sát mức độ tuân thủ dùng thuốc anastrozole bằng bộ câu hỏi MMAS-8. − Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ. − Khảo sát tác dụng phụ gặp phải khi bệnh nhân dùng thuốc anastrozole. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 3. 1. Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu: Trong khoảng thời gian từ 01/02/2022 đến 31/04/2022 có 33 bệnh nhân nữ tham gia vào nghiên cứu với đặc điểm nhân khẩu học được trình bày trong Bảng 2. Bảng 2. Đặc điểm nhân khẩu học. Chỉ tiêu Nội dung n (số lượng) Tỉ lệ (%) Tuổi trung bình 63,79 ± 6,42 40 - 49 0 0,00 % Tuổi 50 - 59 7 21,21 % 60 trở lên 26 78,79 % Tiểu học 6 18,18 % Trung học 8 24,24 % Trình độ học vấn Phổ thông 13 39,39 % Đại học và sau đại học 6 18,18 % Đang làm việc 11 33,33% Nghề nghiệp Hưu trí 22 66,67% 701
  4. THA 12 40,00 % ĐTĐ 4 13,33 % RLLM 3 10,00 % Tim mạch 6 20,00 % Bệnh mắc kèm Loãng xương 1 3,33 % Gan 2 6,67 % Thận 1 3,33 % Khớp 1 3,33 % Tổng số bệnh nhân có 30 bệnh nhân bệnh mắc kèm Chú thích bảng: *Dữ liệu được thu thập trên 33 bệnh nhân Bảng 4. Đặc điểm kinh nguyệt. Tuổi bắt đầu kinh nguyệt 15,31 ± 1,51 Tuổi kết thúc kinh nguyệt 52,06 ± 5,19 Tỷ lệ hết kinh do thuốc 3 bệnh nhân (9,09%) 3. 2. Khảo sát mức độ tuân thủ dùng thuốc anastrozole ngoại trú của bệnh nhân. Bảng 5. Kết quả khảo sát MMAS-8 Có Không Câu hỏi N % N % 1. Anh/Chị có thường xuyên quên uống thuốc theo chỉ định 1 3,03 32 96,97 không? (ngưng thuốc liên tục trong 4 – 6 ngày) 2. Trong vòng 2 tuần qua, có ngày nào Anh/Chị không uống 7 21,21 26 78,79 thuốc theo chỉ định không? 702
  5. 3. Anh/Chị có tự ý ngừng dùng thuốc vì cảm thấy tồi tệ hơn 1 3,03 32 96,97 khi dùng thuốc không? 4. Anh/Chị có quên mang thuốc khi đi du lịch hay rời khỏi nhà 2 6,06 31 93,94 không? 5. Anh/Chị có dùng thuốc vào ngày hôm qua không? 31 93,94 2 6,06 6. Khi Anh/Chị cảm thấy sức khỏe mình tốt hơn có tự ý ngừng 5 15,15 28 84,85 dùng thuốc không? 7. Anh/Chị cảm thấy phiền phức với việc uống thuốc của 1 3,03 32 96,97 mình? 8. Anh/Chị thường xuyên gặp khó khăn trong việc nhớ uống 1 3,03 32 96,97 tất cả các loại thuốc? Bảng 6. Thống kê kết quả MMAS-8 Đánh giá Số lượng Tỉ lệ Tuân thủ cao (=8) 19 57,58 % Tuân thủ trung bình (6-7) 12 36,36 % Tuân thủ thấp (
  6. 4. Nhức đầu. 5 15,15 % 5. Buồn nôn. 2 6,06 % 6. Nổi mẫn trên da hoặc dưới da. 1 3,03 % Tổng số ca gặp phải tác dụng phụ 30 90,90 % 4. BÀN LUẬN: 4. 1. Về đặc điểm nhân khẩu học bệnh nhân Trong 33 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có tuổi trung bình là 63,79 ± 6,42 trong đó nhóm tuổi trên 60 chiếm đa số (78,79%). Tất cả 33 bệnh nhân tham gia nghiên cứu đã hết kinh trong đó có 3 (9,09%) bệnh nhân hết kinh sau khi điều trị UTV bằng thuốc nội tiết. Về trình độ học vấn, bậc tiểu học chiếm 18,18 %, trung học là 24,24 %, phổ thông là 39,39 %, đại học và sau đại học là 18,18 %. Các bệnh nhân tham gia nghiên cứu đa số có bệnh mắc kèm (30 bệnh nhân), trong đó tăng huyết áp là bệnh phổ biến nhất (40,00%), ngoài ra có đái tháo đường (13,13%), rối loạn lipid máu (10,00%), các bệnh tim mạch (20,00%), loãng xương (3,33%), gan (6,67%), thận và khớp đều là 3,33%. Việc dùng thuốc anastrozole hỗ trợ điều trị ung thư vú không làm ảnh hưởng đến việc dùng thuốc điều trị các bệnh mắc kèm. Các tác dụng phụ được theo dõi được nêu trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất. Bệnh nhân tham gia nghiên cứu chưa từng gặp triệu chứng giống như tác dụng phụ của thuốc anastrozole được theo dõi trước đây. Bệnh nhân không sử dụng các thuốc nội tiết khác, thực phẩm chức năng. 4. 