intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Những đóng góp của Khái Hưng trong tiểu thuyết phong tục

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

17
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Những đóng góp của Khái Hưng trong tiểu thuyết phong tục được thực hiện với mục tiêu nhằm giúp bạn đọc thấy được những đóng góp của Khái Hưng về nội dung trong bức tranh phong tục được thể hiện trong những tiểu thuyết phong tục của ông. Đồng thời, khẳng định những đóng góp của Khái Hưng về phong tục, lễ nghi truyền thống, đời sống tâm linh, đời sống sinh hoạt hàng ngày của người Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Những đóng góp của Khái Hưng trong tiểu thuyết phong tục

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA KHÁI HƯNG TRONG TIỂU THUYẾT PHONG TỤC ĐOÀN THỊ KIỀU DIỄM Hậu Giang, tháng 5 năm 2013
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA KHÁI HƯNG TRONG TIỂU THUYẾT PHONG TỤC Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện HỒ THỊ XUÂN QUỲNH ĐOÀN THỊ KIỀU DIỄM Hậu Giang, tháng 5 năm 2013
  3. LỜI CẢM TẠ  Tôi xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Hồ Thị Xuân Quỳnh, trường Đại học Cần Thơ, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ cũng như tạo điều kiện của các thầy cô Khoa Khoa học cơ bản, Thư viện Trường Đại học Võ Trường Toản, Thư viện Thành phố Cần Thơ, Trung tâm học liệu Đại học Cần Thơ để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn hoàn thành luận văn. Chân thành cảm ơn. Tác giả luận văn Đoàn Thị Kiều Diễm
  4. LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên)
  5. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 6 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu........... ................................................................ 7 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG .......................................................... 8 1.1 Vài nét về Khái Hưng..... .................................................................................. 8 1.1.1 Tiểu sử .................................................................................................. 8 1.1.2 Sự nghiệp sáng tác ................................................................................ 9 1.1.3 Quan điểm sáng tác ............................................................................. 12 1.2 Giới thuyết về tiểu thuyết phong tục............................ ................................... 13 1.3 Vài nét về tiểu thuyết phong tục giai đoạn 1930-1945 ............................ ........ 16 CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG TRONG TIỂU THUYẾT PHONG TỤC CỦA KHÁI HƯNG .......................... 21 2.1 Thể hiện sinh động phong cảnh Bắc Bộ ....................... ................................... 21 2.1.1 Cảnh phố thị........................................................................................ 21 2.1. 2 Cảnh nông thôn...................................................................................22 2.2 Thể hiện cuộc sống tinh thần, tình cảm của người dân Bắc Bộ......................... 24 2.2.1 Trong cuộc sống hàng ngày..................................................................24 2.2.2 Trong những ngày lễ ........................................................................... 26 2.3 Thể hiện cuộc sống tinh thần, tình cảm của con người Bắc Bộ trong các mối quan hệ...................................... ...............................................................30 2.3.1 Mối quan hệ gia đình ...........................................................................30 2.3.1.1 Cha con ..................................................................................30 2.3.1.2 Mẹ con ...................................................................................32 2.3.1.3 Anh, chị em ............................................................................34 2.3.1.4 Vợ chồng................................................................................36 2.3.2 Mối quan hệ xã hội...............................................................................38 i
