intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Yếu tố 4p trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam

Chia sẻ: Hgfghff Hgfghff | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

180
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp: Yếu tố 4p trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam trình bày cơ sở lý luận chung về marketing điện tử và yếu tố 4P trong marketing điện tử. Thực trạng triển khai yếu tố 4P trong hoạt động marketing điện tử tại Việt nam. Một số giải pháp hỗ trợ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Yếu tố 4p trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: YẾU TỐ 4P TRONG MARKETING ĐIỆN TỬ VÀ VIỆC TRIỂN KHAI TẠI VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Vũ Sỹ Tuấn Sinh viên thực hiện : Bùi Kim Điệp Lớp : Nhật 1 Khoá : 43F - KT&KDQT Hà Nội – Tháng 06/2008
  2. Yếu tố 4P trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ..............................................................................................4 CHƢƠNG 1 ...................................................................................................... 6 NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING ĐIỆN TỬ VÀ........................ 6 YẾU TỐ 4P TRONG MARKETING ĐIỆN TỬ ................................................ 6 I. Khái niệm về marketing điện tử ............................................................. 6 1. Định nghĩa về marketing điện tử ................................................................................6 2. Đặc điểm và thế mạnh của marketing điện tử .............................................................7 2.3 Thế mạnh của marketing điện tử ....................................................................... 10 2.3.2 Thế mạnh về mặt hiệu quả ........................................................................... 11 2.3.3 Thế mạnh về tính linh hoạt ........................................................................... 13 3. Các hình thức chủ yếu của marketing điện tử ........................................................... 13 3.1 Trang web (website) ......................................................................................... 13 3.2 Thƣ điện tử (e-mail) ......................................................................................... 16 3.3 Dải băng quảng cáo (banner) ............................................................................ 18 3.4 Công cụ tìm kiếm (search engine)..................................................................... 19 3.5 Marketing lan tỏa (viral marketing) .................................................................. 20 3.6 Những câu hỏi thƣờng gặp (FAQs – Frequently Asked Questions) ................... 20 II. Khái niệm về yếu tố 4P trong marketing điện tử .................................. 21 1. 4P là gì? .................................................................................................................. 21 2. Vai trò của yếu tố 4P trong một chiến lƣợc marketing.............................................. 21 3. Các thành phần của yếu tố 4P trong marketing điện tử ............................................. 22 3.1 Sản phẩm – Product .......................................................................................... 22 3.2 Giá cả - Price .................................................................................................... 25 3.3 Phân phối – Place ............................................................................................. 27 3.4 Hỗ trợ và xúc tiến kinh doanh – Promotion....................................................... 29 CHƢƠNG 2 .................................................................................................... 33 THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI YẾU TỐ 4P TRONG HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM ................................................................ 33 I. Những tiền đề nhằm phát triển hoạt động marketing điện tử tại Việt Nam ............................................................................................................ 33 1. Nhận thức về marketing điện tử ............................................................................... 33 1.1 Nhận thức của các doanh nghiệp....................................................................... 33 1.2 Nhận thức của ngƣời tiêu dùng ......................................................................... 35 2. Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nƣớc ........................................................... 36 3. Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin ........................................................................... 39 4. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin ................................................. 