intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phương thức chiếu vật trong tác phẩm Tô Hoài

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

30
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phương thức chiếu vật trong tác phẩm Tô Hoài được thực hiện với mục tiêu nhằm hiểu biết hơn về sự đa dạng, phong phú của tiếng Việt. Đồng thời, thấy được sự khéo léo, tài tình của Tô Hoài trong việc sử dụng các phương thức chiếu vật. Bên cạnh đó, khi phân tích giá trị các phương thức chiếu vật mà tác giả đã sử dụng còn có thể làm nổi bật, phần nào giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phương thức chiếu vật trong tác phẩm Tô Hoài

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC PHƯƠNG THỨC CHIẾU VẬT TRONG TÁC PHẨM TÔ HOÀI NGUYỄN THỊ KIỀU HOA Hậu Giang, 2013
  2. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC PHƯƠNG THỨC CHIẾU VẬT TRONG TÁC PHẨM TÔ HOÀI Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP NGUYỄN THỊ KIỀU HOA Hậu Giang, 2013
  3. LỜI CẢM ƠN  Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình từ cô Nguyễn Thị Ngọc Điệp. Tôi xin chân thành cảm ơn cô. Trong quá trình học tập tại trường Đại học Võ Trường Toản, tôi cũng đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của quý thầy cô trong việc giảng dạy, định hướng nghiên cứu đề tài, cách tiếp cận và trình bày khóa luận. Tôi cũng đã nhận được sự ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi của Ban Giám hiệu, các thầy cô trong khoa Khoa học cơ bản. Xin cảm ơn cán bộ thư viện Thành phố Cần Thơ đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc tìm kiếm, thu thập tài liệu. Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Xin trân trọng cảm ơn!. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Kiều Hoa i
  4. LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong luận văn là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Kiều Hoa ii
  5. PHIẾU ĐÁNH GIÁ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (Giảng viên hướng dẫn) -------------------------------- 1. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: .................................................................... 2. SINH VIÊN THỰC HIỆN: ......................................................................... MSSV: ...................................... KHÓA: ..................................................... 3. TÊN ĐỀ TÀI: .............................................................................................. ............................................................................................................................ NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN 1. Đánh giá chung quá trình làm luận văn tốt nghiệp: 1.1.Chuyên cần: ................................................................................................ 1.2.Thái độ: ...................................................................................................... 1.3.Khác: .......................................................................................................... ....................................................................................................................... 2. Đánh giá luận văn: 2.1.Đặt vấn đề (theo 5 bước): ............................................................................ .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. 2.2.Nội dung chính: ............................................................................................ .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. iii
