intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát về một số vấn đề xã hội được sinh viên Việt Nam quan tâm hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Khảo sát về một số vấn đề xã hội được sinh viên Việt Nam quan tâm hiện nay" nhận diện và phân tích các vấn đề xã hội của mẫu nghiên cứu gồm 26331 sinh viên tại Việt Nam đang theo học tại các trường cao đẳng và đại học ở các loại hình trường công lập và ngoài công lập trên phạm vi cả nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát về một số vấn đề xã hội được sinh viên Việt Nam quan tâm hiện nay

  1. VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(1), 54-58 ISSN: 2354-0753 KHẢO SÁT VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐƯỢC SINH VIÊN VIỆT NAM QUAN TÂM HIỆN NAY Trường Đại học Thủ Dầu Một Lê Anh Vũ Email: vula@tdmu.edu.vn Article history ABSTRACT Received: 15/10/2023 Students are widely recognized as a crucial demographic for the development Accepted: 05/11/2023 of a nation. Nevertheless, there is a dearth of comprehensive studies Published: 05/01/2024 examining social issues that are of concern to students. This paper aims to contribute to bridging this research gap. Our research employs a combination Keywords of quantitative and qualitative analysis methods, conducted at a national level. Social issues, students, job The findings of the research indicate a significant level of interest among security, natural disasters, Vietnamese students in social issues that directly pertain to their own epidemics, environmental circumstances. These issues encompass concerns over “job security,” “natural pollution disasters and epidemics,” “environmental pollution,” as well as the impact of social networks. Based on the findings of this research, it is recommended that the university and associated organizations establish platforms for students to articulate their perspectives on matters that are of relevance to them to subsequently advocate for the active involvement of students in addressing contemporary social problems. 1. Mở đầu Sinh viên (SV) là tầng lớp tri thức, là lực lượng xã hội quan trọng, một trong những nhân tố quyết định tương lai, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chính vì vậy, việc quan tâm đến thanh niên nói chung và SV nói riêng luôn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển đất nước. Điều này thể hiện qua Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH (Ban Chấp hành Trung ương, 2008) và Quyết định số 1331/QĐ-TTg ngày 24/07/2021 ban hành “Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030” (Thủ tướng Chính phủ, 2021). Là những người trẻ, SV luôn có sự quan tâm đến những vấn đề xã hội (VĐXH) và góc nhìn của họ với tư cách là một nhóm cũng có sự khác biệt so với các nhóm xã hội khác, Calhoun (2003) cho rằng, so với các nhà xã hội học, SV quan tâm nhiều hơn và tỏ thái độ lo lắng đến các vấn đề liên quan đến tội phạm và bạo lực, nền kinh tế, thất nghiệp, chất lượng môi trường, nạn đói và tình trạng vô gia cư. Lí giải về sự khác biệt này, Desmond (2005) cho rằng quan điểm của SV có thể bị ảnh hưởng bởi phương tiện truyền thông, kiến