41 5. Hệ thống thanh toán điện tử ..................................................................................... 43 6. Khả năng bảo mật và an toàn thông tin .................................................................... 45 II. Thực trạng triển khai yếu tố 4P trong hoạt động marketing điện tử tại Việt nam ............................................................................................................ 47 1. Sản phẩm................................................................................................................. 47 2. Giá cả ...................................................................................................................... 51 3. Hoạt động phân phối ............................................................................................... 52 Bùi Kim Điệp - Nhật 1 - K43 ĐH Ngoại thương 1
  3. Yếu tố 4P trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam 4. Hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh.................................................................. 57 III. Đánh giá chung về việc triển khai yếu tố 4P trong hoạt động marketing điện tử tại Việt Nam ................................................................................................ 61 1. Kết quả đạt đƣợc ..................................................................................................... 61 2. Những vƣớng mắc còn tồn tại .................................................................................. 63 2.1. Mức độ khai thác thông tin của website còn yếu ............................................... 64 2.2. Hệ thống thanh toán điện tử còn kém phát triển ................................................ 65 2.3. Khả năng bảo mật thông tin chƣa cao ............................................................... 66 2.4. Những bất cập trong hoạt động quảng cáo trực tuyến........................................ 68 CHƢƠNG 3 .................................................................................................... 71 GIẢI PHÁP NHẰM HỖ TRỢ VIỆC TRIỂN KHAI YẾU TỐ 4P TRONG MARKETING ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM ................................................................ 71 I. Định hƣớng phát triển thƣơng mại điện tử và marketing điện tử tại Việt Nam đến năm 2010 ................................................................................................. 71 II. Những giải pháp đề xuất nhằm hỗ trợ cho việc triển khai yếu tố 4P trong marketing điện tử tại Việt Nam ............................................................................... 74 1. Giải pháp từ phía nhà nƣớc ...................................................................................... 74 1.1. Hoàn thiện môi trƣờng pháp lí và nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp trong thƣơng mại điện tử ...................................................................................................... 74 1.2. Tập trung hoàn thành chỉ tiêu về phổ cập Internet ............................................. 76 1.3. Phát triển hệ thống thanh toán điện tử ............................................................... 77 1.4. Xây dựng hệ thống an toàn thông tin trên mạng ................................................ 77 2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp ............................................................................... 78 2.1. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của hoạt động marketing điện tử ....... 78 2.2. Xây dựng chiến lƣợc phát triển hoạt động marketing điện tử ............................ 80 2.3. Đầu tƣ thiết kế website phong phú về nội dung và hình thức............................. 80 2.4. Đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ thƣơng mại điện tử .............................................. 82 3. Giải pháp từ phía ngƣời tiêu dùng ............................................................................ 83 KẾT LUẬN ................................................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................86 Bùi Kim Điệp - Nhật 1 - K43 ĐH Ngoại thương 2
  4. Yếu tố 4P trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam MỤC LỤC BẢNG Bảng 1. Tỉ lệ doanh nghiệp có website năm 2007 ……………………………...35 Bảng 2. Số lƣợng ngƣời sử dụng internet tại Việt Nam từ 2001 – 2007 ……….37 Bảng 3. Một số văn bản pháp qui liên quan đến thƣơng mại điện tử ban hành trong hai năm 2006 – 2007 ……………………………………………………………39 Bảng 4. Hình thức truy cập internet của doanh nghiệp ………………………..41 Bảng 5. Một số trƣờng đại học có đào tạo về thƣơng mại điện tử …………….44 Bảng 6. Số lƣợng ngân hàng triển khai dịch vụ internet banking ……………...45 Bảng 7. Các sản phẩm, dịch vụ cung cấp trên các website …………………….49 Bảng 8. Doanh số bán hàng trên sàn giao dịch B2C www.25h.com.vn........... ..51 Bảng 9. Các phƣơng thức giao hàng áp dụng trong doanh nghiệp …………. ..57 Bảng 10. Các tính năng của website tại Việt Nam ……………………………..65 Bảng 11. Tần suất cập nhật thông tin trên các website của doanh nghiệp ……..66 Bảng 12. Kết quả khảo sát về chính sách bảo vệ thông tin cá nhân trên các website về thƣơng mại điện tử …………………………………………………………69 Bùi Kim Điệp - Nhật 1 - K43 ĐH Ngoại thương 3
