intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu mối liên hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và ý thức gắn kết với tổ chức của nhân viên tại Khách sạn Hương Giang – Huế

Chia sẻ: Thangnamvoiva30 Thangnamvoiva30 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

68
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xác định các yếu tố thuộc VHDN ảnh hưởng đến ý thức gắn kết lâu dài với tổ chức của nhân viên tại Khách sạn Hương Giang Huế. Từ đó đề xuất những giải pháp giúp khách sạn nâng cao hình ảnh trong lòng nhân viên cũng như giữ chân và thu hút được nguồn nhân lực tài giỏi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu mối liên hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và ý thức gắn kết với tổ chức của nhân viên tại Khách sạn Hương Giang – Huế

Khóa luận tốt ngiệp<br /> <br /> GVHD: ThS. Nguyễn Thị Diệu Linh<br /> <br /> PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> 1. Lí do chọn đề tài:<br /> Nền kinh tế Việt Nam từ sau đổi mới đã phát triển rất nhanh cùng với sự gia<br /> tăng mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt hơn khi Việt Nam chính<br /> thức là thành viên thứ 150 của WTO- The World Trade Organization, lúc này, cuộc<br /> cạnh tranh với quy mô toàn cầu mở ra, các doang nghiệp tại Việt Nam phải đối mặt<br /> với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ đến từ khắp nơi trên thế giới. Việc sở hữu<br /> những doanh nghiệp còn quá non trẻ, yếu ớt khiến chúng ta khó có thể đối đầu với họ<br /> về nguồn vốn, công nghệ hay giá thành... Để tồn tại và phát triển, chúng ta phải lựa<br /> <br /> tế<br /> H<br /> uế<br /> <br /> chọn cho mình một đường đi phù hợp, phải xây dựng một nội lực vững mạnh từ đó<br /> mới có đủ sức cạnh tranh. Nhưng làm thế nào chúng ta xây dựng được nội lực vững<br /> mạnh tạo được lợi thế cạnh tranh? Chính văn hóa doanh nghiệp (VHDN) sẽ đảm nhận<br /> vai trò này. VHDN giúp cho doanh nghiệp khẳng định hình ảnh của mình đối với<br /> <br /> ại<br /> họ<br /> cK<br /> in<br /> h<br /> <br /> khách hàng, với đối tác, và quan trọng hơn hết là đối với người nhân viên của chính<br /> doanh nghiệp đó. VHDN sẽ là lợi thế cạnh tranh của tổ chức mà khó có doanh nghiệp<br /> nào có thể bắt chước hoàn toàn được.<br /> <br /> Vai trò quan trọng hơn hết của VHDN là gắn kết được nhân viên làm việc lâu<br /> dài cho tổ chức. Việc xuất hiện nhiều doanh nghiệp nước ngoài thúc đẩy sự cạnh tranh<br /> mạnh mẽ trong thị trường nhân lực. Những con người có tài luôn muốn được trọng<br /> dụng, họ muốn làm việc trong những tổ chức thực sự quan tâm, đánh giá đúng năng<br /> <br /> Đ<br /> <br /> lực, muốn cống hiến hết năng lực của mình. Để có thể thu hút và lưu giữ những người<br /> tài như vậy thì các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp tỉnh Thừa<br /> Thiên Huế nói riêng phải xây dựng VHDN thực sự hiệu quả và bền vững.