intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp thơ Tố Hữu qua tập thơ Từ ấy

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

27
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp thơ Tố Hữu qua tập thơ Từ ấy được thực hiện với mục tiêu nhằm tìm hiểu những vấn đề chung về thi pháp, một ngành nghiên cứu văn học mới; tìm hiểu vấn đề thi pháp, trong một tập thơ cụ thể để thấy được cái hay cái riêng của tập thơ từ khía cạnh thi pháp, và những điều nhà thơ muốn gửi gắm. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp thơ Tố Hữu qua tập thơ Từ ấy

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC THI PHÁP THƠ TỐ HỮU QUA TẬP THƠ TỪ ẤY DƯƠNG THỊ THÙY TRANG Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC THI PHÁP THƠ TỐ HỮU QUA TẬP THƠ TỪ ẤY Giảng viên hướng dẫn: Sinh vên thực hiện: NGUYỄN HOA BẰNG DƯƠNG THỊ THÙY TRANG Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
  3. LỜI CẢM ƠN  Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, cán bộ, nhân viên trường Đại học Võ Trường Toản, Khoa sư phạm, thư viện đại học Võ Trường Toản và thư viện thành phố Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận. Trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã giành nhiều tâm huyết, hết lòng giảng dạy, giúp tôi và các sinh viên khác có được những kiến thức quý báo và những phương pháp, kỹ năng cần thiết trong công tác chuyên môn sau này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc Tiến sĩ Nguyễn Hoa Bằng đã chỉ dạy tôi tận tình giúp tôi hoàn thành khóa luận. Hậu giang, ngày…tháng…năm…… Tôi xin chân thành biết ơn! Dương Thị Thùy Trang i
  4. LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong luận văn là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) Dương Thị Thùy Trang ii
  5. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii MỤC LỤC iii MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 5 4. Phạm vi nghiên cứu 6 5. Phương pháp nghiên cứu 6 Chương 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ THI PHÁP KHÁI QUÁT THI PHÁP THƠ TỐ HỮU 7 1.1. Lí luận chung về thi pháp và thi pháp học 7 1.1.1. Về “Thi pháp” 7 1.1.1.1. Các ý kiến khác nhau về khái niệm “ thi pháp” 7 1.1.1.2. Xác định khái niệm “thi pháp” 9 1.1.2. Về “Thi pháp học” 9 1.1.2.1. Khái niệm “thi pháp học” 9 1.1.2.2. Đối tượng và phương pháp của thi pháp học 10 1.2. Khái quát về thi pháp thơ Tố Hữu 12 1.2.1. Thi pháp nhân vật, thời gian, không gian nghệ thuật 12 1.2.1.1. Thi pháp nhân vật 12 1.2.1.2. Thi pháp không gian nghệ thuật 13 1.2.1.3. Thi pháp thời gian nghệ thuật 13 1.2.2. Thi pháp thể loại, kết cấu, ngôn ngữ 15 1.2.2.1. Thi pháp thể loại 15 1.2.2.2. Thi pháp kết cấu 15 iii
  6. 1.2.2.3. Thi pháp ngôn ngữ 16 Chương 2: THI PHÁP NHÂN VẬT, KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TỪ ẤY 17 2.1. Thi pháp nhân vật trong Từ ấy của Tố Hữu 17 2.1.1. Lí luận chung về thi pháp nhân vật 17 2.1.1.1. Nhân vật văn học và thi pháp nhân vật 17 2.1.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người 17 2.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong Từ ấy 18 2.1.2.1. Con người cách mạng 18 2.1.2.2. Con người hòa lẫn đồng nhất với đất nước 21 2.1.2.3. Con người tự do hướng đến ngày mai tươi sáng 24 2.1.2.4. Con người mang tấm lòng son sắt nghĩa tình 27 2.2. Thi pháp thời gian nghệ thuật trong Từ ấy 28 2.2.1. Lí luận chung về thi pháp thời gian nghệ thuật 28 2.2.1.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật 28 2.2.1.2. Cấu trúc và biểu hiện của thời gian nghệ thuật 29 2.2.2. Thời gian nghệ thuật trong Từ ấy 30 2.2.2.1. Thời gian lịch sử 30 2.2.2.2. Thời gian vận động 33 2.2.2.3. Thời gian hướng đến tương lai 34 2.3 Thi pháp không gian nghệ thuật trong Từ ấy của Tố Hữu 36 2.3.1. Lí luận chung về thi pháp không gian nghệ thuật 36 2.3.1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật 36 2.3.1.2. Cấu trúc và biểu hiện của không gian nghệ thuật 37 2.3.1.3. Tính chất và chức năng của không gian nghệ thuật 37 2.3.2. Thi pháp không gian nghệ thuật trong Từ ấy của Tố Hữu 37 2.3.2.1. Không gian bầu trời tự do 37 2.3.2.2. Không gian đời thường 39 2.3.2.3. Không gian con đường 42 iv
  7. Chương 3: THI PHÁP THỂ LOẠI, KẾT CẤU, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TỪ ẤY CỦA TỐ HỮU 46 3.1. Thi pháp thể loại trong Từ ấy của Tố Hữu 46 3.1.1. Lí luận chung về thi pháp thể loại 46 3.1.1.1. Khái niệm về thi pháp thể loại 46 3.1.1.2. Ba dòng nội dung của thi pháp thể loại hiện nay 46 3.1.2. Thi pháp thể loại trong tập thơ Từ ấy 47 3.2. Thi pháp kết cấu trong Từ ấy của Tố Hữu 49 3.2.1. Lí luận chung về thi pháp kết cấu 49 3.2.1.1. Khái niệm về thi pháp kết cấu 49 3.2.1.2. Các phương diện của thi pháp kết cấu 49 3.2.2. Thi pháp kết cấu trong Từ ấy 50 3.2.2.1. Kết cấu tương phản 50 3.2.2.2. Kết cấu so sánh 52 3.2.2.3. Kết cấu hô ứng 55 3.2.2.4. Kết cấu trùng điệp 56 3.3. Thi pháp ngôn ngữ và giọng điệu trong Từ ấy của Tố Hữu 59 3.3.1. Lí luận chung về thi pháp ngôn ngữ và giọng điệu 59 3.3.1.1. Những vấn đề chung về thih pháp và ngôn ngữ 59 3.3.1.2. Những vấn đề chung về thi pháp giọng điệu 62 3.3.2. Thi pháp ngôn ngữ và giọng điệu trong Từ ấy 63 3.3.2.1. Thi pháp ngôn ngữ trong Từ ấy 63 3.3.2.2. Thi pháp giọng điệu trong Từ ấy 67 KẾT LUẬN 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 v