  5. Yếu tố 4P trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, những ứng dụng của công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại đã trở nên rất phổ biến trong cuộc sống của đại bộ phận ngƣời dân Việt Nam. Cùng với việc thay đổi thói quen sinh hoạt của ngƣời dân, các ứng dụng này, đặc biệt là mạng Internet đã đóng một vai trò to lớn trong nhiều lĩnh vực kinh tế quốc dân. Internet đã làm thay đổi nhận thức của các doanh nghiệp và cũng làm thay đổi cách thức kinh doanh truyền thống với việc hình thành và phát triển một hình thức thƣơng mại mới, thƣơng mại điện tử. Cùng với sự thay đổi này, hoạt động marketing cũng có những bƣớc tiến mới để phù hợp với điều kiện khách quan và hình thành nên khái niệm mới là marketing điện tử. Mô hình marketing hỗn hợp với yếu tố 4P cổ điển cũng có những biến đổi về chất để thích ứng với sự phát triển của hạ tầng kinh tế nói chung và các phƣơng pháp marketing mới này đã thay đổi phƣơng thức các doanh nghiệp vẫn dùng để tìm hiểu khách hàng của mình. Tại các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ và EU, các hoạt động marketing điện tử đã trở nên rất phổ biến trong việc xúc tiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, từ việc điều tra thị trƣờng, xác định nhu cầu của ngƣời tiêu dùng cho đến khâu phân phối và quảng cáo. Tuy nhiên tại Việt Nam, do các ứng dụng công nghệ mới chỉ hình thành trong xã hội một cách rộng rãi trong khoảng mƣời năm trở lại đây nên các hoạt động marketing điện tử mới chỉ trong giai đoạn hình thành và bƣớc đầu phát triển. Hiện nay, tại Việt Nam, các phƣơng tiện truyền thông hiện đại nói chung và mạng Internet nói riêng thƣờng đƣợc sử dụng cho mục đích giới thiệu và quảng bá thông tin cho doanh nghiệp, nhìn chung các lợi ích tiềm năng của Internet chƣa đƣợc các doanh nghiệp khai thác một cách triệt để vào các khâu của quá trình kinh doanh nhƣ tìm hiểu nhu cầu thị trƣờng, sản xuất hay phân phối. Luận văn này đƣợc thực hiện nhằm mục đích mang lại một Bùi Kim Điệp - Nhật 1 - K43 ĐH Ngoại thương 4
  6. Yếu tố 4P trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam cách nhìn khái quát về hoạt động marketing điện tử nói chung và mô hình marketing hỗn hợp 4P trong đó nói riêng, đồng thời khảo sát phần nào thực trạng triển khai các yếu tố 4P trong hoạt động marketing điện tử tại Việt Nam, qua đó đánh giá những thành quả đã đạt đƣợc và những tồn tại cần khắc phục trong việc triển khai các yếu tố của mô hình marketing hỗn hợp trong môi trƣờng điện tử này. Về mặt kết cấu, ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn này đƣợc cấu thành từ ba phần chủ yếu sau: Chƣơng 1: Những lí luận chung về marketing điện tử và yếu tố 4P trong marketing điện tử Chƣơng 2: Thực trạng triển khai yếu tố 4P trong marketing điện tử tại Việt Nam Chƣơng 3: Giải pháp nhằm hỗ trợ việc triển khai yếu tố 4P trong marketing điện tử Trong quá trình thực hiện luận văn này, em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ chuyên môn rất tận tình của giáo viên hƣớng dẫn là PGS.TS Vũ Sĩ Tuấn. Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế và thời gian thực hiện ngắn, luận văn này không tránh khỏi còn những thiếu sót. Em xin chân thành mong đợi sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô và các bạn để có thể hoàn thiện luận văn này hơn nữa. Hà Nội, tháng 6 năm 2008 Bùi Kim Điệp Bùi Kim Điệp - Nhật 1 - K43 ĐH Ngoại thương 5
  7. Yếu tố 4P trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam CHƢƠNG 1 NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING ĐIỆN TỬ VÀ YẾU TỐ 4P TRONG MARKETING ĐIỆN TỬ *** I. Khái niệm về marketing điện tử 1. Định nghĩa về marketing điện tử Marketing điện tử, hay thƣờng đƣợc biết đến với cái tên e-marketing (electronic marketing) từ khi mới xuất hiện đã và đang là một chủ đề gây ra nhiều bàn luận, bởi lẽ cho đến nay chƣa có ai đƣa ra đƣợc một khái niệm thống nhất trong số rất nhiều những lí thuyết xoay quanh vấn đề này. Tuy nhiên, tất cả các lí thuyết đều thống nhất tại một quan điểm rằng marketing điện tử đã xuất phát từ khi các công ty bắt đầu sử dụng các công nghệ mới trong việc tiêu thụ sản phẩm của họ qua mạng Internet từ đầu những năm 90. Philip Kotler đã định nghĩa “Marketing điện tử là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tƣởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phƣơng tiện điện tử và Internet”. Một chuyên gia khác trong lĩnh vực tiếp thị, Joel Reedy đã định nghĩa “Marketing điện tử bao gồm tất cả các hoạt động để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua Internet và các phƣơng tiện điện tử”. Theo từ điển trực tuyến Wikipedia tiếng Anh, marketing điện tử đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Marketing điện tử là một dạng của thƣơng mại điện tử có thể đƣợc định nghĩa nhƣ việc đạt đƣợc các mục tiêu marketing thông qua việc sử dụng các công nghệ giao tiếp điện tử nhƣ Internet, e-mail, e-books, dữ liệu hoặc điện thoại di động… “.[12] Bùi Kim Điệp - Nhật 1 - K43 ĐH Ngoại thương 6
