intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khung pháp luật chung cho nhà đầu tư trong và ngoài nước 3

Chia sẻ: Cong Truc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

143
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

So với Điều lệ Đầu tư nước ngoài năm 1977, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đã có một bước tiến bộ vượt bậc về kỹ thuật lập pháp, về sự phù hợp với tập quán và luật pháp quốc tế, tạo môi trường pháp lý tương đối đầy đủ cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khung pháp luật chung cho nhà đầu tư trong và ngoài nước 3

  1. pháp đầu tư nước ngo ài của nhiều nước trên thế giới. So với Điều lệ Đầu tư nước ngoài năm 1977, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đã có một bước tiến bộ vượt bậc về kỹ thuật lập pháp, về sự phù hợp với tập quán và luật pháp quốc tế, tạo môi trường pháp lý tương đ ối đầy đủ cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đã có m ột điều riêng (Điều 2) nêu 12 khái niệm pháp lý quan trọng, tạo điều kiện nhận thức và áp dụng thống nhất luật này trên phạm vi toàn quốc. Bên cạnh đó, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đã quy đ ịnh cụ thể hơn về: 1) Đối tượng hợp tác đầu tư với nước ngoài; 2) Lĩnh vực khuyến khích đầu tư; 3) H ình thức đầu tư; 4) Biện pháp bảo đảm đầu tư; 5) Quy đ ịnh về thuế; 6) Q uy định về vốn pháp định; 7) Chế độ kế toán, thống kê, bảo hiểm; 8) Mở tài khoản; 9) Thời hạn đầu tư; 10) Cơ quan nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài. Để thực hiện yêu cầu tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật đầu tư nước ngo ài tại Việt Nam, ngày 30/6/1990, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa V III đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 (sau đây gọi tắt là Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 1990). Luật này đ ã sửa đổi, bổ sung 15 trên tổng số 42 điều của Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987. Với sự sửa đổi, bổ sung một cách đồng bộ này, hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài đã góp phần làm cho môi trường đầu tư nước ngoài ở Việt Nam vào những năm 1990 thêm hấp dẫn. Ngày 23/12/1992, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số đ iều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 1992). Luật này đã sửa đổi, bổ sung 9 điều, bổ sung m ới 3 điều tập trung vào 9 vấn đề quan trọng. Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 1992 được thông qua, Nghị đ ịnh số 18/CP ngày 26/12/1992 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định 18), thay thế cho Nghị định số 28/HĐBT ngày 6/2/1991 (sau đây gọi là Nghị định 28) và 17 31
  2. văn b ản pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài cũng đã đ ược ban hành. Như vậy, cho đến trước khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Nhà nước đã ban hành khoảng 110 văn bản luật và dưới luật liên quan đến đ ầu tư nước ngoài, tạo môi trường pháp lý tương đối đầy đủ, đồng bộ cho hoạt động đầu tư nước ngo ài tại Việt Nam. 2.2.3. Giai đoạn thứ ba (từ năm 1996 đến nay) Giai đoạn này đ ất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – x ã hội; quan hệ đối ngoại không ngừng đ ược mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và đạt nhiều kết quả tốt. Đảng và Nhà nước ta đã có các chủ trương, giải pháp cụ thể trong lĩnh vực đ ầu tư nước ngo ài. Ngày 12/11/1996 Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt N am trên cơ sở sửa đổi, bổ sung một cách cơ bản Luật Đầu tư nước ngo ài tại Việt Nam năm 1987, Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 1990, Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 1992, tiếp tục tạo môi trường pháp lý hấp dẫn, thể hiện chính sách nhất quán thu hút đầu tư nước ngo ài vào Việt N am của Đảng và Nhà nước ta. Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 được ban hành trong bối cảnh hệ thống p háp luật về kinh tế đã được xây dựng, sửa đổi, bổ sung tương đối đầy đủ, so với trước kia. Nhiều đạo luật quan trọng đ ã được ban hành vào thời điểm này như Bộ luật Dân sự, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp... nhằm thu hút tối đa mọi nguồn vốn đầu tư, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Sau khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996, Nghị định số 12/CP ngày 18/2/1997 của Chính p hủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định 12) và 15 văn bản pháp luật khác có liên quan đến đầu tư nước ngoài cũng được ban hành. Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 cùng hệ thống các văn bản luật nói trên đ ã tạo dựng khung pháp lý cơ bản điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài phù hợp với đường lối, quan điểm của Đảng về phát triển và mở cửa nền kinh tế, đáp ứng được yêu cầu của thời điểm đó. 32
  3. Tuy nhiên, từ sau năm 1997, tình hình trong nước cũng như khu vực và thế giới đ ã có nhiều thay đổi. ở trong nước, tuy khu vực đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục có đóng góp tích cực vào sự phát triển của kinh tế đất nước, nhưng những năm sau đó, nhịp tăng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam liên tục suy giảm. Trước thực tế trên, đ ể chặn đà suy giảm, tiến tới có sự tăng trưởng của đầu tư nước ngoài; ngày 9/6/2000, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 2000). Luật này đ ã bổ sung hai điều mới và sửa đổi, bổ sung 20 điều của Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996. Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 2000 đã đưa ra nhiều quy định mới nhằm tháo gỡ những vướng m ắc, khó khăn, giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Sau đó, Chính phủ đ ã ban hành Nghị định 24. Nghị định gồm 14 chương, 125 điều và kèm theo 2 phụ lục. Luật Đầu tư nước ngo ài (sửa đổi) năm 2000 và Nghị định 24 đã tạo điều kiện xích gần hơn giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, tạo thế chủ động trong tiến trình hội nhập và đ ảm bảo các cam kết quốc tế, làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam hấp dẫn, thông thoáng hơn so với trước đây và so với m ột số nước trong khu vực. 2.3. Sự hình thành và phát triển một số chế định pháp lý chủ yếu của pháp Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Việc nghiên cứu sự hình thành và phát triển của pháp luật đầu tư nước ngoài nói chung cho ta thấy bức tranh tổng thể mang tính khái quát về pháp luật đ ầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, sẽ là đ ầy đủ hơn, nếu chúng ta đi sâu phân tích sự hình thành và phát triển của một số chế định pháp lý chủ yếu của pháp luật đầu tư nước ngoài như: chủ thể tham gia hợp tác đầu tư nước ngoài; hình thức đầu tư và phương thức đầu tư; các biện pháp bảo đảm đầu tư; các biện pháp khuyến khích đầu tư; quản lý tài chính và ho ạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư 33
  4. nước ngoài; giải quyết tranh chấp, giải thể, thanh lý, phá sản doanh nghiệp; thủ tục đầu tư; quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài. 2.3.1. Chủ thể tham gia hợp tác đầu tư nước ngoài Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đã quy định cụ thể về chủ thể tham gia hợp tác đầu tư nước ngoài. Đây là bước tiến so với Điều lệ Đầu tư nước ngoài năm 1977, vì trong Điều lệ chưa quy định cụ thể đối tượng nào thuộc Bên Việt N am được tham gia đầu tư nước ngoài. Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đã q uy định rất cụ thể những chủ thể thuộc Bên Việt Nam tham gia đầu tư, đó là: "Một bên hoặc nhiều tổ chức kinh tế Việt Nam có tư cách pháp nhân. Các tư nhân Việt Nam có thể chung vốn với tổ chức Việt Nam thành bên Việt Nam để hợp tác kinh doanh với Bên nước ngoài". Theo chúng tôi, việc quy định tư nhân phải chung vốn với tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân để thành Bên Việt Nam là chưa hoàn toàn phù hợp với chính sách kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước ta, m à nên quy định tư nhân Việt Nam được phép độc lập tham gia hợp tác với nước