  8. Thi pháp tập thơ Từ ấy của Tố Hữu MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tố Hữu là một cây đại thụ trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ Tố Hữu gắn liền với các chặng đường cách mạng của dân tộc và lắng sâu trong lòng quần chúng nhân dân suốt thời gian qua. Đánh giá về thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên đã từng nhận định: “Nói đến Tố Hữu về thơ phải nói vai trò mở đầu và hiện vẫn là dẫn đầu của anh trong nền thơ hiện thực xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Sự thành công của anh trước Cách mạng đã xúc tiến sự hình thành của thơ hiện thực xã hội chủ nghĩa sau Cách mạng” [11, tr.39]. Tố Hữu là nhà thơ xuất sắc và tiêu biểu của thơ ca cách mạng. Là sản phẩm của cuộc đấu tranh cách mạng, đồng thời là người giữ vai trò tuyên truyền, cổ động, truyền lệnh của cách mạng, thơ Tố Hữu có sức cảm hóa, chinh phục đông đảo quần chúng nhân dân trong một thời kỳ mấy mươi năm. Với vị trí và sức mạnh của mình, thơ Tố Hữu đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến những đặc điểm và xu hướng vận động của nền thơ ca cách mạng trong giai đoạn 1945 – 1975. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị. Mọi sự kiện, vấn đề lớn của đời sống Cách mạng, lí tưởng chính trị những tình cảm chính trị thông qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật thực sự. Tố Hữu là nhà thơ của lẽ sống lớn, của tình cảm lớn, niềm vui lớn của Cách mạng và con người cách mạng. Thơ Tố Hữu luôn thu hút được sự quan tâm của giới phê bình, nghiên cứu văn học và không chỉ được giảng dạy trong nhà trường phổ thông mà cả đại học. Thơ Tố Hữu là một thành tựu nổi bật của thơ ca Cách mạng Việt Nam. Đó là bài ca của thời đại Hồ Chí Minh đấu tranh anh hùng và thắng lợi vẻ vang, bài ca về lẽ sống lớn, về ân tình cách mạng sâu nặng, về niềm vui tin cách mạng mới mẻ, trong trẻo. Thơ Tố Hữu đã được đánh giá, tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau, từ nội dung tư tưởng tới hình thức, phong cách, từ đề tài, chủ đề, hình tượng tới phương pháp sáng tác, thể loại, ngôn ngữ. Có thể nói giới nghiên cứu đã tích lũy được một vốn tri thức hết sức phong phú về tư tưởng và nghệ thuật thơ Tố Hữu. Hầu như không còn tập thơ, bài thơ nào có giá trị của ông mà không được bàn đến, không có hình tượng thơ hoặc câu thơ hay nào của ông mà không được phát hiện. Như trên ta thấy, thơ Tố Hữu được các nhà nghiên cứu phê bình tiếp cận ở nhiều hướng khác nhau nhưng theo hướng thi pháp học thì rất ít. Trong các bộ môn của ngành nghiên cứu văn học hiện nay như lịch sử văn học, phê bình văn học thì thi pháp học là một bộ môn nghiên cứu có nhiệm vụ đặc thù. Người đọc hôm nay GVHD: Nguyễn Hoa Bằng SVTH: Dương Thị Thùy Trang 1
  9. Thi pháp tập thơ Từ ấy của Tố Hữu không chỉ thỏa mãn với việc mô tả các loại hình tượng nghệ thuật, phân tích từng loại chủ đề hay ở sự phát hiện câu hay, lời đắt, nhịp mới, không muốn bằng lòng với việc chỉ ra chỗ này có hơi ca dao, chỗ kia phảng phất giọng Huế, chỗ nọ có dáng “thơ mới”. Mà ngày nay tư duy lí luận ngày càng đòi hỏi nắm bắt thơ Tố Hữu như một chỉnh thể, một thế giới nghệ thuật có quy luật vận động nội tại của nó. Vấn đề nghiên cứu thi pháp học hiện nay đang được chú ý nghiên cứu, đây là một vấn đề mới và rất thú vị nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Vì thế, tôi chọn vấn đề nghiên cứu thi pháp thơ Tố Hữu để tìm hiểu rõ hơn về thi pháp. Tố Hữu có tất cả 7 tập thơ và ở mỗi tập điều có nét đặc sắc riêng. Nhưng ở đây tôi chọn tập thơ Từ ấy để hiểu rõ hơn về thi pháp thơ Tố Hữu trong buổi đầu giác ngộ lý tưởng Cách mạng. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Nghiên cứu về thơ Tố Hữu Trên bầu trời của nền văn học Việt Nam hiện đại, Tố Hữu luôn được coi là ngôi sao sáng ngời, là người mở đầu và dẫn đầu tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng. Hơn 60 năm sáng tác, Tố Hữu đã để lại một sự nghiệp đồ sộ. Với ba bài tiểu luận: Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, với thời đại ta (1973), Cuộc sống Cách mạng và văn học nghệ thuật (1981), Phấn đấu vì một nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa (1981) và bảy tập thơ: Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1971), Máu và Hoa (1977), Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (2001), mỗi tập mang đến một vẻ độc đáo riêng. Khi vừa ra đời thơ Tố Hữu đã trở thành một hiện tượng, một đối tượng nghiên cứu lớn của giới học thuật, thu hút hầu hết các nhà nghiên cứu, phê bình tên tuổi trong cả nước: K và T, Trần Minh Tước, Trần Huy Liệu, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Lê Đình Kỵ, Hà Minh Đức, Vũ Đức Phúc, Phan Cự Đệ, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử…và các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông…cũng đã góp phần vào những tiểu luận phê bình về thơ Tố Hữu khá sắc sảo, tinh tế. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về thơ Tố Hữu. Trong đó nổi bật nhất là ba công trình. Thơ Tố Hữu của Lê Đình Kỵ (1979), Thơ Tố Hữu tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí của Nguyễn Văn Hạnh (1985) và Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử (1987). 2.2. Nghiên cứu về tập thơ Từ ấy Từ ấy, tập thơ 10 năm của một nhà thơ và cũng là mười năm của Cách mạng Việt Nam. Nhà thơ nào dầu muốn dầu không cũng không thoát ra thời đại mình đang sống. Và chính thái độ đối với thời đại nó đánh giá phần lớn tác phẩm của nhà thơ. Tố Hữu lớn lên trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Mặt trận GVHD: Nguyễn Hoa Bằng SVTH: Dương Thị Thùy Trang 2
  10. Thi pháp tập thơ Từ ấy của Tố Hữu bình dân thành lập. Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh công khai trên các mặt trận kinh tế, chính trị, văn hóa. Đồng thời trên thế giới, nổi lên một cao trào đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. Tố Hữu được cái vinh dự, gặp Đảng ngay từ ấy, khi còn là một thanh niêm mười bảy tuổi và đã góp thơ mình vào cuộc đấu tranh Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Khi viết phê bình về thơ Tố Hữu , giáo sư Đặng Thai Mai đã nhận xét “Từ ấy kết tinh trên hoạt động của thi sĩ từ ngày mới vào Đảng, phụ trách công tác thanh niên dân chủ ở Huế, qua những năm bị tù đày, rồi vượt ngục, rồi trở lại hoạt động bí mật cho đến ngày Cách mạng tháng Tám thành công (1945)”,“Từ ấy là bản cáo trạng gay gắt nhân danh phẩm giá của con người lao khổ, nhân danh chủ nghĩa nhân đạo để chống một chế độ tàn bạo, ngoan cố; nhân danh cái đẹp của thiên nhiên và của nghệ thuật, của chân lý và công lý để phản kháng với cái xấu xa, cái giả dối của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, hống hách; nhân danh cái mới và sự sống chống lại cái lạc hậu và cái chết. Từ ấy là bản quyết tâm thư của một chiến sĩ không hề do dự trước nhiệm vụ, không hề lùi bước trước bạo lực của quân địch, không tuyệt vọng trên những bước đường thử thách đau đớn nhất” [11, tr.72 -75]. Ý kiến của Đặng Thai Mai, trong Mấy ý nghĩ, ông đã nhận định về tập thơ Từ ấy của Tố Hữu như sau: “Thơ Tố Hữu là “bó hoa lửa” lộng lẫy, nồng nàn, kết tinh trên cơ sở của một hiện thực vĩ đại: cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong mười năm, dưới ánh sáng của Đảng, của tư Tưởng Mác – Lênin” [13, tr.366]. Nhà thơ Xuân Diệu trong Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ nhận định: “Từ ấy chính là thơ của Tố Hữu, mang dấu hiệu của Tố Hữu chứ không ai khác, rất độc đáo. Cái độc đáo ấy là do tâm hồn của Tố Hữu quyết định; chất tình cảm, chất tư tưởng của Tố Hữu là nội dung đã quyết định cho hình thức những bài thơ, đoạn thơ thành xuất sắc, ưu tú”[13, tr.414]. Phan Cự Đệ, với công trình nghiên cứu Một bông hoa tươi thắm nhất của vườn thơ Cách mạng, trong công trình này ông đã nhận định “phong cách của nhà thơ Tố Hữu không thể giống phong cách của các nhà thơ lãng mạn tiêu cực đương thời vì thế giới quan của Tố Hữu khác xa thế giới quan của họ. Càng không thể nói có một “phong cách lãng mạn” chung cho các nhà thơ lãng mạn tiêu cực và lãng mạn cách mạng” [13, tr.423]. Cuối cùng Phan Cự Đệ đã khẳng định Từ ấy là một bông hoa tươi thắm nhất của vườn thơ cách mạng: “Tôi đã chứng minh thơ Tố Hữu hình thành và phát triển trong phong trào thơ ca cách mạng từ 1936 – 1945. Nó là con đẻ của phong trào, nhưng đồng thời cũng là tiếng nói tiêu biểu, kết tinh cao nhất của phong trào. Nó là bông hoa tươi thắm nhất của vườn thơ cách mạng. Tách thơ Tố Hữu ra khỏi phong GVHD: Nguyễn Hoa Bằng SVTH: Dương Thị Thùy Trang 3
  11. Thi pháp tập thơ Từ ấy của Tố Hữu trào thơ ca cách mạng 1936 – 1945 thì không thể nào hiểu thơ Tố Hữu và đồng thời cũng không đánh giá đúng mức thơ Tố Hữu, đỉnh cao nhất của thơ ca cách mạng 1930 – 1945” [13, tr.430]. Hoàng Minh Châu, với công trình nghiên cứu Về giá trị tập thơ Từ ấy và phương pháp sáng tác của Tố Hữu, ông đã khẳng định: “Từ ấy có kế thừa chăng là kế thừa cái truyền thống thơ ca cách mạng của dân tộc, kế thừa những hình ảnh đất nước quê hương” [13, tr.431]. Về lời thơ trong Từ ấy của Tố Hữu, Hoàng Minh Châu đã nhận định: “Tôi thấy giá trị lớn lao của lời thơ Tố Hữu là đã đánh bạt được những lời ru ngủ, đầu độc thanh niên lúc bấy giờ” [13, tr.434]. Huỳnh Lý, với công trình nghiên cứu Nên xét thơ Tố Hữu như một thực thể động, cũng đã cho rằng: “Những ý kiến cho rằng thơ Tố Hữu thoát thai từ thơ mới, rằng Tố Hữu là nhà thơ tiểu tư sản,…đã đành là không đúng. Nhưng còn nói như ý kiến bạn Hoàng Minh Châu, thơ Tố Hữu không còn