thức và kinh nghiệm về các vấn đề cụ thể. Tại Việt Nam, một số VĐXH được SV quan tâm như: “Mạng xã hội” (Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái, 2014), “Xu hướng giới trẻ” với việc quản lí tài chính cá nhân của giới trẻ (Đào Thị Tuyết Nhung và cộng sự, 2023) hay phát triển kĩ năng mềm cho SV (Lê Văn Hảo, 2016),“ô nhiễm môi trường” (Võ Anh Kiệt và cộng sự, 2019); Khảo sát của Love Frankie và IRL (2020) cho biết, VĐXH người trẻ đang quan tâm là: “việc làm”, “an ninh lương thực”, “điều kiện sống”, “nước sạch”. Cũng trong nghiên cứu này, ý kiến từ các cuộc thảo luận nhóm cho thấy người trẻ có những lo lắng trước thực trạng suy thoái đạo đức của một số ít thanh, thiếu niên ở Việt Nam như tình trạng sử dụng ma túy gia tăng, tội phạm và bạo lực địa phương. Những nghiên cứu này phần nào cho thấy sự quan tâm của SV nói riêng và giới trẻ nói chung đến các VĐXH của đất nước. Tuy nhiên, dường như chưa có một nghiên cứu nào có phạm vi toàn quốc và tập trung vào đối tượng SV về những VĐXH dưới góc nhìn của SV. Từ lí do đó, bài báo này nhận diện và phân tích các VĐXH của mẫu nghiên cứu gồm 26331 SV tại Việt Nam đang theo học tại các trường cao đẳng và đại học ở các loại hình trường công lập và ngoài công lập trên phạm vi cả nước. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Quan niệm về “vấn đề xã hội” Endrweit và Trommsdorff (2002) đưa ra định nghĩa: “VĐXH là những điều kiện và kết quả xã hội ảnh hưởng xấu đến các nhóm và các loại thành viên xã hội (thậm chí có thể là toàn bộ dân chúng) trong hoàn cảnh sống của họ, được công luận hay một bộ phận của công luận định nghĩa như là tất yếu phải thay đổi và được biến thành biện pháp chính trị” (tr 552). Hàm ý của định nghĩa này là khá tương đồng với quan điểm của Mooney và cộng sự (2007): 54
  2. VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(1), 54-58 ISSN: 2354-0753 “VĐXH là một điều kiện xã hội mà một bộ phận xã hội nhìn nhận. có hại cho các thành viên trong xã hội và cần được khắc phục” (tr 3). Ngoài ra, VĐXH đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều trên các diễn đàn, phương tiện truyền thông và đời sống thường ngày. Calhoun (2003) cho rằng, các nhóm xã hội khác nhau sẽ có góc nhìn khác nhau về VĐXH. Ở một khía cạnh khác. Sullivan (2016) đặt ra vấn đề là nếu xem xét VĐXH được xem như tình trạng “gây hại cho con người” hoặc “có hại cho xã hội” là không thỏa đáng. Bởi lẽ, cần có sự phân định rõ vấn đề nào là VĐXH và ngược lại như là vấn đề cá nhân, các VĐXH khác với các vấn đề cá nhân vì VĐXH là vấn đề chung hơn là chuyện cá nhân. Ngoài ra, các VĐXH về cơ bản là mang tính xã hội hơn là hơn là mang tính cá nhân vì nguyên nhân và giải pháp của họ có liên quan đến sự vận động của xã hội. Các VĐXH có thể có tác động đến cá nhân, nhưng cội rễ vấn đề của họ được tìm thấy trong đời sống xã hội. Từ những quan điểm trên, tác giả cho rằng khái niệm “VĐXH” có nhiều cách hiểu khác nhau với những tiêu chí xác định khác nhau. Tuy nhiên, chỉ nên gọi “VĐXH” khi nó là vấn đề khó giải quyết, có liên quan đến nhiều lĩnh vực và tác động tới nhiều nhóm trong xã hội. Đó là các vấn đề có ảnh hưởng tác động, thậm chí