intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cái xấu và cái ác trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

27
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cái xấu và cái ác trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường được thực hiện với mục tiêu nhằm làm sáng tỏ quan niệm và những biểu hiện về cái xấu, cái ác của tác giả qua tác phẩm để từ đó xoáy sâu vào sự xuống cấp của nông thôn nhưng không hề bôi đen hiện thực: một nông thôn hỗn lộn xô bồ giữa thực và giả, giữa ma và người, giữa thiện và ác. Truy tìm tận gốc rễ sự xuống cấp, tha hóa về đạo đức những hủ tục, định kiến lạc hậu ngoái sâu vào ý thức con người của nông thôn Việt Nam sau năm 1975. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cái xấu và cái ác trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường

  1. 123457ÿ
  2.  ÿ ÿ 67ÿ 6ÿ 6 9  ÿ 12345 1  KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN CÁI XẤU VÀ CÁI ÁC TRONG TIỂU THUYẾT MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC CAO CHÍ DŨNG Hậu Giang - 2014
  3. 123457ÿ
  4.  ÿ ÿ 67ÿ 6ÿ 6 9  ÿ 12345 1  KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN CÁI XẤU VÀ CÁI ÁC TRONG TIỂU THUYẾT MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. NGUYỄN LÂM ĐIỀN CAO CHÍ DŨNG MSSV: 1056010027 Lớp: Đại học Ngữ văn khóa 3 Hậu Giang - 2014
  5. LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin được gửi lời tri ân sâu sắc và chân thành đến TS. Nguyễn Lâm Điền người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu bằng một tinh thần khoa học, nhiệt thành và nghiêm túc. Những ý kiến đóng góp quý báu của thầy đã góp phần quan trọng để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài về cả nội dung lẫn hình thức. Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn Trường Đại học Võ Trường Toản, Khoa Khoa học Cơ Bản cùng các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy tôi trong quá trình thực hiện khóa luận. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Với trình độ và kiến thức hạn chế của người viết, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự lượng thứ và góp ý chân thành của các thầy, cô giáo cùng bạn bè đã quan tâm đến vấn đề được tìm hiểu trong luận văn. Trân trọng cảm ơn! Hậu Giang, tháng 5 năm 2014 Tác giả luận văn Cao Chí Dũng
  6. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong luận văn là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Hậu Giang, tháng 5 năm 2014 Tác giả luận văn Cao Chí Dũng
  7. MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề ..............................................................................................1 3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................5 4. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................5 CHƯƠNG 1: NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG VÀ TIỂU THUYẾT MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA 1.1. Những nét chính về nhà văn Nguyễn Khắc Trường .................................7 1.1.1. Cuộc đời...........................................................................................7 1.1.2. Quá trình sáng tác ............................................................................8 1.2. Những nét chính về tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma ...............9 1.2.1. Tóm tắt nội dung của tiểu thuyết .....................................................9 1.2.2. Hoàn cảnh ra đời............................................................................11 1.2.3. Những thành công về nội dung và nghệ thuật ...............................12 CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CÁI XẤU VÀ CÁI ÁC TRONG TIỂU THUYẾT MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA 2.1. Khái niệm về cái xấu và cái ác................................................................25 2.1.1. Khái niệm về cái xấu ....................................................................25 2.1.2. Khái niệm về cái ác........................................................................29 2.2. Những biểu hiện của cái xấu...................................................................32 2.2.1. Sự bè phái, phe cánh......................................................................32 2.2.2. Tranh giành quyền lực, quyền lợi..................................................38 2.2.3. Tư tưởng gia trưởng.......................................................................45 2.2.4. Ức hiếp người lao động .................................................................50 2.3. Những biểu hiện của cái ác .....................................................................52 2.3.1. Đào mồ mả.....................................................................................52 2.3.2. Đẩy người lương thiện vào sự bế tắc, tuyệt vọng..........................55