<br /> Ngành du lịch dịch vụ tại Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng đang<br /> có những bước phát triển vượt bật, thể hiện qua hàng loạt các khu Resort, khách sạn<br /> được chứng nhận đạt chuẩn quốc tế, đầu tư mở rộng quy mô hoạt động. Điều này đã<br /> thu hút một lượng lớn nguồn nhân lực đến làm việc, đặc biệt là nhân lực có trình độ<br /> chuyên môn cao. Một cơn khát nhân lực diễn ra khiến nhiều nơi đã phải sử dụng nhiều<br /> chiêu bài để lôi kéo nhân viên từ phía các đối thủ cạnh tranh. Mặc dù đứng trước rất<br /> SVTH: Hồ Thị Diệu Thảo – K44 A QTKD Thương Mại<br /> <br /> 1<br /> <br /> Khóa luận tốt ngiệp<br /> <br /> GVHD: ThS. Nguyễn Thị Diệu Linh<br /> <br /> nhiều cám dỗ nhưng khách sạn Hương Giang vẫn duy trì cho mình một đội ngũ nhân<br /> viên nhiệt tình, gắn kết lâu dài với khách sạn, phải chăng do khách sạn có chính sách<br /> nhân lực tốt hay có nền VHDN vững mạnh? Để tìm hiểu các chính sách thu hút và lưu<br /> giữ nhân lực trong ngành du lịch dịch vụ, đồng thời nghiên cứu sự tác động của<br /> VHDN đến sự gắn kết lâu dài với tổ chức của nhân viên tại khách sạn Hương Giang,<br /> kết hợp với quá trình nghiên cứu thực tiễn trong thời gian thực tập tại khách sạn<br /> Hương Giang- Huế, em chọn đề tài “Nghiên cứu mối liên hệ giữa văn hóa doanh<br /> nghiệp và ý thức gắn kết với tổ chức của nhân viên tại Khách sạn Hương Giang –<br /> Huế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.<br /> 2.1. Mục tiêu nghiên cứu<br /> 2.1.1. Mục tiêu chung:<br /> <br /> tế<br /> H<br /> uế<br /> <br /> 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu<br /> <br /> Xác định các yếu tố thuộc VHDN ảnh hưởng đến ý thức gắn kết lâu dài với tổ<br /> <br /> ại<br /> họ<br /> cK<br /> in<br /> h<br /> <br /> chức của nhân viên tại Khách sạn Hương Giang Huế. Từ đó đề xuất những giải pháp<br /> giúp khách sạn nâng cao hình ảnh trong lòng nhân viên cũng như giữ chân và thu hút<br /> được nguồn nhân lực tài giỏi.<br /> <br /> 2.1.2. Mục tiêu cụ thể:<br /> <br /> Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về văn hóa, văn hóa doanh nghiệp, ý thức gắn<br /> kết với tổ chức.<br /> <br /> Đánh giá tình hình xây dựng, duy trì và phát triển VHDN tại Khách sạn Hương<br /> <br /> Đ<br /> <br /> Giang Huế.<br /> <br /> Xác định các yếu tố thuộc về VHDN ảnh hưởng đến ý thức gắn kết lâu dài với<br /> tổ chức của nhân viên tại khách sạn.<br /> Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đó đến sự gắn bó với tổ chức của<br /> nhân viên tại khách sạn .<br /> Đề xuất giải pháp thuộc các yếu tố của VHDN nhằm gia tăng sự gắn kết của<br /> nhân viên đối với Khách sạn Hương Giang Huế trong tương lai.<br /> <br /> SVTH: Hồ Thị Diệu Thảo – K44 A QTKD Thương Mại<br /> <br /> 2<br /> <br /> Khóa luận tốt ngiệp<br /> <br /> GVHD: ThS. Nguyễn Thị Diệu Linh<br /> <br /> 2.2. Câu hỏi nghiên cứu<br /> Những khía cạnh nào cấu thành văn hóa khách sạn Hương Giang?<br /> Các khía cạnh VHDN ảnh hưởng như thế nào đến mức độ gắn kết của nhân<br /> viên đối với tổ chức?<br /> Những giải pháp nào nâng cao sự gắn bó của nhân viên đối với Khách sạn<br /> Hương Giang?