  8. Yếu tố 4P trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam Còn có thể liệt kê ra rất nhiều những định nghĩa khác nhau về khái niệm marketing điện tử từ các chuyên gia marketing nổi tiềng trên thế giới, tuy nhiên có thể thấy tuy rằng hiện nay chƣa có một định nghĩa chính xác về marketing điện tử nhƣng các lí thuyết về vấn đề này đều thống nhất tại các điểm sau:  Môi trường: marketing điện tử chính là hoạt động marketing tại môi trƣờng Internet.  Mục tiêu: đạt đƣợc các mục tiêu marketing  Phương tiện: các phƣơng tiện điện tử và các công nghệ truyền thông đƣợc kết nối vào môi trƣờng Internet. Marketing điện tử (e-marketing) là một phần của thƣơng mại điện tử (e- commerce) và kinh doanh điện tử (e-business). Hai khái niệm này đôi khi hay nhầm lẫn là một, tuy nhiên thực chất chúng có sự khác biệt: E-commerce chỉ các hoạt động mua bán thông qua các phƣơng tiện điện tử, trong khi E-business nhằm nói đến tất các các hoạt động kiếm tiền qua mạng, từ việc bán hàng hóa, dịch vụ cho đến tƣ vấn, đầu tƣ…. Trong giao tiếp hàng ngày, đôi khi chúng ta bắt gặp các cụm từ online marketing (marketing trực tuyến), Internet marketing (marketing qua mạng) đƣợc sử dụng với ý nghĩa tƣơng tự nhƣ e-marketing. Trên thực tế, online marketing và Internet marketing chỉ là một phần của e-marketing với ý nghĩa là quảng cáo trực tuyến. Nhƣ vậy marketing điện tử là hoạt động marketing đƣợc diễn ra dƣới sự hỗ trợ của những phƣơng tiện truyền thông điện tử hiện đại nhƣ Internet, điện thoại, máy fax… Trong khuôn khổ của luận văn này sẽ tập trung vào phƣơng tiện phổ biến nhất và hiệu quả nhất, đó là mạng Internet và các ứng dụng triển khait rên môi trƣờng Internet. 2. Đặc điểm và thế mạnh của marketing điện tử Bùi Kim Điệp - Nhật 1 - K43 ĐH Ngoại thương 7
  9. Yếu tố 4P trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam 2.1 Đặc điểm của marketing điện tử Bản chất của marketing điện tử là diễn ra trong môi trƣờng Internet. Marketing điện tử sử dụng Internet và các phƣơng tiện thông tin đƣợc kết nối vào Internet. Tuy vẫn mang bản chất của marketing nói chung là nhằm thỏa mãn nhu cầu của ngƣời tiêu dùng nhƣng marketing điện tử vẫn có những đặc điểm khác với marketing truyền thống do khách hàng trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay có điều kiện và khả năng tiếp cận thông tin nhanh chóng và chính xác nên đã hình thành nên tập quán và thói quen mua hàng khác với ngƣời tiêu dùng truyền thống. Nhìn từ góc độ truyền thông, e-marketing có các đặc điểm cơ bản sau:  Tính tương tác: trong môi trƣờng thông tin nhƣ Internet, ngƣời tiêu dùng có thể trao đổi thông tin một cách dễ dàng, nhanh chóng vào bất cứ lúc nào  Tính đa phương tiện: có khả năng liên kết và kết hợp các phƣơng tiện khác nhau nhƣ văn bản, âm thanh, hình ảnh, các đoạn phim…  Khả năng phổ biến rộng rãi: Internet đã xóa bỏ các khoảng cách về không gian và thời gian. E-marketing có thể hoạt động liên tục tại mọi thời điểm, mọi địa điểm, không có thời gian chết và không phụ thuộc vào khoảng cách địa lí. 2.2 So sánh giữa marketing điện tử và marketing truyền thống Marketing điện tử và marketing truyền thống tuy có sự khác nhau về hình thức nhƣng trong thực tế vẫn luôn đƣợc các doanh nghiệp sử dụng đồng thời để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhìn chung, hai hình thức marketing này giống nhau ở điểm cốt lõi nhất, đó là chúng đều mang bản chất của hoạt động marketing, tức là tìm hiểu và khai thác nhu cầu của khách hàng để qua đó, doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, do đặc thù của marketing điện tử là ra đời nhƣ một hệ quả tất yếu của thời đại công nghệ thông tin nên hình thái marketing này cũng có những khác Bùi Kim Điệp - Nhật 1 - K43 ĐH Ngoại thương 8
