intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Giá trị nội dung và nghệ thuật ngụ ngôn La Fontaine

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

32
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Giá trị nội dung và nghệ thuật ngụ ngôn La Fontaine được thực hiện với mục tiêu nhằm tìm hiểu, bồi dưỡng thêm kiến thức của bản thân về thể loại truyện thơ ngụ ngôn, tiêu biểu là ngụ ngôn La Fontaine; thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật ngụ ngôn La Fontaine; mở rộng tính khoa học trong cách triển khai vấn đề thông qua việc nghiên cứu và rèn luyện kỹ năng phân tích tác phẩm; thu thập thêm vốn kiến thức chuyên ngành để sử dụng trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Giá trị nội dung và nghệ thuật ngụ ngôn La Fontaine

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT NGỤ NGÔN LA FONTAINE TRẦN BẢO NGỌC Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
  2. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT NGỤ NGÔN LA FONTAINE Giảng viên hướng dẫn: Sinh vên thực hiện: TS. LÊ NGỌC THÚY TRẦN BẢO NGỌC Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
  3. Giá trị nội dung và nghệ thuật ngụ ngôn La Fontaine MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Jean de La Fontaine là tác giả để lại dấu ấn đặc biệt quan trọng trong nền văn học Pháp thế kỷ XVII. Với nhiều thành công trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, ông đã mang đến cho nhân loại một kho tàng tác phẩm có giá trị cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong đó không thể không kể đến các tác phẩm ngụ ngôn – thể loại tiêu biểu làm nên tên tuổi nhà văn. Được xem như một bức tranh toàn cảnh xã hội Pháp lúc bấy giờ, ngụ ngôn của La Fontaine góp phần phản ánh thực tế chính trị, xã hội, con người đương thời. Qua đó, chúng ta có thể hình dung về cuộc sống thông qua cách nhìn nhận, đánh giá của nhà văn trong tác phẩm của mình. Đồng thời, bản thân có thái độ đúng đắn trong việc tiếp nhận những bài học kinh nghiệm, triết lý mà nhà văn đã tận tình gửi gắm. Ngoài ra, với việc triển khai đề tài “Giá trị nội dung và nghệ thuật ngụ ngôn La Fontaine”, người viết có thể tìm hiểu sâu hơn về con người, tính cách của tác giả Jean de La Fontaine thông qua những bài thơ ngụ ngôn đặc sắc và biệt tài của ông về thể loại này. Cuối cùng, người viết có thể nắm được những kiến thức, kinh nghiệm hỗ trợ cho việc giảng dạy sau này. Nhất là những tác phẩm ngụ ngôn có trong chương trình đào tạo ở các bậc học nước ta. Đó là tất cả lí do người viết chọn đề tài này. 2. Lịch sử vấn đề Nói đến ngụ ngôn La Fontaine không thể quên nhắc đến tầm khái quát và giá trị giáo dục của nó. Tác phẩm vẫn còn nguyên giá trị bởi con người bao thế hệ lưu truyền. Ở Việt Nam, ngụ ngôn La Fontaine cũng được đem vào nghiên cứu và giảng dạy. Trong đó, người viết xin được nêu ra một số công trình tiêu biểu: Thứ nhất là công trình “ngụ ngôn La Fontaine”, NXB Trẻ Tp Hồ Chí Minh, 1996 do nhiều tác giả cùng dịch. Đây là công trình tiêu biểu cho ra nhằm kỷ niệm lần thứ ba trăm ngày mất của Jean de La Fontaine (1621 – 1695), trước những sáng kiến dịch ra tiếng Việt những truyện ngụ ngôn nổi tiếng nhất của nhà văn. Với việc đưa ngụ GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy 1 SVTH: Trần Bảo Ngọc
  4. Giá trị nội dung và nghệ thuật ngụ ngôn La Fontaine ngôn La Fontaine vào chương trình giáo dục ở bậc tiểu học và trung học tại Việt Nam thì việc dịch ra tiếng Việt các tác phẩm là vô cùng quan trọng. Do đó, công trình này được đánh giá rất cao và mang lại thành công đáng kể. Bạn đọc Việt Nam cũng qua đó có dịp tiếp cận, thưởng thức được giá trị văn hóa tinh thần mà nước bạn đem lại. Đồng thời, ngụ ngôn này cũng đáp ứng được thị hiếu của đọc giả qua các tác phẩm mang màu sắc nghệ thuật từ cuộc sống. Trong đó, loài vật là hình tượng phổ biến nhất trong môtip của ngụ ngôn. Đặc biệt với các tác phẩm quen thuộc “Chó sói và cừu non” [16; 91] Hoàng Hữu Đản dịch, “Qụa và cáo” [16; 393] Tú Mỡ dịch, “Cáo và giàn nho” [16; 407] Nguyễn Đình dịch, “Cây sồi và cây sậy” [16; 399] Xuân Diệu dịch…đã giúp người đọc thưởng thức và nắm bắt được ý nghĩa mang tính triết lí mà nhà văn lồng sau tác phẩm. Hơn nữa, công trình nghiên cứu này cũng được tác giả trình bày tóm lược về sự nghiệp và các tác phẩm nghệ thuật của Jean de La Fontaine, mang đến cho đọc giả hiểu biết sâu sắc hơn về những thể tài gắn liền với sự nghiệp sáng tác của nhà văn đến từ nước Pháp này. Thứ hai là nghiên cứu của Phùng Văn Tửu với “Giáo trình văn học phương tây”, Đại học Huế - 1996. Qua việc nghiên cứu thơ ngụ ngôn La Fontaine về những điểm cơ bản thì nhà nghiên cứu cho ra nhận xét chung : “đại bộ phận các nhân vật trong thơ ngụ ngôn của ông là loài vật”. Phùng Văn Tửu cũng đồng ý với việc am hiểu về loài vật và nắm bắt được tính đặc thù của chúng trong thơ ngụ ngôn của nhà văn uyên bác này. Sự sâu sắc trong các khía cạnh cuộc sống mà La