<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mối liên hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và<br /> ý thức gắn kết với tổ chức của nhân viên tại Khách sạn Hương Giang – Huế.<br /> <br /> tế<br /> H<br /> uế<br /> <br /> Đối tượng điều tra: nhân viên tại Khách sạn Hương Giang Huế.<br /> Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu sự tác động của các yếu tố văn hóa<br /> doanh nghiệp đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên tại Khách sạn Hương Giang<br /> Huế.<br /> <br /> ại<br /> họ<br /> cK<br /> in<br /> h<br /> <br /> Không gian :Tiến hành nghiên cứu tại Khách sạn Hương Giang Huế.<br /> Thời gian : nghiên cứu bắt đầu từ ngày 18 tháng 02 đến cuối tháng 04 năm<br /> 2014.<br /> <br /> - Đối với dữ liệu thứ cấp: Thu thập thông tin từ các nguồn liên quan trong thời<br /> gian 2011, 2012, 2013.<br /> <br /> - Đối với dữ liệu sơ cấp: Thu thập thông tin qua bảng hỏi (từ tháng giữa tháng 2<br /> đến cuối tháng 3 năm 2014).<br /> <br /> Đ<br /> <br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu<br /> Dữ liệu thứ cấp: thu thập từ các phòng ban của Khách sạn Hương Giang Huế.<br /> Ngoài ra còn thu thập từ các bài viêt trên sách, báo, internet, khóa luận khác...<br /> Dữ liệu sơ cấp: phỏng vấn cá nhân trực tiếp bằng bảng hỏi với các nhân viên của<br /> khách sạn.<br /> 4.2. Phương pháp chọn mẫu điều tra<br /> • Kích thước mẫu:<br /> Để xác định cỡ mẫu điều tra đảm bảo đại diện cho tổng thể nghiên cứu, tôi sử<br /> dụng công thức của Cochran (1977) đối với tổng thể vô hạn :<br /> SVTH: Hồ Thị Diệu Thảo – K44 A QTKD Thương Mại<br /> <br /> 3<br /> <br /> Khóa luận tốt ngiệp<br /> <br /> GVHD: ThS. Nguyễn Thị Diệu Linh<br /> <br /> Công thức 1:<br /> n=<br /> <br /> Trong đó:<br /> <br /> z 2 × p × (1 − p )<br /> e2<br /> <br /> n: cỡ mẫu.<br /> <br /> z: giá trị tương ứng của miền thống kê (giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn).<br /> Với mức ý nghĩa α = 5%, z = 1.96.<br /> p = q=0.5 là tỉ lệ ở mức tối đa.<br /> e = 8% là sai số mẫu cho phép.<br /> Thông thường ta không biết được tỷ lệ p, q của tổng thể chung. Nhưng do tính<br /> <br /> tế<br /> H<br /> uế<br /> <br /> chất p + q = 1, vì vậy p.q sẽ lớn nhất khi p = q = 0.5 nên p.q = 0.25. Ta tính cỡ mẫu<br /> với độ tin cậy là 95% và sai số cho phép là e = 8%. Lúc đó mẫu ta cần chọn sẽ có kích<br /> cỡ mẫu lớn nhất:<br /> <br /> Vậy n = 150 (bảng hỏi)<br /> <br /> ại<br /> họ<br /> cK<br /> in<br /> h<br /> <br /> n=<br /> <br /> => Hiệu chỉnh mẫu :<br /> nhc<br /> <br /> =102<br /> <br /> Vậy nhc = 102 (bảng hỏi).<br /> <br /> Với N=321 nhân viên (số liệu khách sạn Hương Giang-Resort & Spa, 2013).<br /> <br /> Đ<br /> <br /> Công thức 2:<br /> <br /> n = (tổng số biến độc lập) x 5<br /> <br /> Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, cỡ mẫu dùng trong phân<br /> tích nhân tố tối thiểu phải gấp 5 lần số biến độc lập cần đưa vào phân tích để kết quả<br /> điều tra là có ý nghĩa. Ta chọn độ tin cậy 95%, mức sai số cho phép 5%. Với N là cỡ<br /> mẫu cần lấy, với tổng số biến độc lập là 30, nên ta có:<br /> N=30 x 5=150 (bảng hỏi).