intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Tiềm năng mở rộng và sự tham gia của khách hàng vào hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

41
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận hướng đến mục tiêu chính là kiểm định các nhân tố tác động đến sự tham gia của khách hàng vào hoạt động cho vay ngang hàng. Để giải quyết được mục tiêu đó, khóa luận thực hiện các nội dung nghiên cứu cơ bản bao gồm: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về P2PL; thực trạng và tiềm năng mở rộng hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam; kiểm định mô các nhân tố tác động đến sự tham gia của khách hàng vào hoạt động cho vay ngang hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Tiềm năng mở rộng và sự tham gia của khách hàng vào hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN LÂM THẢO MY TIỀM NĂNG MỞ RỘNG VÀ SỰ THAM GIA CỦA KHÁCH HÀNG VÀO HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG TẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 7340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC ThS. NGUYỄN TRUNG HIẾU TP. HỒ CHÍ MINH , NĂM 2018
  2. …, tháng… năm…. 
  3. i TÓM TẮT Đề tài: “Tiềm năng mở rộng và sự tham gia của khách hàng vào hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam”, được tiến hành tại TP. Hồ Chí Minh, thời gian từ 03/2018 đến 05/2018. Mục tiêu của nghiên cứu là: Kiểm định các nhân tố tác động đến sự tham gia của khách hàng vào hoạt động cho vay ngang hàng. Trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị phù hợp về quyết định tham gia cho vay ngang hàng của khách hàng và tiềm năng mở rộng cho vay ngang hàng tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu bao gồm nghiên cứu phân tích mô tả, phân tích SWOT và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu sử dụng phân tích mô tả, phân tích SWOT để thực hiện đánh giá thực trạng hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng mở rộng hoạt động này. Trong phân tích định lượng thực hiện thống kê mô tả, kiểm định thang đo, phân tích nhân tố EFA, phân tích yếu tố khẳng định CFA, phân tích hồi quy đa biến và kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng. Số mẫu chọn quan sát là 300 được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát và chọn ngẫu nhiên các cá thể. Nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy đa biến thông qua phần mềm SPSS 16.0 và AMOS 20.0, sau đó sử dụng mô hình cấu trúc SEM để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của khách hàng vào hoạt động cho vay ngang hàng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia cho vay ngang hàng theo thứ tự ảnh hưởng từ cao đến thấp: Chuẩn chủ quan, Thái độ, Danh tiếng, Nhận thức rủi ro, Niềm tin, Kiểm soát, Hiệu quả.
  4. ii ABSTRACT Thesis topic “The potential for expansion and customer participation in peer-to- peer lending in Vietnam”, was conducted in Ho Chi Minh City from Mar 2018 to May 2018. The objective of the study is: Verifing the factors that affect customer participation in peer-to-peer lending. Based on that, the author proposes suitable proposals for the decision to participate in peer-to-peer lending and the potential for expansion peer-to- peer lending in Vietnam. The research comprised two phases: Descriptive Analysis and main survey and was undertaken in HCMC. The research uses descriptive analysis and SWOT analysis to assess the current status of peer-to-peer lending in Vietnam and the factors that influence the potential for this expansion. The purpose of this pilot study was to modify, if any, the measures to make them appropriate for the context of working environment in Vietnam. The main survey was undertaken using face to face interviews. A convenience sample of 300 customers. The purpose of this main survey was to validate the measures and to test the structural model. Exploratory factor analysis (EFA), confirmatory factor analysis (CFA) were used to preliminarily to assess the scales andmultiple regression analysis was conductto test there lationship between five independent variables and one dependent variable. We used SPSS 16.0 in this step and AMOS 20.0 to process data in this step, then using the SEM to find out the factors that influence customer participation in peer-to-peer lending and the impact of each factor. These findings indicate that the scales measuring were 5 factors influencing customer participation in peer-to-peer lending: Subjective norm, Attitude, Repulation Perceived risks, Trust.