ngoài để tạo cơ hội cho các nhà đ ầu tư thuộc nhiều thành phần kinh tế, tự nguyện bỏ vốn để hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài, qua đó góp phần nâng cao tỷ trọng vốn trong nước so với toàn bộ cơ cấu đầu tư của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc cho phép tư nhân được độc lập hợp tác đầu tư nước ngoài có những mặt trái, đó là: tư nhân Việt Nam, bên cạnh tiềm năng về vốn và năng lực kinh doanh mà ta cần khai thác, còn có thể có những biểu hiện tiêu cực, như lợi dụng sơ hở trong quản lý nhà nước để làm ăn không chính đáng, móc ngoặc với Bên nước ngoài, vì lợi ích riêng mà bỏ qua lợi ích của đất nước; các nước tư b ản lớn có chính sách thù đ ịch với ta đều có ý đồ thông qua việc phát triển thành p hần kinh tế tư nhân đ ể tiến tới "tư nhân hóa" toàn bộ nền kinh tế của ta, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Vì vậy, chủ trương cho phép thành phần kinh tế tư nhân được đứng độc lập thành Bên Việt Nam để hợp tác đầu tư với nước ngoài cần được gắn với việc hạn chế hoạt động của họ đối với một số lĩnh vực quan trọng, có ý nghĩa chiến 34
  5. lược đối với an ninh, quốc phòng, như: công nghiệp quốc phòng, khai thác dầu khí và các tài nguyên quý hiếm, một số ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn khác... Trên cơ sở đó, Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 1990 đã quy định như sau: "Bên Việt Nam là một bên gồm một hoặc nhiều tổ chức kinh tế Việt Nam có tư cách pháp nhân thuộc các thành phần kinh tế" và "Các tổ chức kinh tế tư nhân Việt Nam được hợp tác kinh doanh với tổ chức, cá nhân nước ngoài trong lĩnh vực và điều kiện do Hội đồng Bộ trưởng quy định". Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 quy định các tổ chức, cá nhân nước ngoài phải đứng chung thành Bên nước ngoài để hợp tác với Bên Việt Nam, chứ không được đứng riêng thành nhiều Bên nước ngo ài độc lập với nhau. Thực tiễn thi hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 cho thấy, không p hải lúc nào các tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng muốn đứng chung thành Bên nước ngoài. Có nhiều trường hợp, họ muốn đứng thành từng Bên nước ngoài độc lập với nhau để tham gia liên doanh với Bên Việt Nam. Về phía Bên Việt Nam cũng xảy ra những trường hợp tương tự. Vì vậy, việc mở ra hình thức liên doanh có nhiều Bên nước ngoài và nhiều Bên Việt Nam tham gia là cần thiết, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài được đứng riêng, độc lập với nhau để hợp tác với các đối tác Việt Nam thành lập doanh nghiệp liên doanh. Trên tinh thần đó, Luật Đầu tư nước ngo ài (sửa đổi) năm 1990 đã quy định tại khoản 4 Điều 2 về vấn đề này như sau: "Nhiều bên là Bên Việt Nam và các Bên nước ngoài, hoặc là Bên nước ngoài và Bên Việt Nam hoặc là các Bên Việt Nam và các Bên nước ngoài". Từ việc quy định "Hai bên", đã bổ sung thêm thuật ngữ "Nhiều bên" ngay sau thuật ngữ "Hai bên" tại các khái niệm "Hợp đồng hợp tác kinh doanh" (khoản 5 Điều 2), "Hợp đồng liên doanh" (khoản 6 Đ iều 2), "Xí nghiệp liên doanh" (khoản 10 Điều 2). Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 1990 cho phép các tổ chức kinh tế tư nhân có tư cách pháp nhân được hợp tác kinh doanh với nước ngoài như những b ên độc lập. Tổ chức kinh tế tư nhân có tư cách pháp nhân là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần (Điều 18 Luật Công ty), còn doanh nghiệp 35