<br /> Từ việc so sánh kết quả các cỡ mẫu có được sau khi áp dụng 2 công thức chọn<br /> mẫu trên, bài nghiên cứu quyết định sẽ chọn cỡ mẫu nào lớn nhất để tiến hành điều tra<br /> nhằm tăng tính đại diện nên cỡ mẫu 160 được lựa chọn để tiến hành điều tra.<br /> <br /> SVTH: Hồ Thị Diệu Thảo – K44 A QTKD Thương Mại<br /> <br /> 4<br /> <br /> Khóa luận tốt ngiệp<br /> <br /> GVHD: ThS. Nguyễn Thị Diệu Linh<br /> <br /> • Phương pháp chọn mẫu<br /> Nghiên cứu định tính:<br /> Dữ liệu của phương pháp định tính được thu thập thông qua phương pháp<br /> phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn trực tiếp một số nhân viên trong khách sạn, đó là<br /> nhân viên có thời gian công tác dài và hiểu rõ về công ty. Cụ thể, phỏng vấn giám sát,<br /> quản lý và nhân viên tiếp tân tại bộ phận Nhà Hàng Hương Giang để xác định các khía<br /> cạnh văn hóa khách sạn, những hoạt động đặc trưng và thường niên của khách sạn.<br /> Tiếp theo, nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu (n=11). Đối tượng<br /> phỏng vấn: 11 nhân viên thuộc các bộ phận khác nhau của khách sạn. Kết hợp với một<br /> <br /> tế<br /> H<br /> uế<br /> <br /> số nội dung được chuẩn bị trước dựa theo mô hình nghiên cứu về văn hóa doanh<br /> nghiệp, từ đó phác thảo các chỉ tiêu cần có khi xây dựng bảng hỏi.<br /> <br /> Kết quả nghiên cứu sơ bộ là cơ sở cho thiết kế bảng câu hỏi đưa vào nghiên cứu<br /> chính thức.<br /> <br /> ại<br /> họ<br /> cK<br /> in<br /> h<br /> <br /> Nghiên cứu định lượng<br /> <br /> Đầu tiên dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng để phân chia toàn<br /> bộ nhân viên khách sạn theo tiêu thức vị trí làm việc thành những nhóm nhất định là<br /> nhân viên văn phòng, quản lý bộ phận, nhân viên lao động, theo cách phân chia này<br /> khách sạn dễ cung cấp danh sách nhân viên hơn. Dựa vào cơ cấu lao động được phòng<br /> nhân sự cung cấp, số lượng nhân viên cần điều tra như sau:<br /> <br /> Đ<br /> <br /> Bảng 1.1 : Cơ cấu lao động phân theo vị trí làm việc tại khách sạn<br /> Số nhân viên<br /> <br /> 1<br /> <br /> NV văn phòng<br /> <br /> 19<br /> <br /> 5.9<br /> <br /> 9<br /> <br /> 2<br /> <br /> Quản lý bộ phận<br /> <br /> 28<br /> <br /> 8.7<br /> <br /> 14<br /> <br /> 3<br /> <br /> Nhân viên<br /> <br /> 274<br /> <br /> 85.4<br /> <br /> 137<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 321<br /> <br /> 100<br /> <br /> 160<br /> <br /> STT<br /> <br /> Vị trí làm việc<br /> <br /> Tỷ trọng (%)(1)<br /> <br /> Số lượng mẫu(2)<br /> <br /> (Nguồn: Văn phòng tổ chức hành chính-khách sạn Hương Giang)<br /> (1) Tỷ trọng= Số nhận viên bộ phận i/Tổng số nhân viên toàn khách sạn<br /> (2) Số lượng mẫu= Tỷ trọng * Kích thước mẫu<br /> <br /> SVTH: Hồ Thị Diệu Thảo – K44 A QTKD Thương Mại<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2