chút rơi rớt tiểu tư sản nào cả, không có quan hệ gì với thơ mới, thậm chí không dung cho người ta gắn thơ mới với phong trào thơ ca cách mạng, coi Tố Hữu như một cái đỉnh, nhưng một cái đỉnh tuyệt vời, chơi vơi ở trên hết cả trong văn học của thời đại, tôi tưởng là cũng chưa nắm được chân giá trị tập Từ ấy”[13, tr.435-436]. Trên đây là những ý kiến khác nhau về tập thơ Từ ấy của Tố Hữu. 2.3. Nghiên cứu về thi pháp tập thơ Từ ấy Trong cuốn Thi pháp thơ Tố Hữu Trần Đình Sử đã nhắc đến những vấn đề về thi pháp trong tập thơ Từ ấy như: Quan niệm nghệ thuật về con người. Đó là con người cách mạng, đang chiến đấu hết mình để bảo vệ Tổ quốc, họ là những con người hòa lẫn đồng nhất với đất nước, với quốc gia dân tộc. Cá nhân được thể hiện như là đại diện tiêu biểu cho dân tộc, cho Đảng và quần chúng cách mạng là biểu hiện trực tiếp của “nhịp sống lớn”, của “ niềm vui chung” của “ tình cảm lớn” hay của lẽ sống lớn, chứ không phải là một cá nhân mang nội dung khái quát thông thường. Đặc biệt ta thấy trong Từ ấy hình ảnh con người tự do hướng đến tương lai. Tương lai đó trước mặt ta biển rộng Trên đầu ta lồng lộng gió trời cao Rồi mai đây giữa một buổi xuân đào Ta sẽ tới ru mình trong vịnh bạc (Như những con tàu) Không gian trong Từ ấy đã tách không gian đời tư ra khỏi không gian cộng đồng. Sống trong cách mạng kháng chiến con người đã thoát khỏi lũy tre làng, ngôi nhà, vườn tược để đi ra con đường lớn của cách mạng. Nếu không gian đời tư có GVHD: Nguyễn Hoa Bằng SVTH: Dương Thị Thùy Trang 4
  12. Thi pháp tập thơ Từ ấy của Tố Hữu xuất hiện thì cũng chỉ để làm nền cảnh cho không gian xã hội, để có thể thấy được sự uất hận của con người từ đó đứng lên đi theo cách mạng. Thời gian trong Từ ấy là thời gian lịch sử - xã hội, do vậy, không tĩnh tại, đồng đều. Thời gian ở đây là thời gian của con người, thời gian của Nhân Dân, Dân tộc, ở đây thời gian lịch sử xuất hiện như viễn cảnh của thời gian cá nhân. Tuy nhiên Tố Hữu bao giờ cũng miêu tả một hình tượng thời gian lịch sử cụ thể, vạch ra mối quan hệ biện chứng của nó với thời gian cá nhân. Tố Hữu là người đầu tiên đem điểm tính thời gian đời tư vào với điểm tính thời đại mới: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim (Từ ấy) Trong Từ ấy Tố Hữu thiên về khai thác giọng nói nhiệt huyết, trẻ trung, tìm lối nói cường điệu giàu ý vị lãng mạng, ở Từ ấy, giọng nói lãng mạng và khí thế cách mạng không tách rời nhau, lời thơ lãng mạng và lời nhiệt huyết quyết hi sinh không tách rời nhau. Lãng mạng là cái vỏ mới của lời huyết thệ, của niềm tin và niềm vui chiến thắng. Nghiên cứu thơ Tố Hữu từ phương diện phong cách nghệ thuật đã có nhiều tác giả quan tâm. Nhưng về mặt thi pháp thì chỉ có công trình nghiên cứu của Trần Đình Sử trong Thi pháp thơ Tố Hữu. Ông đã đi vào tìm hiểu các phương diện chủ yếu của thi pháp một cách bao quát từng tập thơ của Tố Hữu như: thể tài, quan niệm nghệ thuật về con người, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật…giúp chúng ta phát hiện ra cái hay về thi pháp của từng tập thơ. Trong luận văn này tôi đi sâu tìm hiểu về thi pháp thơ Tố Hữu trong tập thơ Từ ấy. Để đi sâu vào tìm hiểu thi pháp trong tập thơ của Tố Hữu, tôi dựa vào thành tựu của những công trình nghiên cứu trước làm nền tảng cơ sở ban đầu. Tuy nhiên đây không phải là sự lặp lại một cách máy móc mà là sự kế thừa và phát huy trên nguyên tắc đi sâu vào vấn đề thi pháp của tập thơ Từ ấy, để từ đó có góc nhìn đầy đủ hơn về thi pháp trong một tập thơ của Tố Hữu. 3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài Thi pháp tập thơ Từ ấy của Tố Hữu, luận văn hướng vào những mục đích cụ thể sau: Tìm hiểu những vấn đề chung về thi pháp, một ngành nghiên cứu văn học mới. Tìm hiểu vấn đề thi pháp, trong một tập thơ cụ thể để thấy được cái hay cái riêng của tập thơ từ khía cạnh thi pháp, và những điều nhà thơ muốn gửi gắm. GVHD: Nguyễn Hoa Bằng SVTH: Dương Thị Thùy Trang 5
  13. Thi pháp tập thơ Từ ấy của Tố Hữu Việc nghiên cứu vấn đề thi pháp trong tập thơ Từ ấy, giúp tôi hiểu rõ hơn về vấn đề thi pháp trong thơ, đồng thời có dịp thực hành cũng cố thêm những kiến thức đã được học. Tìm hiểu về Từ ấy còn giúp tôi tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng và phương pháp trong vấn đề nghiên cứu khoa học, để có thể nghiên cứu thêm những đề tài khoa học khác. Bên cạnh đó sẽ giúp ích rất nhiều cho tôi trong công tác chuyên môn sau này. 4. Phạm vi nghiên cứu Đối tượng luận văn nghiên cứu là thi pháp về tập thơ Từ ấy của Tố Hữu, đây là tập thơ đầu tay của ông được viết trong vòng 10 năm từ năm 1936 – 1946, tập thơ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng phản ánh rõ nét quá trình giác ngộ và trưởng thành của người cộng sản trẻ tuổi. Ở đây người viết sẽ tìm hiểu từng khía cạnh trong thi pháp như: nhân vật, không gian, thời gian, thi pháp về thể loại, kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu được Tố Hữu thể hiện trong tập thơ Từ ấy. Để qua đó thấy được cái hay và đặc trưng riêng của từng tập thơ. 5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở kế thừa thành quả của Trần Đình Sử trong Thi pháp thơ Tố Hữu, để phân tích tìm hiểu rõ hơn về thi pháp tập thơ Từ ấy. Thực hiện luận văn này tôi sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp. Dựa vào tập Từ ấy để tiến hành phân tích, tìm hiểu những vấn đề khác nhau về mặt thi pháp trong tập thơ. Sau đó sẽ tổng hợp theo từng nội dung cụ thể, bên cạnh đó là so sánh với các tập thơ khác của Tố Hữu và một số bài thơ của các tác giả khác để thấy rõ hơn về đặc điểm thi pháp thơ Tố Hữu. GVHD: Nguyễn Hoa Bằng SVTH: Dương Thị Thùy Trang 6