  10. Yếu tố 4P trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam biệt nhất định so với hoạt động marketing truyền thống. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai hình thức marketing này, đó là marketing điện tử diễn ra trong môi trƣờng điện tử nói chung hay môi trƣờng internet nói riêng, do đó các hành vi marketing điện tử cũng chịu sự chi phối của các đặc tính chủ yếu của môi trƣờng này. Biểu hiện của sự khác biệt giữa marketing điện tử và marketing truyền thống thể hiện ở hai mặt, đó là chủ thể và phƣơng tiện tiến hành. Khác với marketing truyền thống, trong đó các doanh nghiệp là chủ thể tiến hành các hoạt động marketing thì trong môi trƣờng internet, chủ thể có thể là doanh nghiệp nhƣ trong mô hình giao dịch B2B, B2C, cũng có thể là ngƣời tiêu dùng nhƣ trong mô hình C2C. Vì đặc thù này mà trong marketing điện tử, hoạt động marketing diễn ra không đơn thuần là một chiều, với sự tiếp nhận thông tin một cách thụ động nhƣ trƣớc. Trong marketing truyền thống các hoạt động marketing nhƣ nghiên cứu thị trƣờng, phân phối sản phẩm , xúc tiến hỗ trợ kinh doanh… đƣợc thực hiện thông qua các phƣơng tiện chủ yếu nhƣ điện thoại, fax, truyền hình, tờ rơi, báo, tạp chí, các cửa hàng bán buôn và bán lẻ …. Những phƣơng tiện này phần lớn chỉ thực hiện đƣợc khả năng tƣơng tác một chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng, do đó sự phối hợp giữa các hoạt động marketing thƣờng tốn nhiều thời gian và chi phí. Internet ra đời kéo theo nó là sự ra đời của thƣơng mại trực tuyến, marketing cũng diễn ra trong môi trƣờng mới, môi trƣờng internet, do vậy những hoạt động của e-marketing cũng diễn ra chủ yếu trong môi trƣờng này, và diễn ra chủ yếu thông qua máy tính điện tử. Chỉ cần có một máy tính nối mạng, doanh nghiệp có thể tiến hành đƣợc hầu hết các hoạt động của marketing nhƣ nghiên cứu thị trƣờng, cung cấp thông tin về sản phẩm và dịch vụ, quảng cáo, thu thập ý kiến phản hồi từ ngƣời tiêu dùng… Cũng trong môi trƣờng này, các thông tin của chủ thể thực hiện hoạt động marketing có tính tƣơng tác rất cao. Bùi Kim Điệp - Nhật 1 - K43 ĐH Ngoại thương 9
  11. Yếu tố 4P trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam 2.3 Thế mạnh của marketing điện tử Với những đặc điểm nổi bật kể trên, marketing điện tử đã thể hiện những thế mạnh nhất định so với hình thức marketing truyền thống. 2.3.1 Thế mạnh về mặt chi phí Trong quá trình triển khai marketing điện tử vào hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp đã tạo ra đƣợc một kệnh giao dịch trực tuyến rất hiệu quả với những thông tin phản hồi từ phía khách hàng rất nhanh chóng và chính xác. Đống thời, doanh nghiệp có thể thu thập đƣợc các số liệu thống kê trực tuyến, đánh giá ngay đƣợc hiệu quả chiến dịch marketing của mình thông qua các công cụ nhƣ thăm dò khách hàng, mức độ phổ biến của website hay mức độ phản hồi trong các diễn đàn hoặc FAQs…. Đây là điều không thể làm đƣợc trong hoạt động marketing truyền thống. Mặt khác, hoạt động marketing truyền thống cần vận dụng nhiều nguồn lực hơn, trong khi đó lại đạt đƣợc hiệu quả chậm hơn. Một chiến dịch quảng cáo qua truyền hình cần có sự đầu tƣ lớn về mặt hình ảnh và chi phí truyền thông, trong khi ngƣời tiêu dùng lại bị hạn chế về thời gian theo dõi. So sánh với việc thuê một công ty chuyên về mạng để đƣa quảng cáo của công ty lên Internet với chi phí rẻ hơn hẳn và ngƣời tiêu dùng có thể theo dõi bất cứ khi nào có nhu cầu, ta có thể thấy rõ ƣu điểm về chi phí của hoạt động marketing điện tử . Trong hoạt động marketing truyền thống, để đƣa hàng hóa đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng thì hàng hóa phải trải qua rất nhiều các khâu phân phối nhƣ nhà bán buôn, nhà bán lẻ, các đại lí, môi giới… Giao dịch qua trung gian buộc doanh nghiệp phải chia sẻ lợi nhuận và do đó, giá thành hàng hóa khi đến tay ngƣời tiêu dùng đã bị tăng thêm. Tuy nhiên trong e-marketing thì doanh nghiệp có thể bán sản phẩm trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng, bỏ qua các khâu trung gian. Một cách tự nhiên, việc này đã hiện đại hóa hệ thống bán lẻ của nền kinh tế. Thay Bùi Kim Điệp - Nhật 1 - K43 ĐH Ngoại thương 10
  12. Yếu tố 4P trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam vì phải đến tận cửa hàng để đƣợc nhìn và tiếp xúc với sản phẩm, giờ đây khách hàng có thể ngồi tại nhà, tra cứu trên Internet về bất kì đặc điểm nào của sản phẩm mà anh ta mong muốn, đồng thời lại dễ dàng so sánh giá cả và tính năng với các sản phẩm cạnh tranh khác trên thị trƣờng, và sau đó chỉ bằng một cú click, hàng hóa sẽ đƣợc gửi đến tận nơi. Một hệ thống giao dịch đơn giản nhƣ vậy sẽ dần thay thế cho hệ thống các đại lí và cửa hàng bán lẻ cồng kềnh nhƣ hiện nay, hạn chế chi phí sản xuất cho doanh nghiệp và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ở mức tối đa.Việc phân phối qua Internet mà không thông qua bất kì một kênh phân phối nào khác (đối với các sản phẩm số hóa) còn giúp tránh đƣợc rủi ro không tìm thấy khách hàng và giảm chi phí lƣu kho hàng hóa. Ngoài ra, do việc ứng dụng các công nghệ truyền thông hiện đại nên các quá trình đàm phán, kí kết hợp đồng có thể thực hiện qua điện thoại, máy fax, e- mail … mà không cần thiết phải gặp mặt trực tiếp. Việc này ngoài ý nghĩa làm tăng sự thuận tiện cho cả hai bên, còn có tác dụng giảm chi phí giao dịch. 2.3.2 Thế mạnh về mặt hiệu quả Với đặc tính nối bật của Internet là không bị phụ thuộc vào không gian cũng nhƣ thời gian, e-marketing mang lại những hiệu quả nổi bật sau đây Tiếp cận khách hàng nhanh hơn và tập trung hơn Marketing điện tử là hình thức marketing có khả năng truyền thông tin về sản phẩm tới ngƣời tiêu dùng một cách nhanh chóng nhất, khách hàng có thể tiếp cận những thông tin này một cách nhanh nhất, đồng thời tính tƣơng tác cao của Internet cho phép ngƣời tiêu dùng có thể phản hồi thông tin bất cứ lúc nào. Do vậy, doanh nghiệp có khả năng nắm bắt thông tin về nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất và chính xác nhất. Trong marketing thông thƣờng, hàng hóa khi đến tay ngƣời tiêu dùng đã phải trải qua nhiều khâu trung gian nên thông tin phản hồi thƣờng không chính xác, đầy đủ và nếu có thì cũng mất rất nhiều thời gian Bùi Kim Điệp - Nhật 1 - K43 ĐH Ngoại thương 11