Fontaine đề cập đồng thời là mối quan tâm của nhà nghiên cứu. Ông cho rằng những “màn kịch” trong truyện được nhà thơ bố trí “có xung đột, có cao trào, có thắt nút và phần rút ra bài học thường chỉ vài câu ngắn gọn bố trí ở đầu hoặc cuối bài” [18; 94]. Và, với cách trình bày tác phẩm ngụ ngôn bằng thơ, Jean de La Fontaine đã thể hiện tài năng của mình hết sức độc đáo, linh hoạt trong cách sử dụng số âm tiết, vần điệu và nhịp điệu. Đối với nghiên cứu này, Phùng Văn Tửu đặt tính khái quát những vấn đề chung về con người và sự nghiệp sáng tác của nhà văn La Fontaine lên đầu, đặc biệt hơn là vị trí ngụ ngôn của ông trong nền văn học Pháp cũng như Việt Nam. GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy 2 SVTH: Trần Bảo Ngọc
  5. Giá trị nội dung và nghệ thuật ngụ ngôn La Fontaine Thứ ba là nhận định “ngụ ngôn chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ sáng tác của nhà thơ, nhưng nó lại làm cho tên tuổi ông lưu danh muôn thuở” [11; 374] do nhà nghiên cứu Hoàng Nhân đặt bút trong “Văn học Pháp”, NXB Trẻ tp Hồ Chí Minh, 1997. Ông đã viết về La Fontaine với nhiều góc nhìn khác nhau, từ những khía cạnh về nội dung và nghệ thuật cho đến sự tinh tường, nhạy bén của nhà văn. Nhìn chung, Hoàng Nhân đã đi sâu nghiên cứu về bước đường trong sáng tác và đầu óc vô cùng sáng tạo của Jean de La Fontaine. Nhà nghiên cứu cho rằng La Fontaine là một người biết tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm của tất cả những nhà thơ kể cả những người ít tiếng tăm thì ông vẫn đọc tác phẩm của họ để có thêm điều mới mẻ cho mình, và cũng là người “hiểu rõ sự sáng tạo không phải trong chất liệu mà trong cách biểu hiện” [11; 375]. Ông là người làm cho mọi câu chuyện sinh động cho dù bản thân câu chuyện ấy chẳng có gì thú vị! Những câu chuyện ngụ ngôn trở thành bài học sâu sắc sau khi người đọc có dịp trải nghiệm lý lẽ trong nó. Bởi lẽ đó nhiều vấn đề khô khan, nghiêm túc nhất cũng trở nên dễ tiếp nhận hơn dưới ngòi bút bông đùa của nhà thơ tài hoa này. Tóm lại, nhờ các công trình nghiên cứu trên, người viết đã có cơ hội nắm bắt được những thông tin bổ ích về nhà thơ cùng những nhận định, đánh giá được nêu ra. Bên cạnh đó, bản thân có dịp đi sâu vào nội dung và nghệ thuật của ngụ ngôn La Fontaine thông qua bức tranh cuộc sống thật sinh động, gần gũi. Qua đó, sự khác biệt hoàn toàn về tính độc đáo và sáng tạo của nhà thơ được khẳng định. Đến đây thì vị trí thực sự của thơ ngụ ngôn nói chung và ngụ ngôn La Fontaine nói riêng sẽ vươn tới một tầm cao mới trong lòng đọc giả cũng như trong văn đàn Việt Nam. 3. Phạm vi đề tài Với đề tài “Giá trị nội dung và nghệ thuật ngụ ngôn La Fontaine”, người viết chỉ xin đi vào phân tích, dẫn chứng cùng với một vài nhận xét đánh giá của bản thân về những vấn đề liên quan đến nội dung và nghệ thuật của truyện ngụ ngôn La Fontaine, ngoài ra không đi vào các mảng nội dung không liên quan đến đề tài này. (Chủ yếu dựa vào hai bản dịch “Ngụ ngôn La Fontaine” của Hoàng Hữu Đản – NXB Trẻ tp Hồ Chí GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy 3 SVTH: Trần Bảo Ngọc
  6. Giá trị nội dung và nghệ thuật ngụ ngôn La Fontaine Minh – 1996 và “Ngụ ngôn chọn lọc La Fontaine” của Nguyễn Văn Vĩnh – NXB Văn học – 1985). 4. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, người viết nhằm: - Tìm hiểu, bồi dưỡng thêm kiến thức của bản thân về thể loại truyện thơ ngụ ngôn, tiêu biểu là ngụ ngôn La Fontaine. - Thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật ngụ ngôn La Fontaine. - Mở rộng tính khoa học trong cách triển khai vấn đề thông qua việc nghiên cứu và rèn luyện kỹ năng phân tích tác phẩm. - Thu thập thêm vốn kiến thức chuyên ngành để sử dụng trong tương lai. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong việc nghiên cứu đề tài “Giá trị nội dung và nghệ thuật ngụ ngôn La Fontaine”, người viết đã dùng các phương pháp: phân tích, so sánh, bình luận, tổng hợp. GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy 4 SVTH: Trần Bảo Ngọc
  7. Giá trị nội dung và nghệ thuật ngụ ngôn La Fontaine CHƯƠNG 1. THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ, TÁC PHẨM 1.1. Tình hình lịch sử, xã hội nước Pháp thế kỉ XVII 1.1.1. Tình hình lịch sử, xã hội “Cuối thế kỷ XVI, Pháp vẫn là một nước nghèo nàn, lạc hậu, bị chia cắt bởi sự cát cứ của các lãnh chúa phong kiến. Trong khi đó, giai cấp tư sản Pháp ra đời từ thế kỷ XVI, lớn dần trên cơ sở nền kinh doanh tư bản chủ nghĩa đang có đà phát triển mạnh. Giai cấp này muốn giành lấy cả ưu thế về chính trị, tuy nhiên vẫn chưa đủ sức lật đổ giai cấp phong kiến nên tìm cách dựa vào nhà nước phong kiến tập quyền để mở rộng kinh doanh. Về phía mình, giai cấp quý tộc dù đang sa sút, vẫn không muốn để mất địa vị thống trị và còn đủ mạnh để ngăn trở giai cấp tư sản tiến tới. Đồng thời, giai cấp quý tộc cũng muốn lợi dụng thế lực kinh tế tư bản chủ nghĩa để tồn tại. Thế cân bằng giai cấp tạm thời giữa tư bản và