  8. CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CÁI XẤU VÀ CÁI ÁC TRONG TIỂU THUYẾT MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA 3.1. Xây dựng những tình huống để thể hiện cái xấu, cái ác ........................59 3.1.1. Xây dựng những tình huống để thể hiện cái xấu ...........................59 3.1.2. Xây dựng những tình huống để thể hiện cái ác .............................63 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật để thể hiện cái xấu và cái ác .................65 3.2.1. Ngoại hình .....................................................................................65 3.2.2. Nội tâm .........................................................................................68 3.2.3. Ngôn ngữ và hành động.................................................................73 KẾT LUẬN ................................................................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 đã có sự vận động và phát triển mạnh mẽ với những thành tựu nổi bật. Đây là thời điểm ghi nhận sự đổi mới tư duy trên các lĩnh vực, trong đó có văn học nghệ thuật. Đề tài về nông thôn được các tác giả khai thác nhiều, chiếm một vị trí quan trọng và làm nên tên tuổi của các nhà văn lớn: Lê Lựu, Dương Hướng, Nguyễn Khắc Trường, Đào Thắng, Nguyễn Ngọc Tư,… Nhà văn Nguyễn Khắc Trường đã để lại dấu ấn trên văn đàn bởi lối viết táo bạo và có tính cảnh báo. Những sáng tác của ông tính đến nay tuy không nhiều nhưng ông được độc giả biết đến bởi chính tài năng. Nguyễn Khắc Trường được xem là một cây bút xuất sắc của nền văn xuôi Việt Nam trong những năm 80, và có lẽ người ta biết nhiều đến ông qua tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma. Tác phẩm đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991 và được chuyển thành kịch bản phim Đất và Người. Ông bước vào làng văn năm 20 tuổi, khi đó tác giả đến với bạn đọc bằng bút danh rất gần gũi: Thao Trường. Nhà văn đã viết nhiều tác phẩm cho tạp chí Văn nghệ Quân đội và từ đó khẳng định tên tuổi của mình. Nguyễn Khắc Trường đã bền bỉ tạo nên một dòng chảy riêng giữa nguồn chung của văn chương đương đại. Bên cạnh đó ông cũng là người tìm tòi, có ý thức cách tân trong nghệ thuật nhằm tạo hiệu quả trong cách thể hiện con người theo quan điểm của nhà văn qua những chuyến đi, tìm hiểu về cuộc sống con người. Vì thế sáng tác của nhà văn đã để lại ấn tượng khó phai trong lòng người đọc. Hiếm có tác giả nào với số lượng tác phẩm có thể nói là ít ỏi nhưng lại gặt hái được nhiều thành công như Nguyễn Khắc Trường. Tác giả đã chủ động bộc lộ qua những trang viết về một nông thôn có nhiều chuyển động, xáo trộn, đấu tranh giữa cái xấu và cái ác, tranh chấp giữa các thế lực. Trong các tác phẩm của ông cái xấu và cái ác luôn hiện hữu, đấu tranh và tranh chấp giữa các thế lực. Mảnh đất lắm người nhiều ma - ngay cái tên tiểu thuyết đã gây cho người đọc sự tò mò, muốn tìm hiểu và khai phá tác phẩm. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài Cái xấu và cái ác trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường để nghiên cứu nhằm khẳng định những đóng góp của nhà văn đối với lịch sử văn học đương đại. 2. Lịch sử vấn đề Trước hết, tác phẩm có một cái tên hết sức hấp dẫn, một tiêu đề gợi mở nhiều suy tư, triết lí và hiển nhiên đã thực sự thu hút, tạo được những ấn tượng tốt cho người đọc cả trong và ngoài nước. 1