2. Về tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân Về tuân thủ dùng thuốc anastrozole, có 19 (57,58 %) bệnh nhân tuân thủ cao, 12 (36,36 %) bệnh nhân tuân thủ trung bình và 2 (6,06 %) bệnh nhân tuân thủ thấp. Nguyên nhân không tuân thủ của bệnh nhân được xác định thông qua phỏng vấn bao gồm hết thuốc, do dịch không đi nhận thuốc được; trí nhớ kém dẫn đến quên thuốc; gặp tác dụng phụ và quên mang thuốc. Việc tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân có ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị [18, 19, 2]. 704
  7. 4. 3. Về tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng anastrozole 4. 3. 1. Anastrozole Đối với phụ nữ sau mãn kinh bị ung thư vú giai đoạn đầu dương tính với thụ thể hormone, liệu pháp nội tiết bổ trợ là phương pháp điều trị được khuyến nghị vì nó đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ tái phát và tăng tỷ lệ sống [11, 13, 14]. Thuốc ức chế aromatase thế hệ thứ ba (Third-generation aromatase inhibitors - AIs) được khuyến cáo rộng rãi ở những bệnh nhân này để điều trị nội tiết đầu tay hoặc sau 2-3 năm điều trị bằng tamoxifen [15, 8, 5]. Trong thử nghiệm Arimidex, Tamoxifen, Một mình hoặc Kết hợp (ATAC), điều trị đầu tay với anastrozole đã được chứng minh là vượt trội hơn so với điều trị bằng tamoxifen về cả hiệu quả và an toàn, với thời gian theo dõi trung bình là 68 tháng [16]. 4. 3. 2. Kết quả nghiên cứu tác dụng phụ gặp phải khi dùng anastrozole Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc anastrozole là rất cao (90,90%) trong đó tác dụng phụ phổ biến nhất là đau khớp, cứng khớp (39,39%). Ngoài ra còn có mệt mỏi, suy nhược cơ thể (12,12 %), nhức đầu (15,15 %), buồn nôn (6,06 %), nổi mẫn trên da hoặc dưới da (3,03 %). 5. KẾT LUẬN: Về tuân thủ dùng thuốc, nghiên cứu cho thấy được mức độ tuân thủ dùng thuốc anastrozole trong hỗ trợ điều trị UTV tại bệnh viện nhân dân Gia Định ở mức cao và xác định được một số nguyên nhân dẫn đến tuân thủ kém của bệnh nhân. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và số lượng mẫu nên đề tài vẫn chưa nêu được mối tương quan giữa các yếu tố khảo sát đến sự tuân thủ của bệnh nhân. Về tác dụng phụ, đau khớp, cứng khớp là tác dụng phụ điển hình và thường gặp ở bệnh nhân sử dụng anastrozole. Bệnh nhân cần tham vấn với bác sĩ về tình trạng cơ xương khớp để sớm có biện pháp xử lý phù hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. BYT, Phác đồ điều tri UTV. 2020. 2. DS. CKI. Võ Thị Kiều Quyên, et al., ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA DƯỢC SĨ LÂM SÀNG TRONG TƯ VẤN SỬ THUỐC NỘI TIẾT ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH. 2021. 3. Nguyễn Trường Sơn, Mai Trọng Khoa, and Lương Ngọc Khuê, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư vú. 2020. 4. Phạm Hồng Thắm, et al., Đánh giá tư vấn của dược sĩ trong sử dụng thuốc kháng đông ở Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. 2020. 5. Aebi, S., et al., Primary breast cancer: ESMO Clinical Practice Guidelines for diagnosis, treatment and follow-up. Ann Oncol, 2011. 22 Suppl 6: p. vi12-24. 6. Bertsch, N.S., et al., Medication Therapy Management for Patients Receiving Oral Chemotherapy Agents at a Community Oncology Center: A Pilot Study. Hosp Pharm, 2016. 51(9): p. 721-729. 705