  14. Thi pháp tập thơ Từ ấy của Tố Hữu Chương 1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ THI PHÁP, KHÁI QUÁT THI PHÁP THƠ TỐ HỮU 1.1. LÍ LUẬN CHUNG VỀ THI PHÁP VÀ THI PHÁP HỌC 1.1.1. Về “thi pháp” 1.1.1.1. Các ý kiến khác nhau về khái niệm “thi pháp” Thi pháp là đối tượng nghiên cứu của thi pháp học. Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm thi pháp. Về một phương diện hay một góc độ nào đó, có thể nói, trong thực tế có bao nhiêu người nghiên cứu về thi pháp học thì cũng có bấy nhiêu cách hiểu về khái niệm thi pháp. Trần Đình Sử trong Thi pháp văn học trung đại Việt Nam: Thi pháp là hệ thống các nguyên tắc chi phối sự tạo thành của một hệ thống nghệ thuật với các đặc sắc của nó. Thi pháp không phải là một nguyên tắc có trước, nằm bên ngoài, mà là nguyên tắc bên trong, vốn có của sáng tạo nghệ thuật, hình thành cùng với nghệ thuật. Nó là mỹ học nội tại của sáng tác nghệ thuật nhất định, mang một quan niệm nhất định đối với cuộc đời, con người và bản thân nghệ thuật. Thi pháp biểu hiện trên các cấp độ: tác phẩm, thể loại, ngôn ngữ, tác giả và bao trùm là cả nền văn học. Thi pháp học là khoa học nghiên cứu về thi pháp. Nó bao gồm mấy bộ phận sau: - Lý luận về thi pháp của một giai đoạn văn học cụ thể. Ở đây sẽ bao gồm lý luận về thi pháp vốn có của giai đoạn văn học, được tác giả của chúng thừa nhận. - Hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật thể hiện trong bản thân sáng tác của giai đoạn văn học được xét. Hệ thống này do tồn tại tiềm tàng trong sáng tác nên cần được miêu tả ra, đồng thời nó cũng không trùng khít với thi pháp học lý thuyết của giai đoạn văn học ấy. - Lý luận thi pháp của người nghiên cứu dùng để miêu tả một cách hệ thống thi pháp tiềm tàng trong thực tế văn học và lý giải mới đối với lý luận thi pháp đã có trong lịch sử. Ba bộ phận của thi pháp này liên hệ với nhau trong một mối quan hệ hết sức khắng khít. Trong Thi pháp truyện Kiều, Trần Đình Sử nhấn mạnh: thi pháp là hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật thấm nhuần ý thức chủ thể của tác giả. Thi pháp học hiện đại bao gồm phong cách nghệ thuật như một bộ phận của nó. Phong cách GVHD: Nguyễn Hoa Bằng SVTH: Dương Thị Thùy Trang 7
  15. Thi pháp tập thơ Từ ấy của Tố Hữu học nghệ thuật ở đây không chỉ là sự lựa chọn những yếu tố tư tưởng, tình cảm, phương tiện để dệt nên một tác phẩm nghệ thuật nhất định, mà còn là sự thống nhất những cái đã được chọn lựa vào một thể thống nhất hữu cơ, hoàn chỉnh. Không có sự thống nhất trên mọi cấp độ và giữa các cấp độ với nhau thì không thể có được phong cách. Yếu tố tạo nên sự thống nhất ấy không gì quan trọng hơn là quan niệm nghệ thuật. Tính sáng tạo của bất kỳ tác phẩm nào cũng điều bắt đầu từ sáng tạo trong quan niệm, bất kể tác giả có ý thức được điều đó hay không. Thiếu một quan niệm mới thì không thể có được một sáng tạo thật sự mới trong nghệ thuật. Tính hệ thống của nghệ thuật thể hiện ở chỗ mọi quan niệm mới về thế giới và con người đòi hỏi những biện pháp nghệ thuật tương ứng trên các cấp độ. Đi tìm quan niệm nghệ thuật và hệ thống biện pháp nghệ thuật tương ứng vốn có trong một tác phẩm là thực chất của việc nghiên cứu thi pháp tác phẩm. Nghiên cứu thi pháp văn học khác hẳn với việc phê bình thiên về bình luận, bình giảng theo lối cảm thụ chủ quan thịnh hành. Do vậy các thao tác ngữ học, tự sự học cũng được chú ý thích đáng. Những khái niệm, thuật ngữ mới cũng được vận dụng. Nghiên cứu thi pháp tác phẩm thì phải bám sát vào văn bản tác phẩm. Muốn hiểu tác phẩm như một sáng tạo toàn vẹn thì phải nhìn tác phẩm như một sáng tạo của chủ thể, khám phá ý thức của chủ thể trong tác phẩm, xem nó như một hệ thống biểu hiện cụ thể, bao gồm cái nhìn, hình thức mang quan niệm. Lý luận văn học ngày nay đã cho biết yếu tố hình thức nào của tác phẩm văn học cũng điều mang tính nội dung. Nhưng những yếu tố hình thức ở cấp thấp như vần, thanh điệu, ngắt nhịp…thì tính nội dung thường mờ nhạt, khó xác định. Hình thức càng ở bậc cao thì tính nội dung càng rõ rệt. [20, tr.6] - Đỗ Đức Hiểu trong Đổi mới phê bình văn học quan niệm: Thi pháp là phương pháp tiếp cận, tức là nghiên cứu, phê bình tác phẩm văn học từ các hình thức biểu hiện bằng ngôn từ nghệ thuật, để