  5. iii LỜI CAM ĐOAN Kính thưa quý Thầy Cô, tôi tên là Trần Lâm Thảo My, sinh viên khoa Tài chính trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn là Ths. Nguyễn Trung Hiếu Các nội dung, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các nguồn dữ liệu, trích dẫn được sử dụng trong khóa luận đều có nguồn trích dẫn và xuất xứ trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 5 năm 2018 TRẦN LÂM THẢO MY
  6. iv LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Ngân hàng TPHCM, quý thầy cô khoa Tài Chính, khoa Ngân Hàng, các thầy cô đã giảng dạy trang bị nhiều kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian qua. Tôi cũng xin cảm ơn ban điều hành chất lượng cao, đã tận tình giúp đỡ tôi suốt thời gian học tập cũng như suốt thời gian thực hiện nghiên cứu. Nhân đây, tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ths. Nguyễn Trung Hiếu, người hướng dẫn khoa học của luận văn đã giúp tôi tiếp cận thực tế, phát hiện đề tài và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Và cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh tôi, hỗ trợ giúp đỡ và động viên tinh thần tôi để giúp tôi kiên trì hoàn tất bài luận văn này. TÁC GIẢ LUẬN VĂN
  7. v MỤC LỤC TÓM TẮT .........................................................................................................................i ABSTRACT .....................................................................................................................ii LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iv MỤC LỤC ........................................................................................................................ v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................................ix DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ x DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................xi DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................xii CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .................................................................... 1 1.1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU ............................................................................... 1 1.2. SỰ CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 5 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.................................................................................. 7 1.5. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 7 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................... 7 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 8 1.6. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU ................................................................................. 9 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................. 10 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ....................... 11 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHO VAY NGANG HÀNG .................................. 11
  8. vi 2.1.1. Cơ sở lý thuyết về kinh tế chia sẻ (sharing economy) ........................... 11 2.1.2. Cơ sở lý thuyết về peer-to-peer lending trong tài chính ......................... 13 2.1.3. Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior) và Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model) ................................................ 20 2.2. NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ CHO VAY NGANG HÀNG VÀ SỰ THAM GIA CỦA KHÁCH HÀNG ....................................................................................... 23 2.2.1. Các nghiên cứu về cho vay ngang hàng peer-to-peer lending ............... 23 2.2.2. Các nghiên cứu về sự tham gia của khách hàng..................................... 24 2.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG VÀ SỰ THAM GIA CỦA KHÁCH HÀNG ................................................. 28 2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngang hàng trong nền kinh tế ................................................................................................................ 28 2.3.2. Các nhân tố tác động đến sự tham gia của khách hàng vào hoạt động cho vay ngang hàng ...................................................................................................... 34 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................. 42 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG TẠI VIỆT NAM................................................................................. 43 3.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG TẠI VIỆT NAM .......................................................................................................................... 43 3.2. PHÂN TÍCH SWOT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG CỦA TIMA ................................................................................................................ 46 3.3.1. Tổng quan về công ty cho vay ngang hàng Tima .................................. 47 3.3.2. Phân tích SWOT đối với hoạt động cho vay ngang hàng của công ty Tima ................................................................................................................ 50