  8. 7. Bosnak, A.S., et al., The role of the pharmacist in the multidisciplinary approach to the prevention and resolution of drug-related problems in cancer chemotherapy. J Oncol Pharm Pract, 2019. 25(6): p. 1312- 1320. 8. Burstein, H.J., et al., Endocrine Treatment and Targeted Therapy for Hormone Receptor-Positive, Human Epidermal Growth Factor Receptor 2-Negative Metastatic Breast Cancer: ASCO Guideline Update. J Clin Oncol, 2021. 39(35): p. 3959-3977. 9. Buzdar, A., Anastrozole as adjuvant therapy for early-stage breast cancer: implications of the ATAC trial. Clin Breast Cancer, 2003. 4 Suppl 1: p. S42-8. 10. By Shalini S. Lynch , P., University of California San Francisco School of Pharmacy. Adherence to a Drug Regimen. 2019 [cited 2022 5/5]; Available from: https://www.msdmanuals.com/professional/clinical-pharmacology/factors-affecting-response-to- drugs/adherence-to-a-drug-regimen. 11. Carlson, R.W., et al., Metastatic breast cancer, version 1.2012: featured updates to the NCCN guidelines. J Natl Compr Canc Netw, 2012. 10(7): p. 821-9. 12. de Laffolie, J., et al., Decline in infantile hypertrophic pyloric stenosis in Germany in 2000-2008. Pediatrics, 2012. 129(4): p. e901-6. 13. Early Breast Cancer Trialists' Collaborative, G., et al., Relevance of breast cancer hormone receptors and other factors to the efficacy of adjuvant tamoxifen: patient-level meta-analysis of randomised trials. Lancet, 2011. 378(9793): p. 771-84. 14. FDA, Arimidex (anastrozole) tablet label. 2010. 15. Goldhirsch, A., et al., Strategies for subtypes--dealing with the diversity of breast cancer: highlights of the St. Gallen International Expert Consensus on the Primary Therapy of Early Breast Cancer 2011. Ann Oncol, 2011. 22(8): p. 1736-47. 16. Howell, A., et al., Results of the ATAC (Arimidex, Tamoxifen, Alone or in Combination) trial after completion of 5 years' adjuvant treatment for breast cancer. Lancet, 2005. 365(9453): p. 60-2. 17. Institute, N.C., Anastrozole and Letrozole After Surgery for the Treatment of Stage I-III Breast Cancer. 2022. 18. Knez, L., R. Laaksonen, and C. Duggan, Evaluation of clinical interventions made by pharmacists in chemotherapy preparation. Radiol Oncol, 2010. 44(4): p. 249-56. 19. Leveque, D., A. Delpeuch, and B. Gourieux, New anticancer agents: role of clinical pharmacy services. Anticancer Res, 2014. 34(4): p. 1573-8. 20. Periasamy, U., et al., Effect of chemotherapy counseling by pharmacists on quality of life and psychological outcomes of oncology patients in Malaysia: a randomized control trial. Health Qual Life Outcomes, 2017. 15(1): p. 104. 21. Sung, H., et al., Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin, 2021. 71(3): p. 209-249. 706
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2