  6. 2.3.2.1 Người trên kẻ dưới .................................................................38 2.3.2.2 Hàng xóm láng giêng..............................................................39 2.4 Giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực trong tiểu thuyết phong tục của Khái Hưng ................................................. ................................................... 41 2.4.1 Giá trị nhân đạo................................................................................... 41 2.4.2 Giá trị hiện thực ...................................................................................43 CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT PHONG TỤC CỦA KHÁI HƯNG . ........................ 48 3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật .. ...................................................................... 48 3.1.1 Ngoại hình .......................................................................................... 49 3.1.2 Miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật........................................................ 50 3.2 Nghệ thuật tả cảnh .... ...................................................................................... 54 3.3 Ngôn ngữ..... ................................................................................................... 56 3.4 Giọng điệu ...................................................................................................... 63 KẾT LUẬN... ...................................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 70 ii
  7. Những đóng góp của Khái Hưng trong tiểu thuyết phong tục MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI “Hơn nửa thế kỉ trôi qua, nhìn lại khối lượng tiểu thuyết của nhà văn Khái Hưng để lại trong chúng ta chắc không ai không nể phục. “Khái Hưng xứng đáng là cây bút dồi dào, tài hoa hơn cả của nhóm Tự lực văn đoàn”. Từ năm 1932, ông phụ trách mục tiểu thuyết của tuần báo Phong Hóa và khi thành lập Tự lực văn đoàn, ông là “một kiện tướng của Tự lực văn đoàn”. Riêng về tiểu thuyết, so với bạn bè cùng nhóm, về số lượng, ông viết và in nhiều nhất.”[4, tr.11]. Đó là nhận xét tích cực về Khái Hưng của Vu Gia trong cuốn Khái Hưng – Nhà tiểu thuyết. Qua đó ta thấy, ông là một nhà văn có những đóng góp tích cực vào nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại trong đó có những đóng góp về tiểu thuyết phong tục. Viết về tiểu thuyết phong tục trong giai đoạn này thì có nhiều nhà văn như Nguyễn Công Hoan, Mạnh Phú Tư, Bùi Hiển, Khái Hưng…, đa phần các nhà văn này thường đề cập đến những phong tục trong đời sống xã hội. Còn ở Khái Hưng cũng đề cập đến phong tục mà ông lại chú ý trong đời sống gia đình. Đề tài “Những đóng góp của Khái Hưng trong tiểu thuyết phong tục” là một đề tài có sức hút với bản thân vì chúng tôi muốn tìm hiểu thấu đáo về phong tuc tập quán cũng như đời sống tinh thần, tình cảm của con người Việt Nam giai đoạn 1930-1945 và thông qua những hành trang có được khi tìm hiểu về tiểu thuyết phong tục của Khái Hưng giúp chúng tôi hiểu đúng hơn về những đóng góp của ông. Có những bài viết, bài nghiên cứu đề cập đến tiểu thuyết phong tục của Khái Hưng. Trên cơ sở những bài nghiên cứu đó, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về những đóng góp cho nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết phong tục của Khái Hưng, vì đây là một đề tài khó nên việc tìm hiểu có những khó khăn nhất định cần phải có quá trình nghiên cứu dài hơi và nghiêm túc. Với hy vọng bằng tất cả sự hiểu biết và trân trọng đối với Khái Hưng (nhà văn xuất sắc của Tự lực văn đoàn) sẽ góp một tiếng nói nhỏ bé khẳng định những đóng góp của Khái Hưng trong tiểu thuyết phong tục. GVHD: Hồ Thị Xuân Quỳnh 1 SVTH: Đoàn Thị Kiều Diễm
  8. Những đóng góp của Khái Hưng trong tiểu thuyết phong tục 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Hơn nửa thế kỉ đã qua đi, với số lượng sáng tác khá dồi dào, Khái Hưng đã có nhiều đóng góp nhất định vào nền tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Ở mảng tiểu thuyết phong tục cũng tạo ra những đóng góp gây chú ý với người đọc. Từ lúc mới xuất bản trải dài về sau đã có nhiều bài đánh giá, phê bình về những tiểu thuyết phong tục của Khái Hưng. Về lịch sử nghiên cứu tiểu thuyết phong tục của Khái Hưng, chúng ta có thể phân chia thành 3 giai đoạn: 2.1 Giai đoạn thứ nhất: 1930 - 1945 Năm 1942, trong cuốn Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan, trong nhóm Tự lực văn đoàn, hai nhà văn Khái Hưng và Trần Tiêu được xếp vào tiểu thuyết phong tục. Khi nói về tiểu thuyết phong tục, ông nhận định: “Tôi nghiệm ra những tiểu thuyết về phong tục là những tiểu thuyết sống lâu hơn tất cả các tiểu thuyết khác, nhưng lại không được hạng người trung lưu, hạng người có óc quan sát hoan nghênh cho lắm. Cái đó cũng dễ hiểu: không được hạng người ấy hoan nghênh, vì những phong tục hiện thời ở nước nhà không làm lạ cho những người chỉ muốn tìm trong tiểu thuyết những sự quái đản, những điều kì quặc và chỉ biết nhìn đời bằng những con mắt lãnh đạm. Song đối với người ngoại quốc và người thời sau, một quyển tiểu thuyết về phong tục, do một ngòi bút lão luyện viết, bao giờ cũng là một quyển có giá trị và được lưu truyền”.