  6. tư nhân theo Luật Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Như vậy, doanh nghiệp tư nhân chưa được hợp tác kinh doanh với nước ngoài. Trong khi đó, tư nhân ở nước ta có nguồn vốn không nhỏ, nhưng đầu tư vào mục tiêu phát triển sản xuất còn quá ít; những người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cũng như một số đối tác khác muốn đầu tư vào Việt Nam với quy mô vừa phải, phù hợp với khả năng thực tế của mình. Để pháp luật đầu tư nước ngoài phù hợp hơn với chính sách kinh tế nhiều thành phần đã được quy định trong Hiến pháp năm 1992 và huy động khả năng hợp tác đầu tư của tư nhân Việt Nam và một số đối tác bên ngoài, Luật Đầu tư nước ngo ài (sửa đổi) năm 1992 đã sửa đổi điểm 2 Điều 2 như sau: "Bên Việt Nam là một b ên gồm một hoặc nhiều doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế". Từ sự phân tích ở trên cho thấy, với mỗi lần sửa đổi, bổ sung pháp luật đ ầu tư nước ngoài, chế định chủ thể tham gia hợp tác đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển theo hướng thông thoáng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tham gia hợp tác đầu tư nước ngoài. 2.3.2. Hình thức đầu tư và phương thức đầu tư Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đ ã có những sửa đổi, bổ sung về ba hình thức đầu tư đ ã được quy định trong Điều lệ Đầu tư nước ngoài năm 1977 theo hướng cụ thể, thực tiễn hơn. Trên cơ sở hình thức hợp tác sản xuất chia sản phẩm được quy định trong Đ iều lệ Đầu tư nước ngoài năm 1977, Luật Đầu tư nước ngo ài năm 1987 đã hoàn thiện thành hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh và quy định rất rõ đặc trưng cơ bản của nó là các bên cùng góp vốn kinh doanh, sau đó phân chia kết q uả kinh doanh mà không thành lập một pháp nhân mới như hình thức liên doanh. Mỗi bên hợp doanh vẫn giữ tư cách pháp nhân của mình, tự quản lý, thực hiện nghĩa vụ tài chính theo pháp luật của nước mình: Bên hợp doanh Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo pháp luật Việt Nam, Bên nước ngoài thực hiện nghĩa vụ tài chính theo pháp luật nước ngoài. Có thể nói, đây là hình thức 36
  7. đ ầu tư được nhiều nhà đ ầu tư nước ngoài hoan nghênh vì nó rất đa dạng, linh hoạt. Về hình thức xí nghiệp liên doanh, Điều 2 Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đã đưa ra khái niệm doanh nghiệp liên doanh như sau: "Xí nghiệp liên doanh là xí nghiệp do Bên nước ngoài và Bên Việt Nam hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng hợp tác liên doanh hoặc Hiệp định ký giữa Chính phủ Cộng hòa XHCN Việt Nam và Chính phủ nước ngoài". Từ quy định trên cho thấy, Nhà nước ta cho phép xí nghiệp liên doanh chỉ có hai bên là Bên nước ngoài và Bên Việt Nam; trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân muốn hợp tác đầu tư dưới hình thức này, thì phải thỏa thuận lại thành một b ên nước ngoài và một b ên Việt Nam để liên doanh với nhau. Hình thức Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài đã được quy định trong Điều lệ đầu tư nước ngoài năm 1977 với điều kiện chặt chẽ, bắt buộc phải xuất khẩu 100% sản phẩm làm ra. Lúc đó, hình thức này được gọi là: "Xí nghiệp tư doanh chuyên sản xuất hàng xuất khẩu". Để có sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đ ã đổi tên lại thành hình thức Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và quy đ ịnh tại Điều 14 như sau: "Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được thành lập tại Việt Nam Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, tự mình quản lý xí nghiệp, chịu sự kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài, được hưởng quyền lợi và phải thực hiện các nghĩa vụ ghi trong Giấy phép đầu tư. Xí nghiệp 100% vốn n ước ngoài có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam". Theo quy đ ịnh này, Xí nghiệp 100% vốn nước ngo ài không bắt buộc phải xuất khẩu 100% sản phẩm làm ra. Thực tiễn của nhiều nước đã cho thấy, thành lập Khu chế xuất là một hình thức đầu tư có sức hấp dẫn, thu hút được nhiều vốn đầu tư, tạo đ ược nhiều việc làm, tăng nhanh khả năng xuất khẩu và tác động tích cực tới kinh tế nội địa. Khu chế xuất có một số đặc thù về cơ chế quản lý, nhưng vẫn nằm trong tổng thể của chính sách đầu tư nước ngoài, chịu sự điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài. 37