tìm hiểu các ý nghĩa biểu hiện hoặc chìm ẩn của tác phẩm: ý nghĩa mỹ học, triết học, đạo đức học, lịch sử, xã hội học … Cấp độ nghiên cứu thi pháp học các hình thức nghệ thuật (kết cấu, âm điệu, nhịp câu, đối thoại, thời gian, không gian, cú pháp…) yêu cầu đọc tác phẩm như một chỉnh thể, ở đó các yếu tố ngôn từ liên kết chặt chẽ với nhau…tức là cái đẹp của thế giới, con người. -Nguyễn Thị Dư Khánh trong Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp khẳng định: Theo chúng tôi, có thể xác lập nội dung của khái niệm thi pháp từ chính nội dung ngữ nghĩa của nó. Chữ thi ở đây dùng để chỉ toàn bộ văn học nói chung chứ không phải riêng về thơ. Thi là cách nói đã thành quen, mang nội dung lịch sử, ghi dấu ấn của cả một GVHD: Nguyễn Hoa Bằng SVTH: Dương Thị Thùy Trang 8
  16. Thi pháp tập thơ Từ ấy của Tố Hữu thời kỳ lịch sử khá dài, khi mà mọi loại hình văn học từ anh hùng ca, truyện, kịch, tiểu thuyết…đều được diễn đạt bằng thơ. Còn pháp là phương pháp, là phép tắc. Vậy thi pháp là phương pháp, là phép tắc làm văn, làm thơ… Có thể nói ngay ở đây, phép tắc căn bản nhất của nó là sáng tạo, hư cấu nghệ thuật, tất nhiên không phải là xuyên tạc, làm méo mó đời sống mà là để thể hiện đời sống một cách nghệ thuật lung linh, hấp dẫn… Dù các quan điểm lý luận có khác nhau, có lệ thuộc vào những thiên kiến xã hội, giai cấp, chính trị như thế nào thì vẫn không thể không thừa nhận một thực tế là, ngay từ buổi sơ khai, các nhà nghệ sĩ vô danh đã không chịu bằng lòng với việc mô phỏng, sao chép tự nhiên mà luôn luôn khát vọng khám phá, chiếm lĩnh và chinh phục tự nhiên bằng những sáng tạo bay bỗng của mình. Nói tóm lại, nói đến thi pháp chủ yếu là nói đến quá trình sáng tạo những hình thức nghệ thuật của tác phẩm, là nói đến những phương thức, phương tiện những thao tác nghệ thuật của nhà nghệ sĩ ngôn từ. [12, tr.7-8-9-10] 1.1.1.2. Xác định khái niệm “thi pháp” Cho đến nay trong sách báo của ta từ “thi pháp” đã khá quen thuộc với đọc giả. Người ta nói đến thi pháp của tác giả này, tác giả kia, thi pháp thể loại này thể loại khác, thi pháp giai đoạn này, giai đoạn nọ… Thi pháp đang trở thành mối quan tâm của những người muốn đi sâu nghiên cứu văn học. [19, tr.5] Nhà nghiên cứu Rooman Giacốpxơn trong công trình Ngôn ngữ học và thi pháp học(1960) định nghĩa thi pháp là một bộ phận của ngôn ngữ học, chuyên nghiên cứu “chức năng thơ của phát ngôn”, tức là nghiên cứu những cách thức làm cho phát ngôn trở thành lời thơ. Nhà nghiên cứu Pháp Ts. Tôdôrốp trong công trình Thi pháp học(1975) định nghĩa thi pháp là các qui tắc chung mà người ta sử dụng để sáng tác ra các tác phẩm văn học cụ thể. Nói cụ thể hơn là nghiên cứu tính văn học, chất văn học của tác phẩm văn học nói chung. [19, tr.7] Theo tôi “thi pháp” là hệ thống các phương thức phương tiện, thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật, nó được xem như là những nguyên tắc, biện pháp nghệ thuật cụ thể, tạo thành đặc sắc nghệ thuật, của một tác phẩm, tác giả, thể loại, trào lưu. Nghiên cứu thi pháp là nghiên cứu về hình thức được thể hiện bằng ngôn từ nghệ thuật như: kết cấu, âm điệu, nhịp câu, đối thoại, thời gian, không gian, cú pháp, quan niệm nghệ thuật về con người…đây là những vấn đề mà thi pháp sẽ đi sâu nghiên cứu. 1.1.2. Về “Thi pháp học” 1.1.2.1. Khái niệm “Thi pháp học” Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm thi pháp học, theo nhà nghiên cứu Nga V.Girmunxki đã có thể định nghĩa: “Thi pháp học là khoa học nghiên cứu văn học với tư cách là một nghệ thuật”(1923). Viện sĩ Nga V.V Vinôgrađốp xác định “ GVHD: Nguyễn Hoa Bằng SVTH: Dương Thị Thùy Trang 9
  17. Thi pháp tập thơ Từ ấy của Tố Hữu Thi pháp học là một khoa học nghiên cứu các hình thức, các dạng thức, các phương tiện, phương thức tổ chức tác phẩm sáng tác ngôn từ, các kiểu cấu trúc, các thể loại tác phẩm nhằm nắm bắt…không chỉ là các hiện tượng của ngôn từ văn học, mà còn là bản thân các phương diện hình tượng khác nhau nhất của cơ cấu tác phẩm văn học và sáng tác dân gian” ( Phong cách học, Lý luận ngôn từ văn học, Thi pháp học M.,1963)[ 19, tr.7] Theo Trần Đình sử thì hiện nay cũng khó tìm thấy được một định nghĩa được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận. Tuy nhiên, có thể tán thành quan niệm tổng quát mà theo quan niệm cá nhân đó là định nghĩa gần với chân lý, như quan điểm của Khrapchencô. M.B. Theo tác giả , “ Nếu như không đòi hỏi một định nghĩa trọn vẹn, bao trùm được tất cả thì theo tôi, có thể xác định thi pháp học như là một môn khoa học nghiên cứu tất cả các phương thức, phương tiện thể hiện cuộc sống bằng hình tượng” [14, tr.247]. Theo Từ điển thuật ngữ văn học,“thi pháp học” là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức hệ thống các phương thức, phương tiện, thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học. Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự tạo thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mỹ, chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật. [9, tr.206] Năm 1923, nhà nghiên cứu Ngữ văn Nga, Girmunski đã định nghĩa: “Thi pháp học là khoa học nghiên cứu văn chương với tư cách là một nghệ thuật”. Năm 1929. M,Bkhatin tuyên bố nhiệm vụ của ông là “Khám phá nhà nghệ sĩ Đôstôievski trong sáng tác của Đôstôievski”. Năm 1960, nhà nghiên cứu R. Giaicôpxơn phát biểu: “Đối tượng của thi pháp học, trước hết, phải trả lời câu hỏi:“Cái gì biến một thông điệp bằng lời bằng một tác phẩm nghệ thuật?”. Năm 1975, nhà nghiên cứu thi pháp TS. Tôđôrôv định nghĩa: “Thi pháp là các quy tắc chung mà người ta sử dụng để sáng tác ra các tác phẩm văn chương cụ thể. Nói cụ thể hơn là nghiên cứu tính văn chương, chất văn chương của chính bản thân văn chương”. Năm 1963, Vinôgrađôv xác định: “Thi pháp là khoa học nghiên cứu các hình thức, dạng thức, các phương tiện, phương thức tổ chức tác phẩm sáng tác bằng ngôn từ, các kiểu cấu trúc, các thể loại tác phẩm nhằm nắm bắt…không chỉ các hiện tượng của ngôn từ văn chương, mà còn bản thân các phương diện hình tượng khác nhau nhất của cơ cấu tác phẩm văn chương và sáng tác của tác phẩm văn chương dân gian” [2, tr.1]. 1.1.2.2. Đối tượng và phương pháp của thi pháp học * Đối tượng của thi pháp học: Thi pháp học cũng như bất kỳ một ngành khoa học nào khác, muốn tồn tại phải thỏa mãn hai điều kiện cơ bản: có một đối tượng cần nghiên cứu và có phương pháp riêng nghiên cứu về đối tượng. GVHD: Nguyễn Hoa Bằng SVTH: Dương Thị Thùy Trang 10
  18. Thi pháp tập thơ Từ ấy của Tố Hữu Có hai cấp độ đối tượng: đối tượng chung và đối tượng đặc trưng. - Cấp độ đối tượng chung: tức cấp độ phương diện, lĩnh vực của tác phẩm văn chương mà người nghiên cứu hướng đến. Với ý nghĩa này, Lê Ngọc Trà xác định: “Đối tượng nghiên cứu đầu tiên của thi pháp học là các yếu tố và cấu trúc của tác phẩm văn học”. Trong tác phẩm văn chương, các lớp yếu tố cần nghiên cứu: “Lớp yếu tố thứ nhất là ngôn từ nghệ thuật”,“Lớp thứ hai là thế giới nghệ thuật”, lớp thứ ba là “ kết cấu tác phẩm”. - Cấp độ đối tượng đặc trưng: đứng ở gốc độ thi pháp học là một bộ phận nghiên cứu của khoa học nghiên cứu văn chương thì đối tượng của nó như GS. Lê Ngọc Trà đã xác định. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu còn muốn tiến tới xác định đặc trưng đối tượng của thi pháp học. Vì thực ra, khái niệm “đối tượng” theo nghĩa chặt chẽ của nó phải là đối tượng đặc trưng. Có xác định được đối tượng đặc trưng của nó thì thi pháp học mới có lý do tồn tại. Trong sách Giáo trình thi pháp học (Bài giảng chuyên đề cao học Ngữ văn 1992) của mình, Trần Đình Sử khẳng định: “Đối tượng của thi pháp học là hình thức mang tính nội dung”. Hình thức đó có tính hệ thống, mang tính quan niệm, mang tính chất tinh thần. Trong nhiều giáo trình lý luận văn học, các tác giả của nó cũng có những quan niệm khá thống nhất, xem thi pháp học là khoa học về hình thức nghệ thuật. Xác định đối tượng của thi pháp học, cần quan tâm ý kiến của Girmunski:“Thi pháp học là khoa học nghiên cứu văn chương với tư cách là một nghệ thuật”. * Phương pháp của thi pháp học: Phương pháp hệ thống: Văn chương là một hệ thống các chỉnh thể, chỉnh thể tác phẩm, chỉnh thể tác giả, chỉnh thể trào lưu, chỉnh thể kết cấu, chỉnh thể văn chương dân tộc. Do đó phương pháp hệ thống đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu thi pháp. Phương pháp hệ thống đòi hỏi nghiên cứu văn học từ những mối quan hệ có tính quy luật, đó là mối quan hệ giữa bộ phận và toàn thể, giữa cái chung và cái riêng, giữa cái độc đáo và cái lặp lại. Đỗ Đức Hiểu trong Đổi mới phê bình văn học xác định: “Thi pháp là phương pháp tiếp cận, tức là nghiên cứu, phê bình tác phẩm văn học từ các hình thức biểu hiện bằng ngôn từ nghệ thuật, để tìm hiểu ý nghĩa mỹ học, triết học, đạo đức học, lịch sử, xã hội học (…). Yêu cầu đọc tác phẩm văn chương như một chỉnh thể”. Lê Ngọc Trà trong Lí luận văn học xác định: “Một mặt phải phân tích hệ thống hóa tất cả các yếu tố của văn bản nghệ thuật đã tham gia thể hiện ý thức nghệ thuật của nhà văn và tạo nên ấn tượng thẫm mỹ ở người đọc (…). Ở đây, khái niệm thi pháp gần gũi với khái niệm phong cách”. GVHD: Nguyễn Hoa Bằng SVTH: Dương Thị Thùy Trang 11
