intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khung pháp luật chung cho nhà đầu tư trong và ngoài nước 4

Chia sẻ: Cong Truc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

105
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Đoạn cuối của Điều 16 được sửa lại là: "Lương và các khoản phụ cấp của người lao động Việt Nam được trả bằng tiền Việt Nam hoặc tiền nước ngoài trích từ tài khoản của xí nghiệp mở tại Ngân hàng".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khung pháp luật chung cho nhà đầu tư trong và ngoài nước 4

  1. ngoài năm 1987 như sau: - Đoạn cuối của Điều 16 được sửa lại là: "Lương và các khoản phụ cấp của người lao động Việt Nam được trả bằng tiền Việt Nam hoặc tiền nước ngoài trích từ tài khoản của xí nghiệp mở tại Ngân hàng". - Bổ sung vào Điều 27 một đoạn như sau: "Tùy thuộc vào lĩnh vực đầu tư, quy mô vốn đầu tư kh ối lượng hàng xuất khẩu, khối lượng hàng thay thế hàng nhập khẩu thiết yếu mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất ch ưa đủ, tính ch ất và thời gian hoạt động...". 2.3.4.5. Miễn, giảm tiền thuê đất Việc miễn giảm tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển được áp dụng cho các dự án xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, x ây dựng - chuyển giao; dự án đầu tư vào miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có đ iều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của Chính phủ. 2.3.4.6. Cho doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được hưởng ưu đãi như doanh nghiệp liên doanh Trong Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 có sự phân biệt chế độ ưu đãi giữa xí nghiệp liên doanh và xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, trong đó xí nghiệp liên doanh được hưởng ba điều ưu đ ãi mà xí nghiệp 100% không được hưởng, đó là: được miễn, giảm thuế trong vài năm đầu (Điều 27, 28); trong trường hợp đ ặc biệt được hưởng khung thuế lợi tức thấp nhất từ 10% đến 15% (Điều 27, 28); được chuyển lỗ của năm trước sang các năm sau (Điều 27). Có thể thấy mục đích chính của Việt nam khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 là khuyến khích việc thành lập hình thức xí nghiệp liên doanh, vì trong đ ó có phần góp vốn của Bên Việt Nam và thông qua hình thức xí nghiệp liên doanh đ ể học hỏi kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường, thông qua Bên Việt Nam trong liên doanh để giám sát, kiểm tra hoạt động của xí nghiệp. Đến nay chủ trương này vẫn đúng. Nhưng thực tiễn thi hành Luật đầu tư còn cho thấy, trong thời gian đầu, nhiều nhà đ ầu tư nước ngoài muốn thành lập xí nghiệp liên doanh, vì họ chưa quen thị trường Việt Nam, nên muốn thông qua Bên Việt Nam 46
  2. trong liên doanh đ ể cùng chia sẻ rủi ro và lo các thủ tục hành chính cần thiết. Đ ến nay, nhiều nhà đ ầu tư nước ngoài, nhất là những người đã quen thị trường V iệt Nam và có ý đồ làm ăn lớn, có xu hướng muốn thành lập xí nghiệp 100% vốn nước ngo ài hơn là xí nghiệp liên doanh vì họ muốn tự do trong kinh doanh hơn. N ếu nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, thì lại không được hưởng những khuyến khích về tài chính như xí nghiệp liên doanh. Họ bị đặt trước tình huống phải cân nhắc, nhiều khi ngần ngại kéo dài và d ễ đi đến "bỏ cuộc". Vì vậy, việc xóa bỏ sự phân biệt về ưu đãi tài chính giữa xí nghiệp liên doanh và xí nghiệp 100% vốn nước ngoài là yêu cầu bức xúc đặt ra. 2.3.5. Quản lý tài chính và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2.3.5.1. Quy định về vốn pháp định Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 lần đầu tiên đưa ra khái niệm vốn pháp đ ịnh: "Vốn pháp định là vốn ban đầu của xí nghiệp liên doanh được ghi trong đ iều lệ xí nghiệp" (khoản 2 Điều 9). Đây là bước tiến về kỹ thuật lập pháp về đ ầu tư nước ngoài. Nhằm