intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi bé thích nói chuyện một mình

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

95
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ khi biết nói, nhiều bé có thói quen nói chuyện một mình, thậm chí cũng thích diễn những vai khác nhau để tự đối thoại. Nhiều gia đình lo lắng, liệu đó có phải là dấu hiệu của những biểu hiện thần kinh không bình thường? Bé tự nói chuyện có phải là điều bất thường? Bé Châu, 3 tuổi rưỡi thường hay nói chuyện một mình với những ngôn từ còn chưa thật rành mạch, nhiều khi cả nhà bận rộn, bé có thể ngồi một mình tự chơi và tự trò chuyện trong nhiều giờ. Lúc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi bé thích nói chuyện một mình

  1. Khi bé thích nói chuyện một mình
  2. Từ khi biết nói, nhiều bé có thói quen nói chuyện một mình, thậm chí cũng thích diễn những vai khác nhau để tự đối thoại. Nhiều gia đ ình lo lắng, liệu đó có phải là dấu hiệu của những biểu hiện thần kinh không b ình thường? Bé tự nói chuyện có phải là điều bất thường? Bé Châu, 3 tuổi rưỡi thường hay nói chuyện một mình với những ngôn từ còn chưa thật rành mạch, nhiều khi cả nhà bận rộn, bé có thể ngồi một mình tự chơi và tự trò chuyện trong nhiều giờ. Lúc đầu không để ý, nhưng về sau, chị Hồng - mẹ bé Châu giật mình lo lắng, không rõ con mình độc thoại như vậy có phải là hiện tượng bình thường không? Theo các chuyên gia, quá trình tiếp thu và học nói của bé được chia thành nhiều giai đoạn. Từ 1 đến 3 tuổi, bé thường mô phỏng từ ngữ và được gọi là quá trình học "vỏ" ngôn ngữ. Từ 4 đến 6 tuổi, bé mới bắt đầu tiếp nhận từ ngữ dưới dạng nội hàm để hình dung rõ ràng hơn nghĩa của các từ. Tự nói chuyện là "cầu nối" của 2 giai đoạn này. Bên cạnh đó, ở những bé dưới 6 tuổi, chưa đi học, cơ quan điều khiến các hoạt động, ngôn ngữ và trí tuệ còn chưa phát triển một cách toàn diện, chuyện các bé "biến" những đồ vật xung quanh thành đối tượng để trò truyện; hoặc một mình "diễn" nhiều
  3. vai, hoàng tử - công chúa; mẹ- con... cũng là một biểu hiện bình thường mà các mẹ không phải quá lo lắng. Bé nói chuyện một mình, thơ thẩn trong thời gian dài là những dấu hiệu của trầm cảm và tự kỷ Những biểu hiện bệnh lý Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên quá chủ quan, vì hiện tượng tự nói chuyện một mình, nhiều lần trong ngày với thời gian kéo dài và có những biểu hiện kèm theo như: - Ở trẻ dưới 6 tuổi, câu chuyện do bé tự biên tự diễn không có tính chất giả tưởng, vui đùa kiểu con trẻ, cũng không có sự "phân vai" rõ ràng trong cuộc nói chuyện, mà là những lời dạng tự sự của chính bé. Trong lúc độc thoại, bé không để ý đến những thay đổi hay tác động của môi trường bên ngoài, sống trong thế giới riêng của mình... Tất cả nnhững điều này cho thấy dấu hiệu ban đầu của bệnh trầm cảm hoặc tự kỷ. - Ở trẻ trên 6 tuổi, khi tâm lý và trí tuệ đã phát triển hơn, môi trường bên ngoài cũng dần phong phú, biểu hiện tự nói chuyện cũng sẽ theo đó mà
  4. mất dần. Tuy nhiên, nếu từ 6 - 8 tuổ, hiện tượng này vẫn tiếp diễn, mẹ cần quan sát và theo dõi cẩn thận. Đây có thể là dấy hiệu của bệnh tâm thần phân liệt. Vai trò của gia đình Mở rộng môi trường giao tiếp để bé không cảm thấy cô đơn Những biểu hiện bệnh lý liên quan đến hiện tượng nói chuyện một mình thường xuất hiện ở những trẻ có môi trường sống không lành mạnh và thiếu sẻ chia. Khi bé không nhận được sự quan tâm đầy đủ, sự yêu thương cùng những tiếp xúc bên ngoài xã hội, hiện tượng tự kỷ, trầm cảm, thậm chí tâm thần rất dễ xảy ra. Do đó, với những bé có những biểu hiện bất thường
  5. như đề cập ở trên, gia đình cần theo dõi thận trọng, gặp bác sĩ nếu cần thiết và phải hướng bé đến nếp sống lành mạnh, vui tươi hơn. - Tuyệt đối không thu hẹp môi trường sống của trẻ. Nhiều gia đình quá yêu chiều và sợ con bị lây nhiễm những thói hư tật xấu ở môi trường bên ngoài mà giữ bé trong nhà - điều này chính là thương con một mà hại con mười. Bé bị giữ trong môi trường sống chật hẹp, thiếu cọ xát và tiếp xúc với bên ngoài là nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện bệnh lý của hành động tự nói chuyện. Trông chừng không để bé chỉ biết làm bạn với tivi, máy tính, vật nuôi hay những đồ chơi trong nhà. Bé là một thực thể của xã hội và cần phải đuợc giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau, ở những độ tuổi khác nhau. - Thường xuyên đưa bé ra ngoài dạo chơi, đi bơi, công viênm tham gia các lớp học năng khiếu nghệ thuật... - Không dùng ngôn ngữ phức tạp của người lớn khi nói chuyện với trẻ. Tư duy một cách đơn giản và dễ hiểu nhất kihi tương tác với con trẻ. - Giành nhiều thời gian quan tâm, trò chuyện cùng bé là biện pháp hữu hiệu để triệt tiêu dần căn bệnh độc thoại ở bé.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2