  13. Yếu tố 4P trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam mới đến tay doanh nghiệp. Ngày nay, với các phƣơng tiện nhƣ website, e-mail, các diễn đàn thảo luận … doanh nghiệp có thể thực hiện các giao dịch trực tiếp và đảm bảo nhận đƣợc thông tin phản hồi một cách xác thực nhất. Thời gian hoạt động hiệu quả hơn Môi trƣờng hoạt động của marketing điện tử là Internet, một môi trƣờng hoạt động liên tục 24/7 và không tồn tại khái niệm thời gian chết (death of time). Đây là điểm vƣợt trội so với marketing thông thƣờng, các hình thức marketing truyền thống có hiệu quả đến đâu cũng không thể phát huy tối đa tác dụng nhƣ các hình thức ứng dụng Internet. Môi trƣờng trực tuyến giúp các doanh nghiệp rút ngắn thời gian tiến hành các hoạt động marketing, rút ngắn đƣợc thời gian và chi phí giao dịch. Ngay khi nội dung thông tin đƣợc hoàn thiện, nó sẽ đƣợc truyền đi ngay lập tức và ngƣời nhận có thể tiếp nhận nội dung thông tin gần nhƣ ngay sau đó. Một nghiên cứu chỉ ra rằng thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua fax và bằng 0.05% thời gian giao dịch qua đƣờng bƣu điện. Có khả năng thâm nhập thị trường trên phạm vi toàn cầu Với đặc tính là xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách địa lí (death of distance), marketing qua Internet có khả năng thâm nhập đến khắp mọi nơi trên thế giới, khoảng cách giữa các thị trƣờng ngày càng trở nên mờ nhạt. điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không còn bị bó hẹp bởi phạm vi không gian thị trƣờng trong nƣớc mà có thể mở rộng ra phạm vi toàn cầu và do cậy lƣợng khách hàng sẽ tăng lên rất nhiều. chỉ cần một website giao dịch, doanh nghiệp đã có thể tiến hàng chào hàng, giới thiệu sản phẩm, kí kết hợp đồng và duy trì quan hệ khách hàng cũng nhƣ thiết lập hình ảnh của mình trên thị trƣờng bất kì quốc gia nào. Khắc phục tính khác biệt về văn hóa, luật pháp, kinh tế Bùi Kim Điệp - Nhật 1 - K43 ĐH Ngoại thương 12
  14. Yếu tố 4P trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam Về văn hóa, do không còn biên giới địa lí và việc sử dụng ngôn ngữ của trang web dẫn đến sự khác việt về đặc thù văn hóa giảm đáng kể. Về luật pháp, Bộ luật mẫu về Thƣơng mại điện tử tạo nền tảng cho Luật thƣơng mại điện tử và Luật giao dịch điện tử của các nƣớc. Các qui định về chữ điện tử và giao dịch điện tử cũng có sự thống nhất cao trên thế giới. Vì vậy các doanh nghiệp sẽ phải tuân theo các qui tắc đã đƣợc thừa nhận chung trong cộng đồng quốc tế. 2.3.3 Thế mạnh về tính linh hoạt Ngƣời tiêu dùng có thể tùy biến truy cập thông tin, đặt hàng hay gửi ý kiến phản hồi tới doanh nghiệp mà không gặp một trở ngại nào về không gian cũng nhƣ thời gian. Tính chất đa phƣơng trong giao tiếp, tính tƣơng tác và cởi mở của mạng Internet cho phép ngƣời tiêu dùng tiếp nhận thông tin từ nhiều chiều, từ đó trở nên linh hoạt trong việc đƣa ra quyết định. [10] 3. Các hình thức chủ yếu của marketing điện tử 3.1 Trang web (website) Website là hình thức phổ biến nhất của các hoạt động marketing điện tử. Một website là một dãy các trang web liên kết với nhau và liên kết với các site khác. Các trang web chứa văn bản (text), đồ họa, các dải băng quảng cáo (banner) và đôi khi cả video và audio. Website trong thƣơng mại điện tử đƣợc coi nhƣ một cửa hàng trực tuyến hay cửa hàng ảo. Một website gồm hai phần cơ bản là Trang chủ (Homepage), trang đầu tiên khi nạp một URL, trang chủ chứa các liên kết đến vùng riêng trong website và Trang web (webpage), các trang web chứa các thông tin và đƣợc liên kết từ trang chủ đến. Website là một showroom trên mạng Internet – nơi trừng bày và giới thiệu thông tin, hình ảnh về doanh nghiệp và sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp hay giới thiệu bất kì thông tin nào khác cho mọi ngƣời trên toàn thế giới truy cập Bùi Kim Điệp - Nhật 1 - K43 ĐH Ngoại thương 13