hạn chế việc thu hẹp đầu tư, Điều 31 Nghị định số 139 quy định là x í nghiệp liên doanh không được giảm vốn pháp định. Quy định này không cho p hép nhà đầu tư nước ngoài sau khi đã góp vốn pháp định, tùy tiện rút vốn ra để tránh ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế, nếu các nhà đầu tư nước ngoài đ ồng loạt rút vốn về nước. Ngược lại, trong trường hợp nhà đầu tư muốn tăng vốn, thì phải đ ược sự chuẩn y của cơ quản lý cấp phép đầu tư, nhằm khuyến khích đầu tư vào những lĩnh vực mà ta đang cần đầu tư. Tuy nhiên, thực tiễn đầu tư nước ngoài đã cho thấy, trong một số trường hợp bất khả kháng về khả năng tài chính của công ty mẹ, hoặc nhu cầu của thị trường tiêu thụ bị thu hẹp... doanh nghiệp đầu tư nước ngoài buộc phải cơ cấu lại vốn đầu tư, vốn pháp định. Để giải quyết vướng mắc này, Nghị định 24 đã quy đ ịnh cho phép doanh nghiệp cơ cấu lại vốn đầu tư, vốn pháp định trong trường hợp thay đổi mục tiêu, quy mô d ự án, đối tác, phương thức góp vốn và các 47
  3. trường hợp khác được cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấp nhận (Điều 34). Tuy nhiên, việc cơ cấu lại vốn đầu tư, vốn pháp định không đ ược làm giảm tỷ lệ vốn p háp định xuống dưới mức 30% so với tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp. 2.3.5.2. Về chế độ kế toán, thống kê, bảo hiểm Điều lệ Đầu tư nước ngoài năm 1977 (khoản 2 Điều 14) và Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 (Điều 18) đều quy định các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được áp dụng chế độ kế toán Việt nam hoặc theo những nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế phổ biến mà được Bộ Tài chính chấp thuận. Nhưng nay, do chế độ kế toán của Việt Nam đã có nhiều cải tiến, phù hợp với hệ thống kế toán q uốc tế phổ biến. Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 đã quy đ ịnh chặt chẽ hơn nhằm thống nhất sự quản lý. Luật quy định các doanh nghiệp nên áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam. Trường hợp do nhu cầu kế toán toàn cầu của những công ty, tập đoàn lớn hoặc thuộc ngành nghề đặc biệt thì m ới được Bộ Tài chính cho áp dụng hệ thống kế toán nước ngoài (Điều 37 Luật Đầu tư nước ngo ài và Đ iều 62 Nghị định 24). Đối với việc bảo hiểm tài sản, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 quy đ ịnh tài sản của xí nghiệp liên doanh được bảo hiểm tại Công ty bảo hiểm Việt N am hoặc tại các công ty bảo hiểm khác do hai bên thỏa thuận. Đây là quy định m ới rất cần thiết, bảo đảm bảo hiểm tài sản cho các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà trước kia Điều lệ Đầu tư nước ngoài năm 1977 chưa quy đ ịnh. Luật Đ ầu tư nước ngo ài năm 1996 chỉ cho phép các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh bảo hiểm tài sản và trách nhiệm dân sự tại các công ty bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt N am. Điều này có nghĩa là họ không được mua bảo hiểm ở nước ngoài. 2.3.5.3. Vấn đề mở tài khoản Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 quy định xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được mở tài khoản bằng tiền Việt Nam và tiền nước ngoài tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hoặc tại các chi nhánh ngân hàng nước ngo ài đặt tại Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận (Điều 17). So với 48
  4. quy định tương ứng trong Điều lệ Đầu tư nước ngoài năm 1977, thì quy định trên mở rộng hơn, vì Đ iều lệ quy định các doanh nghiệp phải mở tài khoản tại N gân hàng Ngoại thương Việt Nam. Luật Đầu tư nước ngo ài (sửa đổi) năm 1992 đ ã sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau: "Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mở tài kho ản bằng tiền Việt Nam và tiền n ước ngoài tại Ngân hàng Việt Nam hoặc tại Ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt ở Việt Nam ". Tiếp tục hoàn thiện quy định trên, Điều 35 Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 2000 đ ã sửa đổi theo hướng quy định: trong trường hợp đặc biệt được N gân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được mở tài kho ản tại ngân hàng nước ngo ài. 2.3.5.4. Cân đối ngoại tệ Nhằm mục đích ổn định cán cân thanh toán quốc tế trong điều kiện đồng tiền Việt Nam chưa có khả năng chuyển đổi và dự trữ ngoại tệ có hạn, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngo ài, Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh tự đảm bảo nhu cầu về tiền nước ngoài cho hoạt động của mình. Để thực hiện từng bước xử lý vấn đề chuyển đổi ngoại tệ đối với các giao d ịch vãng lai, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và tạo cơ sở pháp lý cho các ngân hàng được quyền quyết định mua, bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngo ài tùy khả năng và điều kiện cụ thể, Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 2000 đã sửa đổi Điều 33 Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 theo hướng: - Thay quy định doanh nghiệp tự cân đối ngoại tệ bằng việc cho phép Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được mua ngoại tệ tại ngân hàng thương mại để đáp ứng các giao d ịch vãng lai và các giao d ịch được phép khác theo các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. - Chính phủ bảo đảm cân đối ngoại tệ đối với một số dự án đặc biệt quan 49
  5. trọng đầu tư theo chương trình của Chính phủ trong từng thời kỳ. 2.3.5.5. Vấn đề chuyển nhượng vốn Việc chuyển nhượng vốn là hiện tượng bình thường trong kinh tế thị trường và là quyền chính đáng của nhà đ ầu tư. Tuy nhiên, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 chỉ quy định việc chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp có vốn đ ầu tư nước ngoài. Trên cơ sở đó, Điều 33 Nghị định 139 đã quy định việc chuyển nhượng vốn trong doanh nghiệp liên doanh và các bên ưu tiên chuyển nhượng cho các b ên trong liên doanh. Việc chuyển nhượng này phải được Hội đồng quản trị nhất trí và phải được ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chuẩn y. Sau này, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 đã q uy định việc chuyển nhượng vốn một cách đầy đủ và thoáng hơn, cụ thể là: quy đ ịnh việc chuyển nhượng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cũng như của hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 q uy định việc phải nộp thuế lợi tức (nay là thuế thu nhập doanh nghiệp) 25%; trường hợp chuyển nhượng cho Bên Việt Nam thì tùy từng trường hợp sẽ được miễn, giảm thuế Do quy định trên về chuyển nhượng vốn còn phức tạp và mang tính áp đ ặt, nên Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 2000 đ ã quy định: hợp đồng chuyển nhượng vốn chỉ cần đăng ký với Cơ quan cấp phép đầu tư (Điều 34). 2.3.5.6. Vấn đề tổ chức lại doanh nghiệp Việc chuyển đổi hình thức đầu tư, mua lại, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp là thực tế phổ biến trong hoạt động đầu tư ở các nước. Một trong các hạn chế của Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 là chưa đề cập đến các hình thái vận động của doanh nghiệp trong quá trình phát triển như chuyển đổi hình thức đầu tư, việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp... Thời gian qua, m ặc dù chúng ta đã x ử lý linh hoạt việc cho nhà đ ầu tư lựa chọn cũng nh ư chuyển đổi hình thức đầu tư, nhưng mới dừng lại ở việc xem xét từng trường hợp cụ thể, chưa có quy định chính thức về mặt pháp lý. Hơn nữa, vấn đề này đã đ ược quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp. 50