  6. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. 2.3.Chú thích, thư mục: ........................................................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. 2.4. Hình thức trình bày: ........................................................................................ 2.4.1. Dung lượng (trang): ............................................................................... 2.4.2. Khuôn khổ: ............................................................................................. 2.4.3. In ấn: ....................................................................................................... 2.4.4. Trình bày: ............................................................................................... 2.4.5.Chính tả, ngữ pháp: ................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. 3. Đánh giá, xếp loại: Đánh giá: ....................................................................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Xếp loại: ........................................................................................................ .................................................................................................................................. ….., ngày tháng năm Giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) iv
  7. TÓM TẮT LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, luận văn PHƢƠNG THỨC CHIẾU VẬT TRONG TÁC PHẨM TÔ HOÀI tập trung vào các vấn đề sau: Chƣơng 1: Lý thuyết về chiếu vật và phƣơng thức chiếu vật. Chương này khái quát lý thuyết về chiếu vật và phương thức chiếu vật, đưa ra các quan niệm của nhiều tác giả về chiếu vật cũng như các phương thức chiếu vật. Chƣơng 2: Khảo sát phƣơng thức chiếu vật trong tác phẩm Tô Hoài. Chương này gồm những nội dung sau: - Thứ nhất, giới thiệu về nhà văn Tô Hoài - Thứ hai, khảo sát các phương thức chiếu vật trong tác phẩm Tô Hoài. Chƣơng 3: Giá trị sử dụng phƣơng thức chiếu vật trong tác phẩm Tô Hoài. Chương này tìm hiểu về nghệ thuật sử dụng phương thức chiếu vật của Tô Hoài và cũng là chương quan trọng của luận văn. Để tìm hiểu rõ hơn giá trị sử dụng các phương thức chiếu vật của nhà văn, chúng tôi tạm chia thành ba đề tài để nghiên cứu: đề tài về loài vật, cuộc sống nông thôn, về miền núi. Chương này sẽ tập trung đi sâu tìm hiểu giá trị sử dụng các phương thức chiếu vật thông qua phân tích các dẫn chứng. v
  8. MỤC LỤC Mở đầu ---------------------------------------------------------------------------------------- 1 1. Lí do chọn đề tài ---------------------------------------------------------------------- 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ---------------------------------------------------------- 1 3. Mục đích nghiên cứu ----------------------------------------------------------------- 4 4. Phạm vi nghiên cứu ------------------------------------------------------------------ 4 5. Phương pháp nghiên cứu ------------------------------------------------------------ 5 Chƣơng 1. LÝ THUYẾT VỀ CHIẾU VẬT VÀ PHƢƠNG THỨC CHIẾU VẬT 1.1. Chiếu vật --------------------------------------------------------------------------------- 6 1.1.1. Khái niệm chiếu vật ------------------------------------------------------------ 6 1.1.2. Điều kiện để thực hiện chiếu vật ---------------------------------------------- 7 1.1.3. Chiếu vật trong diễn ngôn và ngoài diễn ngôn --------------------------- 10 1.1.3.1. Chiếu vật trong diễn ngôn -------------------------------------------- 10 1.1.3.2. Chiếu vật ngoài diễn ngôn -------------------------------------------- 12 1.2. Phƣơng thức chiếu vật -------------------------------------------------------------- 13 1.1.4. Khái niệm phương thức chiếu vật ------------------------------------------ 13 1.1.5. Quan điểm của một số tác giả về phương thức chiếu vật---------------- 13 1.1.5.1. Quan điểm của Đỗ Hữu Châu ---------------------------------------- 13 1.1.5.2. Quan điểm của Diệp Quang Ban------------------------------------- 16 1.1.5.3. Quan điểm của Nguyễn Qúy Thành --------------------------------- 17 1.1.5.4. Quan điểm của Nguyễn Thị Ngọc Điệp- Nguyễn Thị Hồng Nam- Nguyễn Thị Thu Thủy------------------------------------------------- 19 1.1.5.5. Quan điểm của Đỗ Việt Hùng ---------------------------------------- 23 Chƣơng 2. KHẢO SÁT PHƢƠNG THỨC CHIẾU VẬT TRONG TÁC PHẨM TÔ HOÀI 2.1. Vài nét về nhà văn Tô Hoài -------------------------------------------------------- 28 2.1.1. Cuộc đời --------------------------------------------------------------------------- 28 2.1.2. Sự nghiệp sáng tác --------------------------------------------------------------- 29 2.1.3. Phong cách nghệ thuật ----------------------------------------------------------- 31 2.2. Khảo sát phƣơng thức chiếu vật trong tác phẩm Tô Hoài ------------------ 33 2.2.1. Chiếu vật bằng tên riêng -------------------------------------------------------- 33 vi