  8. Các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn Nhà nước ta quy định về Khu chế xuất trong Luật Đầu tư nước ngoài để họ yên tâm đầu tư vào đó. Do vậy, Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 1992 đã bổ sung Điều 19a như sau: "Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được đầu tư vào các Khu chế xuất tại Việt Nam dưới các hình thức quy định tại Điều 4 Luật này... Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp trong thị trường Việt Nam với các xí nghiệp chế xuất được coi là quan hệ xuất nhập khẩu và theo các quy định của pháp luật xuất nhập khẩu ". Bên cạnh đó, việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, như: cầu cống, đ ường sá, bến cảng, nhà máy cung cấp nước… là ưu tiên hàng đầu của Nhà nước ta. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng đòi hỏi số vốn đầu tư lớn, nhưng việc thu hồi vốn lại gặp nhiều khó khăn. Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 1992 đã bổ sung Điều 19b như sau: "Các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam xây dựng công trình hạ tầng có thể ký hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển g iao với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Các tổ chức, cá nhân n ước ngoài được hưởng các quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ quy định trong h ợp đồng". Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 đã bổ sung một số quy định nhằm hoàn thiện hình thức đầu tư, phương thức đầu tư như quy định đa dạng hóa các p hương thức đầu tư theo phương thức BOT, BTO, BT; cho phép bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu hợp tác đầu tư với nước ngoài; luật hóa khu công nghiệp, cho phép doanh nghiệp liên doanh được hợp tác với doanh nghiệp Việt N am để thành lập liên doanh mới. 2.3.3. Các biện pháp bảo đảm đầu tư 2.3.3.1. Không quốc hữu hóa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đ ã quy định những nguyên tắc và biện p háp b ảo đảm đầu tư nhằm làm cho các nhà đ ầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư vào nước ta: "Nhà nước Việt Nam bảo đảm quyền sở hữu đối với vốn đầu tư và 38
  9. các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tạo những điều kiện thuận lợi và định các thủ tục dễ dàng cho các tổ chức, cá nhân đó đầu tư vào Việt Nam ". Đồng thời, Điều 21 cũng khẳng định: "Trong quá trình đầu tư vào Việt Nam, vốn và tài sản của các tổ chức, cá nhân n ước ngoài không bị trưng dụng hoặc tịch thu bằng biện pháp hành chính, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hóa". Ngoài ra, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 còn cho phép nhà đầu tư nước ngoài chuyển về nước vốn, lợi nhuận và mọi khoản tiền khác thuộc quyền sở hữu hợp pháp của họ (Điều 22); cho phép nhân viên nước ngoài làm việc trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngo ài được chuyển về nước thu nhập hợp pháp của mình, sau khi đã nộp đủ thuế thu nhập (Điều 23). 2.3.3.2. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài k hi có sự thay đổi về chính sách, pháp luật Đối với các nhà kinh doanh, yêu cầu hàng đầu là pháp luật cũng như chính sách của Nhà nước phải ổn định, để không làm đảo lộn các tính toán kinh doanh của họ. Nhưng dưới góc độ quản lý vĩ mô của Nhà nước, khi tình hình thay đổi, thì chính sách, pháp luật cũng phải được thay đổi cho phù hợp. Để giải quyết mâu thuẫn nói trên, cần có giải pháp thích hợp về mặt pháp luật. Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 2000 đã thay khoản 3 Điều 21 Luật Đ ầu tư nước ngoài năm 1996 b ằng Điều 21a trên cơ sở luật hóa Điều 101 Nghị đ ịnh 12, nhằm quy định cụ thể các biện pháp đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư trong trường hợp do có những thay đổi trong quy định của pháp luật Việt Nam mà làm thiệt hại đến lợi ích của nhà đầu tư, theo hướng: - Cho phép nhà đầu tư tiếp tục được hưởng các ưu đãi đã được quy định trong Giấy phép đầu tư và Luật Đầu tư nước ngoài; hoặc - áp dụng các biện pháp như: cho phép thay đổi mục tiêu hoạt động của dự án; miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật; thiệt hại của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp; được xem xét bồi thường 39