  15. Yếu tố 4P trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam bất cứ lúc nào. Để một website hoạt động đƣợc cần phải có tên miền (domain), lƣu trữ (hosting) và nội dung (các trang web hoặc cơ sở dữ liệu thông tin). Đặc điểm tiện lợi của website là thông tin dễ dàng đƣợc cập nhật, thay đổi, đồng thời khách hàng có thể xem thông tin ngay tức khăc, ở bất kì nơi nào. Ƣu thế của website so với các hình thức truyền tải thông tin truyền thống là tiết kiệm đƣợc chi phí in ấn, chi phí gửi bƣu điện và không giới hạn nội dung, không giới hạn độ trang… và không giới hạn phạm vi địa lí. Một website thƣờng có những nội dung cơ bản sau: Trang chủ (homepage): là nơi liệt kê các liên kết đến các trang khác của website, trang chủ thƣờng dùng để trƣng bày những thông tin mới nhất mà doanh nghiệp mới giới thiệu đầu tiên với ngƣời xem. Trang liên hệ (contact us): trƣng bày thông tin liên hệ với doanh nghiệp và thƣơng có một form liên hệ để ngƣời xem trao đổi thông tin lập tức với doanh nghiệp. Trang thông tin giới thiệu về doanh nghiệp (about us): ngƣời xem khi đã xem website thƣờng có nhu cầu tìm hiểu về nhà cung cấp, mặt khác đây cũng là một cơ hội để quảng bá doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp cần có một trang giới thiệu về mình và nêu ra những thế mạnh của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Trang giới thiệu về sản phẩm hay dịch vụ: đây là nội dung chính của một website, là nơi giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ với các thông tin và hình ảnh minh họa. Những thông tin này phải thỏa mãn đƣợc nhu cầu tìm hiểu của khách hàng và thuyết phục họ đi đến quyết định mua sản phẩm. Trang hướng dẫn dùng để cung cấp thông tin cho ngƣời xem trong trƣờng hợp họ muốn mua hay đặt hàng, dịch vụ. Thông tin trên trang này nếu đƣợc trình bày tốt sẽ tạo ấn cho ngƣời xem ấn tƣợng về tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Bùi Kim Điệp - Nhật 1 - K43 ĐH Ngoại thương 14
  16. Yếu tố 4P trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam Hiện nay, trên thế giới có hơn 40 triệu website với hơn 8 tỉ trang liên kết trong đó. Hàng ngày số các trang web không ngừng tăng lên, nội dung và hình thức của các website cũng ngày càng đƣợc cải tiến. Trong số các website đƣợc sinh ra nhằm mục đích phục vụ hoạt động kinh doanh tồn tại các mô hình điển hình nhƣ sau: Cửa hàng điện tử, siêu thị điện tử (e-shop): nổi tiếng nhất ở dạng này là website www.amazon.com, chuyên bán lẻ sách, CD, ứng dụng phần mềm, đồ chơi… qua mạng. Mô hình này hoạt động tƣơng tự nhƣ một siêu thị hay cửa hàng truyền thống, cho phép ngƣời mua chọn lựa hàng hóa, thay đổi số lƣợng món hàng, tính tiền, thanh toán và nhận hàng sau đó. Đấu giá trực tuyến (online auction): trong số các mô hình đấu giá trực tuyến thì www.ebay.com dẫn đầu về sự nổi tiếng. Website đấu giá trực tuyến mô phỏng quy trình bán đấu giá vật dụng, tức là ngƣời bán đƣa ra giá sàn, sau đó những ngƣời mua lần lƣợt trả giá cao hơn. Đến thời điểm nhất định, ai trả giá cao nhất sẽ là ngƣời có quyền mua món hàng. Sàn giao dịch B2B: một sàn giao dịch điển hình là www.alibaba.com, là nơi các doanh nghiệp tham gia giới thiệu về mình, đăng tải các yêu cầu mua bán, tìm đối tác. Vì là B2B nên các sàn giao dịch này không phục vụ việc bán lẻ và thanh toán qua mạng vì không cần thiết. Cổng thông tin (portal): giống nhƣ danh bạ điện thoại liệt kê thông tin liên lạc của các công ty theo ngành nghề, những cổng thông tin này liệt kê những địa chỉ website theo phân loại ngành nghề, ví dụ nhƣ www.dir.yahoo.com Website thông tin phục vụ việc quảng bá, quảng cáo: là những trang web trƣng bày nhiều thông tin thời sự, giải trí, du lịch, văn hóa … để tạo cộng đồng ngƣời xem đông đúc và từ đó có doanh thu từ những đối tƣợng có nhu cầu đăng quảng cáo. Bùi Kim Điệp - Nhật 1 - K43 ĐH Ngoại thương 15
  17. Yếu tố 4P trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam Website giới thiệu thông tin doanh nghiệp: đây là dạng website đơn giản nhất, chỉ để giới thiệu thông tin về doanh nghiệp, dịch vụ, sản phẩm cung cáp và cho phép ngƣời xem liên lạc với doanh nghiệp qua website này. Doanh nghiệp có thể bán sản phẩm của mình thông qua website giới thiệu thông tin này. 3.2 Thƣ điện tử (e-mail) Bên cạnh website, e-mail cũng là một công cụ có hiệu quả cao và thƣờng đƣợc sử dụng trong việc triển khai các hoạt động marketing, không chỉ với mục đích thông tin cho khách hàng mà còn để nhận những phản hồi từ khách hàng. Khi muốn thông tin về những đợt khuyến mại đặc biệt hay những đặc điểm mới của sản phẩm, dịch vụ hoặc sự ra mắt của một sản phẩm, dịch vụ mới, công tu chỉ cần chủ động thông báo qua e-mail, vừa nhanh chóng, vừa hiệu quả. E-mail còn giúp tạo dựng mối quan hệ khách hàng. Do đó, nhiều công ty đã sử dụng e-mail nhƣ là một công cụ hữu hiệu nhằm thực hiện chiến lƣợc marketing thu hút khách hàng. Thông qua e-mail, nhà marketing có thể dễ dàng thu thập đƣợc các thông tin về khách hàng, làm giàu thêm cơ sở dữ liệu của mình để chiến dịch marketing đƣợc hiệu quả hơn. Về mặt hình thức, e-mail nên đƣợc trình bày đẹp để thu hút sự chú ý của khách hàng, ngoài ra trong e-mail nhất thiết phải có đƣờng dẫn đến website chính thức của công ty để qua đó, ngƣời quản lí marketing có thể dễ dàng theo dõi đƣợc có bao nhiêu khách hàng đã ghé qua website của công ty theo đƣờng dẫn đó, từ đó đánh giá đƣợc mức độ thành công của chiến dịch marketing. Thƣ điện tử cũng đang trở thành một phần không thể thiếu trong việc tạo lập và duy trì các mối quan hệ với khách hàng. Thƣ điện tử có thể bổ trợ thêm cho các phƣơng tiện truyền thông khác trong việc nhắc lại các thông điệp quảng cáo, thông báo về sản phẩm mới, lịch hội thảo hay các thông tin về triển lãm thƣơng mại… Bùi Kim Điệp - Nhật 1 - K43 ĐH Ngoại thương 16