  9. 2.2.2. Chiếu vật bằng danh ngữ -------------------------------------------------------- 37 2.2.3. Chiếu vật bằng từ xưng hô ------------------------------------------------------ 38 Chƣơng 3. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG PHƢƠNG THỨC CHIẾU VẬT TRONG TÁC PHẨM TÔ HOÀI 3.1. Mảng truyện về loài vật ------------------------------------------------------------- 43 3.1.1. Phương thức chiếu vật bằng tên riêng ----------------------------------------- 44 3.1.2. Phương thức chiếu vật bằng từ xưng hô -------------------------------------- 44 3.1.3. Phương thức chiếu vật bằng danh ngữ ---------------------------------------- 48 3.2. Truyện về cuộc sống nông thôn --------------------------------------------------- 50 3.2.1. Phương thức chiếu vật bằng tên riêng ----------------------------------------- 50 3.2.2. Phương thức chiếu vật bằng từ xưng hô -------------------------------------- 50 3.2.3. Phương thức chiếu vật bằng danh ngữ ---------------------------------------- 56 3.3. Truyện về miền núi ------------------------------------------------------------------ 58 3.3.1. Phương thức chiếu vật bằng tên riêng ----------------------------------------- 58 3.3.2. Phương thức chiếu vật bằng từ xưng hô -------------------------------------- 60 3.3.3. Phương thức chiếu vật bằng danh ngữ ---------------------------------------- 66 Kết luận ------------------------------------------------------------------------------------- 69 Tài liệu tham khảo. vii
  10. Phương thức chiếu vật trong tác phẩm Tô Hoài MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng tôi chọn đề tài Phương thức chiếu vật trong tác phẩm Tô Hoài với nhiều lý do sau: Thứ nhất, Tô Hoài là một nhà văn lớn, có nhiều đóng góp độc đáo, đặc sắc đối với nền văn chương dân tộc. Nhiều tác phẩm của ông đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.Vì thế, thực hiện đề tài nghiên cứu về tác phẩm của nhà văn là một việc làm bổ ích và thiết thực. Thứ hai, thực hiện đề tài này cũng vì sự yêu thích các tác phẩm của Tô Hoài. Nghiên cứu các tác phẩm của nhà văn sẽ làm tăng thêm vốn hiểu biết về từ vựng, các biện pháp nghệ thuật nói chung và phương thức chiếu vật nói riêng. Thứ ba, mặc dù Ngữ dụng học đã xuất hiện khá lâu, được giảng dạy ở hầu hết các trường đại học trên thế giới nhưng ở Việt Nam, môn học này vẫn còn tương đối mới và khá lý thú. Việc chúng tôi nghiên cứu về các phương thức chiếu vật trong tác phẩm của Tô Hoài nhằm làm tăng thêm sự hiểu biết về một trong những vấn đề cơ bản của môn học này. Qua việc thực hiện đề tài, chúng tôi thiết nghĩ đây là cơ hội, là điều kiện để chúng tôi vận dụng những kiến thức đã học đồng thời bổ sung thêm vốn hiểu biết. Trên cơ sở đó, tìm hiểu sâu hơn về tác phẩm của Tô Hoài. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Về chiếu vật và phƣơng thức chiếu vật Trong quyển Đại cương ngôn ngữ học, tác giả Đỗ Hữu Châu đã đề cập đến chiếu vật và chỉ xuất.“Chiếu vật là vấn đề dụng học đầu tiên các nhà logic học quan tâm, do đó cũng là vấn đề thứ nhất của ngữ dụng học”[2; tr.61]. Tác giả đã đi sâu phân tích vào vấn đề chiếu vật và các biểu thức chiếu vật được sử dụng để thực hiện hành vi chiếu vật. Theo tác giả, có ba phương thức chiếu vật lớn: dùng tên riêng, dùng miêu tả xác định và dùng chỉ xuất. Tác giả Đỗ Việt Hùng trong công trình nghiên cứu về Ngữ dụng học cũng đã nhắc đến chiếu vật. Theo tác giả, có hai loại chiếu vật: chiếu vật ngoại chỉ và chiếu GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 1 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Hoa