  9. vii TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................. 55 CHƯƠNG 4. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA KHÁCH HÀNG VÀO HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG ....................................................... 56 4.1. THANG ĐO LÝ THUYẾT VỀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA KHÁCH HÀNG VÀO HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG .............. 56 4.1.1. Thang đo....................................................................................................... 56 4.1.2. Phương pháp phân tích ................................................................................. 56 4.2. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU VÀ TIẾN TRÌNH PHÂN TÍCH ................... 58 4.2.1. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................ 58 4.2.2. Tiến trình phân tích ...................................................................................... 59 4.3. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU .............................................................................. 60 4.4. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH THANG ĐO CRONBACH’S ALPHA ................... 62 4.5. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ VÀ NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH........ 62 4.6. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA KHÁCH HÀNG VÀO HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG BẰNG MÔ HÌNH PHƯƠNG TRÌNH CẤU TRÚC SEM ....................................................................... 65 4.7. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ 66 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ................................................................................................. 68 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 69 5.1. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 69 5.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................. 70 5.2.1. Kiến nghị tác động đến chuẩn chủ quan của khách hàng tham gia ............. 70 5.2.3. Kiến nghị tác động đến danh tiếng của nền tảng ......................................... 73
  10. viii 5.2.4. Kiến nghị tác động đến nhận thức rủi ro của khách hàng tham gia ............. 74 5.2.5. Kiến nghị tác động đến niềm tin của khách hàng tham gia ......................... 75 5.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ................................... 76 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ................................................................................................. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 79 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 87
  11. ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA AML Giải quyết chống “rửa tiền” B2B Doanh nghiệp với doanh nghiệp B2C Doanh nghiệp với người tiêu dùng Ctg Cộng sự KYC Thấu hiểu khách hàng P2PL Cho vay ngang hàng PwC PricewaterhouseCoopers TAM Mô hình chấp nhận công nghệ TPB Lý thuyết hành vi dự định TRA Thuyết hành động hợp lý
  12. x DANH MỤC BẢNG Bảng 3. 1. So sánh các nền tảng P2PL tại Việt Nam ..................................................... 47 Bảng 4. 1. Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha .......................................... 62 Bảng 4. 2. Kết quả kiểm định EFA nhân tố tác động .................................................... 63 Bảng 4. 3. Kết quả kiểm định EFA thang đo nhân tố ý định tham gia .......................... 64 Bảng 4. 4. Tóm tắt kiểm định CFA ................................................................................ 65 Bảng 4. 5. Kết quả ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu ...................................................................................................................... 66