  10. Đánh giá về tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma có nhiều ý kiến khác nhau, nhất là bàn về cái xấu và cái ác. Sự thành công của cuốn tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma đã được khẳng định trong cuộc thảo luận do báo Văn nghệ tổ chức ngày 25-1-1991, sau đó có nhiều ý kiến được đăng tải trên báo Văn nghệ số 11, ngày 16-03-1991. 2.1. Nhận định chung về tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma Ngô Thảo trong phần bình luận về tiểu thuyết do báo Văn nghệ tổ chức đã nhận định rằng: “Mảnh đất lắm người nhiều ma thuộc ít sách làm người đọc nể nghề văn và tư cách nhà văn” [24; tr. 495] . Còn Hoàng Định trong Báo Hà Nội mới ngày 4-5-1991 thì lại cho rằng: “Văn chương ta lâu nay được mở rộng về nội dung, cách nhìn, ít bị bó hẹp bởi những cuộc phê bình nặng nề, nhưng về văn thì còn ít quyển viết kỹ. Đọc cuốn sách được một thẩm mỹ khỏe mạnh quán xuyến như Mảnh đất lắm người nhiều ma thấy thú vị. Cùng với dòng chảy của nguồn văn chương đương đại Nguyễn Khắc Trường là một trong số những cây bút tiêu biểu, sáng tác bằng chính cái tâm, sự nhìn nhận, đánh giá từ nhiều góc độ trong sự tiếp cận với muôn mặt của cuộc sống đời thường” [24; tr. 518]. Phong Lê, thể hiện sự tinh tường khi nhận thấy cái gây được ấn tượng cho tác phẩm: Là các vấn đề chìm và nổi, ở bề mặt và bề sâu trong sự đan xen đó. Không chỉ là chất thơ, mà còn là bi kịch, và là những bi kịch gọi nhau. Không chỉ là những con người nhân danh đủ dạng trong thế bài trừ tiêu diệt lẫn nhau mà còn là đủ những “dị dạng” bị đẩy ra hoặc bị vào những cuộc giao tranh quyết liệt đó” [24; tr. 492 - 493]. Trần Đình Sử cho rằng: “Tôi đã đọc tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường một cách hào hứng. Cuốn sách có sức lôi cuốn từ đầu đến cuối, nhà văn đã đề xuất một hiện tượng xã hội nghiêm trọng đáng quan tâm trong cuộc sống hiện nay là ý thức dòng họ, gia tộc đang trở ngại cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới, xã hội công dân ở nông thôn”.[ 24; tr. 496]. Sáng tác của Nguyễn Khắc Trường cũng đã thực sự thu hút và tạo được ấn tượng trong lòng các tác giả nước ngoài qua nhận xét của Lady Borton – nữ nhà văn kiêm dịch giả Mỹ, người hiệu đính bản tiếng Anh tiểu thuyết này, bà viết: “Đây là cuốn tiểu thuyết hay nhất về đời sống nông thôn Việt Nam” [24; tr. 549]. Và bà cũng có ý khẳng định, Nguyễn Khắc Trường đã viết được cuốn sách có giá trị mà có lẽ cả đời bà cũng không viết được cuốn nào như thế cả. 2
  11. 2.2. Nhận định về Cái xấu và cái ác trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường. Trong phần thảo luận về tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, Hà Minh Đức đã nhận định: “Anh Nguyễn Khắc Trường đã viết về nông thôn với cách nhìn chân thực, chủ động làm bộc lộ được qua những trang viết một nông thôn có nhiều chuyển động, xáo trộn, đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu, tranh chấp nhau giữa các thế lực” [24; tr. 490]. Nguyễn Phan Hách đã thể hiện sự tinh tường khi nhận ra: “Trong bối cảnh tràn lan sách chạy theo thị hiếu tầm, nhiều cuốn chẳng có ý nghĩa xã hội gì, thì Mảnh đất lắm người nhiều ma là một tác phẩm văn học nghiêm túc, tác giả “hiểu, yêu” tâm huyết, muốn nói lên những vấn đề cốt lõi của làng quê Việt Nam. Viết về một hiện thực bề bộn, nhưng tác giả có cái nhìn đúng mức, không thiên về một chiều tiêu cực, xấu, ác; “ma” có nhiều đấy nhưng cái thiện,cái tốt cũng vẫn vươn lên để duy trì phát triển cuộc sống. Nhìn chung tác phẩm có tinh thần lạc quan” [24; tr. 502]. Hồ Phương nhận định rằng: “-….Đã lâu, tôi mới được đọc một cuốn sách viết về nông thôn. Nguyễn Khắc Trường đã làm tôi rất hứng thú và cả rất mừng. Anh đã làm cho tôi hiểu hơn về thực trạng nông thôn ta hiện nay với những vấn đề to lớn, gay gắt, nóng bỏng của nó. Tác giả viết rất thực, viết với tất cả sự quan tâm, lo lắng, với cả sự tức giận trước những cái xấu, cái bất công. Nhưng tác giả cũng đã bày tỏ ra đầy tinh thần trách nhiệm, kể cả lòng nhân hậu, sự tin tưởng ở con người, ở đất nước hôm nay, và tương lai nhất định sẽ tươi sáng hơn của nó. Đây là một cuốn sách hay, đầy tính chân thực và cũng đầy tính nhân văn…” [24; tr. 503- 504]. Trong Tạp chí Nha Trang số 10/1992, Từ Quốc Hoài đã cho rằng trong tác phẩm: “Lòng dạ họ xấu xa, nhưng móng vuốt lại được thu dấu trong diện mạo của người khác. Và thế là chỉ tính toán ích kỷ, họ xô đẩy bao người và cả chính họ nữa vào chân tường, ngõ cụt”.[ 24; tr .532] Trong bài Đặc san báo Văn nghệ tháng 7/1994, Phạm Đình Ân đã chỉ ra được trong Mảnh đất lắm người nhiều ma: “Cuối tác phẩm, có dòng ghi “Những ngày giáp hạt 1988”, lật lại đầu quyển sách, thấy câu “Không dè cái đói giáp hạt lại có đủ móng vuốt nhảy xổ vào cả xóm Giếng Chùa, xóm vẫn quen đứng đầu về cái sang cái giàu toàn xã”…Đấy, không gian – thời gian mà tác giả cuốn người đọc vào tiểu thuyết của mình là cái túng đói những ngày giáp hạt vô cùng gay gắt của một nơi mà trước đây vẫn no đủ nhất vùng. Cùng với cái tốt, cái xấu (cái xấu có từ xưa và mới nảy sinh) tác oai tác quái trong những ngày giáp hạt ấy” [24; tr. 515]. 3