  19. Thi pháp tập thơ Từ ấy của Tố Hữu Có thể khẳng định thi pháp học là cách tiếp cận văn chương một cách khoa học trong tất cả các những cách tiếp cận văn chương mà nhân loại cho đến nay. Bởi, cách tiếp cận đó đòi hỏi xem văn chương như một chỉnh thể, một hệ thống và cấu thành nên hệ thống chỉnh thể đó là một loạt các thành tố tương tác với nhau một cách có quy luật. Phương pháp lịch sử: Là một sản phẩm của đời sống xã hội, văn chương có nội dung lịch sử sâu sắc. Do đó, nguyên tắc lịch sử là rất cần thiết trong nghiên cứu thi pháp. Các điều kiện lịch sử xã hội góp phần lý giải tính quy luật của thi pháp. 1.2. KHÁI QUÁT VỀ THI PHÁP THƠ TỐ HỮU 1.2.1. Thi pháp nhân vật, thời gian, không gian nghệ thuật 1.2.1.1. Thi pháp nhân vật Trong cuốn Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử, có nhắc đến không thể lý giải một hệ thống văn, thơ mà bỏ qua con người được thể hiện trong đó. Và quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Tố Hữu được thể hiện qua khái niệm: đề tài (lãnh tụ, bộ đội, phụ nữ, Tổ quốc…), hình tượng nhân vật (Bác Hồ, anh Trỗi, em Lượm…) và các chi tiết thể hiện của chúng. Con người trong văn học không chỉ là con người có trong thực tế, mà còn là quan niệm về con người ấy một cách thẩm mỹ và nghệ thuật. Thơ ca vô sản Việt Nam không phải khởi đầu từ Tố Hữu, nhưng phải đợi đến thơ Tố Hữu mới hình thành một quan niệm nghệ thuật về con người, đủ khơi một nguồn cảm hứng nghệ thuật mới. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị. Con người trong thơ ấy căn bản là con người chính trị. Đó được xem là một hiện tượng hợp quy. Các nhà lý luận đã gọi nhân vật của thời đại chúng ta là con người chính trị. Điều đó đã đánh dấu bước trưởng thành mới của con người Việt Nam trong thế giới hiện đại từ con người yêu nước trung quân sang con người duy tân dân chủ, qua con người “phi chính trị” trong thơ mới, đến con người chính trị kiểu mới, dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản. Quan niệm nghệ thuật về con người chính trị trong thơ Việt Nam của Tố Hữu là con người giác ngộ quyền lợi giai cấp, dân tộc, tự giác trên con đường đấu tranh, vững tin ở tương lai, lý tưởng. Trong thơ Tố Hữu con người chính trị là nhân vật của thời đại chúng ta. Những con người đa dạng từ Bác Hồ, người cán bộ, anh bộ đội, cho đến các cụ, các mẹ, các em, anh công nhân, chị hàng hoa…trong thơ Tố Hữu, hết thảy điều là những con người chính trị. Trong tập thơ Từ ấy của Tố Hữu quan niệm về con người có một vị trí thật quan trọng. Đó là khởi đầu của một thế giới thơ mới. Lần đầu tiên trong thơ Việt Nam, Tố Hữu mang lại một quan niệm nghệ thuật về con người xã hội, có một số đông, tạo thành một lực lượng xã hội hùng hậu. Con người trong đoàn quân cũng là một nét quan trọng trong quan niệm nghệ thuật về con người của thơ Tố Hữu. Con người số đông, không hề che lấp cá nhân, GVHD: Nguyễn Hoa Bằng SVTH: Dương Thị Thùy Trang 12
  20. Thi pháp tập thơ Từ ấy của Tố Hữu nhưng đây là một cá nhân mới, một quan hệ mới của cá nhân. Sự giống nhau về đói nghèo, khổ đau, về số phận, giống nhau về ý chí và ước mơ, về tương lai và đường đời của những người vô sản, những người nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột tất yếu đưa đến ý niệm đoàn quân. Đặc sắc thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu và của cả văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa nói chung là ở chỗ xây dựng thành công hình tượng những con người tự giác về số phận, cuộc đời và trong đấu tranh những hoạt động vì mục đích chính đáng và những con người như thế đã làm nên lịch sử. 1.2.1.2. Thi pháp không gian nghệ thuật Trong thơ Tố Hữu không gian nghệ thuật là một không gian xã hội sôi động của những sự biến lịch sử. Ở Từ ấy nhà thơ xây dựng lên sự đối lập hai thế giới như là trạng thái phổ biến của thời đại: thế giới sung sướng và thế giới của đau buồn, ưu phiền. Cảm xúc về sự đối lập hai thế giới đã hướng tác giả xây dựng hình tượng không gian xã hội đối lập – tầng cao của bọn giàu sang, áp bức bóc lột, tiệc rượu máu dội tiếng cười …Tầng dưới, địa ngục, hầm người – thây rơi, máu chảy, những xác không mồ chôn. Muốn xóa bỏ những đau thương mất mát đó nhà thơ Tố Hữu đã chọn không gian con đường cách mạng và đây là hình tượng quan trọng nhất xuyên suốt trong thơ ông. Nếu như ở Từ ấy con đường còn có phần trừu tượng và ở đầu phần Việt Bắc , con đường còn ẩn dưới bước chân người chiến sĩ, thì từ chiến thắng Điện Biên Phủ, con đường cách mạng đã hiện ra mồn một, chạy dài, thênh thang. Sang Gió lộng, con đường được mở ra nhiều hướng, nhiều bình diện: đường chiến thắng, đường thống nhất, đường đi đến hạnh phúc, con đường sang nước bạn… Không gian trong Ra trận, Máu và hoa là con đường ra trận, con đường tình nghĩa, con đường sáng tạo, con đường của cha ông, con đường thắng lợi. Đó không chỉ là con đường của ta, mà còn là con đường của mọi người, không chỉ là con đường sang nước bạn mà còn là con đường ra thế giới. Trong thơ Tố Hữu có một không gian công cộng, cuộc sống Cách mạng kháng chiến đã tách không gian đời tư ra khỏi không gian công cộng. Con người thoát ly khỏi lũy tre làng, ngôi nhà, vườn tược để đi ra con đường lớn của cách mạng. Con đường trong thơ Tố Hữu đóng vai trò tương tự như không gian, con đường thật sự là một không gian xã hội cho mọi con người Việt Nam. Không gian trong thơ Tố Hữu là một không gian lộ thiên đầy ánh sáng, ánh nắng, ấm áp, trong trẻo và ở đây còn là không gian của ngày hội cách mạng. 1.2.1.3. Thi pháp thời gian nghệ thuật GVHD: Nguyễn Hoa Bằng SVTH: Dương Thị Thùy Trang 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2