quý tộc hình thành, biểu hiện ở hình thức chính thể quân chủ tập trung”. [18; 72] Chính thể quân chủ tập trung ở Pháp thế kỷ này trải qua ba triều đại: Hăngri IV (1594 – 1610), Louis XIII (1610 – 1643) và Louis XIV (1643 – 1715). Hăngri IV lên ngôi năm 1594 trong hoàn cảnh đất nước còn loạn lạc bên cạnh sự hoành hành của bọn lãnh chúa khắp nơi. Ông là người đưa ra đường lối chính sách vừa mềm dẻo vừa cứng rắn để giải quyết mâu thuẫn nội bộ, bước đầu củng cố chính quyền trung ương, đẩy mạnh phát triển công thương nghiệp. Đến năm 1598, ông ban bố sắc lệnh Nante (Năng – tơ) bảo đảm tự do tính ngưỡng và tự do chính trị. Không may sau đó Hăngri bị ám sát, đất nước lại rơi vào loạn lạc và nổi dậy khắp nơi. Louis XIII – con trai của Hăngri IV – lên ngôi tiếp nối sự nghiệp, muốn xây dựng nhà nước thống nhất hùng cường nhưng vì tuổi còn nhỏ nên tất cả quyền lực đều tập trung vào tay Hồng Y Tể Tướng Richelieu. Ông Tể Tướng này đã xây dựng hoàn hảo chế độ chuyên chế. Nửa sau thế kỷ XVII, dưới triều đại Louis XIV là thời kỳ phát triển huy hoàng của nền quân chủ tập trung, đại diện cho nhà nước phong kiến mang tính chất điển hình mẫu mực của nền quân chủ tập trung. Rất nhiều chính sách bất hợp lý được ban ra như: GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy 5 SVTH: Trần Bảo Ngọc
  8. Giá trị nội dung và nghệ thuật ngụ ngôn La Fontaine Tăng thuế má, bán quan chức để có tiền nuôi quân đội tham gia chiến tranh. Tầng lớp nông dân vô cùng căm phẫn với những chính sách ấy. Do đó, mâu thuẫn giữa triều đình và quần chúng nhân dân ngày càng trở nên gay gắt. “Louis XIV trực tiếp cầm quyền và tự xưng là “Vua mặt trời” xây cung điện Versailles và tuyên bố “Nhà nước chính là ta” [18; 72] thể hiện sự tập trung quyền lực đến cao độ trong tay cá nhân nhà Vua. Điều đó dẫn tới nhiều xung đột tranh giành quyền lợi. Tiêu biểu là cuộc nội chiến La Fronde năm 1648 – 1653. Rốt cuộc thì giai cấp tư sản quý tộc đã phản bội lại nhân dân để lấy quyền lợi về mình. Đất nước bước vào thời kỳ phát triển rực rỡ dưới nền quân chủ chuyên chế của “Vua mặt trời”. Bên cạnh Vua Louis XIV là hai cánh tay đắc lực Colbert và Chaplin. Trong đó: Colbert là trợ thủ đắc lực của nhà vua về lĩnh vực kinh tế - chính trị. Đây là người tích cực bảo hộ hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa, đẩy mạnh thương nghiệp để thu lợi nhuận cho công quỹ, tăng cường quân đội hùng mạnh và cho xây dựng nhiều lâu đài để đời. Chaplin – cánh tay phải của Louis XIV về băn hóa – nghệ thuật, người mang lại cho cung điện của “Vua mặt trời” thêm nhiều hoạt động văn nghệ cung đình, thành trung tâm văn hóa quốc gia. Chaplin có công rất lớn trong việc lập các viện hàn lâm nghệ thuật và khoa học, đào tạo nghệ sĩ và hàng loạt các hoạt động văn hóa khác. Thời đại của Louis XIV được mệnh danh là “Thế kỷ vĩ đại”, tuy nhiên sau khi trợ thủ đắc lực về kinh tế - chính trị Colbert mất thì xã hội Pháp đã chuyển hướng mới về đời sống vật chất và tinh thần. Các chính sách trước đây hoàn toàn sụp đổ cùng với nền kinh tế. Đất nước còn phải đối mặt với chiến tranh chống Hà Lan và Anh, xâm lược các nước láng giềng, khủng bố…, còn về phía nhà nước, “Một mặt nhà nước là nhân tố lịch sử tiến bộ tích cực góp phần thống nhất đất nước, khôi phục và mở mang văn hóa dân tộc. Mặt khác, nền quân chủ chuyên chế vẫn là hình thức thống trị dựa trên sự liên minh giai cấp tạm thời giữa hai giai cấp bóc lột. Nó vừa hòa giải vừa đối kháng với nhau, lại vừa đàn áp và bóc lột nhân dân”. [18; 72] Cuối cùng, nhà nước suy sụp, nhân dân hoang mang, hàng chục vạn nhà công thương nghiệp bỏ ra nước ngoài làm ảnh hưởng đến tình trạng dân số, của cải cũng như GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy 6 SVTH: Trần Bảo Ngọc
  9. Giá trị nội dung và nghệ thuật ngụ ngôn La Fontaine nguồn lực của đất nước. Dần dần, nhà nước trở nên thoái hóa, phản động và trở thành đối tượng phê phán của lịch sử. Tóm lại, tuy nhà nước quân chủ tập trung thời kỳ này là nhân tố lịch sử tiến bộ, góp phần quan trọng vào việc thống nhất quốc gia, khôi phục và mở mang kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của văn hóa dân tộc. Song, càng về cuối thế kỷ XVII, chính thể quân chủ tập trung càng thoái hóa, trở thành độc đoán, thù địch với mọi khuynh hướng tự do dân chủ, cản trở giai cấp tư sản tiến lên. 1.1.2. Đời sống văn hóa – tinh thần Trong tình hình trên, Đêcactơ và Gaxăngđi là hai triết gia có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa – tinh thần ở Pháp nói chung và văn học Pháp nói riêng trong thế kỷ XVII. “Đêcactơ (Descartes, 1596–1650) là nhà triết học và khoa học lớn. Trong tác phẩm “Luận về phương pháp” (1637), ông nêu cao vai trò của lý trí, đề xướng triết học duy lý, đánh giá cao vai trò của tư duy lý luận. Chỉ có lý trí là đáng tin cậy, lý trí là quan tòa tối cao của chân lý. Ông nhấn mạnh sự hoài nghi và cho rằng sự hoài nghi phổ biến, sự hoài nghi về phương pháp là