  12. Trong bài báo Quân đội Nhân dân, thứ bảy, ngày 3-2-1991 Phạm Hoa đã nhận định: “Một cuộc đấu đá kéo dài, lúc trực diện nóng bỏng, lúc gián cách, lúc cấp tập, lúc lặng lờ, lừa miếng, giả vờ thua nhưng luồn sau lưng đánh bại… Tưởng họ hiền lành vì công lý, nhưng thực chất đó là cuộc giành giật của hai con quỷ. Chúng bất lương đến mức tận dụng cả thân xác và sự sống của cha (Vũ Đình Phúc) và chị dâu (bà Son với Trịnh Bá Thủ) để lường gạt, kiếm chác. Có thể nói chúng xấu đến tột cùng của tội ác. Toàn bộ hiện thực được giấu kín trong độ sâu gan ruột của các nhân vật, được tác giả dẫn giả ra với bút lực bình tĩnh, tinh tế và đến cùng. Bị kéo theo là những con người vốn dĩ hồn nhiên và lương thiện. Họ xấu là do bị lợi dụng, bị kích đẩy như Cao, bà Son, bà Dần, cô Đào, chị Cành…” [24; tr. 523-524]. Trong báo Giáo dục và Thời đại ngày 27-5-1991, Ngọc Anh cho rằng: “Đề tài và những vấn đề mà Mảnh đất lắm người nhiều ma đặt ra không thật mới. Vẫn là cuộc tranh chấp quyền lực và ruộng đất ở nông thôn, vẫn là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, nhưng được Nguyễn Khắc Trường thể hiện qua cuộc đấu tranh quyết liệt, loại trừ nhau do hằn thù từ lâu đời của hai dòng họ Vũ Đình và Trịnh Bá. Thù nhau tới mức đào mả bố nhau lên. Thù nhau tới mức đẩy cả người thân của mình vào cái chết bi thảm (cho dù là không có chủ ý). Đã thế, người chết rồi cũng chưa được yên, vẫn bị dựng dậy để làm chỗ dựa cho cuộc trả thù. Vấn đề dòng họ không biết có phải là một phát hiện mới của Nguyễn Khắc Trường về một thực trạng đã và đang tồn tại ở nhiều vùng nông thôn của chúng ta?” [24; tr. 535-536]. Trích từ Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 8/1991 Hồng Diệu nhận định rằng: “Theo tôi, khó mà có cái tên nào thích hợp với quyển sách này như Mảnh đất lắm người nhiều ma. Truyện trong tiểu thuyết chỉ xảy ra ở một mảnh đất (Cái làng Giếng Chùa bé nhỏ) với đủ các loại người: hiền lành, ngây thơ, chân thật, độc ác, mưu mô, xảo trá, với đủ các loại ma: ma trong chuyện kể, ma do người ta hoảng loạn mà nghĩ ra, ma do người ta cố ý làm để lừa nhau. Thế là tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Trường còn được cả từ cái tên sách đến tên tác giả (Nguyễn Khắc Trường vẫn hay hơn là Thao Trường)” [24; tr. 531]. Nhìn chung, tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường tuy đã được một số luận văn nghiên cứu chung trong nhiều tiểu thuyết viết về nông thôn của nhiều tác giả, nhưng nghiên cứu toàn diện và riêng về văn xuôi của tác giả Mảnh đất lắm người nhiều ma về cái xấu và cái ác thì rất ít. Đây cũng là cơ sở cho người viết đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài này. 4
  13. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Cái xấu và cái ác trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường”, chúng tôi nhằm mục đích: - Thứ nhất làm sáng tỏ quan niệm và những biểu hiện về cái xấu, cái ác của tác giả qua tác phẩm để từ đó xoáy sâu vào sự xuống cấp của nông thôn nhưng không hề bôi đen hiện thực: một nông thôn hỗn lộn xô bồ giữa thực và giả, giữa ma và người, giữa thiện và ác. Truy tìm tận gốc rễ sự xuống cấp, tha hóa về đạo đức những hủ tục, định kiến lạc hậu ngoái sâu vào ý thức con người của nông thôn Việt Nam sau năm 1975. - Thứ hai, làm rõ nghệ thuật thể hiện Cái xấu và cái ác trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma qua những nhân vật cụ thể với những mưu mô, thủ đoạn, sự tha hóa, biến chất của con người nông thôn trong thời hiện đại với những mâu thuẫn mới đang nảy sinh trong cuộc sống. - Thứ ba, giúp người đọc hình dung rõ hơn những đóng góp quan trọng của một nhà văn có thế mạnh về đề tài nông thôn trong văn học Việt Nam đương đại. 4. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi xác định phạm vi khảo sát là tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và một số truyện ngắn được sáng tác sau năm 1975. Khi nghiên cứu về Cái xấu và cái ác trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, chúng tôi sẽ đi sâu vào để phân tích những khái niệm về cái xấu, cái ác, từ đó chỉ ra được những chi tiết cụ thể trong tác phẩm cái nào là xấu, là ác, cái nào đáng bị phê phán và lên án, bên cạnh đó chúng tôi còn đối chiếu với các truyện ngắn cùng thời để làm nổi bật lên vấn đề mà mình đang phân tích. Đó cũng chính là trọng tâm của đề tài này. Trong khuôn khổ luận văn của mình, chúng tôi tập trung tìm hiểu và phân tích một cách tỉ mỉ và sâu sắc nhất về Cái xấu và cái ác trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường qua những chi tiết cụ thể và điển hình có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện nội dung của tác phẩm. 5. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ yêu cầu của đối tượng nghiên cứu và mục đích cần hướng tới của luận văn, chúng tôi đã vận dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp lịch sử: Trên quan điểm lịch sử cụ thể luận văn xem xét sự vận động và chuyển biến xã hội theo xu thế tất yếu của nó, để từ đó cố gắng tiếp cận một cách đầy đủ nhất những quan điểm của tác giả về đời sống, xã hội và con người thể hiện trong các tiểu thuyết. 5
  14. - Phương pháp so sánh: Chúng tôi sẽ so sánh tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường với một số truyện ngắn sau năm 1975 để làm rõ và nổi bật vấn đề. - Thao tác phân tích tổng hợp: Được dùng để làm sáng tỏ các vấn đề dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu có chọn lọc. Sau đó, dựa trên những dẫn chứng cụ thể đi sâu vào vấn đề và đưa đến kết luận. 6
  15. CHƯƠNG 1 NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG VÀ TIỂU THUYẾT MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA 1.1. Những nét chính về nhà văn Nguyễn Khắc Trường 1.1.1. Cuộc đời Nguyễn Khắc Trường sinh ngày 06 tháng 07 năm 1946 tại huyện Đông Hỉ, tỉnh Thái Nguyên, trong một gia đình nông dân. Ngay từ còn nhỏ, ông đã sớm bộc lộ năng lực viết văn. Năm 14 tuổi, Nguyễn Khắc Trường đã có truyện ngắn được in trên báo Văn nghệ Việt Bắc. Năm 1965, ông bước vào quân ngũ, và ở quân chủng Phòng không – Không quân. Nguyễn Khắc Trường bước chân vào làng văn từ tuổi 20. Khi đó, ông đến với bạn đọc bằng bút danh Thao Trường – một cái tên rất gần gũi với bạn đọc trong quân đội. Phục vụ và sinh hoạt trong môi trường quân đội, dù điều kiện, hoàn cảnh có nhiều khó khăn, nhưng Thao Trường vẫn nỗ lực trong việc sáng tác. Vào đầu những năm 70, từ người lính kỹ thuật của quân chủng Phòng không – Không quân, Thao Trường trở thành 6 phóng viên mặt trận, viết bài cho tờ tin của báo binh chủng. Ông say mê viết bút ký đều đặn rồi gửi bài đăng ở báo Văn nghệ Quân đội. Là một cộng tác viên tích cực của tạp chí Văn nghệ Quân đội, Nguyễn Khắc Trường được cơ quan này liên hệ với binh chủng Phòng không – Không quân giới thiệu đi học bồi dưỡng những người viết văn trẻ Hội Nhà văn Việt Nam ( khóa 5, 1972 – 1973). Về sau, cũng tạp chí ấy giới thiệu ông đi học Trường Đại học viết văn Nguyễn Du ( khóa I ). Thuộc số những nhà văn quân đội trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều năm Thao Trường là tác giả của bút ký, truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh, hậu phương, quân đội và nông thôn. Trong thời gian cộng tác cho tạp chí Văn nghệ Quân đội, Nguyễn Khắc Trường viết về bộ đội khá nhiều. Lúc này, ông khá thành công về thể loại bút ký. Với bút ký Gặp lại anh hùng Núp (1986), tác giả đoạt giải thưởng: Giải nhất cuộc thi do tuần báo Văn nghệ và Đài tiếng nói Việt Nam phối hợp tổ chức năm 1986. Tham gia nhập ngũ từ đầu cuộc chiến tranh chống Mỹ và ở liên tục 26 năm đến khi chuyển ngành ra báo Văn nghệ, Nguyễn Khắc Trường đã gắn bó ngòi bút của mình với quân đội khá sâu sắc. Mỗi trang viết của ông là một bức tranh cuộc sống vô cùng gần gũi, thấm đẫm tình người. Sau này, khi về công tác ở báo Văn nghệ Quân đội, ông vẫn miệt mài viết về người lính, người anh hùng. Trong cuộc sống đời thường, ông còn là người yêu thương chăm lo gia đình một con người hết mực giản dị, chân thành và sâu sắc. Quãng đời làm lính đã giúp 7