  11. Phương thức chiếu vật trong tác phẩm Tô Hoài vật nội chỉ. Tương ứng với mỗi loại ta có phương thức chiếu vật ngoại chỉ, phương thức chiếu vật nội chỉ. Các tác giả Nguyễn Thị Ngọc Điệp – Nguyễn Thị Hồng Nam- Nguyễn Thị Thu Thủy trong quyển Ngữ dụng học cũng bàn về chiếu vật và các phương thức chiếu vật. Tác giả đưa ra bốn phương thức chiếu vật cơ bản: bằng danh từ riêng, bằng danh ngữ, bằng từ xưng hô, bằng đại từ (cụm đại từ) chỉ định và thay thế hoạt động, tính chất sự việc. Trong quyển Câu tiếng Việt và việc luyện câu cho học sinh tiểu học, tác giả Nguyễn Qúy Thành cũng nói đến chiếu vật. Tác giả đưa ra khái niệm về quy chiếu và nhấn mạnh vai trò của chiếu vật: trong giao tiếp, người nói cần biết cách diễn đạt để người nghe hiểu đúng ý mình. Tác giả dẫn ra một số phương thức chiếu vật sau: dùng tên riêng, dùng biểu thức miêu tả và chỉ xuất. Tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong quyển Dụng học Việt ngữ cũng bàn về vấn đề quy chiếu, tác giả cũng đưa ra các phương thức quy chiếu thường gặp trong diễn ngôn. Tác giả Bùi Minh Toán và Nguyễn Ngọc San trong quyển Tiếng Việt tập 3 cũng đề cập đến chiếu vật. Tác giả cho rằng: “Sự chiếu vật là dùng một từ nào đó trong ngữ cảnh theo mối quan hệ với việc biểu hiện một đối tượng cụ thể xác định hoặc một tập hợp những đối tượng có giới hạn cụ thể. Sự chiếu vật thể hiện mối quan hệ của từ với ngữ cảnh: ngữ cảnh thể hiện theo ý nghĩa cho từ, đồng thời từ thể hiện một nghĩa cụ thể trong ngữ cảnh”.[19;tr.29] Trong quyển Văn bản và liên kết trong Tiếng Việt, tác giả Diệp Quang Ban có bàn về quy chiếu dưới nhiều góc độ: quy chiếu với tình huống, quy chiếu với văn bản, quy chiếu chỉ ngôi, quy chiếu chỉ định, quy chiếu so sánh. Từ những điều trên, chúng tôi nhận thấy Ngữ dụng học nói chung và vấn đề chiếu vật nói riêng là đối tượng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu các phương thức chiếu vật trong tác phẩm của Tô Hoài. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 2 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Hoa
  12. Phương thức chiếu vật trong tác phẩm Tô Hoài 2.2. Về nhà văn Tô Hoài Tô Hoài là một tác gia lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Chính vì thế, đã có rất nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời cũng như sự nghiệp văn học, phong cách nghệ thuật của ông. Trong quyển Tô Hoài, về tác gia và tác phẩm, các tác giả Phong Lê- Vân Thanh đã tập hợp các bài nghiên cứu, phê bình, giới thiệu về Tô Hoài. Quyển sách gồm 4 phần: Tô Hoài – Văn và đời, Hành trình sáu mươi năm viết, Viết cho thiếu nhi, Tô Hoài – Chuyện nghề. Quyển Tác gia văn xuôi Việt Nam hiện đại ( từ sau 1945) cũng có bài viết “Sáng tác của Tô Hoài”. Bài viết giới thiệu về sự nghiệp sáng tác cũng như những nhận xét, bình luận về các tác phẩm tiêu biểu của nhà văn ở cả hai giai đoạn trước và sau 1945. Bài viết đã cho ta hiểu thêm về Tô Hoài “nhà văn có sức phấn đấu dẻo dai, bền bỉ để bám chắc vào cuộc sống và tự nâng mình lên không ngừng”. [17;tr.117] Hai tác giả Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức trong quyển Nhà văn Việt Nam (1945-1975) tập 1, cũng đã giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của Tô Hoài. Đồng thời tác giả cũng nêu lên những nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật trong một số tác phẩm của Tô Hoài ở hai mảng đề tài: truyện về miền núi và truyện viết cho thiếu nhi. Tác giả còn khẳng định nguồn gốc sáng tạo nghệ thuật của nhà văn: “ Tô Hoài chủ yếu từ cuộc sống mồ hôi nước mắt, từ cuộc đời lam lũ của quần chúng, từ những cái gì rất dân tộc và dân gian mà đi vào con đường sáng tác”.[3;tr.705] Trong quyển 20 nhà văn, nhà văn hóa Việt thế kỉ XX, Phong Lê có bài viết Những miền quê và mùa màng trong văn Tô Hoài. Tác giả đã bàn về quá trình sáng tác của nhà văn Tô Hoài qua cái nhìn xuyên suốt thế kỉ. Tác giả đã nhận xét: Tô Hoài “đã có một sự nghiệp có thể nói là đồ sộ nhất - cả số lượng và chất lượng, chưa ai sánh nổi, in rõ những biến động và đổi thay lớn lao của đất nước trong xuyên suốt thế kỉ XX”.[11;tr.194] GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 3 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Hoa