đe dọa sự phát triển bình thường của con người, của cộng đồng xã hội, tác động xấu đến chất lượng sống của con người, của cộng đồng và do vậy đòi hỏi phải có những giải pháp, biện pháp kiểm soát, phòng ngừa, ngăn chặn, điều chỉnh hoặc giải quyết theo hướng bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội. Đối với SV, những VĐXH mà họ quan tâm liên quan đến trải nghiệm và kiến thức của họ cũng như cách mà họ tiếp nhận thông tin thông qua các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. 2.2. Khảo sát về một số vấn đề xã hội được sinh viên Việt Nam quan tâm hiện nay 2.2.1. Khái quát khảo sát Khảo sát này được thực hiện nhằm tìm hiểu các VĐXH mà SV Việt Nam đang quan tâm hiện nay thông qua việc sử dụng phương pháp hỗn hợp kết hợp giữa định lượng và định tính. Đối với dữ liệu định lượng, tác giả khảo sát 26331 SV cao đẳng và đại học ở các loại hình trường công lập và ngoài công lập trên phạm vi cả nước bằng hình thức khảo sát trực tuyến trên nền tảng REDCap từ ngày 01/6/2023-30/6/2023. Về xử lí dữ liệu định lượng, phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 với các thủ tục thống kê mô tả (tần số, phần trăm) và thống kê suy diễn với kiểm định Chi - Square. Đối với dữ liệu định tính, tác giả phân tích 82 phỏng vấn sâu được thực hiện bởi các cộng tác viên là SV ở 6 khu vực: (1) vùng Trung du và Miền núi phía Bắc; (2) vùng Đồng bằng sông Hồng; (3) vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; (4) vùng Tây Nguyên; (5) vùng Đông Nam Bộ; (6) vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Phân tích định tính được thực hiện dựa trên tiếp cận phân tích thông tin dựa trên cơ sở dữ kiện thực địa (grounded theorical analysis). Dữ liệu định tính được tác giả mã hóa, xử lí và phân tích bằng phần mềm NVIVO 14 dựa trên Codebook mà tác giả đã xây dựng. Ngoài ra, để đảm bảo tính khuyết danh, tên các SV trả lời trong nghiên cứu này được tác giả đổi và mã hóa. Trong quá trình thu thập thông tin, để đảm bảo chính xác về cách hiểu, tác giả đều có ghi chú hoặc giải thích trực tiếp về khái niệm VĐXH trong những trường hợp người trả lời chưa thật sự hiểu về khái niệm này để đảm bảo chất lượng thu thập thông tin. 2.2.2. Kết quả khảo sát 2.2.2.1. Kết quả phân tích định lượng 90 83 80 71.3 70 69.3 70 60 49.7 50 41 40 35.7 28.9 30 24.3 20 10 3.4 0 Đảm bảo Dịch bệnh, Ô nhiễm Ảnh hưởng An toàn Xử lí tham Bình đẳng An ninh Chuyển đổi Khác việc làm thiên tai môi trường của mạng giao thông nhũng giới lương thực số xã hội Biểu đồ 1. VĐXH mà SV quan tâm (%) 55
  3. VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(1), 54-58 ISSN: 2354-0753 Dữ liệu ở biểu đồ 1 cho thấy, SV trong mẫu khảo sát rất quan tâm đến những VĐXH, trong đó: “Đảm bảo việc làm” chiếm tới 83% tổng số ý kiến của SV; 03 VĐXH tiếp theo có sự chênh lệch nhỏ ở mức 71.3%, 70%, 69.3% lần lượt là “Dịch bệnh, thiên tai”, “Ô nhiễm môi trường”, “Ảnh hưởng mạng xã hội”. Có thể thấy, đại dịch Covid- 19 đã có những tác động rất lớn đời sống của người dân nói chung và trong đó có SV, vì vậy vấn đề về dịch bệnh được SV hết sức quan tâm. Chính vì thế vấn đề “Đảm bảo việc làm” trong bối cảnh hiện nay là vấn đề mà