[17, tr.177]. Đồng thời khi giới thiệu từng nhà văn thì Vũ Ngọc Phan đã chọn ra những tác phẩm tiêu biểu và có những đánh giá cụ thể. Ở Thừa Tự của Khái Hưng, ông cho rằng “Rút cuộc ta thấy gì? Sự thiết lập ấy trong gia đình và xã hội Việt Nam, nếu xét đến nguồn gốc, cũng đã là vô lí lắm rồi, không đợi đến khi nó biến tính như ngày nay. Ngày nay người lợi dụng nó coi nó như một miếng mồi và người bị nó lung lạc cũng đã biết nó là một miếng mồi. Một miếng mồi đáng đem ra để nhử, một miếng mồi đáng thèm thuồng, mà người ta tưởng như không có sự xấu xa và nhục nhã. Chả có trong xã hội Việt Nam lại có những cuộc tranh luận, những cuộc âm mưu… về thừa tự. Thật là khốn nạn ! Tất cả cái khốn nạn ấy, ta đã thấy trong những hành động của mấy nhân vật của Khái Hưng, một tiểu thuyết gia tả phong tục rất là sâu sắc – GVHD: Hồ Thị Xuân Quỳnh 2 SVTH: Đoàn Thị Kiều Diễm
  9. Những đóng góp của Khái Hưng trong tiểu thuyết phong tục sâu sắc mà không buồn, nhờ có những xen nho nhỏ rất tươi sáng lẫn vào.”[17, tr.175-176]. “Thừa tự vào số tiểu thuyết phong tục có giá trị và rất hiếm trong lúc này. Đọc văn trong Thừa tự, người ta lại tưởng như tác giả mỗi ngày một trẻ thêm ra. Cho hay xác thịt với tinh thần là hai thứ nhiều khi không đi với nhau !...”[17, tr.177]. 2.2 Giai đoạn thứ hai: Từ 1945-1975 Vào giai đoạn này đất nước bị chia cắt do chiến tranh, nên cả nước tập trung cả sức người sức của vào việc bảo vệ đất nước chống lại giặc ngoại xâm và xây dựng xã hội chủ nghĩa. Văn học cũng không ngoại lệ, cũng góp tiếng nói vào phục vụ đất nước, vì vậy văn học tập trung sáng tác những tác phẩm phục vụ cho cách mạng. Nên việc nhìn nhận đánh giá những tác phẩm thuộc khuynh hướng lãng mạn dưới góc nhìn chính trị và quan điểm giai cấp của những tác phẩm này tạm gác lại và không được chú trọng. Trong Khái Hưng – Nhà tiểu thuyết, Vu Gia đã nhận xét: “Qua tiểu thuyết Gia đình, hầu hết các cây bút ở miền Bắc Xã hội chủ nghĩa đều cho ông là nhà cải cách nông thôn trên lập trường cải lương tư sản, trong khi đó những cây bút ở vùng đô thị miền Nam trước 1975 thì có lắm dẫn chứng lòng vòng, nhưng chung quy vẫn cho là “Khái Hưng không phải là nhà cải cách xã hội”. Phải chăng tất cả chỉ vì không đủ thời gian, không có điều kiện do hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và trước những chuyện của đời thường mà chưa thể định vị: Khái Hưng, ông là ai? Và đã không ít người cứ chấp nhận những ý kiến chung chung: “Khái Hưng trước hết đối với chúng ta là một nhà văn với đầy đủ ý nghĩa của từ ngữ” hay “Khái Hưng – nhà văn lớn thời tiền chiến, linh hồn của Tự lực văn đoàn”. Nhưng để đánh giá cho đúng mức, dù có chọn lọc, có tranh luận qua từng tác phẩm một để cố gắng tìm ra, làm sáng tỏ những đóng góp của Khái Hưng cho nền tiểu thuyết hiện đại Việt Nam, vì “tiểu thuyết là thể loại tiêu biểu hơn cả cho văn nghiệp của Khái Hưng” cũng không phải một việc làm dễ dàng gì và không mấy khi có được sự nhất trí hoàn toàn.”[4, tr.15]. Nhận định này cũng đưa ra khía cạnh mới để cho người đọc có cái nhìn khách quan hơn đối với Khái Hưng và tiểu thuyết phong tục của ông. GVHD: Hồ Thị Xuân Quỳnh 3 SVTH: Đoàn Thị Kiều Diễm
  10. Những đóng góp của Khái Hưng trong tiểu thuyết phong tục Về tiểu thuyết phong tục của Khái Hưng trong giai đoạn thứ nhất chỉ có ít nhận xét trong cuốn Nhà văn hiện đại, đến giai đoạn này thì có nhiều bài viết đánh giá về các tiểu thuyết phong tục của ông. Khi viết về Gia Đình Trương Chính nhận định: “Gia đình là nhát búa cuối cùng vào bức tượng khổng lồ nhưng đã mục nát của thế hệ trước: chế độ đại gia đình. Và Gia đình cũng là một công trình văn chương đích đáng của ông Khái Hưng. Ông Khái Hưng, tác giả Gia đình, khác hẳn ông Khái Hưng, tác giả Hồn bướm mơ tiên hoặc Trống mái. Ông đã thiết thực hơn trước; và hơn trước, ông giải phẫu tâm lí nhân vật trong truyện một cách công phu. Không còn những câu văn bóng bẩy, nhẹ nhàng vì quá trau chuốt, những cảnh tình tứ, nên thơ. Không còn những tình tiết tốt đẹp, cao thượng. Ở đây là Người với tất cả những cái nhỏ nhen, tinh quái của Người. Tôi chưa từng thấy trong Văn học Việt Nam, một nhà văn, kể cả Nhất Linh, đã tả người đàn bà một cách xác đáng như Khái Hưng. Đủ hết các hạng: Bảo, trẻ con, vui tính, ngây thơ; Nga, hay ghen tị, hay so bì, nhưng nhiều lúc cũng dễ thương; Phụng, quá quắt, hượm mình một cách khó chịu, khinh bỉ lấn át em chỉ vì chồng mình là tri huyện;…”[14, tr.302]. Cũng trong tác phẩm Gia Đình, Bạch Năng Thi cũng có những nhìn nhận và đánh giá: “Giá trị tiểu thuyết “Gia đình” là ở chỗ nó miêu tả những sự thật xấu xa của đại gia đình phong kiến và của quan trường Pháp thuộc. Nó lại còn nói lên được rằng trong xã hội thực dân phong kiến, người thanh niên trí thức như An thường là nạn nhân của sự tha hóa trầm trọng: từ chỗ có một lí tưởng đến chỗ buông xuôi theo thời, làm tất cả những cái xấu xa mà mọi người đều làm, con đường không xa!. Lời văn của Khái Hưng trong “Gia đình” giản dị, chính xác hơn trước. Không quên đời sống bên trong của nhân vật, tác giả chú trọng miêu tả nhiều sự việc tiêu biểu ở bên ngoài hơn, vừa để biểu lộ cái tâm lí nhân vật, vừa để nói lên chút sự thật về đại gia đình và về quan lại mà tác giả khinh ghét.”[14, tr.312-313]. Qua tiểu thuyết Thoát Ly, “Khái Hưng đã nhìn hiện thực bằng con mắt đầy ác cảm, nghĩa là con mắt tiến bộ, nên ghi nhận được nhiều chi tiết chân thực có giá trị”[4, tr.80]. Còn ở Thừa tự, Vu Gia nhận định: “Thừa tự cũng là đề tài quen thuộc của Khái Hưng. Ngòi bút của ông một lần nữa khoét sâu vào chỗ mục ruỗng của GVHD: Hồ Thị Xuân Quỳnh 4 SVTH: Đoàn Thị Kiều Diễm
  11. Những đóng góp của Khái Hưng trong tiểu thuyết phong tục chế độ đại gia đình, phơi bày cho độc giả thấy những bộ mặt thật của những con người, những gia đình quyền quý, những bon chen, lừa lọc, những mánh khóe, những toan tính rất vụn vặt nhưng cũng rất con người, để rồi “kẻ đáng thương thì đáng thương tuốt” chẳng trừ một ai…”[4, tr.82]. Nhìn chung thì vị trí, vai trò về những đóng góp của tiểu thuyết Khái Hưng về phong tục đều được các nhà nghiên cứu nhìn nhận. Tuy nhiên do nhiều hoàn cảnh mà chưa có thể đi sâu vào khai thác những đóng góp đó một cách cụ thể, chủ yếu chú ý và đánh giá về khả năng sáng tạo nghệ thuật, phương pháp sáng tác… 2.3 Giai đoạn thứ ba: Từ năm 1975 đến nay Năm 1986, sự định hướng mới của Đảng đối với hoạt động tư tưởng văn hóa nghệ thuật nước nhà đã đem đến một sự thay đổi lớn trong giới lí luận phê bình văn học nghệ thuật. Với tư duy nghệ thuật đổi mới, các nhà văn đã thoát khỏi sự nhìn nhận đánh giá nghệ thuật theo quan điểm chính trị, được các nhà khoa học nhìn nhận lại một cách khách quan hơn, trả lại cho văn học những giá trị đích thực mà nó vẫn có. Trong lời giới thiệu quyển Thừa tự, nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội – 1992. Giáo sư Hà Minh Đức đã nhận định: “Đến Thừa tự, Gia đình, Thoát ly, Khái Hưng bộc lộ mặt mạnh của ngòi bút khi đi sâu vào cảnh ngộ của những gia đình giàu có, phát hiện ra những mâu thuẫn, những rạn nứt khó hàn gắn do tính chất lỗi thời của lễ giáo phong kiến và quyền lực của đồng tiền gây nên.”[10, tr.6]. “Thừa tự đánh dấu một bước phát triển mới của Khái Hưng. Ngòi bút của ông bên cạnh nét bay bổng duyên dáng vốn có lại có thêm chất thực của đời sống với nếp cảm nghĩ gần gũi với mọi người và những hình ảnh chân thực gợi cảm.”[10, tr.10]. Cũng trong năm 1992, trong lời giới thiệu cuốn Thoát ly, nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội – 1992. Giáo sư Phan Cự Đệ đã nhận định: “Bây giờ đọc lại Thoát ly, các bạn đọc trẻ tuổi thấy thương cho thân phận những người thiếu nữ trong cái gia đình và xã hội phong kiến thời ấy.”[9, tr.6]. “Ở đây là một kết thúc bi kịch, chua xót, đúng như những cảnh ngộ ở đời. Phải chăng đây là một bước tiến của ngòi bút Khái Hưng trong những tác phẩm nghiêng về chủ nghĩa hiện thực: Thừa tự, Thoát ly”.[9, tr.8]. GVHD: Hồ Thị Xuân Quỳnh 5 SVTH: Đoàn Thị Kiều Diễm
  12. Những đóng góp của Khái Hưng trong tiểu thuyết phong tục Đến nay, hầu như các tác phẩm, nhất là tiểu thuyết Khái Hưng cũng được nhiều nơi in lại khái đầy đủ và cũng có một số bài nghiên cứu về tác phẩm của ông ở nhiều khía cạnh. Liên quan đến tiểu thuyết phong tục của Khái Hưng cũng có nhiều bài viết, bài nghiên cứu hầu hết đều được đánh giá cao. Chúng tôi cũng muốn đóng góp một tiếng nói nhỏ bé khẳng định giá trị về nội dụng và nghệ thuật trong tiểu thuyết phong tục của Khái Hưng. 3. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Đề tài “Những đóng góp của Khái Hưng trong tiểu thuyết phong tục” được chúng tôi thực hiện nhằm thấy được những đóng góp của Khái Hưng về nội dung trong bức tranh phong tục được thể hiện trong những tiểu thuyết phong tục của ông. Trong quá trình giải quyết những vấn đề của đề tài, ta thấy được những đóng góp của Khái Hưng đối với văn chương lãng mạn nói riêng và cho văn học Việt Nam nói chung. Trong giai đoạn 1930-1945, có nhiều nhà văn viết về đề tài phong tục. Khi tìm hiểu về đề tài này, ta thấy được nét riêng của Khái Hưng trong tiểu thuyết phong tục so với những nhà văn khác và góp phần làm đa dạng, phong phú thêm cho nền văn học Việt Nam. Đồng thời các vấn đề về nội dung, đặc điểm nghệ thuật được nhà văn xử lí với sự tìm tòi, đầu tư kĩ lưỡng của mình. Chúng tôi thực hiện đề tài “Những đóng góp của Khái Hưng trong tiểu thuyết phong tục” muốn khẳng định những đóng góp của Khái Hưng về phong tục, lễ nghi truyền thống, đời sống tâm linh, đời sống sinh hoạt hàng ngày của người Việt Nam giai đoạn 1930-1945. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Tiểu thuyết phong tục chỉ là một phần trong sự nghiệp sáng tác của Khái Hưng, do đó đối tượng khảo sát của luận văn không phải là toàn bộ tiểu thuyết của nhà văn. Chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những tác phẩm thuộc tiểu thuyết phong tục như Gia đình, Thừa tự, Thoát ly và một tác phẩm liên quan đến phong tục. Trên cơ sở phân tích những tác phẩm này, luận văn đi đến cái nhìn cụ thể và hệ thống cho những đóng góp về mặt nội dung và nghệ thuật của Khái Hưng trong tiểu thuyết phong tục. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo những bài viết, những bài đánh giá của các nhà phê bình văn học như: Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại, Hà Minh Đức, GVHD: Hồ Thị Xuân Quỳnh 6 SVTH: Đoàn Thị Kiều Diễm
  13. Những đóng góp của Khái Hưng trong tiểu thuyết phong tục Dương Quảng Hàm, Vu Gia trong Khái Hưng – Nhà tiểu thuyết, Phan Cự Đệ trong Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại,… 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã vận dụng một số phương pháp như: 5.1 Phương pháp hệ thống. 5.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp. 5.3 Phương pháp so sánh. 5.4 Phương pháp chứng minh. 5.5 Phương pháp tiểu sử. GVHD: Hồ Thị Xuân Quỳnh 7 SVTH: Đoàn Thị Kiều Diễm
  14. Những đóng góp của Khái Hưng trong tiểu thuyết phong tục CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 VÀI NÉT VỀ NHÀ VĂN KHÁI HƯNG 1.1.1 Tiểu sử Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Dư (1896-1947) tại làng Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương (nay thuộc Hải Phòng). Thân sinh của ông là cụ Trần Mỹ, Tuần phủ Phú Thọ; cụ Tuần có tới năm người vợ nên gia đình rất đông con. Khái Hưng là con người vợ cả, ông có một người anh trai và hai người em trai; một trong hai người em trai là nhà văn Trần Tiêu. Thưở nhỏ, Khái Hưng học chữ Hán đến năm 12 tuổi; sau đó chuyển sang Tây học, ông đậu Tú tài Pháp tại trường Lycee Albert Sarraut Hà Nội năm ông 20 tuổi. Khái Hưng không tiếp tục học để ra làm quan như đa số người cùng thời mà ông về Ninh Giang đi buôn được một thời gian thì thất bại. Ông bỏ Ninh Giang lên Hà Nội dạy học tại trường Tư thục Thăng Long (là một trường tư thục lớn, nổi tiếng tại Hà Nội lúc bấy giờ) của cụ Huỳnh Thúc Kháng. Trong thời gian dạy học, ông làm chủ bút và viết một số bài nghị luận cho báo Phong Hóa là cơ quan truyền bá Văn học do ông Phạm Hữu Ninh chủ trương. Với bút danh Bán than, ông viết nhiều bài nghị luận khác cho tờ Văn học tạp chí của anh em ông Dương Bá Trạc và Dương Tự Quán. Năm 1921, ông lập gia đình và lên Phú Thọ buôn sơn. Ông là con rể cụ Lê Văn Đính, Tổng đốc Bắc Ninh. Những phong cảnh ở đây, sau được miêu tả trong nhiều tác phẩm của ông. Theo nhiều tài liệu, vợ ông là một người đàn bà rất đảm đang, vẫn nhuộm răng đen khi chồng theo Tây học, có cốt cách con nhà Nho phong. Năm 1930, Khái Hưng bắt đầu viết cho tờ báo của Chu Mậu, những bài xã luận, những chuyện vui hàng tuần và kế chân hai ông Phùng Tất Đắc và TchyA Đái Đức Tuấn làm tờ báo Duy Tân trên báo Phong Hóa, Ngày Nay. Năm 1931, ông gặp Nhất Linh ở trường Thăng Long, tham gia vào Tự lực văn đoàn và từ đây có sự thay đổi đáng kể trong sự nghiệp văn chương. Khái Hưng là do lối chiết tự từ tên Trần Khánh Dư. Lúc đó Khái Hưng đã 36 tuổi hơn Nhất Linh 10 GVHD: Hồ Thị Xuân Quỳnh 8 SVTH: Đoàn Thị Kiều Diễm