  6. Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 2000 đã bổ sung Điều 19a quy đ ịnh việc cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh trong quá trình hoạt động được chuyển đổi hình thức đầu tư, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp. 2.3.6. Giải quyết tranh chấp, giải thể, thanh lý, phá sản doanh nghiệp Theo quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật Đầu tư nước ngo ài năm 1996, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh chấm dứt hoạt động trong những trường hợp do đề nghị của một hoặc các bên và đ ược cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài chấp thuận. Thực tiễn cho thấy, quy định trên không phù hợp với thông lệ quốc tế vì thông thường, việc quyết định chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp liên doanh p hải theo thỏa thuận của các bên. Việc cho phép một Bên đơn phương đề nghị chấm dứt hoạt động với sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài mà không thỏa thuận với Bên kia đã gây ra sự bất bình đẳng giữa các Bên liên doanh, cho phép các cơ quan nhà nước can thiệp sâu không cần thiết vào hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Vì vậy, Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 2000 đã sửa đổi khoản 2 Đ iều 52 Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 theo hướng cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh chấm dứt hoạt động theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp hoặc thỏa thuận của các bên. Về vấn đề thanh lý, phá sản đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: trong thời gian qua, việc giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhất là đối với việc giải thể doanh nghiệp trước thời hạn, thường nảy sinh tình trạng doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ cho chủ nợ. Theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996, khi hết thời hạn thanh lý thì các tranh chấp được chuyển cho Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, trên thực tế, cơ chế trên không đ ảm bảo được quyền của các chủ nợ vì nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi góp vốn của mình. 51
  7. Do đó, Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 2000 đã bổ sung Điều 53 Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 là trong quá trình thanh lý tài sản doanh nghiệp, nếu phát hiện doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thì việc giải q uyết phá sản của doanh nghiệp được thực hiện theo thủ tục quy định trong pháp luật về phá sản doanh nghiệp. Việc giải quyết phá sản doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp. 2.3.7. Thủ tục đầu tư Trước đây, Điều lệ Đầu tư nước ngo ài năm 1977 quy định thời hạn xem x ét cấp Giấy phép đầu tư là 3 tháng (Điều 18), Luật Đầu tư nước ngo ài năm 1987 cũng quy định thời hạn là 3 tháng (Điều 38), Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 quy định rút ngắn thời gian thẩm định, cấp giấy phép xuống còn 60 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ; các Bộ, ngành, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm giải quyết các thủ tục liên quan đến triển khai thực hiện dự án đầu tư trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. Nay, Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 2000 đã rút ngắn hơn nữa thời gian thẩm định, cấp giấy phép xuống còn 45 ngày, đồng thời bổ sung cơ chế đăng ký cấp Giấy phép đầu tư và quy định thời hạn cấp Giấy phép tối đa là 30 ngày (Điều 60). Nhưng Nghị định 24 đã quy định chỉ còn 15 ngày (Điều 106 khoản 3). Đây là một bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính, nhằm đơn giản hóa việc cấp phép đầu tư đối với các dự án đơn giản, nằm trong quy hoạch và thuộc diện khuyến khích đầu tư. 2.3.8. Quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài Điều lệ Đầu tư nước ngo ài năm 1977 không có quy định quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài. Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đã có một chương riêng quy định về cơ quan nhà nước quản lý đầu tư nước ngo ài, trong khi. Điều 36 Luật Đầu tư nước ngo ài năm 1987 đ ã quy định rõ chức năng của cơ quan nhà nước quản lý đầu tư nước ngo ài sẽ phải giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, đồng thời, quy định 52