điểm xuất phát của khoa học chân chính. Song, có một điều ông không thể hoài nghi được, đó là ông đang tư duy: “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại”. [18; 73] Xuất phát từ đó, ông dùng lý trí của mình làm chuẩn mực để đến với chân lý. Điểm mạnh của Đêcactơ là ở đây, đồng thời chỗ hạn chế của ông cũng là ở đây. Triết học duy lý của Đêcactơ đặt cơ sở cho thế giới quan khoa học của thời đại, nó mang tính chiến đấu rõ rệt chống phong kiến và tôn giáo. Song, không làm gì có lý trí chung chung, mà bao giờ cũng có lý trí gắn với một giai cấp nào đấy. Trong thế kỷ XVII ở Pháp, phù hợp với lý trí tức là phù hợp với xu thế của lịch sử ở thế cân bằng của xã hội. Gaxăngđi (Gassendi, 1592–1655) cũng là nhà triết học và khoa học. Cuốn “Triết học đại toàn” của ông được in sau khi ông đã qua đời. Ông đề xướng cảm giác luận duy vật, chủ trương con người có thể nhờ cảm giác để nhận thức thế giới, mà “cảm giác thì không bao giờ lừa dối”. Ông luôn tin vào cảm giác, “chống lại duy lý luận của Đêcactơ, bác bỏ triết học kinh viện thời trung cổ, đạo đức học của ông tập trung vào GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy 7 SVTH: Trần Bảo Ngọc
  10. Giá trị nội dung và nghệ thuật ngụ ngôn La Fontaine niềm vui sướng trong cuộc đời và trong sự trong trắng của tâm hồn. Theo ông, hạnh phúc của đời người là ở sức khỏe của thể xác và sự thanh tĩnh của tâm hồn”. [18; 73] 1.1.3. Đặc điểm văn học Pháp thế kỷ XVII Ở thế kỷ XVII, dòng văn học chủ nghĩa cổ điển là tiếng nói nghệ thuật của bộ phận tiên tiến trong giai cấp tư sản đang lên. Đây là dòng văn học tồn tại song song với hai dòng văn học khác, đó là dòng văn học kiểu cách và dòng văn học hiện thực dung tục. Khác với hai dòng văn học này, dòng văn học chủ nghĩa cổ điển phù hợp với xu thế của thời đại và vượt hẳn lên tầm cao rõ rệt. Nó giữ thế cân bằng và trở thành dòng tiêu biểu cho văn học cả thế kỷ XVII với hàng loạt nhà văn danh tiếng mà nổi trội hơn cả là các nhà soạn kịch. “Trong văn học Pháp, thuật ngữ “Chủ nghĩa cổ điển” (Classcisme) xuất hiện vào thế kỷ XVII dùng để chỉ trào lưu văn học có uy thế nhất của thế kỷ trước. [18;75] Khái niệm “Chủ nghĩa cổ điển” khác với “Cổ điển”. Cần phân biệt “Cổ điển” là các nhà văn, các tác phẩm mẫu mực thuộc quá khứ được đưa và giảng dạy trong nhà trường nói chung. Còn Chủ nghĩa cổ điển là trào lưu văn học nghệ thuật có những đặc trưng riêng biệt…ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nhất định. Ở Pháp nó xuất hiện trong thế kỷ XVII và được chia làm hai giai đoạn: trước 1660 và sau 1660. Nhìn chung, “đặc trưng bao trùm chi phối mỹ học cổ điển chủ nghĩa là tính duy lý. Cái đẹp không thể không phù hợp với lý trí. Lý trí được đề cao; nó chính là lương tri của tầng lớp tư sản tiến bộ thế kỷ XVII. Như thế không có nghĩa là tình cảm bị coi rẻ, mà giữa lý trí và tình cảm, giữa cái ta và cái tôi phải có sự cân bằng, theo với lương tri của thời đại. Sự cân bằng ấy dường như phản ánh thế cân bằng lịch sử”. [18; 75] Chủ nghĩa cổ điển có phân biệt thể loại cao và thể loại thấp. Anh hùng ca, bi kịch được xếp vào thể loại cao còn tiểu thuyết, hài kịch được xếp vào thể loại thấp. Sự phân biệt này có phần mang tính chất đánh giá và bao hàm ý nghĩa thẩm mỹ. Điều này dường như phản ánh xa xôi tôn ti trật tự của chế độ phong kiến tập trung. Ngay sự phân biệt này góp phần thể hiện sự đánh giá cũng như bao hàm ý nghĩa thẩm mỹ. Vì bi kịch thì đề cập đến số phận của các ông hoàng bà chúa còn hài kịch lại đề cập về số phận của tầng lớp tư sản và bình dân. Thế nên bi kịch và hài kịch phải phân biệt rạch ròi là bi GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy 8 SVTH: Trần Bảo Ngọc
  11. Giá trị nội dung và nghệ thuật ngụ ngôn La Fontaine kịch không được một lúc nào đó gây cười, hài kịch không được một lúc nào đó gây xúc động, xót xa… Tóm lại, cái đẹp của văn học chủ nghĩa cổ điển là ở tính chất cân đối, quy cũ, nề nếp, hợp với lý trí. Có thể nghĩ rằng triều đình yêu cầu một nền văn học như thế để phục vụ cho việc củng cố chính quyền quân chủ tập trung, xây dựng quốc gia thống nhất. Nhưng đúng hơn phải nói rằng chính thời đại mới phù hợp với bước tiến của lịch sử đã sản sinh ra một quan niệm mới về cái đẹp lúc bấy giờ là chủ nghĩa cổ điển. Nếu các nhà văn chỉ sáng tác theo yêu cầu của triều đình thì chẳng có một trào lưu lớn nào xuất hiện và cũng không bao giờ có những tác phẩm lớn. Để thấy rõ điều đó, “Năm 1674, nhà văn Boalô (Boileau, 1636 – 1711) viết “Nghệ thuật thơ” (Art poetque) thường được xem là “Bộ luật thơ của Chủ nghĩa cổ điển”.Còn tác giả thì được xem là “Nhà lập pháp của chủ nghĩa cổ điển”. Thực ra, tác phẩm ấy chỉ làm nhiệm vụ tổng kết và là tổng kết một cách không đầy đủ những thực tế của chủ nghĩa cổ điển. Ngoài ra phải thấy rằng không phải nhà văn nào của dòng văn học cổ điển chủ nghĩa ở Pháp cũng tuân thủ đầy đủ những nguyên lý mỹ học đã nêu ra trên kia”. [18; 76] 1.2. La Fontaine