  16. ông trải nghiệm và hiểu biết thêm những điều người khác không dễ biết. Bên cạnh việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình ở đề tài người lính, bút lực của ông còn hướng về cuộc sống đời thường với muôn mặt những vấn đề đang còn phức tạp. Nhà văn Nguyễn Khắc Trường làm việc tại tạp chí Văn nghệ Quân đội được mười năm (1982-1993). Từ năm 1993, ông về công tác tại tổ văn xuôi tuần báo Văn nghệ, sau đó giữ chức phó Tổng Biên tập của tờ báo này. Hiện nay ông đã nghỉ hưu tại Thanh Xuân – Hà Nội. Trong thành tựu của văn học Việt Nam sau năm 1975, có sự đóng góp quan trọng của nhiều nhà văn quân đội: Lê Lựu, Chu Lai, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Quang Hà, Sương Nguyệt Minh,…. Nguyễn Khắc Trường, gần như trọn đời ông mặc áo lính. Tác phẩm của ông góp phần tạo nên diện mạo vừa độc đáo, vừa đa dạng của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. 1.1.2. Quá trình sáng tác Nguyễn Khắc Trường phần lớn viết thể loại truyện ngắn, bút ký về đề tài người lính. Cho đến nay, tuy số lượng tác phẩm được xuất bản không nhiều nhưng đã thể hiện được tâm huyết, năng lực sáng tạo của ông. Các tác phẩm chính: - Cửa khẩu (Tập truyện vừa, 1972) - Thác rừng (Tập truyện ngắn, 1977) - Miền đất Mặt trời (tập truyện), 1982 - Mảnh đất lắm người nhiều ma ( tiểu thuyết), 1990 Hiện tại tác giả đang cố gắng hoàn thành tiểu thuyết Trang trại để sớm ra mắt bạn đọc. Về thể loại bút ký có: Gặp lại anh hùng Núp (1986). Điểm qua gia tài của Nguyễn Khắc Trường, có thể thấy ông là một trong nhiều cây bút có được thành công trong giai đoạn đổi mới từ sau 1986 đến nay. Với lương tâm nghề nghiệp, trách nhiệm công dân và sự nhạy bén mới lạ trong lối viết, tác giả đã mang vào tác phẩm của mình cái nhìn toàn diện cùng những đánh giá sâu sắc về những cống hiến thầm lặng của những người lính trong thời kỳ đổi mới đất nước. Văn xuôi sau 1975 của Nguyễn Khắc Trường nổi bật với những mảng đề tài viết về người lính, người anh hùng và đề tài nông dân. Đọc hai tập truyện Thác rừng, Miền đất mặt trời, chúng ta như được bước vào một thế giới cuộc sống thật của những người lính với mong ước luôn được cống hiến hết mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng đất nước sau chiến tranh. Đọc Gặp lại anh hùng Núp, ta như được gặp lại con người một thời anh hùng trong lửa đạn gần như đã bị quên trong đời sống tinh thần sau ngày đất nước thống nhất. 8
  17. Nhà văn đã viết tiếp một đoạn đời trong cả cuộc đời của người anh hùng dân tộc này sau những gì đã được nhà văn Nguyên Ngọc viết trong Đất nước đứng lên. Nguyễn Khắc Trường có hai tác phẩm được nhận giải thưởng: - Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn của báo Văn nghệ và Đài tiếng nói Việt Nam 1986 với tác phẩm Gặp lại anh hùng Núp. - Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1991. - Ngoài ra, Nguyễn Khắc Trường còn được giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2000. Có thể xem bút ký Gặp lại anh hùng Núp và tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma được xem là cái mốc quan trọng trong cuộc đời cầm bút của nhà văn. Bằng cái tâm của người cầm bút cùng với một số tác phẩm tiêu biểu, Nguyễn Khắc Trường đã góp nên tiếng nói mới mẻ, một cái nhìn độc đáo trong văn học thời kỳ đổi mới. 1.2. Những nét chính về tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma 1.2.1. Tóm tắt nội dung của tiểu thuyết Bối cảnh câu chuyện xảy ra ở làng Giếng Chùa nơi mà người ta có thể nhịn ăn, nhịn mặc để xây một căn nhà gạch, sắm một cái xe, có khi cả xe máy, mua đài, mua cát sét rồi mở ỏm tỏi suốt ngày để được “mở mày mở mặt” với xóm làng. Nơi vùng quê bề ngoài rất yên tĩnh này, vừa có những người ngơ ngác dại khờ, những người thật thà như đếm, vừa có những kẻ để mưu ma chước quỷ, không mấy lúc ngồi yên và cũng không để cho người khác ngồi yên. Cũng có đủ cảnh bon chen để giành một cái ghế ngồi không to hơn cái vẩy ốc, chen một chỗ đứng không cao hơn cái đế dép thường ngày. Cũng có đủ những thì thầm thì thụt, cũng xúi bẩy, kích động, cũng ném đá giấu tay; cũng cười bả lả chạm cốc nhau lanh canh trong những bữa tiệc đồng chí, nhưng trong bụng lại thầm rủa sau bữa rượu này mày sa chân lỡ bước chết dấp đi cho rãnh. Nơi đây có hai dòng họ đấu đá nhau để tranh giành đất đai, quyền lực đại diện là: họ Vũ Đình và họ Trịnh Bá. Thuở xưa, trưởng họ Vũ là ông Đại đã thắng trưởng họ Trịnh là ông Hoành, làm nhà ông Hoành sạt nghiệp. Họ Trịnh còn nghi ngờ rằng họ Vũ đã bôi đen, rạch nát mặt hổ thờ của họ, nên vô cùng căm tức và mối thù càng dai dẳng đến các đời sau. Và mối hiềm khích ngày một tăng lên khi đến đời ông Vũ Đình Phúc (trưởng họ Vũ Đình) với ông Trịnh Bá Hàm (trưởng họ Trịnh Bá). Bởi vì bà Son (vợ ông Hàm) trước khi về làm dâu nhà họ Trịnh Bá thì đã có quan hệ với ông Phúc. Cô Son lúc ấy đã dâng hiến trọn vẹn tình yêu và đời con gái cho Phúc dù vẫn 9