  10. thỏa đáng trong một số trường hợp cần thiết. Việc sửa đổi cũng nêu rõ những quy định mới ưu đãi hơn ban hành sau khi cấp Giấy phép đầu tư, sẽ được áp dụng cho Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. 2.3.3.3. Bảo đảm, bảo lãnh của Chính phủ Đối với các dự án BOT và các dự án cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng, nhà đ ầu tư nước ngoài mong muốn được Chính phủ bảo lãnh các nghĩa vụ về tài chính và chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư nước ngoài, thậm chí là những cam kết bảo lãnh mà pháp luật chưa quy định. Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 2000 đã bổ sung cơ chế pháp lý về b ảo lãnh đối với một số dự án đặc biệt quan trọng là: căn cứ vào nguyên tắc quy đ ịnh của Luật Đầu tư nước ngo ài Việt Nam, Chính phủ có thể ký kết các thỏa thuận với nhà đ ầu tư nước ngoài hoặc đưa ra những biện pháp bảo đảm, bảo lãnh về đầu tư. 2.3.3.4. áp dụng pháp luật nước ngoài Để đảm bảo tính rõ ràng, ổn định của hệ thống pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký; đồng thời làm cho các nhà đầu tư nước ngo ài yên tâm đầu tư tại Việt Nam, Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 2000 đ ã bổ sung Điều 66 Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 như sau: "Trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định, các bên có thể th ỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài nếu việc áp dụng pháp luật nước ngoài không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam ". 2.3.4. Các biện pháp khuyến khích đầu tư 2.3.4.1. Quy định lĩnh vực khuyến khích đầu tư Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đã cho phép các tổ chức, cá nhân nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Đồng thời, đoạn 2 Điều 3 còn quy đ ịnh cụ thể những lĩnh vực được khuyến khích đầu tư như: 40
  11. - Thực hiện các chương trình kinh tế lớn, sản xuất hàng xuất khẩu và hàng thay thế hàng nhập khẩu; - Sử dụng kỹ thuật cao, công nhân lành nghề, đầu tư theo chiều sâu để khai thác, tận dụng các khả năng và nâng cao công suất của các cơ sở kinh tế hiện có; - Sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu và tài nguyên thiên nhiên sẵn có ở V iệt Nam; - Xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng; Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 đã có một bước tiến so với Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 ở chỗ đ ã quy định cụ thể những lĩnh vực và địa bàn khuyến khích đầu tư nước ngoài, các lĩnh vực đầu tư có điều kiện, những lĩnh vực và đ ịa bàn không cấp phép đầu tư nước ngoài và giao cho Chính phủ quy đ ịnh các địa bàn khuyến khích đầu tư; ban hành danh mục các dự án khuyến khích, đặc biệt khuyến khích đầu tư, danh mục các lĩnh vực đầu tư có điều kiện, d anh m ục các lĩnh vực không cấp Giấy phép đầu tư. Tuy nhiên, trong Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996, chúng ta vẫn chưa quy định được danh mục các ngành nghề cụ thể cấm đầu tư ho ặc đầu tư có điều kiện. Cho đến khi Nghị định 24 đ ược ban hành, Chính phủ mới công bố chính thức Danh mục lĩnh vực khuyến khích đ ầu tư, Danh m ục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, Danh mục địa b àn khuyến khích đầu tư, Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, Danh mục lĩnh vực không cấp Giấy phép đầu tư. 2.3.4.2. Quy định về thuế Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đã quy đ ịnh về các loại thuế một cách hợp lý, vừa đảm bảo lợi ích của Nhà nước Việt Nam, vừa đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư, đồng thời có tính hấp dẫn hơn so với các loại thuế tương ứng được b an hành ở các nước Đông Nam á và Trung Quốc.  Về thuế lợi tức Luật Đầu tư nước ngo ài năm 1987 đã quy đ ịnh thuế lợi tức đối với xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp có 100% vốn nước ngoài và bên nước ngoài hợp tác 41