và tác phẩm ngụ ngôn 1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của La Fontaine La Fontaine sinh ngày 8 tháng 7 năm 1621 tại Satô – Chiery (Château), tỉnh Aixne miền Bắc nước Pháp và mất ngày 13 tháng 4 năm 1695 tại dinh thự gia đình d’Hervard, đường Platriere, Paris và được mai táng tại nghĩa trang “Các Thánh Vô Tội”. Jean de La Fontaine sinh ra trong một gia đình trí thức, mẹ mất sớm, ông được sự giáo dục đầy đủ tinh thần tự do và sâu rộng của cha là một viên chức quản lý khu rừng ở địa phương. Bởi lẽ đó, ngay từ thời thơ ấu, ông đã sớm yêu mến cánh rừng quê nhà và gắn bó với thiên nhiên. “La Fontaine thường được hình dung là một con người tốt bụng, mơ màng, có óc quan sát tinh tế. Lớn lên, La Fontaine theo học ở Paris. Sau khi học xong, ông không muốn ở Paris mà trở về quê, tiếp tục nghề của cha hai mươi năm, sống giữa thiên nhiên và người lao động. Vì vậy, ta hiểu sao văn thơ, nhất là ngụ ngôn của ông đầy tính thơ ca. Tại sao ông nói đến cỏ cây, gió mây, sông núi, đến con GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy 9 SVTH: Trần Bảo Ngọc
  12. Giá trị nội dung và nghệ thuật ngụ ngôn La Fontaine thỏ, con cừu, voi, sư tử…một cách tài tình và đầy tình cảm như vậy và tại sao ngòi bút của ông rất hiện thực mỗi khi được nói đến những người nghèo khổ. Năm 26 tuổi, ông lấy vợ là Marie Hêrica (Marie Héricart) lúc bấy giờ mới 14 tuổi: hai bên ly hôn sau hai mươi nhăm năm”. [18; 91] La Fontaine là người giao thiệp rộng rãi, lui tới những nhóm tri thức tự do, yêu cuộc đời dễ dãi và chịu ảnh hưởng sâu sắc của triết học Gaxăngđi. Ông nhận được sự che chở của Fukê (N. Fouquet, 1592–1680), người chống lại vua Louis XIV. Vì lý do ấy và vì cuộc sống phóng túng, ông không được nhà vua ưa thích mặc dù có làm thơ ca ngợi nhà vua. La Fontaine sống độc lập, không gần gũi cung đình như các nhà văn cổ điển khác. Tuy nhiên, ông cũng đã từng giữ “Chức vụ đặc biệt nhiệm kỳ 3 năm về Thủy lâm) năm 1652. Đến sau năm 1683, ông tham gia vụ bạo loạn do Conti khởi xướng, làm nhà vua càng khó chịu hơn. Thế nhưng, ngày 02 tháng 5 năm 1684, La Fontaine vẫn được bầu vào Viện Hàn Lâm Pháp, tham gia cuộc “Tranh luận giữa phái cũ và phái mới”. La Fontaine viết rất nhiều, số lượng tác phẩm đồ sộ và theo nhiều thể loại: sân khấu, truyện, ký, thơ, tiểu thuyết, kịch, nhất là ngụ ngôn. Về sân khấu, có các tác phẩm như: [16; 21] - Viên thái giám, hài kịch, tác phẩm đầu tiên – 17 tháng 8 năm 1654; - Les Rieurs du Beau Richard, biểu diễn tại Château – Thierry, 1659 – 1660; - La Fontaine viết vở Songe de Vaux – 1659 – 1661; - Daphné, do Lulli soạn phần nhạc, 1674; - Cuộc hò hẹn, hài kịch, được nhà hát hí kịch Pháp trình diễn năm 1683; - Nàng Astrée, bi kịch trữ tình, được trình diễn tại nhà hát Opéra năm 1691. Truyện và ký: [16; 23] - Những truyện ngắn bằng thơ dựa trên tác phẩm của Boccace và L’Arioste, 1664; - Truyện hoang đường và truyện ngắn bằng thơ – Barbin, 1665 – Billaine, 1666; (tập II); - Tuyển tập những mẩu chuyện tự do và đạo đức (có 3 truyện cùa La Fontaine); GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy 10 SVTH: Trần Bảo Ngọc
  13. Giá trị nội dung và nghệ thuật ngụ ngôn La Fontaine - Truyện và ký bằng thơ – Barbin, 1671; (tập III); - Truyện hoang đường mới của La Fontaine, 1674; - Truyện hoang đường mới bị cấm, 05/4/1675. Thơ: [16; 23] - Adonis (tặng Fouquet), 1658; - Gửi các Nữ Thủy Thần xứ Vaux, bị cấm, 1662; - Bài Tụng dâng Đức Vua, 1663; - Thánh Augustin: Nước Chúa (phần dịch thơ), 1665; - Những chuyện yêu đương của Psychée và Cupidon, 1669; - Tuyển tập những bài thơ Kitô giáo mà La Fontaine có tham gia – 3 tập, 1670; - Bài thơ về sự lưu đày của Thánh Mâle, Barbin, 1673; - Bài thơ Quinquina và những tác phẩm bằng thơ khác, 1662; - Những tác phẩm bằng văn xuôi và thơ của Maucroix và La Fontaine, 1685. Ngụ ngôn: gồm 254 truyện, chia thành 12 tập theo thứ tự thời gian chúng ra đời [16; 25] - Năm 1668, tập thứ nhất gồm 6 quyển đầu ra đời gây một tiếng vang lớn, trong đó: + Quyển I: 22 bài; + Quyển II: 20 bài; + Quyển III: 18 bài; + Quyển IV: 22 bài; + Quyển V: 21 bài; + Quyển VI: 21 bài. - Năm 1678, tập thứ hai của ngụ ngôn đươc xuất bản gồm 2 quyển: + Quyển VII: 18 bài; + Quyển VIII: 27 bài. - Năm 1679, tập thứ ba ra đời, có 3 quyển: + Quyển IX: 18 bài; + Quyển X: 15 bài; GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy 11 SVTH: Trần Bảo Ngọc