  13. Phương thức chiếu vật trong tác phẩm Tô Hoài Tác giả Mai Thị Nhung cho ra đời cuốn sách Phong cách nghệ thuật Tô Hoài và bài viết Đặc điểm thế giới nhân vật Tô Hoài trên tạp chí văn học. Trong đó, tác giả cũng đã thu thập rất nhiều ý kiến về nghệ thuật viết văn của Tô Hoài. [13; tr.8]. Trong quyển Truyện ngắn Việt Nam lịch sử- thi pháp- chân dung, tác giả Phan Cự Đệ đã viết về quá trình ra đời, phát triển của truyện ngắn Việt Nam cùng với những gương mặt nhà văn tiêu biểu. Trong đó, Tô Hoài được nhắc đến cùng với các tác giả tên tuổi như Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao,…Người viết đã nhấn mạnh một số đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Tô Hoài như “Lối viết thông minh, hóm hỉnh, thậm chí tinh quái, một đôi nét tâm lí và triết lí đượm sắc thái buồn pha chút mùi vị chua chát kiểu Nam Cao”. [4; tr.50]. Tô Hoài là một tác gia có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Vì thế, nghiên cứu về tác phẩm của Tô Hoài chúng tôi sẽ góp phần làm hoàn thiện hơn cách nhìn nhận, đánh giá về tác phẩm của ông. 3. Mục đích nghiên cứu Với đề tài Phương thức chiếu vật trong tác phẩm Tô Hoài, chúng tôi nghiên cứu nhằm thực hiện các mục đích sau: Thứ nhất, hiểu biết hơn về sự đa dạng, phong phú của tiếng Việt. Thứ hai, thấy được sự khéo léo, tài tình của Tô Hoài trong việc sử dụng các phương thức chiếu vật. Bên cạnh đó, khi phân tích giá trị các phương thức chiếu vật mà tác giả đã sử dụng còn có thể làm nổi bật, phần nào giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. 4. Phạm vi nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài Phương thức chiếu vật trong tác phẩm Tô Hoài, trước tiên chúng tôi tìm hiểu lý thuyết về chiếu vật trong công trình nghiên cứu của nhiều tác giả. Từ đó, chúng tôi vận dụng vào khảo sát các phương thức chiếu vật và phân tích giá trị của nó trong tác phẩm của Tô Hoài. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo tài liệu nghiên cứu về Tô Hoài nhằm tìm hiểu rõ hơn về nội dung sáng tác, phong cách nghệ thuật của nhà văn. Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát và tìm hiểu phương GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 4 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Hoa
  14. Phương thức chiếu vật trong tác phẩm Tô Hoài thức chiếu vật trong 27 tác phẩm của Tô Hoài trong Tô Hoài- truyện ngắn chọn lọc và 3 tác phẩm trong Tuyển tập Tô Hoài. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp hệ thống: nhằm hệ thống các quan điểm về chiếu vật và phương thức chiếu vật, các công trình nghiên cứu về nhà văn Tô Hoài. Phương pháp phân tích: nhằm chỉ ra giá trị các phương thức chiếu vật mà nhà văn sử dụng. Phương pháp liệt kê: nhằm liệt kê các phương thức chiếu vật được sử dụng, liệt kê các dẫn chứng trong tác phẩm. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các thao tác phân tích, chứng minh nhằm làm rõ giá trị từng phương thức chiếu vật mà nhà văn sử dụng. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 5 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Hoa
  15. Phương thức chiếu vật trong tác phẩm Tô Hoài Chƣơng 1 LÝ THUYẾT VỀ CHIẾU VẬT VÀ PHƢƠNG THỨC CHIẾU VẬT 1.1. Chiếu vật 1.1.1. Khái niệm chiếu vật Đây là vấn đề mà các nhà ngữ dụng học quan tâm. Đến nay đã có nhiều khái niệm về chiếu vật. Theo G. Green, “ Thuật ngữ chiếu vật (reference) được dùng để chỉ phương tiện nhờ đó người đó phát ra một biểu thức ngôn ngữ, với biểu thức này người nói nghĩ rằng nó sẽ giúp cho người nghe suy ra được một cách đúng đắn thực thể nào, đặc tính nào, quan hệ nào, sự kiện nào anh ta định nói đến”.[7; tr.34] Theo Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học (Longman) “Chiếu vật được dùng để chỉ mối quan hệ giữa các từ và các sự vật, hành động, sự việc và các phẩm chất mà chúng biểu hiện”.[7; tr.33]. Theo Đại cương ngôn ngữ học, tập 2- Ngữ dụng học của tác giả Đỗ Hữu Châu, “Thuật ngữ chiếu vật (reference) được dùng để chỉ phương tiện nhờ đó người nói phát ra biểu thức ngôn ngữ, với biểu thức này người nói nghĩ rằng nó sẽ giúp cho người nghe suy ra được một cách đúng đắn thực thể nào, đặc tính nào, quan hệ nào, sự kiện nào anh ta định nói đến”[2; tr.61] Các tác giả cuốn Ngữ dụng học quan niệm: “Chiếu vật là hành vi người nói dùng các phương tiện nào đó để chỉ rõ sự vật, hành động, tính chất (vật chiếu) mà mình muốn đề cập: với câu phương tiện này, người nói nghĩ rằng người nghe có thể quy chiếu, có thể suy ra hay nhận biết đúng sự vật, hoạt động, tính chất mà anh ta nói đến”.