  18. biết Phúc đã có vợ là bà Dần. Vì Phúc nhát gan không dám thừa nhận nên bà Son bị bố mẹ ép gả cho Hàm (có biệt danh Hàm thọt). Sau khi cưới nhau, Hàm phát hiện ra vợ mình đã bị mất trinh khiến cho bà Son vì cớ đó sợ hãi phải sống như một cái bóng, tự coi mình là con tôi đòi trong nhà để đổi lấy việc Hàm để cho mình sống yên ổn trong nhà. Đây cũng chính là nguyên nhân chính khiến Hàm rất thù Phúc. Ngoài ra còn mâu thuẫn quyền lực khi ông Thủ là em ông Hàm làm bí thư xã, còn cánh nhà ông Phúc thì mất quyền. Thế nhưng, mối tình của Tùng (con trai bà Sang – họ Vũ Đình) và Đào (con gái ông Hàm) lại nảy sinh và tiến triển rất tốt đẹp, họ yêu nhau tha thiết mà chẳng màng gì hiềm khích của hai dòng họ. Tùng là Đảng viên tốt, cựu quân nhân, có ý chí vươn lên và muốn vượt qua những định kiến dòng họ, đồng thời cùng những Đảng viên tốt khác muốn xóa bỏ những bóng đen hắc ám trong chi bộ Đảng, làm trong sạch đội ngũ để xây dựng quê hương. Cùng sát cánh với Tùng còn có trung tá Chỉnh, bạn chiến đấu của bố Tùng, cả hai thành một cặp Đảng viên đang vươn lên để xây dựng nền nếp mới cho chi bộ. Mối tình của họ thắm thiết nhưng cả hai vẫn giấu kín vì sợ hai bên gia đình không cho phép. Khi ông Đại chết, ông Hàm theo lời bố dặn đã đi quật mả ông Đại để yếm bùa dòng họ Vũ Đình. Nhưng Tùng đã bắt gặp, nên Tùng đã chạy về báo cho cả họ biết. Ông Hàm bị bắt quả tang, giam ở xã về tội xúc phạm vong linh người đã khuất. Lúc này Đào phát hiện Tùng đã báo với dòng họ bắt bố mình, cô quyết định chấm dứt tình cảm với Tùng mặc dù anh còn yêu Đào tha thiết. Mâu thuẫn của họ được giải quyết ở cuối truyện nhờ nhân vật nữ khác là Minh, bạn của Đào, cũng là một người thầm yêu Tùng. Vì chuyện anh mình bị bắt bỏ tù, Thủ sợ phen này cả họ Trịnh đi xuống, cả sự nghiệp của ông cũng mất theo, nên bày kế cho bà Son dụ ông Phúc vào bụi rậm nói chuyện trong đêm tối, sau đó Thủ và Cao xuất hiện vu cho ông Phúc quan hệ bất chính với bà Son. Bị uy hiếp ông Phúc phải thôi kiện, ông Hàm được thả. Không dừng lại ở đó, Thủ và Cao còn ép bà Son viết đơn tố cáo ông Phúc có ý đồ xấu với mình. Chú cháu Thủ, Cao còn lợi dụng mượn tên ông Phúc đã sờ soạng bà Son lúc tối để bà Son lu loa là nhà họ Vũ làm nhục. Thế nhưng bà Son quá uất ức, không lu loa mà ra sông tự tử. Người vớt được bà Son lại là ông Phúc. Ngoài ra, truyện cũng mô tả những chuyện rắc rối "quanh lũy tre làng" thông qua những quan hệ phức tạp, và những nhân vật rất thú vị khác như cặp tình nhân ông Quản Ngư - bà Đồ Ngật, hay chuyện Tám lé cố ngóc đầu lên khỏi cuộc sống bí bách, hay những hành vi bất nhân của ông Phúc với chính bố mẹ, anh em của mình trong cải cách ruộng đất. Câu chuyện cũng bị che phủ bởi những "bóng ma", từ huyền thoại ma ám của nhân vật Quỳnh - Quềnh cho đến sự hiện diện của 10
  19. một thầy mo - cô Thống Biệu. Chuyện tiếp theo là việc chia đất ruộng ở xã, các phe đấu đá nhau chí tử để tranh đất tốt, do vậy mới có “Mảnh đất lắm người nhiều ma" như cô Thống Biệu đã nói: "Đừng tưởng đất này đã hết ma. Ma còn đang đẻ sinh đôi sinh ba nữa cơ đấy! Các vị có nhớ hôm trước hợp tác họp để đòi chia ruộng khoáng không? Cứ như cuộc chọi gà, chọi trâu ngày xưa! Chả ai chịu nhả miếng nào. Cả làng có mỗi xứ Đông Chùa là xứ thượng đẳng điền, thì từ ông cán bộ đến bà xã viên, ai cũng muốn vơ giật về mình. Có đời thuở nào anh em ruột cũng cãi nhau, tranh nhau đất hương hỏa ngay ở đấy. Vợ chồng ông Tý Hỏi mới kinh, bỏ nhau mỗi người một niêu, hợp tác giao ruộng, ai cũng tranh thửa tốt. Vợ chồng thách nhau giữa làng: Mày mà làm ông phá. Mấy bà đòi ruộng cũ không được thì bù lu bù loa lên, cứ nhao nhao như chào mào ăn dom! Xưa nay người ta chỉ sợ người chết chứ ai sợ người sống,có đúng không hở? Chỉ sợ ma chứ ai sợ người, có phải không hở? Thế mà hôm ấy tôi đi nhận ruộng hộ con cháu, thấy hốt quá. Nhìn chả thấy người đâu, toàn ma. Những người thân ngồi đấy mà cấm còn nhận ra ai nữa." [24; tr. 16 – 17]. Tác phẩm kết thúc dang dở khi những mâu thuẫn bắt đầu được hạ nhiệt. Tuy nhiên những bóng đen hắc ám bắt đầu lộ ra mặt và đã dạy cho Tùng một bài học với những cú đấm đá túi bụi vì tội dám đấu tranh sửa chữa sai lầm trong nội bộ Đảng viên. Mối tình Tùng - Đào bắt đầu có tín hiệu tốt đẹp và kết thúc bằng việc nhân vật Minh lặng lẽ khóc sau khi làm cầu nối hòa giải cho hai người. 