  14. Giá trị nội dung và nghệ thuật ngụ ngôn La Fontaine + Quyển XI: 9 bài. - Mãi đến năm 1694, tập cuối cùng mới được cho ra mắt bạn đọc với 1 quyển duy nhất, quyển XII gồm 27 bài. Sau đó không lâu, nhà thơ qua đời. 1.2.2. Đặc điểm của thể loại ngụ ngôn 1.2.2.1. Sơ lược về ngụ ngôn “Ngụ ngôn là một thể loại văn học giáo huấn, thường sử dụng phúng dụ như một nguyên tắc tổ chức tác phẩm”. [17; 1091] Theo một cách nói khác, “Ngụ ngôn là lời nói, mẩu chuyện có ngụ ý (ngụ là gửi) xa xôi bóng gió được sử dụng rộng rãi trong nhiều thể loại văn học dân gian và văn học thành văn (như thơ ngụ ngôn, truyện ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ)…Truyện ngụ ngôn thường dùng loài vật, đồ vật để gián tiếp nói chuyện loài người, nêu lên những bài học luân lý hoặc triết lý dưới một hình thức kín đáo”. [5; 186] Ngày nay, còn có nhiều cách hiểu về ngụ ngôn khác như ngụ ngôn là một trong những thể loại cổ xưa nhất, ở folklore của mọi dân tộc đều có thơ hoặc truyện ngụ ngôn. Ngụ ngôn xuất hiện trước công nguyên trong kho tàng văn hóa các dân tộc như Hy Lạp, Ấn Độ, Ai Cập, Trung Hoa…và xa xưa nhất có thể tính đến là những tác phẩn ngụ ngôn nửa thực nửa truyền thuyết tương truyền do Ezop sáng tác, có tầm ảnh hưởng sâu rộng sang cả vùng Trung Đông rồi ngược về phương Tây với Panchatantra của Ấn Độ thế kỷ III trước công nguyên, Calila và Dimna thế kỷ VIII ở Syrie, Arab; Stefanit và Ichnilat ở Byzance và Nga, vv…Một dòng khác tiếp tục tồn tại ở đế chế La Mã, vùng Tây Âu thời trung đại với Romul bằng tiếng La Tinh, Isopette bằng tiếng Pháp, và cận đại với ngụ ngôn J. La Fontaine, K. F. Hellert, T. de Iriarte, L. Holberg, I. Krasicki, vv…[19] Văn học các nước, các khu vực có những tên gọi khác nhau cho những thể tài ngụ ngôn nảy sinh và phát triển trong các thời kỳ văn học nhất định. Ví dụ fable (ở Pháp), basnia (ở Nga) chỉ những truyện rất ngắn, bằng thơ hoặc văn xuôi, nêu thẳng ra một kết luận đạo lý, kết luận này khiến câu chuyện có ý nghĩa phúng dụ. Phần kể chuyện ở những tác phẩm loại này khá gần với truyện cổ tích (nhất là cổ tích loài vật) với giai thoại (anecdote); phần đạo lý của nó gần với tục ngữ, cách ngôn, - những thể GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy 12 SVTH: Trần Bảo Ngọc
  15. Giá trị nội dung và nghệ thuật ngụ ngôn La Fontaine tài giáp ranh nhau này vốn sử dụng cùng một chất liệu. Một số motip và hình tượng đã trở thành truyền thống cho thể tài này (loài vật, cây cối, vài nét sơ lược về con người, cốt truyện theo kiểu “muốn hay lại hóa dở”); tác phẩm thường có chất hài, có motip phê phán xã hội, nhưng tư tưởng của ngụ ngôn dân gian thường thiên về bảo thủ. [17; 1091] Các tác phẩm ngụ ngôn ở Pháp và ở Nga như đã nói trên đây chỉ nảy sinh ở một số văn cảnh, có thể không có cốt truyện nhưng lại rút thành một số so sánh đơn giản và chỉ lấy ý nghĩa tượng trưng, hướng nội dung vào tôn giáo hoặc giáo dục đạo đức. Ngụ ngôn vốn là hiện tượng phổ quát của sáng tác dân gian và văn học viết khắp thế giới. Nhưng ở những thời đại văn hóa nhất định có sự chú trọng đặc biệt đến giáo huấn và phúng dụ, thì ngụ ngôn là thể loại trung tâm, là chuẩn cho các thể loại khác, ví dụ ở văn xuôi răn dạy vùng Trung Đông (Cựu ước, “Lời răn bảo của Akhikar”…), ở văn chương thiên chúa giáo và văn học trung đại (ví dụ ngụ ngôn trong Phúc âm, chẳng hạn ngụ ngôn về đứa con đi hoang, về người gieo hạt) . Ở những thởi đại ấy, khi ở văn hóa đọc hiện diện một tâm thức tiếp nhận đặc thù: bất kỳ thiên truyện nào cũng được hiểu như ngụ ngôn, thì cái thống trị ở văn hóa ấy sẽ là thi pháp ngụ ngôn, nó loại trừ tính miêu tả của văn xuôi kiểu cổ đại hay kiểu châu Âu cận đại; thiên nhiên và sự vật chỉ được nhắc đến khi thật cần thiết, hành động xảy ra như không có bối cảnh; nhân vật của ngụ ngôn chẳng những không có nét ngoại hình mà còn không có cả “tính cách” (hiểu theo nghĩa một sự tổ hợp các đặc tính tâm hồn, tinh thần), nó hiện ra trước mắt ta không phải với tư cách những khách thể của sự chiêm quan nghệ thuật mà là với tư cách những chủ thể của sự lựa chọn đạo lý.” [17; 1092].Trước đây, ngụ ngôn thực sự chỉ mang tính chất sơ lược nhưng đã phần nào định hướng được nội dung cũng như ý nghĩa răn dạy của nó. Cho đến cuối thế kỷ XIX thì ngụ ngôn mới được các nhà văn chú trọng về tính súc tích, kiệm lời làm mẫu mực trong sáng tác, đưa gò văn vào quy luật của ngụ ngôn, tiêu biểu là nhà văn L. Tônxtôi. Ở thế kỷ XX, việc nhiều nhà văn chủ ý dựa vào truyền thống ngụ ngôn đã đưa tới sự xuất hiện những tác phẩm kịch và tiểu thuyết được gọi là parabole. Về cấu trúc bên trong, ở những tác phẩm này có hình tượng bóng gió, ngụ ý, kiểu hình tượng hướng tới tượng trưng, nó chú trọng lối nói bóng gió đa nghĩa (khác với tính đơn nghĩa của GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy 13 SVTH: Trần Bảo Ngọc