  18. Yếu tố 4P trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam Các loại e-mail đƣợc sử dụng trong hoạt động marketing điện tử có thể chia thành hai loại chính nhƣ sau: E-mail marketing được sự cho phép của người nhận (Opt-in e-mail) Đây là hình thức gửi e-mail đến ngƣời nhận với điều kiện đã đƣợc sự cho phép của ngƣời nhận. những thông tin về địa chỉ e-mail thƣờng đƣợc thu thập thông qua quá trình đăng kí của ngƣời tiêu dùng tại các website của doanh nghiệp hay thông qua quá trình khảo sát điều tra thị trƣờng. những thông tin này đƣợc ngƣời tiêu dùng cung cấp một cách tự nguyện, do đó những nội dung quảng cáo trong e-mail nằm trong nhu cầu tìm hiểu thông tin của ngƣời tiêu dùng và do đó hoàn thành nhiệm vụ truyền bá thông tin của doanh nghiệp. Opt-in e-mail do đó là một hình thức quảng cáo hiệu quả, có khả năng gây dựng uy tín của doanh nghiệp và phát triển mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. E-mail marketing không được sự cho phép của người nhận (Spam) Đây là hình thức gửi e-mail cho ngƣời nhận trong khi ngƣời nhận không hề đăng kí một cách tự nguyện để nhận đƣợc các e-mail đó. Những thông tin về địa chỉ e-mail của ngƣời nhận spam thƣờng đƣợc thuê từ một nhà cung cấp trung gian hoặc từ một phần mềm dò tìm địa chỉ thƣ điện tử trên mạng. Đây là hình thức e- mail thƣờng bị ngƣời tiêu dùng phản đối rất gay gắt vì họ không hề mong đợi nhận đƣợc hàng loạt các thƣ quảng cáo về những sản phẩm không mong muốn. Ngƣời gửi spam thƣờng không quan tâm đến việc tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp, và trên thực tế spam thƣờng tạo ấn tƣợng rất xấu về doanh nghiệp sử dụng hình thức này. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp khéo léo kết hợp các hình thức hỗ trợ cho e-mail nhƣ gài thêm các nội dung về chƣơng trình khuyến mại, ƣu đãi… thì có thể gây đƣợc sự chú ý của ngƣời nhận và đạt đƣợc một số hiệu quả nhất định. Ngoài ra, khi gửi e-mail không nằm trong sự cho phép của ngƣời nhận, Bùi Kim Điệp - Nhật 1 - K43 ĐH Ngoại thương 17
  19. Yếu tố 4P trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam ngƣời gửi cần đảm bảo trong e-mail có nội dung Opt-in option, cho phép ngƣời nhận tùy chọn có nhận e-mail quảng cáo nữa không. 3.3 Dải băng quảng cáo (banner) Hình thức dải băng quảng cáo banner là một trong những hình thức quảng cáo phổ biến nhất trên Internet hiên nay. Dải băng quảng cáo là một hình thức quảng cáo dƣới dạng đồ họa trên các trang web. Dải băng quảng cáo có thể đƣợc tạo dựng dƣới nhiều kích cỡ khác nhau, và tùy theo ý muốn của doanh nghiệp mà sẽ có những hiệu ứng đi kèm về âm thanh, hình ảnh. Hình 1. Một số banner trên mạng Internet Mục tiêu của doanh nghiệp khi sử dụng các banner là để thu hút sự chú ý của ngƣời sử dụng Internet, do vậy banner thƣờng có nội dung rất ngắn gọn, thƣờng chỉ là một slogan (khẩu hiệu) đƣợc thiết kế bắt mắt nhằm tạo ấn tƣợng ban đầu tốt đẹp và xây dựng ý thức của ngƣời tiêu dùng về tên tuổi của doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng của banner là thuyết phục đƣợc ngƣời tiêu dùng truy cập vào trang web chính để tìm hiểu thêm chi tiết, do đó các banner thƣờng chứa một liên kết với trang web chính của doanh nghiệp. Các banner truyền thống ở trong trạng thái tĩnh, tức là một cột thông tin đƣợc đặt cố định tại một vị trí trong website nên để tăng thêm sức thu hút cho Bùi Kim Điệp - Nhật 1 - K43 ĐH Ngoại thương 18
  20. Yếu tố 4P trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam ngƣời truy cập, các công ty thƣờng hay sử dụng một hình thức banner động là pop-up. Pop-up là một khung cửa sổ đƣợc cài sẵn trong website để khi khách hàng truy cập vào website đó, nó sẽ tự động hiện ra nhƣ chính tên gọi của nó (pop up). Hình thức quảng cáo này có ƣu điểm là đánh thẳng vào sự chú ý của ngƣời tiêu dùng, nhƣng nó cũng có nhƣợc điểm là gây cảm giác khó chịu cho ngƣời tiêu dùng khi họ cảm thấy bị làm phiền bởi sự xuất hiện của quá nhiều những quảng cáo mà họ không mong đợi. Khi sử dụng loại hình quảng cáo này, doanh nghiệp nên chú ý đặt tính năng tùy chọn (opt in) để ngƣời dùng có thể tự quyết định việc các pop-up có xuất hiện không. Nếu đƣợc sử dụng một cách khéo léo, đây là một hình thức quảng cáo rất hữu hiệu. Hình 2. Hình ảnh của pop-up trên màn hình 3.4 Công cụ tìm kiếm (search engine) Bùi Kim Điệp - Nhật 1 - K43 ĐH Ngoại thương 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2