1.2.2. Hoàn cảnh ra đời Mảnh đất lắm người nhiều ma đã đem lại danh tiếng cho Nguyễn Khắc Trường khi tác giả đang sang tuổi 44. Các nhà văn khác đã nhận định rằng chưa có một tác phẩm nào có độ chín nhất định về cảm nhận đời sống và nghề văn như Mảnh đất lắm người nhiều ma. Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma được sáng tác vào năm 1990, đây là tiểu thuyết nhà văn đặt nhiều tâm huyết và đã thành công với vốn kiến thức sâu sắc về nông thôn Việt Nam. Bằng cả tất lòng yêu quý người nông dân Việt Nam, Nguyễn Khắc Trường đã đào sâu và hết mình cho tiểu thuyết này. Lấy không gian ở vùng quê tỉnh Thái Nguyên cụ thể ở làng Bến Chùa, Nguyễn Khắc Trường đã miêu tả đời sống nông thôn Việt Nam sau 1975 với những xung đột cụ thể của hai dòng Trịnh Bá và Vũ Đình. Từ đó khái quát thành công nhiều mâu thuẫn nội tại đang chồng chéo lên nhau. Không gian của câu chuyện là địa bàn nông thôn ven sông Công (Thái Nguyên) trong thời gian 1988, khi mà Việt Nam đang bắt đầu thời kỳ đổi mới. 11
  20. Tiểu thuyết này từng được dựng thành phim truyền hình với tiêu đề Đất và Người năm 2002 bởi đạo diễn Nguyễn Hữu Phần. Tiểu thuyết này còn được dịch và in tại Pháp 1996. Theo hợp đồng sẽ in ở Mỹ trong năm 1999 theo bản dịch của Phan Thanh Hảo và những nhà biên dịch Mỹ. 1.2.3. Những thành công về nội dung và nghệ thuật 1.2.3.1. Thành công về nội dung Bằng cái tâm của người cầm bút cùng với tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường đã góp nên một tiếng nói mới mẻ, một cái nhìn độc đáo. Nội dung của tác phẩm đã đưa người đọc vào một thế giới với những mưu mô, thủ đoạn, sự tha hóa, biến chất của con người ở nông thôn trong thời hiện đại với những mâu thuẫn mới đang nảy sinh trong cuộc sống. Trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma Nguyễn Khắc Trường đã mạnh dạn xoáy sâu vào những vấn đề lưu cửu, nhức nhối đang diễn ra đau xót ở nông thôn nước ta trong giai đoạn chuyển đổi từ cơ chế cũ sang cơ chế mới. Chính tâm hồn của một người nông dân, lại thêm vốn hiểu biết cùng với tấm lòng nhân hậu, Nguyễn Khắc Trường đưa hiện thực nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới hướng ra ánh sáng, thức tỉnh lương tâm của mỗi con người để cuộc sống tốt đẹp hơn. Nội dung trong tác phẩm là vấn đề cốt yếu cho sự quan tâm, chú ý của độc giả trong và ngoài nước. Mảnh đất lắm người nhiều ma phơi bày sự thật về con người mưu mô, thủ đoạn. Trong cuộc xung đột, tranh giành giữa hai dòng họ Trịnh Bá và Vũ Đình mà nổi bật là cuộc đụng độ đầy kịch tính giữa Hàm, Thủ và Phúc, mỗi con người đều có những cái xấu và cái ác riêng biệt. Họ nhân danh sự trung thực, tinh thần đấu tranh, tính đảng để hầm hè, đấu đá, giành giật chỗ ngồi. Tưởng như họ một lòng vì công lý nhưng thực chất là cuộc đấu tranh của những con quỷ hiện lên trong cuộc sống ở làng quê Việt Nam thời hậu chiến. Qua những nhân vật trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường đã đi sâu vào một trong những vấn đề phức tạp và rắc rối nhất ở nông thôn nước ta thời hậu chiến là quan hệ dòng tộc. Tác phẩm đã phơi bày hiện thực mâu thuẫn, gay gắt dâng lên thành những đỉnh điểm, cao trào với những màn đấu trí, đấu lực dựa trên lòng thù hận. Tác giả đã khắc họa về sự biến chất, tha hóa của những người có chức có quyền ở nông thôn trong giai đoạn chuyển tiếp. Ở đó quan hệ người với người có lúc còn tàn bạo hơn cả loài thú vật và nguy hiểm hơn là nó còn nhân danh Đảng, chính quyền để hạ bệ nhau, rửa thù hận bằng những mưu mô thủ đoạn độc ác một cách tàn bạo, trắng trợn. Nhà văn không ngần ngại khi phơi bày một hiện trạng tiêu cực, xấu xa của con người đang lừa miếng, đấu đá, thù hằn bởi chính mối quan hệ gia tộc. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0