  8. những nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan này. Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 quy định rõ hơn thẩm quyền, chức năng và sự phân công, phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về đ ầu tư và các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tiếp theo, Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 2000, Nghị định 24 và Nghị định 27 đã quy định rõ hơn về hoạt động quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài, cụ bao gồm các quy định rõ trách nhiệm và thẩm quyền quản lý nhà nước của các Bộ, ngành và địa phương; cơ chế phối hợp, báo cáo giữa các cơ q uan cấp Giấy phép đầu tư với nhau và với các Bộ, ngành trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước. 2.4. Đánh giá về sự hình thành và phát triển của pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 2.4.1. Ưu điểm của pháp luật đầu tư nước ngoài Qua nghiên cứu thực trạng sự hình thành và phát triển của pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như trên, có thể rút ra những ưu điểm của pháp luật đầu tư nước ngoài như sau: Thứ nhất, pháp luật đầu tư nước ngoài luôn luôn được Nhà nước quan tâm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Trong 25 năm, từ khi có Điều lệ Đầu tư nước ngoài năm 1977, chúng ta đã hai lần sửa đổi, bổ sung một cách cơ bản, toàn diện và ba lần sửa đổi, bổ sung m ột cách cục bộ pháp luật đầu tư nước ngoài. Thứ hai, từ năm 1987 đến nay, khi đạo luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên được áp dụng, pháp luật đầu tư nước ngoài đã đóng vai trò "đột phá khẩu" trong việc ấn định và thực hiện các quy định mới phù hợp với cơ chế thị trường Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi x ướng và phát động từ Đại hội Đ ảng to àn quốc lần thứ VI, Luật Đầu tư nước ngo ài năm 1987 là một trong những đạo luật đầu tiên đóng vai trò "đ ột phá khẩu" trong việc quy định và thực hiện các quy đ ịnh phù hợp với cơ chế thị trường. Trong Luật Đầu tư nước ngoài 53
  9. năm 1987, lần đầu tiên Nhà nước ta đã thể hiện thái độ rõ ràng quan điểm xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không b ị quốc hữu hóa, đồng thời quy định nhiều biện pháp bảo đảm đầu tư làm yên lòng các nhà đầu tư nước ngoài. Thứ ba, pháp luật đầu tư nước ngo ài hiện hành được đánh giá là thông thoáng, hấp dẫn, về cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế, đ ược các nhà đầu tư n ước ngoài chấp nhận Pháp luật đầu tư nước ngoài cho phép mở rộng thị trường đầu tư nước ngoài vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Các hình thức và p hương thức thu hút đầu tư nước ngo ài tại Việt Nam được đánh giá là đa dạng, thông thoáng. Các quy định về tài chính, ngân hàng của pháp luật đầu tư nước ngoài hiện hành phù hợp với cơ chế thị trường và có sức cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Các quy định về thuế lợi tức, thuế chuyển lợi nhuận về nước, thời hạn và mức giảm thuế áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngo ài tại Việt Nam nhìn chung thấp hơn hoặc bằng so với Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore và nhiều nước khác trong khu vực. Thứ tư, pháp luật đầu tư nước ngoài đ ã tạo được môi trường pháp lý đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu mở rộng việc thu hút đầu tư nước ngoài Pháp luật đầu tư nước ngoài và các văn b ản pháp luật có liên quan đến đầu tư nước ngoài được ban hành đã tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho các hoạt động