  15. Những đóng góp của Khái Hưng trong tiểu thuyết phong tục tuổi và là người cao niên nhất nhóm. Hai người trở nên đôi bạn tâm giao khi thấy mình có chung lập trường về văn chương, xã hội. Mối giao tình đó càng trở nên khắng khít hơn khi sau này thấy vợ chồng Khái Hưng hiếm muộn, Nhất Linh đã cho con trai thứ là Nguyễn Triệu Tường làm con nuôi họ Trần đổi thành Trần Khánh Triệu để lo phần hương khói sau này. Năm1932, sau khi được Phạm Hữu Ninh trao lại cho tờ báo Phong Hóa, Khái Hưng cùng Nhất Linh đem toàn lực ra xây dựng cho tờ báo này. Năm 1933, tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên được in thành sách và được độc giả hoan nghênh nhiệt liệt. Từ đây ông Viết khá đều tay và ở nhiều thể loại, Khái Hưng tiếp tục viết báo, viết văn đều đặn. Năm 1940, do chuyển biến thời cuộc, một số trụ cột trong Tự lực văn đoàn cơ bản nghiêng về hoạt động chính trị. Nhất Linh và Khái Hưng lập ra đảng Đại Việt Dân Chính, Đảng có khuynh hướng dựa vào Nhật chống Pháp. Năm 1941, Khái Hưng cùng với Hoàng Đạo bị Pháp bắt tại Hà Nội, sau phát vãng lên giam tại lao xá Vụ Bản thuộc Châu Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Năm 1943, Khái Hưng bị đưa về quản thúc ở Hà Nội. Sau vụ đảo chính Nhật năm 1945, Khái Hưng được trả tự do và từ Ngày 5-5-1945 cùng Nguyễn Tường Bách làm tờ Ngày Nay Kỷ nguyên mới, sau đó ông còn viết cho tờ nhật báo Việt Nam của Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội và tờ tuần báo Chính Nghĩa của Việt Nam Quốc dân Đảng. Cuộc chiến tranh Viêt - Pháp nổ ra, Khái Hưng bỏ Hà Nội về quê vợ ở Nam Định và mất năm 1947 tại huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định; vợ ông mắc bệnh đau tim và mất tại quê nhà năm 1954. Khái Hưng mất đi để lại một gia tài văn học phong phú và có giá trị. Không kể nhiều tác phẩm đã đăng báo nhưng chưa in thành sách, Khái Hưng để lại khoảng 25 tác phẩm lớn nhỏ, đủ các thể loại. 1.1.2 Sự nghiệp sáng tác Bắt đầu từ Hồn Bướm Mơ Tiên, Khái Hưng đã đóng góp cho kho tàng văn học Việt Nam khoảng 25 tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau như tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch… Các tác phẩm như: Hồn Bướm Mơ Tiên (1933), Nửa Chừng Xuân (1934), Tiêu Sơn Tráng Sĩ (1940), Trống Mái (1936), Tiếng Suối Reo (1937), Gia Đình (1936), GVHD: Hồ Thị Xuân Quỳnh 9 SVTH: Đoàn Thị Kiều Diễm
  16. Những đóng góp của Khái Hưng trong tiểu thuyết phong tục Dọc Đường Gió Bụi (1936), Thoát Ly (1937), Thừa Tự (1938), Hạnh (1940), Đợi Chờ (1939), Những Ngày Vui (1941), Đội Mũ Lệch (1941), Băn Khoăn (1942)… Viết chung với Nhất Linh: Anh Phải Sống (1934), Gánh Hàng Hoa (1934), Đời Mưa Gió (1934). Khái Hưng viết ở nhiều thể loại, ông viết nhiều và đều. Ở Phong Hóa, Ngày Nay không số nào không có bài của ông, ở thể loại nào cũng có tác phẩm đáng chú ý. 1.1.2.1 Sáng tác về tiểu thuyết Ở thời kì đầu tiên, tác giả chú trọng miêu tả ái tình, ái tình lí tưởng là cái nòng cốt, Khái Hưng thiên về một ái tình lí tưởng, một ái tình mà tác giả gọi là bất vong, bất diệt, về lòng quý trọng nhau và sự chung thủy đối với nhau. Dần dần nhà tiểu thuyết chuyển sang miêu tả những ái tình theo đuổi lạc thú hoặc những hưởng thụ về tình cảm. Ở thời kì thứ hai, Khái Hưng đã dành chỗ nhỏ cho người bình dân trong tác phẩm của mình và dần tác giả chú ý miêu tả những cảnh thực trong đời sống phong kiến, tư sản, tiểu tư sản. Đó là vì độc giả ngày một muốn gần với sự thực của đời sống hơn, không thấy những câu chuyện hoàn toàn lãng mạn. Thế là tác giả đi từ tiểu thuyết tình cảm, phong tục đến lí tưởng. Trong sự nghiệp sáng tác của Khái Hưng thì tiểu thuyết được chia thành 3 mảng: a.Tiểu thuyết lí tưởng: thể hiện về tình yêu đẹp, tình yêu lí tưởng. Hồn Bướm Mơ Tiên (1933): là câu chuyện tình lí tưởng xảy ra trong một ngôi chùa. Hồn Bướm Mơ Tiên mở đầu cho lối viết mới của Tự lực văn đoàn và của văn học lãng mạn. Nửa Chừng Xuân (1934): là chuyện về hạnh phúc tan vỡ của một thiếu nữ, tan vỡ vì lễ giáo phong kiến khắt khe. Nửa Chừng Xuân đã phá đi quan niệm môn đăng hộ đối, đã phá đi sự phân biệt giai cấp trong tình yêu. Trống Mái (1936): thể hiện lí tưởng ở đây là lí tưởng về thân hình đẹp theo quan điểm nghệ thuật của một hạng gái mới của Việt Nam mà Hiền là tiêu biểu. b. Tiểu thuyết phong tục: thể hiện xung đột giữa hai thế hệ trong gia đình. GVHD: Hồ Thị Xuân Quỳnh 10 SVTH: Đoàn Thị Kiều Diễm