  13. xi DANH MỤC HÌNH Hình 2. 1. Các nền tảng P2PL phổ biến trên thế giới..................................................... 14 Hình 2. 2. Mô hình cho vay ngang hàng ........................................................................ 17 Hình 2. 3. So sánh mô hình cho vay truyền thống và mô hình cho vay ngang hàng ..... 19 Hình 2. 4. Mô hình lý thuyết hành vi hoạch định TPB .................................................. 21 Hình 2. 5. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM ............................................................ 22 Hình 2. 6. Mô hình nghiên cứu đề xuất.......................................................................... 40 Hình 3. 1. Mô hình hoạt động của TIMA ...................................................................... 48 Hình 3. 2. Các gói sản phẩm cho vay của TIMA ........................................................... 50 Hình 4. 1. Tiến trình phân tích ....................................................................................... 59
  14. xii DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Bảng câu hỏi khảo sát ................................................................................... 87 Phụ lục 2. Top 15 nền tảng P2PL tốt nhất trên thế giới (2017) ..................................... 94 Phụ lục 3. Các biến ảnh hưởng đến sự tham gia của khách hàng vào P2PL ................. 95 Phụ lục 4. Kết quả kiểm định CFA ................................................................................ 99 Phụ lục 5. Kết quả mô hình SEM ................................................................................. 100
  15. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU Trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ ở khắp nơi trên thế giới, thì Fintech - sự kết hợp giữa các dịch vụ tài chính và nền tảng công nghệ cao, đây thật sự là một sự tiến bộ vượt bậc đang diễn ra trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Điều này đang làm thay đổi và dần tái định hình mô hình hoạt động tại các ngân hàng, khắc phục một số hạn chế của cho vay truyền thống như: tài sản thế chấp, phương án kinh doanh, lãi suất huy động thấp, lãi suất cho vay cao... Sự bùng nổ của các thị trường cho vay ngang hàng trực tuyến (peer-to-peer lending P2PL) thật sự là một minh chứng sinh động nhất cho sự bùng nổ của Fintech. Kể từ khi mô hình này ra đời, mọi người được cung cấp dịch vụ cho vay trực tuyến với chi phí dịch vụ thấp hơn so với chi phí dịch vụ cho vay theo kiểu truyền thống, nhờ đó người cho vay sẽ thu được lợi nhuận cao hơn so với gửi tiết kiệm hay đầu tư vào bất kỳ một sản phẩm khác nào của ngân hàng. Trong khi đó, người đi vay sẽ được hưởng mức lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng. Vì thế, không nghi ngờ gì rằng, chắc chắn mô hình cho vay P2PL sẽ trở thành xu hướng phát triển rộng khắp thị trường trên thế giới trong tương lai gần. Trên thế giới hiện nay, kênh đầu tư thông qua P2PL đang phát triển bùng nổ. Mô hình này lần đầu tiên xuất hiện ở Anh (Zopa, Funding Circle), sau đó thành công tại thị trường Mỹ (Lending Club, Prosper, SoFi, OnDeck, Avant) và đạt đỉnh tại Trung Quốc (Lufax, JimuBox, Dianrong, PPdai, Renrendai). Trong các công ty cho vay ngang hàng trên, thì Lending Club được xem như là công ty cho vay P2PL lớn nhất tại Mỹ, nó đã chính thức niêm yết cổ phiếu vào cuối năm 2014. Hiện trên thế giới có 5 công ty lớn nhất về cho vay ngang hàng đó là Lending Club, Prosper, SoFi (đều ở San Francisco), Zopa và RateSetter (ở London), tạo ra hàng triệu khoản vay. Ở châu Âu và Trung Quốc các mô hình này cũng phát triển khá mạnh mẽ dù với quy mô nhỏ hơn. Các thị trường này đang
  16. 2 nhanh chóng trở nên phổ biến trong việc cho vay đối với những người vay quy mô nhỏ như cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ, cả ở các nước phát triển và đang phát triển. Tuy chỉ mới thật sự bùng nổ khoảng hơn 10 năm, nhưng P2PL đã có những tác động tích cực đến sự phát triển của con người và xã hội hiện đại. Berger & ctg tập trung phân tích vai trò của các trung gian trong các thị trường điện tử sử dụng dữ liệu chi tiết của hơn 14.000 khoản vay nguồn gốc trên nền tảng cho vay ngang hàng P2PL (peer-to-peer lending). Tác giả áp dụng phân tích hồi quy OLS để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự lan truyền tín dụng như là một kết quả của các giao dịch tín dụng trên thị trường và thử nghiệm các giả thuyết H1 qua H5. Các kỹ thuật kết hợp kinh tế lượng được phát triển bởi Rosenbaum và Rubin (1983) và được mở rộng bởi Heckman và Robb Jr (1985). Các phương pháp có tính đến thực tế là các đặc tính của các thành viên trong nhóm có thể khác biệt nhiều so với các thành viên không phải là thành viên của nhóm và đảm bảo rằng những đặc điểm quan sát được như vậy không làm giảm các ước lượng hồi quy. Kết quả là các trung gian tạo ra giá trị bằng cách giảm sự bất đối xứng thông tin giữa người đi vay và người