[7; tr.34] Giáo trình Ngữ dụng học của Nguyễn Thị Thu Thủy cũng định nghĩa chiếu vật như sau: “Chiếu vật là hành vi mà người nói dùng một phương tiện nào đó (trong đó ngôn ngữ là phương tiện quan trọng và chủ yếu) để giúp người nghe nhận biết được sự vật, hiện tượng mà mình định nói đến”.[18; tr.15] GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 6 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Hoa
  16. Phương thức chiếu vật trong tác phẩm Tô Hoài Ngoài ra, một số tác giả có các khái niệm khác về chiếu vật. Tác giả Diệp Quang Ban định nghĩa: “Quy chiếu là khái niệm được lấy làm tiêu chuẩn nội dung cho khái niệm liên kết. Vì vậy, nó có mặt trong nhiều phương thức liên kết, không chỉ riêng phương thức quy chiếu”.[1; tr.181] Theo Cao Xuân Hạo: “ Sở chỉ được dùng để trực tiếp chỉ một đối tượng cụ thể, hay một tập hợp những đối tượng có giới hạn cụ thể”.[9; tr.105]. Theo nhiều tác giả, chiếu vật là dấu hiệu đầu tiên thể hiện quan hệ giữa ngữ cảnh với diễn ngôn. Trong tiếng Việt, mỗi từ đều báo hiệu một cái gì, tức là đều có nghĩa (nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa liên hệ) nhưng tự nó không có nghĩa chiếu vật. Chỉ có người sử dụng từ đó để thực hiện hành vi chiếu vật. Vì vậy, chỉ trong một câu nói cụ thể, các từ mới có nghĩa chiếu vật và có vật chiếu, tức trực tiếp chỉ đối tượng cụ thể hay một tập hợp đối tượng có giới hạn cụ thể. Chiếu vật giúp đưa sự vật, hiện tượng mà mình định nói tới trong thực tế khách quan vào diễn ngôn để phản ánh chúng, biểu đạt chúng,… Trong hoạt động giao tiếp, người nghe sẽ không thể hiểu đúng được nội dung phát ngôn nếu không xác định được các từ ngữ trong phát ngôn quy chiếu vào sự vật nào trong hiện thực. 1.1.2. Điều kiện để thực hiện sự chiếu vật Theo Searle, điều kiện cần thiết để người nói thực hiện một sự chiếu vật là: “Phải tồn tại một và chỉ một sự vật ứng với biểu thức mà anh ta thực hiện và người nghe phải được cung cấp các phương tiện đầy đủ để nhận biết sự vật từ việc người nói nói biểu thức đó ra”. [2; tr.313]. Theo Đỗ Hữu Châu, điều kiện thứ nhất liên quan đến chính sự vật được quy chiếu. Điều kiện thứ hai liên quan tới các biểu thức chiếu vật. Điều kiện thứ nhất nêu ra sự tồn tại của bản thân sự vật như là điều kiện để sự vật trở thành sự vật được quy chiếu. Theo cách phát biểu của Searle, sự tồn tại đó phải duy nhất (một và chỉ một). Tác giả đã nhận xét rằng, nghĩa chiếu vật của biểu thức chiếu vật có thể là một, có thể là một số thậm chí toàn bộ một loại sự vật. Do đó, tính duy nhất của sự tồn tại của sự vật chỉ thích ứng với các biểu thức chiếu vật số ít, không thích hợp với tất cả các biểu thức chiếu vật thường gặp trong diễn ngôn. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 7 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Hoa
  17. Phương thức chiếu vật trong tác phẩm Tô Hoài Vì vậy, Đỗ Hữu Châu đã phát biểu lại điều kiện thứ nhất: “Phải tồn tại một hoặc những sự vật ứng với biểu thức chiếu vật mà người nói thực hiện”. [2; tr.313] Nhưng sự vật tồn tại ở đâu? Trước đây, trong logic học đã từng có một cuộc tranh luận xung quanh một nghịch lí, được gọi là nghịch lí tồn tại. Nghịch lí đó như sau: Chúng ta có thể phát biểu: Thiên đường không tồn tại. (1) “thiên đường” là một biểu thức chiếu vật. Khi nói biểu thức “thiên đường” thì ta đã mặc nhiên thừa nhận sự tồn tại của nó (Theo điều kiện của Searle: có tồn tại thì mới thực hiện được biểu thức chiếu vật). Thế nhưng câu nói lại phủ định chính cái đã được công nhận là tồn tại ấy. Mệnh đề “Thiên đường không tồn tại” chứa đựng một mâu thuẫn nội tại không thể khắc phục nổi. Nghịch lí tồn tại là một trong những nghịch lí của ngôn ngữ tự nhiên khi được dùng để thể hiện những mệnh đề logic. Sự thật thì mệnh đề trên có tự mâu thuẫn không ? Trả