SV cho rằng ảnh hưởng trực tiếp đến họ. Ngược lại, 03 vấn đề ít được SV quan tâm nhất là: “Bình đẳng giới” (35.7%); “An ninh lương thực” (28.9%) và “Chuyển đổi số” (24.3%). Đáng chú ý là xu hướng “chuyển đổi số” đang là định hướng phát triển chiến lược và SV là chủ thể rất quan trọng công cuộc chuyển đổi số. Trên thực tế, các tổ chức Đoàn - Hội luôn cố gắng đẩy mạnh phong trào chuyển đổi số và chủ đề công tác Hội và phong trào SV năm học 2023-2024 là "SV Việt Nam tiên phong chuyển đổi số". Những định hướng và hoạt động cụ thể này đang phát huy vai trò của SV trong việc tham gia tích cực công cuộc chuyển đổi số; vận dụng, ứng dụng công nghệ số trong học tập, sinh hoạt. Đáng chú ý, vấn đề liên quan đến “Bình đẳng giới” chỉ có 35.7% SV chọn đây là VĐXH, xu hướng này phần nào cho thấy được sự cởi mở và tiến bộ của SV trong quan điểm về giới. Kết quả bảng 1 cho thấy, có 7/9 VĐXH có Bảng 1. VĐXH được SV quan tâm theo giới tính và nơi ở sự khác nhau trong việc lựa chọn của nam và của gia đình (%) nữ. Trong đó, nữ luôn có tỉ lệ lựa chọn cao hơn Giới tính (%) Nơi ở của gia đình VĐXH nam trong các lựa chọn về VĐXH, tiêu biểu Nam Nữ Nông thôn Thành thị như: “Ảnh hưởng của mạng xã hội” (70.4% so Dịch bệnh, thiên tai 71 71.5 71.9 70.2 với 67%); “Bình đẳng giới” (39.7% so với Sig.=.318 Sig.=.003 27.9%) và “An toàn giao thông” (52.3% so với An ninh lương thực 27.8 29.4 28.6 29.3 Sig.=.008 Sig.=.221 44.6%). Một trong những khía cạnh mà tác giả 27.9 39.7 34.4 38.1 rất quan tâm là xem xét sự lựa chọn của của SV Bình đẳng giới Sig.=.000 Sig.=.000 đến từ thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, kết 68 71.1 69.3 71.4 quả nghiên cứu không có nhiều khác biệt khi Ô nhiễm môi trường Sig.=.000 Sig.=.000 chỉ có 4/9 VĐXH là có ý nghĩa về thống kê. 44.6 52.3 50.6 48 An toàn giao thông Trong đó, SV đến từ nông thôn quan tâm đến Sig.=.000 Sig.=.000 “Dịch bệnh, thiên tai” hơn SV đến từ thành thị Xử lí tham nhũng 39.7 41.7 40.6 41.6 (71.9% so với 70.2%). Tiếp theo là vấn đề về Sig.=.002 Sig.=.115 “An toàn giao thông” (50.6% so với 48%). Ảnh hưởng của 67 70.4 69 69.7 Sig.=.002 Sig.=.227 Ngược lại, SV ở thành thị lại quan tâm đến “Ô mạng xã hội Sig.=.000 Sig.=.000 nhiễm môi trường” và “Bình đẳng giới” nhiều 82.1 83.4 83 82.9 hơn SV ở nông thôn. Đảm bảo việc làm Sig.=.008 Sig.=.000 Kết quả bảng 2 phản ánh có đến 7/9 23.6 24.6 24.3 24.2 Chuyển đổi số VĐXH có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt Sig.=.054 Sig.=.825 thống kê. Trong đó, “Đảm bảo việc làm” là N=8847 N=17484 N=17022 N=9309 vấn đề được SV đến từ vùng quan tâm nhiều nhất với tỉ lệ từ 78% trở lên, so sánh giữa các khu vực địa lí SV vùng Đông Nam Bộ có tỉ lệ chọn “Đảm bảo việc làm” là VĐXH SV quan tâm cao nhất với 85.2%. Kết quả này cũng tương đồng với tỉ lệ thất nghiệp của vùng này là cao nhất cả nước với 4.66% trong số liệu của Tổng cục thống kê (2022). Vấn đề “Dịch bệnh, thiên tai” và “Ô nhiễm môi trường cũng được SV ở các khu vực quan tâm nhiều thứ hai và thứ ba. Xét theo khu vực, SV vùng Tây Nguyên có tỉ lệ chọn hai vấn đề này cao nhất với 74.7% và 72.8%. Có hai vấn đề không có sự khác biệt trong việc chọn lựa của