cho vay. Chúng tôi ghi nhận tác động tích cực của hoạt động sàng lọc của người trung gian đối với người đi vay. Khi xem xét các mẫu phụ tín dụng, nhóm nghiên cứu nhận thấy những ảnh hưởng này chủ yếu dành cho vay có đặc điểm rủi ro kém hấp dẫn. Dựa trên thông tin cá nhân cao cấp, đề nghị danh sách tín dụng cải thiện đáng kể điều kiện tín dụng của người vay. Hơn nữa, giá thầu của bên trung gian thậm chí còn tác động mạnh mẽ hơn đến sự lan rộng tín dụng. Kết quả của nghiên cứu này đóng góp cho các tài liệu hiện tại về trung gian tài chính và thị trường tín dụng điện tử và mang lại một số ý nghĩa thú vị cho việc thiết lập nền tảng cho vay tín dụng trực tuyến và hành vi của người tham gia của họ. Tuy nhiên, việc khấu trừ các kết luận rộng rãi từ nghiên cứu của nghiên cứu được giới hạn bởi vì mẫu của nghiên cứu được giới hạn cho những cá nhân đã chọn tham gia vào thị trường. Các dữ liệu bổ sung về các mối quan hệ ngân hàng của các bên tham gia thị trường và đánh giá chi phí thay thế cho từng khoản tín dụng sẽ cho phép đánh giá tác động kinh tế vĩ mô tổng thể của các nền tảng cho vay
  17. 3 dựa trên nền Internet như sự dịch chuyển hoặc chèn ép của các ngân hàng truyền thống, những phản ứng như các phản ứng của các ngân hàng truyền thống để đáp ứng những nền tảng trực tuyến này. Ngoài ra, nghiên cứu tập trung chủ yếu vào tác động của môi giới đối với tình trạng tín dụng của khách hàng vay. Gustav & Marcus (2015) xem xét các hậu quả của sự gia tăng sự tham gia của các công ty P2PL. Nghiên cứu cũng điều tra những ảnh hưởng có thể có đối với chất lượng của việc sàng lọc những người vay tiềm năng, và nếu nó có thể tạo ra một sai lệch về lợi ích giữa các bên liên quan khác nhau trong thị trường P2PL. Nó cũng kiểm tra cách sự bất đối xứng thông tin trong quá trình sàng lọc đang ảnh hưởng đến hành vi nguy cơ về đạo đức và bất lợi vấn đề lựa chọn. Từ nghiên cứu thực nghiệm - được thu thập từ các cuộc phỏng vấn với những người tham gia quan trọng trên thị trường P2PL Thụy Điển và toàn bộ thị trường tài chính. Các tác giả thấy rằng sự gia tăng sự tham gia của các cơ quan dường như đi cùng với khối lượng khoản vay gia tăng, ưu đãi cho các công ty P2PL để dễ dàng kiểm tra của họ về người vay và do đó làm giảm chất lượng trung bình của khoản vay mà họ bắt nguồn. Hơn nữa, nó cho thấy bằng chứng về sự tương đồng tuyệt vời giữa thị trường P2PL hiện tại và thị trường thế chấp thứ cấp là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính trong năm 2008. Olena Havrylchyk & ctg (2016) cho thấy những động lực của việc mở rộng các nhà cho vay trực tuyến. Các phát hiện của nghiên cứu cho thấy các nhà cho vay trực tuyến đã xâm nhập vào các quận có mạng lưới chi nhánh nghèo nàn. Điều này cho thấy những người vay sống xa trung tâm ngân hàng hoặc có những chi nhánh thiếu kinh nghiệm, thời gian chờ đợi lâu sẽ có xu hướng chuyển sang các nhà cho vay trực tuyến do lòng trung thành của thương hiệu thấp hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng các quận có cấu trúc ngân hàng tập trung hơn đã chứng kiến sự tăng trưởng chậm hơn của các nhà cho vay trực tuyến, cũng phù hợp với ý tưởng về sự trung thành của thương hiệu. Giáo dục đại học và khuynh hướng đổi mới đóng vai trò quan trọng và tích cực, có thể vì những
  18. 4 đặc điểm này làm giảm chi phí tìm hiểu về các nhà cho vay trực tuyến. Kết quả cũng cho thấy rằng khủng hoảng đã không ảnh hưởng đến nhu cầu cho vay trực tuyến và rằng internet đóng một vai trò quan trọng chỉ dành cho thị trường Prosper. Alistair và Paul (2016) xem xét cho vay ngang hàng (P2P), sự phát triển của nó ở Anh và các nước khác, và đánh giá các vấn đề kinh doanh và chính sách kinh tế xung quanh hình thức trung gian mới này. Kevin và Jacob (2016) cung cấp một tổng quan ngắn gọn về các đặc điểm chính của Peer-to-Peer lending, kiểm tra các rủi ro liên quan và xem xét thay thế các cách tiếp cận quản lý để cho vay P2P. Cho vay P2P là một ngành công nghiệp phát triển nhanh trên toàn cầu, cả về số lượng nhà điều hành và khối lượng cho vay. Mỹ và Anh có thị trường cho vay P2P được thiết lập nhiều nhất. Zopa của Anh, được công nhận là nhà cung cấp dịch vụ P2P tiên phong, ra mắt vào năm 2005 trong khi Lending Club của Mỹ (ra mắt vào năm 2007) là nhà điều hành P2P lớn nhất thế giới với khoản vay trị giá 20,6 tỷ USD vào tháng 6 năm 2016. Ngành công nghiệp đã chậm phát triển nhưng bây giờ bao gồm các nhà điều hành P2P như RateSetter, MoneyPlace, SocietyOne, ThinCats và True Pillars. (Kevin và Jacob, 2016). Có thể thấy, các nghiên cứu này gần như đều tập trung phân tích vai trò của hình thức cho vay P2P trong những năm gần đây cũng như là đưa ra một số rủi ro tiềm tàng của hình thức cho vay đầy mới mẻ này. Tuy nhiên, rất hiếm hoặc hầu như chưa có nghiên cứu nào đề cập đến tính khả thi của P2PL trong tương lai khi thái độ tiếp cận của những khách hàng thông thường đối với P2PL cũng chưa có câu trả lời chính đáng. Tại Việt Nam, năm 2017 đã có những bước đi đầu tiên hướng tới nền công nghệ 4.0 Fintech trong đó ngành tài chính là mô hình cho vay ngang hàng P2PL. Đây là một trong những sự chuyển đổi lớn trong ngành tài chính tương lai. Tuy nhiên, hành lang pháp lý của mô hình này vẫn chưa được hoàn thiện nên các công ty hoạt động trong lĩnh vực này hầu hết thường đăng ký là công ty tư vấn đầu tư. Các tác giả trong nước có xu hướng