  12. kinh doanh trên cơ sở hợp đồng từ 10% đến 25% lợi nhuận thu được. Trên cơ sở q uy định này, Nghị định số 139, đã quy định ba loại: trường hợp đặc biệt cần khuyến khích đầu tư áp dụng 10% đến 14% lợi nhuận thu được, trường hợp ưu tiên áp dụng từ 15% đến 20% lợi nhuận thu được, trường hợp phổ thông áp dụng từ 21% đến 25% lợi nhuận thu được. Đối với trường hợp tái đầu tư, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đã quy đ ịnh cơ quan thuế phải hoàn lại số tiền thuế lợi tức đã nộp liên quan đến phần lợi nhuận tái đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể được miễn thuế lợi tức trong một thời gian tối đa là 2 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lãi và được giảm 50% thuế lợi tức trong một thời gian tối đa là 2 năm tiếp theo. Nếu so sánh với các nước trên thế giới, với mức thuế suất thuế lợi tức phổ thông áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta là 25%, thì thuế suất của Việt Nam vào loại thấp nhất, vì m ức thuế suất thu nhập công ty của các nước thường ở khoảng 30% đến 60%. Mức thuế suất phổ thông của Việt Nam, cũng như trong các trường hợp miễn, giảm được coi là hấp dẫn so với các nước trong khu vực: Brunei: 30%, Lào: 20%, Malaysia: 28%, Myanmar: 30%, Philippines: thuế thu nhập công ty giảm dần từ mức 34% năm 1998, 33% năm 1999 và 32% từ năm 2000; Singapore: 26%, Thái Lan: 30%, Trung Quốc: 30% ngoài ra còn phải trả thuế thu nhập địa phương là 3%, ấn Độ: 35%. Tuy nhiên theo tinh thần Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới thì kể từ ngày 1/1/2004 mức thuế thu nhập sẽ áp dụng chung cho đầu tư trong nước và nước ngoài với các mức 10%; 15%; 20% và 28%.  Về thuế xuất nhập khẩu Việc miễn thuế nhập khẩu được áp dụng cho thiết bị, máy móc, p hương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ để tạo tài sản cố định hoặc mở rộng quy mô dự án đầu tư và phương tiện vận chuyển nhập khẩu dùng đ ể đưa đón công nhân. Chính phủ quy định việc miễn giảm thuế suất, nhập khẩu 42
  13. đối với các hàng hóa đặc biệt cần khuyến khích đầu tư khác. Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 bỏ quy định miễn thuế nhập khẩu đối với vật tư và xe ô tô con. Nghị định 12 quy định cụ thể việc miễn thuế nhập khẩu đối với trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế, đổi mới công nghệ; miễn thuế nhập khẩu đối với các giống cây trồng, giống vật nuôi, nông dược đặc chủng được phép nhập khẩu để thực hiện dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa, vật tư khác dùng cho các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Nhằm khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài và tháo gỡ khó khăn đối với các dự án đang hoạt động, Chính phủ đã tiếp tục ban hành nhiều chính sách ưu đãi liên quan đến miễn thuế nhập khẩu đối với các dự án đầu tư nước ngoài (như Nghị định số 10/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ; Quyết định số 53/1999/QĐ-TTg ngày 26/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ...). Để nâng cao hiệu lực pháp lý của các biện pháp quan trọng này, Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 2000 đã luật hóa các quy định trên và sửa đổi, bổ sung một số quy định về miễn thuế nhập khẩu và Nghị định 24 đã quy định như sau: "Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu để tạo tài sản cố định... Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại khoản này được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế, đổi mới công nghệ. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của các dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc đ ịa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất".  Về thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài Luật Đầu tư nước ngo ài năm 1987 quy định cụ thể về mức thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài là từ 5% đến 10% số tiền chuyển ra nước ngoài. Luật Đầu 43