  16. Giá trị nội dung và nghệ thuật ngụ ngôn La Fontaine phúng dụ, cũng khác với bình diện sau vốn mang nghĩa một chiều của ngụ ngôn cổ và trung đại). Tuy hướng tới tượng trưng, nhưng bình diện bóng gió, ngụ ý ở tác phẩm loại này không lấn át bình diện sự vật và tình huống thông thường của truyện và kịch; chúng chỉ là những bình diện đẳng lập, có quan hệ qua lại với nhau. [17; 1092] Nhiều nhà văn thế kỷ XX bị hấp dẫn bởi sự súc tích về nội dung và khả năng mang nhiều tầng nghĩa của ngụ ngôn. Họ đã cho ra nhiều tác phẩm như Vụ án của Kapka, Ông già và biển cả của Hêminguê, Người đàn bà ở cồn cát của Abê Kôbô, Trăm năm cô đơn của Mackex…Tuy nhiên, thi pháp của ngụ ngôn được mở rộng sang kịch và tiểu thuyết luận đề. Hơn nữa, các nhà văn hiện sinh như Xactơrơ , Camuy đã làm cho ngụ ngôn thoát khỏi quan niệm truyền thống về “tính cách” và “hoàn cảnh”. Nói chung, ngụ ngôn có sức thu hút lớn đối với những nhà văn muốn tìm tới những mẫu gốc của sinh tồn nhân loại. Những dấu hiệu về cấu trúc và nội dung của ngụ ngôn còn bộc lộ ở những loại hình nghệ thuật khác, ví dụ phim Dấu ấn thứ bảy của Becman (Bergman, sinh 1918), tranh Ghecnica (Guernica) của Picaxô (P. Picasso, 1881 – 1973). Những điều này cho phép coi ngụ ngôn như một loại nguyên tắc chung của tính hình tượng nghệ thuật (cùng hàng với các nguyên tắc phúng dụ, tượng trưng, nghịch dị). [17; 1092] 1.2.2.2. Đặc điểm của ngụ ngôn Nếu xét cho cùng, ngụ ngôn vẫn là một câu chuyện kể, chỉ có điều, câu chuyện ấy nói về vấn đề gì trong cuộc sống mà thôi. La Fontaine viết: “Có khi qua một câu chuyện kể, tôi miêu tả cái tính kiêu căng thường gắn liền với tính hay ghen tị - là hai cái trục quay mà cuộc sống ngày nay đang quay tít xung quanh. Chẳng hạn như con vật còm nhom nọ muốn mình cũng to ngang một con bò. Có khi tôi dùng hình ảnh đối lập những tính tốt và thói hư, lương tri với sự rồ dại, những chú cừu non với lũ sói dữ chuyên vồ bắt chúng, con kiến với con ruồi… làm cho tác phẩm tôi trở thành một thiên hài kịch có trăm hồi khác nhau mà sân khấu chính là vũ trụ…”. [16; 49] Thật vậy, ngụ ngôn vốn là tác phẩm gồm “một thiên hài kịch có trăm hồi khác nhau” nhưng cấu trúc của nó hầu như không biến đổi trong suốt quá trình lịch sử thể loại. Đó là do tính chất, đối tượng và chức năng của nó. Như đã nêu ở phần trên, ngụ GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy 14 SVTH: Trần Bảo Ngọc
  17. Giá trị nội dung và nghệ thuật ngụ ngôn La Fontaine ngôn lấy phúng dụ làm nguyên tắc tổ chức tác phẩm và mang nội dung giáo dục đạo đức. Những bài học được rút ra từ tác phẩm bằng việc chỉ trích, đả kích, khuyên răn…những thói hư tật xấu, hành động tiêu cực, hay những đức tính tốt, vv…nhằm đưa ra ý nghĩa, triết lý sống hoặc một bài học về xử thế nào đó. Ngụ ngôn còn có cốt truyện ngắn và giàu sức biểu hiện, khơi rõ bản chất đối tượng, sự việc làm nổi bật tính cách nhân vật. Ngôn ngữ dùng trong đối thoại của nhân vật thì vô cùng hàm súc, giá trị biểu hiện cao. Hầu hết các tác phẩm ngụ ngôn được chia làm hai phần: phần thứ nhất truyền đạt một hiện tượng hay một nhân vật, sự kiện buồn cười; phần thứ hai là bài học đạo đức. Tuy vậy, không nhất thiết mọi tác phẩm đều có cấu trúc tương tự. Nhiều tác phẩm phần hai bị lược đi, bài học tự nó toát ra từ cốt truyện. Các bài học đó thường được đúc kết thành thành ngữ, ngạn ngữ, cách ngôn, chẳng hạn “thầy bói xem voi”, “đẽo cày giữa đường”, “ếch ngồi đáy giếng”, “cáo mượn oai hùm”, “vẽ rắn thêm chân”, vv… đều là những thành ngữ thoái thai từ một ngụ ngôn, hay một điển cố văn học. [19] Tóm lại, thể loại ngụ ngôn mang hình thức một câu chuyện kể đầy kịch tính, sinh động và có tính chất gây cười, hay dở khóc dở cười để qua đó, ý nghĩa giáo dục có cơ hội truyền tải, giúp con người nhận thức được về đạo lý, cách xử thế cho phù hợp, những bài học về cuộc đời hoặc ít nhiều giác ngộ về cuộc sống hiện tại. GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy 15 SVTH: Trần Bảo Ngọc
  18. Giá trị nội dung và nghệ thuật ngụ ngôn La Fontaine CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG NGỤ NGÔN LA FONTAINE 2.1. Ngụ ngôn La Fontaine phản ánh cuộc sống xã hội đương thời Có thể nói rằng, xã hội mà nhà văn Jean de La Fontaine đã sống là một xã hội rối ren mang nhều biến động không chỉ về mặt chính trị, xã hội mà cả về những mối quan hệ trong cộng đồng. Về chính trị, giai cấp thống trị hoành hành, độc đoán. Về xã hội, tầng lớp nhân dân luôn phải chịu đè nặng về các chính sách của nhà nước đồng thời xã hội lẫn lộn các hạng người đủ mọi tật xấu, mưu mô. Trong hoàn cảnh đó, bản thân nhà văn không thể đứng nhìn mà nói khác hơn là ông vô cùng bức xúc, sự thật là những tác phẩm của ông đã thể hiện thái độ và cách nhìn nhận của mình về cuộc sống xã hội đương thời. 2.1.1. Bức tranh toàn cảnh về các sự kiện, hiện tượng trong cuộc sống Ngụ ngôn La Fontaine đã phô bày rất rõ một bức tranh toàn cảnh về lịch sử, xã hội, con người nước Pháp với những hình ảnh sống động các sự kiện , hiện tượng thường gặp nhất trong cuộc sống. Trong đó, các nhân vật được tượng trưng bằng loài vật hoặc sơ nét về con người. Các chuỗi sự kiện diễn ra hầu hết đều xuất phát từ thực tế cuộc sống mà nhà thơ là người chứng kiến. Dựa vào tình hình châu Âu, tác giả đã dùng ngòi bút của mình cho ra những mẩu truyện đầy chất thực tế, ví dụ sự kiện về Liên minh thứ hai các nước nằm trong khối Liên minh châu Âu chống lại nước Pháp lúc bấy giờ, “Liên minh nhà chuột” trích (quyển XI, bài 11) là câu chuyện ngụ ngôn mượn tên loài vật thay cho tên nước để nhà văn có thể tường thuật ngắn gọn tình hình lịch sử