SV theo khu vực là “Ảnh hưởng của mạng xã hội” và “An toàn giao thông”. Điều này cho thấy đây là hai vấn đề đang diễn ra ở khắp cả nước, nhất là những tiêu cực liên quan đến mạng xã hội khi tỉ lệ lựa chọn thấp nhất là 68.9 % ở SV vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và cao nhất là 70.2% ở SV vùng Đông Nam Bộ và SV vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nhìn chung, những kết quả khảo sát này khá tương đồng với nghiên cứu Love Frankie và IRL (2020) khi VĐXH liên quan đến việc làm cũng được 1200 người trẻ lựa chọn là VĐXH mà họ quan tâm nhất. Sự tương đồng về kết quả của hai cuộc khảo sát vào các thời điểm năm 2020 và năm 2023 cho thấy chất lượng thông tin là đáng tin cậy. Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng đại dịch Covid-19 có ảnh hưởng lớn đến sự lựa chọn các VĐXH trong nghiên cứu mà tác giả thực hiện. 56
  4. VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(1), 54-58 ISSN: 2354-0753 Bảng 2. VĐXH được SV quan tâm theo khu vực (%) Khu vực Trung du và Đồng Bắc Trung Bộ và Đồng bằng VĐXH Tây Đông Giá trị Miền núi bằng sông Duyên hải miền sông Cửu Nguyên Nam Bộ kiểm định phía Bắc Hồng Trung Long Dịch bệnh, thiên tai 68.6 70.5 71.0 74.7 73.0 72.0 Sig.=.000 An ninh lương thực 28.8 29.8 27.3 32.2 28.1 26.6 Sig.=.000 Bình đẳng giới 32.4 35.9 31.7 36.9 38.8 36.7 Sig.=.000 Ô nhiễm môi trường 69.8 69.0 66.9 72.8 71.4 70.6 Sig.=.000 An toàn giao thông 48.1 49.7 49.6 52.1 49.5 50.6 Sig.=.051 Xử lí tham nhũng 37.9 39.6 41.8 44.3 43.1 42.1 Sig.=.000 Ảnh hưởng của mạng xã hội 68.9 69.1 67.8 68.3 70.2 70.2 Sig.=.194 Đảm bảo việc làm 81.8 85.2 81.3 78.0 84.0 82.0 Sig.=.000 Chuyển đổi số 23.2 27.7 19.3 20.4 25.4 21.9 Sig.=.000 N=4781 N=7798 N=2441 N=2388 N=6165 N=2758 2.2.2.2. Kết quả phân tích định tính Để cung cấp thêm thông tin và có cái nhìn đa chiều, tác giả đã phân tích thông tin định tính bằng cách tạo ma trận từ khóa có liên quan đến VĐXH mà SV quan tâm từ 82 cuộc phỏng vấn sâu mà tác giả thực hiện. Vấn đề “An ninh quốc gia” được SV đề cập đến khá nhiều. Họ lên án các hành động xâm hại chủ quyền quốc gia và các hành động khủng bố ảnh hưởng đến hòa bình thế giới và sự bình yên của đất nước. Vấn đề “Ô nhiễm môi trường”; “Rác thải” chiếm phần lớn ý kiến của SV với tổng cộng 34 lần được đề cập và diễn giải. Và khá tương đồng với vấn đề về việc làm từ khảo sát định lượng. Nhóm các từ khóa có liên quan như: “Suy thoái kinh tế”, “Việc làm”, “Thất nghiệp”, “Lạm phát” được nhắc tới với tổng cộng là 23 lần. Bên cạnh đó, họ còn quan tâm đến những hiện tượng liên quan đến “Lừa đảo qua mạng xã hội”, “Văn hóa ứng xử”, “Ngoại tình”. Chia sẻ về việc làm trong tương lai, nam SV ngành Tài chính ngân hàng ở một trường đại học dân lập tại TP. Hà Nội đã bày tỏ sự lo ngại: “Em quan tâm đến vấn đề thất nghiệp ở SV bởi SV là lực lượng rất có tiềm năng và bản thân là một người trẻ sắp bước vào thị trường lao động, nếu như không được khai thác hợp lí thì đó là sự tổn thất và phí phạm. Mọi người cần chú trọng hơn vào việc tạo công ăn việc làm cho những người trẻ mới ra trường” (PVS04). Tại TP. Cần Thơ, bạn nữ học ngành Quản trị kinh doanh cũng chia sẻ: “Trải qua đại dịch Covid-19, em thấy có khá nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự hoặc dừng hoạt động, vì vậy việc SV và SV ra trường tìm việc làm trở nên khó khăn hơn. Em nghĩ hiện nay có rất là nhiều SV cần việc làm và điều này trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, vì vậy có thể xem đây đang là vấn đề cần được quan tâm nhất” (PVS07). Đáng chú ý, kết quả khảo sát cho thấy SV hiện đang rất quan tâm đến “ảnh hưởng của mạng xã hội”. Nam Sv ngành Việt Nam học hệ cao đẳng ở TP. Cần Thơ cảnh báo: “Các bạn nhỏ tiếp cận với mạng xã hội quá sớm và đặc biệt là có nhiều bạn “nghiện” game gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và học tập, thậm chí là gây ra những hệ luỵ khác” (PVS14) hay bạn nữ SV ngành Giáo dục đặc biệt ở TP. Hà Nội lên tiếng phê phán: “Việc livestream tố các nghệ sĩ gây nên những tranh cãi không đáng có và sai sự thật đã làm cho những người tốt muốn giúp đỡ những người thực sự khó khăn phải e ngại, hơn nữa người nổi tiếng có sức ảnh hưởng đến công chúng nói chung và giới trẻ nói riêng, vì vậy em nghĩ điều này cũng là ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội” (PVS04). Vấn đề lừa đảo qua mạng xã hội trong thời gian qua khiến SV quan tâm và lên tiếng về vấn đề này: “Hiện tượng lừa đảo qua mạng xã hội đang trở thành vấn nạn, rất nhiều người bị lừa với số tiền lớn, ví dụ chỉ vì nhập vào những đường link mà người dùn không biết cách phân biệt đường link nào là đúng đường link nào là sai" (PVS018). 57
  5. VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(1), 54-58 ISSN: 2354-0753 Qua dữ liệu định tính từ phân tích phỏng vấn sâu, SV Việt Nam trong khảo sát này không thờ ơ mà ngược lại họ rất quan tâm đến những vấn đề liên quan đến xã hội hiện nay. Trong đó, các vấn đề về “An ninh quốc gia”, “Ô nhiễm môi trường”, “Thiếu việc làm và thất nghiệp” hay “Ảnh hưởng của mạng xã hội” là những VĐXH mà SV đặc biệt quan tâm. Có thể thấy, kết quả khảo sát này là khá tương đồng với kết quả định lượng mà tác giả đã phân tích. 3. Kết luận Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, SV Việt Nam rất quan tâm đến những VĐXH của đất nước, nhất là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến nhóm xã hội này. Trong đó, những vấn đề liên quan đến việc làm như: “Đảm bảo việc làm”, “Thất nghiệp” hay “Suy thoái kinh tế” khiến SV cảm thấy lo lắng và quan ngại nhất hiện nay. Bên cạnh đó, SV cho rằng vấn đề liên quan đến “Dịch bệnh, thiên tai” là một VĐXH mang tính toàn cầu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến học tập và cơ hội việc làm của họ. Bối cảnh chuyển đổi số và mạng xã hội cũng dẫn đến không ít VĐXH nảy sinh từ việc tương tác trực tuyến này, trong đó, vấn đề “Ảnh hưởng của mạng xã hội” theo chiều hướng tiêu cực đã và đang là vấn đề mà SV Việt Nam rất quan tâm hiện nay. Khi phân tích về sự lựa chọn các VĐXH theo giới tính và nơi gia đình sinh sống cho thấy có sự khác nhau rõ nét giữa SV nam và SV nữ theo chiều hướng SV nữ có tỉ lệ lựa chọn là cao hơn so với SV nam. Trong khi đó, không có nhiều sự khác biệt giữa SV đến từ nông thôn và thành thị. Xét ở khía cạnh khu vực địa lí, những tác