lời câu hỏi này cũng tức là trả lời về vị trí tồn tại của sự vật, tức là sự tồn tại của nghĩa chiếu vật trong các biểu thức chiếu vật. Theo Đỗ Hữu Châu, trước hết cần lưu ý những mệnh đề như trên không phải là những mệnh đề tự tại, có nghĩa là có thể nêu ra mà không lệ thuộc vào bất cứ một mệnh đề nào trước đó. Mệnh đề (1) được dùng để bác bỏ một mệnh đề tiền ngôn tức là một mệnh đề trước đó, có nghĩa là để đáp lại một mệnh đề trong đó sự tồn tại của “thiên đường” được thừa nhận bằng một biểu thức chiếu vật đúng theo điều kiện thứ nhất, kiểu như: “Thiên đường là nơi Chúa Trời và các thánh thần ngự trị.” (2) hoặc: “Có thiên đường trên chúng ta.”…(3) Như vậy, có nghĩa là sự vật trở thành nghĩa chiếu vật của một biểu thức chiếu vật, bất kể nó tồn tại ở đâu, trước hết phải được người nói nhận thức, có nghĩa là nó phải tồn tại trong ý thức của người nói. Vậy, ý thức là địa bàn tồn tại đầu tiên của sự vật- nghĩa chiếu vật. Thứ hai, chúng ta đã làm quen với khái niệm thế giới khả hữu- hệ quy chiếu. Nếu có ai đó thừa nhận sự tồn tại (tường minh hoặc hàm ẩn) của một cái gì đó (kể cả hoạt động, sự kiện, đặc tính) là đã thừa nhận sự tồn tại của nó trong một thế giới khả hữu nào đó (kể cả thế giới ảo tưởng, thế giới tín ngưỡng) mà anh ta xem như là GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 8 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Hoa
  18. Phương thức chiếu vật trong tác phẩm Tô Hoài địa bàn tồn tại của sự vật anh ta đang nói đến. Cho nên, nếu nói (2) và (3) là chúng ta đã đặt “thiên đường” trong thế giới khả hữu mà một tín ngưỡng nào đó xây dựng nên. Trong thế giới khả hữu ấy tồn tại cái gọi là “thiên đường” và nói chung khi thừa nhận bất kì một sự vật nào, chúng ta đã mặc nhiên thừa nhận một thế giới khả hữu trong đó có sự vật mà chúng ta chiếu vật cùng với những quá trình, đặc tính, sự kiện mà thể thống nhất của chúng lập thành chính thế giới khả hữu đó. Còn khi bác bỏ sự tồn tại của nó bằng một phát ngôn phủ định siêu ngôn ngữ, thì chúng đã dịch chuyển thế giới khả hữu mà không tự giác. Như thế, địa bàn tồn tại thứ hai của sự vật - nghĩa chiếu vật là thế giới khả hữu- hệ quy chiếu mà người nói chọn làm hệ quy chiếu cho phát ngôn của mình. Vì thế: phải tồn tại một hoặc những sự vật trong thế giới khả hữu mà người nói đã chọn làm hệ quy chiếu cho diễn ngôn của mình. Tóm lại, điều kiện để thực hiện hành vi chiếu vật là xác lập thế giới khả hữu- hệ quy chiếu. Đây là điều kiện tiên quyết, quan trọng để thực hiện hành vi chiếu vật. Ví dụ, khi ta nghe hình thức ngữ âm Thái Bình, nếu ta chưa xác định thế giới khả hữu - hệ quy chiếu thì chúng ta chưa biết nó chỉ cá thể người, cá thể sông, cá thể khách sạn hay cá thể nào khác. Theo tác giả Đỗ Hữu Châu thì logic học thảo luận về vấn đề nghĩa của các biểu thức chiếu vật, theo cách đặt vấn đề phân biệt sự vật được chiếu vật và nghĩa. Sao Hôm (Evening Star) và Sao Mai (Morning Star) tuy cùng quy chiếu một sự vật (Sao Kim theo thuật ngữ thiên văn học) nhưng có nghĩa khác nhau. Những nhà triết học lớn cho rằng tên riêng không có nghĩa. Nhưng nếu tên riêng không có nghĩa, nó sẽ mất luôn khả năng chiếu vật. Bất cứ tên riêng nào theo quy tắc đặt tên, tự chúng đã mang những gợi ý về thế giới khả hữu - hệ quy chiếu của nó. Thế giới khả hữu – hệ quy chiếu là bộ phận cơ sở tạo nên nghĩa của tên riêng tuân thủ các quy tắc sau: - Mỗi loại sự vật được chiếu vật có kiểu tên riêng đặc trưng : tên người khác tên con vật, khác tên quốc gia, dân tộc, tên sông, tên núi,… - Qua hình thức tên riêng, chúng ta xác định được thế giới khả hữu nào đang được nói đến, loại bỏ được những sự vật không tương thích với kiểu đặt tên đó. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 9 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Hoa