  14. tư nước ngoài năm 1996 quy định cụ thể hơn: ngoài việc phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài vẫn p hải nộp một khoản thuế là 5%, 7%, 10% số lợi nhuận chuyển ra nước ngoài, tùy thuộc vào quy mô góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào vốn pháp định của doanh nghiệp. Để cải thiện môi trường đầu tư, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000 đã sửa đổi Điều 43 Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 theo hướng giảm mức thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngo ài xuống các mức tương ứng là 3%, 5% và 7%. Tuy nhiên theo tinh thần Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới thì kể từ ngày 1/1/2004 sẽ xoá bỏ hoàn toàn thuế chuyển lợi nhuận. Đây là điểm rất quan trọng nhằm tạo điều kiện thuân lợi cho các nhà đầu, đồng thời hướng tới mặt b ằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và nước ngoài.  Về thuế giá trị gia tăng Đây là loại thuế mới chưa được quy định trong Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996. Khi Luật Thuế giá trị gia tăng được ban hành, doanh nghiệp có vốn đ ầu tư nước ngoài phải nộp thuế giá trị gia tăng đối với các loại máy móc, thiết b ị, vật tư nhập khẩu đồng bộ để tạo tài sản cố định (chỉ được miễn đối với các lo ại thiết bị, máy móc, phương tiện chuyên dùng trong nước chưa sản xuất đ ược). Quy định này thực chất là đánh thuế vào vốn đầu tư của doanh nghiệp, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, trong khi sức hấp dẫn, tính cạnh tranh của môi trường đầu tư ở V iệt Nam đang giảm dần. Để tháo gỡ những vướng mắc về thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngo ài, Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 2000 đã sửa đổi theo hướng: cho phép thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải nhập khẩu đồng bộ (không phụ thuộc vào việc trong nước sản xuất được hay chưa) và vật tư trong nước chưa sản xuất được đều là đối tượng không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng. 2.3.4.3. Chuyển lỗ của doanh nghiệp 44
  15. Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 quy định cho phép doanh nghiệp liên doanh được chuyển lỗ của bất kỳ năm thuế nào sang năm tiếp theo và được bù lỗ đó bằng lợi nhuận của những năm tiếp theo nhưng không quá 5 năm. Quy định đó chưa thật công bằng đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. Vì vậy, Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 2000 đã sửa đổi theo hướng cho phép doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng được hưởng ưu tiên như doanh nghiệp liên doanh là được chuyển lỗ sang năm tiếp theo và được bù khoản lỗ đó bằng lợi nhuận của những năm tiếp theo, nhưng không quá 5 năm. 2.3.4.4. Quy định về hàng thay thế hàng nhập khẩu và trả lương bằng tiền nước ngoài Một trong các lĩnh vực được Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 khuyến khích đầu tư là sản xuất hàng xuất khẩu và hàng thay thế hàng nhập khẩu (khoản 1 Đ iều 3). Tuy nhiên, m ột số quy định trong luật này lại không khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đ iều 16 Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 quy định: "Lương và các khoản phụ cấp khác thu được của người lao động Việt Nam được trả bằng tiền Việt Nam có gốc tiền nước ngoài". Quy đ ịnh này trên thực tế đã ngăn cấm cả việc Xí nghiệp dùng những khoản tiền Việt Nam mà Xí nghiệp thu được bằng cách tiêu thụ sản p hẩm tại thị trường Việt Nam để trả lương cho người lao động Việt Nam. Điều 27 Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 về điều kiện để được miễn, giảm thuế lợi tức quy định: "Tùy thuộc vào lĩnh vực đầu tư, quy mô đ ầu tư, khối lượng hàng xuất khẩu, tính chất và thời gian hoạt động, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư n ước ngoài có thể miễn thuế lợi tức cho xí nghiệp liên doanh trong thời gian tối đa là hai năm, kể từ năm bắt đầu kinh doanh có lãi và giảm thuế lợi tức trong một thời gian tối đa là 2 năm tiếp theo"; rõ ràng quy định này cũng không đề cập đ ến vấn đề sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu. Để giải quyết những vướng mắc nêu trên, Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 1990 đã sửa đổi, bổ sung Điều 16 và Điều 27 của Luật Đầu tư nước 45
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2