  19. 5 đưa ra những rủi ro chính mà nhà đầu tư có thể gặp phải, và đúc kết bài học kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực cũng như là thế giới về việc ứng dụng mô hình cho vay mới mẻ này. Khi cho vay ngang hàng còn chưa phổ biến tại Việt Nam và số lượng các bài viết bằng tiếng Việt về vấn đề này còn rất ít. Tác giả tin rằng nghiên cứu này sẽ có ích đối với những người đang quan tâm về vấn đề này trong thời gian sắp tới. Tôi đã chọn lọc để lược khảo các nghiên cứu liên quan về một số vấn đề của cho vay ngang hàng như: cơ chế hoạt động, hạn chế của nó, các nhân tố ảnh hưởng, lợi ích và rủi ro, khung pháp lý để mang đến cho người đọc cái nhìn cụ thể hơn về lĩnh vực cho vay ngang hàng trước khi tham gia vào nó. 1.2. SỰ CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (World Bank), ở Việt Nam có khoảng 79% người dân không được tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức. Họ hầu hết không thể hoặc không được tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nhưng có nhu cầu rất lớn về vay mượn. Kỳ vọng rằng mô hình công nghệ cho vay ngang hàng sẽ xóa bỏ tất cả các rào cản, e ngại khi người Việt muốn vay vốn nhanh cho những nhu cầu thiết yếu và chính đáng. Theo nhận định của nhiều người trong ngành ngân hàng, P2PL tuy chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam vài năm qua nhưng đến nay đã có gần chục doanh nghiệp cho vay theo mô hình này ra đời. Một số công ty P2PL ở Việt Nam đã được các đối tác ngoại rót vốn đầu tư. Những tiện ích của P2PL đối lập với quá trình xét duyệt phức tạp và yêu cầu khắt khe của ngân hàng truyền thống sẽ khiến mô hình này có cơ hội phát triển mạnh. Tuy nhiên, hoạt động P2PL tại Việt Nam vẫn còn sơ khai và mang “màu sắc” biến tướng lợi dụng mô hình này để hoạt động tín dụng đen trá hình hoặc lừa đảo. Tâm lý tiêu cực của khách hàng khi phải trải qua quá trình xét duyệt phức tạp và yêu cầu khắt khe của các ngân hàng thương mại là tiền đề giúp mô hình cho vay ngang hàng sẽ trở thành đối thủ rất nặng ký với các ngân hàng bán lẻ truyền thống tại Việt Nam. Trong
  20. 6 thời gian qua, hình thức cho vay không thông qua ngân hàng cũng đã phổ biến tại Việt Nam nhưng không thông qua sàn giao dịch trực tuyến, ví dụ như tín dụng đen, cầm đồ hay các doanh nghiệp cho nhân viên tạm ứng/vay tiền. Rõ ràng sự tiềm năng để phát triển của P2PL tại Việt Nam là khá rõ ràng. Trong bối cảnh đó, Công ty cổ phần Finsom ra đời vào năm 2014, từ niềm đam mê dùng công nghệ tạo ra những tác động hữu ích trong thị trường tài chính cho người dân Việt Nam. Năm 2015, Finsom trở thành startup đầu tiên của Việt Nam nhận được đầu tư từ SparkLabs Accelerator (Hàn Quốc) và Startup Chile (thuộc chính phủ Chile). Sau hơn 1 năm nghiên cứu và phát triển ở Hàn Quốc và Chile, Finsom trở về Việt Nam năm ngoái và đã gọi vốn thành công từ một đơn vị nhận đầu tư startups từ Mỹ, và gần đây là công ty đầu tư Elevate ở Nhật Bản. HuyDong.vn - sản phẩm thuộc công ty cổ phần Finsom, là mô hình kết nối ngang hàng (P2P) đầu tiên ở Việt Nam, liên kết giữa người cần được hỗ trợ và người hỗ trợ mà không phải thông qua ngân hàng. Với sự phát triển bùng nổ của Fintech nói chung và Peer-to-peer lending nói riêng, bên cạnh những thành tựu đạt được, song vẫn còn tồn tại một số vấn đề chưa giải quyết được. Tiềm năng của hoạt động này như thế nào? Có thể phát triển trong tương lai ra sao? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến nó? Những lo lắng của khách hàng nói riêng cũng như của các nhà làm luật nói chung về những lỗ hổng pháp lý cần được hoàn thiện trong tương lai gần cũng nên được cân nhắc. Sự tham gia của khách hàng vào hoạt động P2PL cần được kiểm định một cách rõ ràng để đánh giá triển vọng một cách chính xác cũng như kiến nghị được giải pháp cho phù hợp. Với những lí do trên cũng như việc nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, em quyết định chọn đề tài “Tiềm năng mở rộng và sự tham gia của khách hàng vào hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2