động và ảnh hưởng của bối cảnh xã hội của vùng có ảnh hưởng nhiều đến sự lựa chọn của SV về VĐXH mà họ quan tâm, ví dụ điển hình là về “Đảm bảo việc làm” được SV vùng Đông Nam Bộ quan tâm nhiều nhất và đây cũng là khu vực đang có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất cả nước. Những kết quả nghiên cứu này cho thấy, nhà trường và các tổ chức Đoàn - Hội cần thường xuyên tổ chức các diễn đàn để SV nói riêng và giới trẻ nói chung có cơ hội chia sẻ những mối quan tâm, ý kiến của mình về các VĐXH của đất nước, của tầng lớp mình; từ đó đưa ra những giải pháp hỗ trợ, đồng hành SV trong quá trình học tập, làm việc và đóng góp sức mình cho sự phát triển của đất nước. Lời cảm ơn: Tác giả cảm ơn sự tài trợ của Hội Sinh viên Việt Nam qua đề tài “Lối sống và định hướng giá trị của sinh viên hiện nay”. Tài liệu tham khảo Ban Chấp hành Trung ương (2018). Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Calhoun, T. C. (2003). Student and Faculty Perceptions of Social Problems: How Different are They “Really”?. Sociological Focus, 36(4), 277-290. https://doi.org/10.1080/00380237.2003.10571225 Đào Thị Tuyết Nhung, Đỗ Hoàng Ngọc, Vũ Mai Anh (2023). Quản lí tài chính cá nhân ở giới trẻ trưởng thành: Tổng quan nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu. Trong Hội thảo Khoa học quốc gia: Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học tại Việt Nam (UNC 2023). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 763-775. Desmond, S. A. (2005). Prioritizing Social Problems: An Exercise for Exploring Students’ Attitudes about Social Problems. Teaching Sociology, 33(1), 59-65. https://doi.org/10.1177/0092055X0503300105 Endrweit, G., & Trommsdorff, G. (2002). Từ điển Xã hội học (Ngụy Hữu Tâm, Nguyễn Hoài Bão dịch). NXB Thế giới. Lê Văn Hảo (2016). Phát huy vai trò của đoàn thanh niên và hội sinh viên trong trường đại học đối với yêu cầu phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, 115(01), 53-60. Love Frankie & IRL (2020). Báo cáo nghiên cứu thế hệ trẻ Việt Nam. https://www.britishcouncil.vn/sites/default/ files/nghien-cuu-the-he-tre-viet-nam.pdf#page=21&zoom=100,0,0 Mooney, L. A., Knox, D., & Schacht, C. (2007). Understanding social prolems. Cengage Learning. Nguyễn Việt Thanh, Nguyễn Ngọc Cần, Dương Văn Khánh, Trần Minh Sang (2021). Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, 02(03), 13-22. Sullivan, T. J. (2016). Introduction to Social Problems. Pearson Allyn & Bacon. Thủ tướng Chính phủ (2021). Quyết định số 1331/QĐ-TTg ngày 24/7/2021 ban hành Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Tổng cục Thống kê (2022). Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2021. NXB Thống kê. Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị Hồng Thái (2014). Sử dụng mạng xã hội trong sinh viên Việt Nam. Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, 8(81), 51-61. Võ Anh Kiệt, Phạm Thị Thanh Trang, Trần Quang Bình, Trần Đình Quân (2019). Khảo sát thái độ đối với các vấn đề môi trường của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học và Thực phẩm, 18(2), 99-109. 58
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0