  17. Những đóng góp của Khái Hưng trong tiểu thuyết phong tục Gia Đình (1936): Chuyện kể về cuộc đời 3 cô con gái của một gia đình quyền quý nhà ông bà án Báo. Hai cô con gái đầu lấy tri huyện, sống cuộc sống chán nản trong nghề làm quan. Chỉ có cô út Bảo lấy Hạc là sinh viên trường thuốc bỏ học đi làm đồn điền sống cuộc sống hạnh phúc, đơn giản với ý nguyện làm cho người khác hạnh phúc. Thừa Tự (1938): vạch ra bề trái của một gia đình quý phái, xào xáo nhau vì chuyện ăn thừa tự. Chế độ đa thê đưa đến cảnh tranh giành quyền lợi vì ghen ghét nhau ghê gớm mà xảy ra một bi kịch. Thoát ly (1937): một gia đình có sự áp bức đến ghê sợ của người dì ghẻ đối với con chồng, nhất là đối với người con gái. Thoát ly là lối chọn cái chết của Hồng để phản kháng ngục thất gia đình. c. Tiểu thuyết tâm lí: thể hiện tâm lí của những người thuộc thành phần tư sản, tiểu tư sản. Hạnh (1940): tác giả muốn cho thấy rõ những cảm giác và tư tưởng của những hạng người. Hạnh thuộc phái trung lưu trong xã hội về đường trí thức lẫn về tiền tài. Đẹp: miêu tả về ái tình nghệ sĩ giữa họa sĩ Nam và Lan. Băn khoăn (1942): là cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Khái Hưng. 1.1.2.2 Sáng tác về truyện ngắn Tiếng Suối Reo và Đội Mũ Lệch: thu góp mấy chục mẩu chuyện. Đây là những truyện ngắn, rất ngắn mà giọng chung là đùa cợt khôi hài. Dọc Đường Gió Bụi: khi đọc cũng thấy những truyện ngắn rất man mác của Khái Hưng đôi khi hơi ngả về lãng mạn. Đợi Chờ: người ta thấy cái nghệ thuật lãng mạn ấy lại càng rõ rệt. 1.1.2.3 Sáng tác về kịch và một số bài phê bình: thể hiện tình yêu không còn trong sáng nữa, các vở kịch đã mang tính xã hội cho thấy được mặt trái của nó. Vở kịch tâm lí Tục Lụy: vừa là thoại vừa là diễn ca, diễn câu chuyện một nàng tiên xuống trần để vui với những cảnh khổ của trần gian. Vở kịch Đồng Bệnh: chú ý mô tả xã hội, tâm lí và mưu mô xoay sở của ông. Khái Hưng có ý kiến về một số bài phê bình văn học, những ý kiến của ông về ca dao, về văn học cổ điển, về một số nhà văn, nhà thơ đương thời. GVHD: Hồ Thị Xuân Quỳnh 11 SVTH: Đoàn Thị Kiều Diễm
  18. Những đóng góp của Khái Hưng trong tiểu thuyết phong tục 1.1.3 Quan điểm sáng tác Khái Hưng vốn xuất thân trong một gia đình giàu có, gia đình của một vị quan Tuần phủ nên hiểu tường tận những cảnh sinh hoạt với tâm lí các tầng lớp trong xã hội. Khái Hưng ghét chế độ đại gia đình vì ông đã bị gia đình ruồng bỏ; do vị trí và ý thức giai cấp, cách sinh hoạt phong lưu, lòng ác cảm lễ giáo phong kiến đã làm cho Khái Hưng gần với độc giả thành thị. Họ thấy ở ông những nhân vật của tâm hồn, cuộc sống, mơ ước của họ. Tuy nhiên, ông ghét đại gia đình phong kiến, giáo lí và phong tục phong kiến mà không cắt đứt được hoàn toàn, ông đả kích phong kiến mà lại đề cao điền chủ là những người sống bằng lối bóc lột vừa phong kiến vừa tư sản như Hạc và Bảo trong Gia đình, hai chị em bà chủ trong Hạnh, Phương và Lan trong Những ngày vui, Linh trong Đợi chờ đều là những chủ ấp nhân từ, lịch thiệp dưới ngòi bút của nhà văn. Một điều nữa được thể hiện trong các sáng tác của ông: lối sống của thanh niên trí thức tư sản thành thị, thích hưởng lạc, thích tự do phóng khoáng chỉ gần gũi và thông cảm với những người nhàn rảnh, có học thức. Lối sống và cách giao tiếp ấy làm cho ông tuy ghét bọn trưởng giả vô học nhưng không thể xa rời được cuộc sống tư sản, ông có đả kích bọn địa chủ hủ lậu, keo kiệt ở thôn quê như Nghị Đá trong Những ngày vui, coi rẻ bọn tư sản bệ vệ, ít học như ông Thuận trong Băn khoăn hoặc có khinh miệt là những kẻ chỉ biết cuộc sống tầm thường, bình thản, còn lại thì ông lí tưởng hóa cuộc sống tư sản đầy khoái cảm, tô hồng những con người điền chủ có đầu óc xã hội như Hảo trong Băn khoăn, Trình và Khoa trong Thừa tự, An trong Gia đình đều là những nhân vật mà ông yêu mến. Thậm chí ông còn thi vị hóa cả những người bề ngoài sống theo lối tư sản song thực ra họ là nạn nhân của xã hội tư sản, những người giang hồ trụy lạc như Tuyết trong Đời mưa gió. Ý thức của ông là ý thức tư sản nhưng nhiễm đặc điểm và màu sắc của trí thức tự do.[15, tr.34]. “Khái Hưng có một vốn hiểu biết khá về Văn học Việt Nam: những điều ông nói về Tú Mỡ, Thạch Lam, những bài phê bình văn học ngắn của ông, những ý kiến rải rác của ông về ca dao, về các nhà thơ cũ, về Phạm Thái (tác giả Sơ kính tân trang)…mà người đọc tìm thấy trong các tác phẩm, chứng tỏ sư hiểu biết đó. Thêm vào đó, ông lại đọc nhiều tác phẩm có tên tuổi của văn học Tây phương, các nhân vật của ông thường nhắc đến rất nhiều văn thi sĩ nước ngoài. Khác với những nhà văn trước ông, ông còn chịu ảnh hưởng cả hội họa hồi ấy, hội họa lãng mạn.”[15, GVHD: Hồ Thị Xuân Quỳnh 12 SVTH: Đoàn Thị Kiều Diễm