diễn ra. Con mèo là nước Pháp, chuột Nhắt là Hà Lan, các chú chuột Nhà là những nước liên minh với nhau để giúp Hà Lan thoát khỏi xâm chiếm năm 1672. Dí dỏm, buồn cười vì một liên minh gây nhiều ồn ào nhưng chẳng làm được gì để cứu Hà Lan trong tình hình ấy, chuột Nhà hô hào khí thế, vạch ra đường lối rõ ràng, “tập hợp tất cả những chuột Nhà xung quanh” và chuẩn bị cho cuộc “vũ trang” với tên Mèo (nước Pháp). Tuy nhiên, chẳng một ai dám tiến lên như lời đã nói, chuột Nhắt đành chịu chết mà thôi! La Fontaine tạo nên câu chuyện mang đậm tính thời sự mà có vẻ như đang cười cợt, châm biếm sự hăng hái của “liên minh” song lại “chui trở về hang lỗ của mình” ngay tức khắc GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy 16 SVTH: Trần Bảo Ngọc
  19. Giá trị nội dung và nghệ thuật ngụ ngôn La Fontaine khi kẻ địch hùng hổ bước đến. Phải chăng cách nói này vừa khiến nội dung câu chuyện thêm phần thú vị vừa như có phần tự hào của nhà văn đối với sự oai vệ của nước nhà qua hình ảnh con Mèo “quỷ sứ nhất trong tất cả mọi con Mèo”! Tương tự với ngụ ngôn trên, một câu chuyện nữa cũng nói về tình hình thực tế của đất nước, nhưng ở đây là chuyện dở khóc dở cười của các vụ kiện tụng vớ vẩn, làm cả người kiện lẫn người bị kiện đều phải thiệt thòi. “Tranh nhau con Sò” (quyển IX, bài 9) là mẫu tình huống tiêu biểu cho các vụ kiện trong đời sống. Truyện rằng có hai chàng thanh niên nọ giành nhau một con Sò mà phải nhờ người phân xử, kiện tụng. Quan bước vào phân xử: “…Cầm sò quan đứng quan nhìn Tách đôi mảnh vỏ hút liền ruột trong. Khi quan vừa nuốt trôi xong Ngài bèn lên giọng Bao Công phán truyền: Xử cho bên bị, bên nguyên. Quân phân đôi vỏ, hai bên xử hòa. Còn tiền phí tổn thì tha! Thơ rằng: Kiện tụng xưa nay tốn kém to Chẳng qua nước đục chỉ nuôi cò; Mới hay gan ruột quan moi hết Trở lại còn đôi cái vỏ sò!” [16; 332] Rốt cuộc, trong lúc hai người cãi nhau thì “quan tòa” ăn luôn con Sò, để lại cho hai người hai mảnh vỏ sò trước sự ngơ ngác. Mang thông điệp nhắc nhở con người nên cân nhắc trước khi kiện tụng, phân xử thì nên cân nhắc cẩn thận, vì cái lợi cuối cùng sẽ vào tay kẻ thứ ba đáng ghét, như trên câu truyện thì phần còn lại cho hai chàng thanh niên chỉ là hai mảnh vỏ sò! Việc kiện tụng chẳng đi tới đâu mà thắng hay thua kiện thì GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy 17 SVTH: Trần Bảo Ngọc
  20. Giá trị nội dung và nghệ thuật ngụ ngôn La Fontaine cả hai đều bị thiệt. Anh chàng “thộn” xử án trong truyện là đại diện cho những tên quan tòa chuộc lợi mà trong cuộc sống ta còn gặp phải khá nhiều. Trong cuộc sống hằng ngày, La Fontaine đã chứng kiến thực tế xã hội nước Pháp là như thế. Từ những bất công này đến những bất công khác. Nhìn chung, những thiệt hại, bất lợi đều gắn liền với tầng lớp thấp cổ bé họng chứ không là ai khác. Dưới trướng của những vị lãnh chúa, người nông dân phải gánh chịu bao nhiêu khổ sở, hậu quả cho mình. Bất bình với điều đó, nhà văn đã dùng ngòi bút của mình để nói về sự thống khổ của tầng lớp nông dân khi phải chịu phụ thuộc và bảo vệ của bọn lãnh chúa phong kiến. Đó là câu chuyện “Người nông dân làm vườn với lãnh chúa của mình” (quyển IV, bài 4). Với bản tường thuật cách thức trấn lột của cải, hãm hiếp con gái, phá phách vườn tược của nông dân mà bọn lãnh chúa thực hiện, nhà văn vẽ lên trước mắt người đọc những tội ác dã man và bất lương của giai cấp bóc lột đương thời. Người nông dân làm vườn chỉ vì quá thật thà, tin vào sự “bảo trợ” của bọn lãnh chúa đó, đến phàn nàn với chúng về việc vườn tược nhà ông bị phá phách của thỏ rừng nên phải chịu lấy hậu quả cay nghiệt hơn, đó là sự cướp bóc, tàn phá khu vườn, đánh chén say sưa và “xoa lưng con gái” ông nữa. “Cả bọn vừa chó vừa người ấy chỉ trong một giờ mà gây thiệt hại nhiều hơn tất cả mọi con thỏ rừng của tỉnh gây thiệt hại trong một trăm năm!” [16; 153]. Đó hoàn toàn là sự áp bức, bóc lột dã man của bọn lãnh chúa phong kiến Pháp thế kỷ XVII, cũng là một bài học khôn ngoan có giá trị mang tính nhân dân giành cho giai cấp thấp bé trong xã hội. Dưới ngòi bút của Jean de La Fontaine, mọi sự kiện, hiện tượng trong cuộc sống không chỉ gom đủ trong những tác phẩm ngụ ngôn mà ông còn vẽ nên bức tranh biếm họa ý nghĩa để tóm gọn xã hội phong kiến Pháp lúc bấy giờ. Cuộc sống thì luôn luôn có sự hiện diện của con người cùng những hành động tương ứng và con người là yếu tố tạo nên các sự kiện, hiện tượng. Thế nên, tác giả cho vào tác phẩm một hiện tượng ở đời: “Nhái bén muốn to bằng bò đực” (quyển I, bài 3) thật thú vị với suy nghĩ và tham vọng của một con “Nhái bén”! Tác giả cho rằng con Nhái kia là đại diện cho lớp người không tự biết mình, lòng tham vọng và ước mơ của nó đã trở thành ngu ngốc khi muốn mình cũng to bằng một con bò đực. Nhái ta thấy bò kia to lớn, dáng vẻ đẹp vô cùng nên GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy 18 SVTH: Trần Bảo Ngọc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2