  19. Phương thức chiếu vật trong tác phẩm Tô Hoài Yếu tố từ vựng trong tên riêng Việt Nam có thể đóng vai trò chỉ dẫn về thế giới khả hữu. Ví dụ, nếu tên riêng là Mực thì chúng ta nhận biết ngay sự vật là chó, tên là Mun, Mướp thì biết ngay là mèo, còn tên Ô thì biết ngay là ngựa,…Thêm vào đó, trong phát ngôn các tên riêng thường ít xuất hiện một mình. Nó thường có các danh từ chung đi kèm như nước Nhật, ông Nhật. Đặc biệt tên người Việt Nam phải kèm theo cả họ, tiếng đệm (Thị, Văn, Minh), tên lót (Mộng, Thúy, Kiều, Thành) và trong phát ngôn Việt Nam, thường có các từ chỉ chức danh đi trước, kể cả các từ thân tộc như chú Nam, anh Hoàng,…hoặc ít nhất phải có các từ như thằng, con,…. 1.1.3. Chiếu vật trong diễn ngôn và chiếu vật ngoài diễn ngôn 1.1.3.1. Chiếu vật trong diễn ngôn Theo Đỗ Hữu Châu, “Chỉ xuất trong diễn ngôn (trong văn bản) là chỉ xuất sự vật đang được nói tới trong một lời nói, một phát ngôn theo việc nó đã được nói đến trong tiền văn hay có sẽ được nói tới trong hậu văn hay không”.[2; tr.85] Chiếu vật trong diễn ngôn là chiếu vật theo lối thay thế. Biểu thức chiếu vật đang được nói tới trong một phát ngôn được dùng để thay thế cho sự vật đã được nói trước trong tiền văn hoặc sẽ được nói tới trong hậu văn. Chúng ta cùng xét ví dụ sau: Lớp bàn về khuyết điểm của Nam trong học tập. Về điều ấy, tôi có ý kiến như thế này: Nam đã tỏ ra không tôn trọng tập thể. Biểu thức “điều ấy” thay thế cho biểu thức chiếu vật “khuyết điểm của Nam trong học tập” đã được nói ở tiền văn. Biểu thức này có tính chất hồi chỉ. Biểu thức “như thế này” thay thế cho điều sẽ được nói ở sau: Nam đã tỏ ra không tôn trọng tập thể. Biểu thức này có tính chất khứ chỉ. Sự vật được chỉ xuất trong diễn ngôn thường nằm trong ý thức của những người giao tiếp trong một cuộc giao tiếp. Việc dùng từ “ấy” vốn là từ định vị không gian khách quan để tạo nên các biểu thức ngôi thứ ba: cái ấy, vật ấy, người ấy, ông ấy, bà ấy,… có nguyên do là ở đây. Theo Diệp Quang Ban, quy chiếu đến văn bản là thiết lập mối quan hệ về mặt nghĩa giữa yếu tố ngôn ngữ này với yếu tố ngôn ngữ kia cùng nằm trong một văn bản. Cách quy chiếu này được gọi là quy chiếu đến văn bản hay quy chiếu nội GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 10 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Hoa
  20. Phương thức chiếu vật trong tác phẩm Tô Hoài hướng. Vì nó giúp tích hợp được câu này với câu khác sao cho cả hai cùng nhau làm thành một bộ phận của chính văn bản đó. Vì vậy, quy chiếu nội hướng được coi như một tiêu chuẩn của liên kết. Nói cách khác, sự quy chiếu nội hướng thiết lập mối quan hệ giữa yếu tố ngôn ngữ này với yếu tố ngôn ngữ kia trong cùng một văn bản để cho thấy những câu chứa chúng có liên kết với nhau. Hãy xét ví dụ sau: Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vƣơng, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị, như tâm hồn của tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế ngƣời trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm. Trong ví dụ trên, ba yếu tố định danh: một trang nam nhi, tráng sĩ ấy, người trai làng Phù Đổng cùng quy chiếu về yếu tố định danh Phù Đổng Thiên Vương. Nhờ đó mà các bộ phận văn bản chứa ba tên gọi sau liên kết chặt chẽ được với bộ phận chứa Phù Đổng Thiên Vương và tất cả bốn bộ phận đang xét liên kết được với nhau. Yếu tố định danh Phù Đổng Thiên Vương là yếu tố (có tác dụng) giải thích (được tiền giả định), ba yếu tố định danh còn lại là những yếu tố được giải thích (chứa tiền giả định). Theo Diệp Quang Ban, quy chiếu đến văn bản được thực hiện dưới hai dạng cơ bản là hồi chiếu (còn gọi là hồi chỉ) và khứ chiếu (còn gọi là khứ chỉ). Hồi chiếu là trường hợp yếu tố giải thích xuất hiện trước, yếu tố được giải thích xuất hiện sau. Vì vậy, muốn hiểu yếu tố được giải thích thì phải quay trở lại với yếu tố giải thích nằm trong phần lời đã nói trước đó, tức là tham khảo ở phần lời đã có trước yếu tố được giải thích. Ví dụ: 1) Bữa ăn ấy Huệ không dám ngồi với chúng tôi. Người đàn bà địa vị kém cỏi ấy không rời ra khỏi xó bếp. Vì chắc chị ta tự xét chỉ xứng đáng với nơi hèn ấy mà thôi. Trong ví dụ đang xét, tồn tại hai trường hợp quy chiếu. Cả hai đều thuộc dạng hồi chiếu, có thể minh họa như sau: GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 11 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Hoa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2