  19. Những đóng góp của Khái Hưng trong tiểu thuyết phong tục tr.36]. Tất cả đã ảnh hưởng đến các tác phẩm, đến nghệ thuật viết văn và cũng do ý thức giai cấp của ông. Tác giả đã tạo đã nên những con người, những trường hợp, những nhân vật trong tác phẩm thường phi hiện thực theo trí tưởng tượng của ông để nói lên ước mơ chủ quan; những mơ ước ấy thường không tưởng làm xóa mờ quan hệ giai cấp, nó xoa dịu những đấu tranh trong xã hội; qua đó, ta thấy nổi lên tính chất lãng mạn của Khái Hưng. Các sáng tác của ông về hình thức nghệ thuật: “Khái Hưng đã cùng với những nhà văn khác trong Tự lực văn đoàn “Đẩy mạnh cho văn nghệ tiến tới”. Tuy ngôn ngữ ông thiếu cái mạnh khỏe, cái cứng cáp, nhiệt tình của ngôn ngữ người lao động, người chiến đấu, nhưng khi ông nói đến những người trong giai cấp của ông thì lối văn thông thường sáng sủa, giản dị, câu văn có nhịp điệu, âm hưởng, cách kể chuyện hứng thú. Trong cách miêu tả người và việc, ông tỏ ra là một nhà văn biết quan sát, ghi được nhiều chi tiết cụ thể, bút pháp gần với bút pháp hiện thực.”[20, tr.111-112]. Còn trong quan điểm nghệ thuật: “Khái Hưng ngả về phía nghệ thuật vị nghệ thuật. Những nghệ sĩ trong tác phẩm của ông đều mang quan điểm của ông. Dù họ là họa sĩ, văn sĩ hay thi sĩ, họ đều dùng nghệ thuật đi tìm cái đẹp, cái chất ảo mộng trong cuộc sống. Thuyết nghệ thuật vị nghệ thuật lại dẫn đến thuyết hành động để hành động vì cả hai đều chủ trương hành động để thỏa mãn một thích thú cá nhân, để tìm cái đẹp trong hành động. Cho đến cả những hành động cách mạng cũng được coi là những hành động đơn thuần nghệ thuật”. Và nghĩ cho cùng thì nhà đại cách mạng nào không là một nghệ sĩ ham mê say đắm cái đẹp, cái lạ, cái vĩ đại rực rỡ của lí tưởng mình theo đuổi”.”[20, tr.119]. 1.2 GIỚI THUYẾT VỀ TIỂU THUYẾT PHONG TỤC Tiểu thuyết phong tục không phải là cụm từ mới đối với các nhà lí luận, có nhiều bài viết lớn, nhỏ nhắc đến tiểu thuyết phong tục. Tuy nhiên cho đến nay tiểu thuyết phong tục vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất, với mỗi nhà nghiên cứu thì có quan điểm và cách đặt vấn đề riêng vì vậy có những ý kiến khác nhau xung quanh thuật ngữ này. GVHD: Hồ Thị Xuân Quỳnh 13 SVTH: Đoàn Thị Kiều Diễm
  20. Những đóng góp của Khái Hưng trong tiểu thuyết phong tục Đầu thế kỉ XX, tiểu thuyết phong tục đã có mặt trên văn đàn văn học Việt Nam vì vậy trong một số sách lí luận văn học, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã nhắc đến cụm từ Tiểu thuyết phong tục, tuy nhiên cách hiểu vẫn chưa có sự thống nhất. Trong cuốn Khảo về tiểu thuyết của Phạm Quỳnh được Vương Trí Nhàn sưu tầm và biên soạn do Hội Nhà văn xuất bản, ông chia tiểu thuyết thành ba loại: tiểu thuyết ngôn tình, tiểu thuyết tả thực, tiểu thuyết truyền kì. Ông cho rằng: “Tiểu thuyết tả thực – loại này tiếng Tây gọi là tiểu thuyết về phong tục (romans de moeurs), nghĩa là cốt tả cái tình trạng trong xã hội theo như thói ăn cách ở của người đời, thứ nhất là người đương thời; cho nên cũng có thể gọi là tiểu thuyết tả thực được, vì cứ theo như cái cảnh thực ở trước mắt mà diễn tả ra. Nhưng trong cách diễn tả ấy thường thường bao giờ cũng có ý bao biếm, ý khuyên răn ở đó, dẫu nhà làm sách không lập tâm khen chê răn dạy gì ai, mà cái ý khuyên răn bao biếm bao giờ cũng có ngụ ở trong.”[16, tr.147-148]. Năm 1942, trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan, nhóm tiểu thuyết phong tục có các nhà văn như: Khái Hưng, Trần Tiêu, Mạnh Phú Tứ, Bùi Hiển và Thiết Can. Ở Khái Hưng thì ông cho rằng: “Nếu đọc các văn phẩm của ông, từ Hồn Bướm Mơ Tiên cho đến những tập gần đây nhất của ông, như Hạnh, người ta thấy ông mới đầu chú trọng vào lí tưởng, rồi dần dần ông lưu tâm đến thực tế và viết rặt những tiểu thuyết tả thực về phong tục, lấy sự chân xác làm điều cốt yếu… Những tiểu thuyết ấy điều là những bài học rất hay cho những người bảo thủ thái quá vì nếu muốn cho quốc gia mạnh, không thể nào để cho gia đình mục nát được. Người Việt Nam trong nửa thế kỉ gần đây đã tiến hóa rất nhiều, vậy mọi sự thiết lập trong gia đình và ngoài xã hội cũng phải cho phải cho xứng hợp. Không ai đi mặc áo lên ba cho người hăm mốt tuổi”.[17, tr.189-190]. Còn ở nhà văn Trần Tiêu thì Vũ Ngọc Phan nhận xét: “ông là một nhà tiểu thuyết chuyên viết về dân quê. Người ta đã tưởng ông viết riêng về cách sinh hoạt, về sự sống của người Việt Nam ở nơi đồng ruộng, nhưng đọc kĩ những tiểu thuyết của ông, người ta mới thấy ông chuyên chú vào phong tục người dân quê nhiều hơn là vào cuộc sống nghèo nàn và không tổ chức của họ. Tiểu thuyết của ông thuộc vào loại tiểu thuyết phong tục thôn quê hơn là thuộc vào loại tiểu thuyết xã hội.”[17, tr.191]. Trong bài Khái Hưng – từ tiểu thuyết lí tưởng, phong tục đến tiểu thuyết tâm lí. Bạch Năng Thi cho rằng: “Thừa Tự cũng như Gia Đình là tiêu biểu cho loại tiểu GVHD: Hồ Thị Xuân Quỳnh 14 SVTH: Đoàn Thị Kiều Diễm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1