đầu tư nước ngo ài tại Việt Nam. 2.4.2 Những hạn chế của pháp luật đầu tư nước ngoài Thứ nhất, pháp luật đầu tư nước ngoài còn tồn tại mâu thuẫn, chồng chéo Nghiên cứu hệ thống pháp luật đầu tư nước ngoài, có thể thấy sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa một số văn bản, ví dụ như giữa Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 2000 với Nghị định 24 và Quyết định số 176/1999/QĐ của Chính p hủ (sau đây gọi tắt là Quyết định 176) về vấn đề miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được. Ngoài ra, Luật Thuế giá trị gia tăng quy định chỉ xét giảm thuế đối với những cơ sở sản xuất trong những năm đầu áp dụng Luật Thuế giá trị gia tăng bị 54
  10. lỗ do số thuế giá trị gia tăng phải nộp lớn hơn so với mức thuế phải nộp trước đ ây. Trong khi đó, Quyết định số 53/1999/QĐ-Ttg ngày 26/3/1999 lại bổ sung thêm trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tạm chưa phải nộp thuế giá trị gia tăng đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng x uất khẩu trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu. Thứ hai, pháp luật đầu tư nước ngoài còn ch ưa kịp điều chỉnh nhiều vấn đ ề bức xúc mà thực tiễn đầu tư nước ngoài đặt ra Trong thời gian qua, thực tiễn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đ ã đặt ra nhiều vấn đề bức xúc đòi hỏi pháp luật đầu tư nước ngoài phải điều chỉnh như: - V ấn đề mở rộng hình thức và phương thức đầu tư như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cổ phần, công ty quản lý vốn (Holding Co.), công ty hợp d anh, cho phép doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thành lập doanh nghiệp liên doanh mới, cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với Bên Việt Nam hoặc Bên nước ngoài... - Chính sách đầu tư và kêu gọi đầu tư đối với từng ngành nghề đã quy đ ịnh, nhưng chưa rõ dẫn đến việc thi hành có nhiều bất cập. Thứ ba, trình tự, thủ tục ban hành m ột số văn bản pháp quy về đầu tư n ước ngoài chưa đúng với quy định của pháp luật Một số văn bản pháp quy về đầu tư nước ngoài được ban hành không đúng trình tự và thẩm quyền, thậm chí Thông tư liên tịch của các Bộ lại được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư của một Bộ. Ví dụ: Thông tư liên bộ số 09/1999/TT- LB của Bộ Xây dựng và Tổng cục Địa chính lại được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 03 của Bộ Xây dựng; thông tư ban hành thiếu, nhầm lẫn lại chỉ được đính chính b ởi một công văn. Ngoài ra, rất nhiều các quy phạm pháp luật về đầu tư nước ngo ài được ban hành dưới dạng công văn làm cho các nhà đầu tư nước ngoài hết sức lo ngại. Thứ tư, pháp luật đầu tư nước ngoài hiện hành chưa phát huy h ết vai trò đ ịnh hướng thu hút đầu tư Một trong những mục đích quan trọng m à pháp luật đầu tư nước ngoài 55
  11. phải thực hiện là khuyến khích thu hút vốn đầu tư có trọng điểm và định hướng vào các lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư nước ngo ài. Tuy nhiên, số liệu về đ ầu tư nước ngoài cho thấy, cơ cấu đầu tư được hình thành về cơ bản mang tính tự nhiên, ta chưa chủ động về dự án, đối tác đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân là do ta còn thiếu những quy hoạch thu hút đầu tư cụ thể, hoặc những chính sách ưu đãi, khuyến khích các dự án thuộc những lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư mà ta đưa ra chưa phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư. Thứ năm, hình thức tổ chức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy đ ịnh trong pháp luật đầu tư nước ngoài chưa đa dạng Pháp luật đầu tư nước ngoài hiện hành quy đ ịnh ba hình thức đầu tư nước ngoài, đó là hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên, cho đến nay, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Điều này được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá như là một trong các hạn chế của pháp luật đầu tư nước ngoài. Thứ sáu, thiếu các quy định rõ ràng về các quyền tự do lựa chọn đối tác và cơ hội của các nhà đầu tư nước ngo ài Từ trước đến nay, pháp luật đầu tư nước ngoài luôn luôn khẳng định việc N hà nước Việt Nam khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài đ ầu tư vào Việt Nam, nhưng đi vào từng vấn đề cụ thế thì lại rất chung chung, nên việc thực hiện các dự án gặp rất nhiều khó khăn. Nghị định 24 đã quy đ ịnh nhà đầu tư được chủ động lựa chọn dự án đầu tư, đối tác đầu tư, hình thức đ ầu tư, địa bàn đầu tư, thời hạn đầu tư, thị trường tiêu thụ sản phẩm, tỷ lệ góp vốn pháp định… Nhưng thực tế cho thấy, các nhà đầu tư thường bị hạn chế về q uyền tự do lựa chọn lĩnh vực đầu tư, đối tác đầu tư, quy mô dự án... Nguyên nhân là do pháp luật đầu tư nước ngoài hiện hành thiếu những quy định xác định rõ ràng quyền tự do lựa chọn đối tác đầu tư và cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Thứ bảy, pháp luật đầu tư nước ngoài hiện hành trong nhiều trường hợp 56
  12. còn chậm được sửa đổi, bổ sung những vấn đề cải thiện môi trường đầu tư để cạnh tranh với các nước trong khu vực Để có thể cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, thì việc thường xuyên cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài là một vấn đề có ý nghĩa sống còn. Tuy nhiên, nhiều quy định về tài chính, quản lý ngoại hối, ngân hàng, đ ất đai của pháp luật đầu tư nước ngoài hiện hành chậm được đổi mới, nên pháp luật đầu tư nước ngoài của ta trong chừng mực nào đó chưa thực sự có tính cạnh tranh cao, nhất là so với Trung Quốc. Điều đó làm cho không ít các nhà đầu tư nước ngoài đã bỏ đi đầu tư ở nước khác. Thứ tám, thủ tục hành chính về đầu tư nước ngoài mặc dù có những tiến bộ, nhưng nh ìn chung còn phức tạp, gây phiền hà cho các nhà đầu tư nước ngoài Bên cạnh những cải tiến rõ rệt về thủ tục hành chính từ khâu hình thành, thẩm định dự án, đến khâu thực hiện dự án, những quy định về thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực như xuất khẩu, nhập khẩu, hải quan, đất đai, xây dựng... còn rất phức tạp, gây phiền hà và làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngo ài. V ì vậy, việc tiếp tục cải tiến các thủ tục hành chính về đầu tư nước ngoài luôn luôn là yêu cầu có tính bức xúc hiện nay. 2.4.3 Nguyên nhân của những nhược điểm Những nhược điểm của pháp luật đầu tư nước ngoài có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu gồm sáu nguyên nhân chủ yếu sau: Nguyên nhân thứ nhất: chúng ta chưa có phương án tổng thể mang tính chiến lược trong việc soạn thảo và hoàn thiện hệ thống pháp luật đầu tư nước ngoài. Thời gian qua, phần lớn các sửa đổi, bổ sung chỉ giải quyết vấn đề mang tính tình thế. Chính vì vậy, pháp luật đầu tư nước ngoài không có tính đồng bộ, mâu thuẫn với nhau và khó áp d ụng; nhiều vấn đề không được điều chỉnh. Thực tế tồn tại một mâu thuẫn là: càng ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, càng chi tiết thì lại càng khó thi hành, nhiều trường hợp dẫn tới bế tắc, không xử lý được. Cuối cùng, người chịu thiệt vẫn là doanh nghiệp và nhà đầu tư. 57
  13. Nguyên nhân thứ hai: việc luật hóa quá nhiều các quy định về đầu tư nước ngoài trong khi các quan hệ xã hội trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài lại chưa ổn đ ịnh, cũng là nguyên nhân dẫn đến việc phải thường xuyên sửa đổi, bổ sung p háp luật đầu tư nước ngoài. Quy trình sửa luật lại thường diễn ra rất chậm, phụ thuộc vào các kỳ họp của Quốc hội, nên không đáp ứng được kịp thời các yêu cầu do thực tiễn đầu tư nước ngoài đặt ra. Đối với các quan hệ xã hội trong hoạt động đầu tư nước ngoài chưa ổ n định, nên điều chỉnh bằng pháp lệnh và nghị đ ịnh thì hợp lý và nhanh nhạy hơn. Nguyên nhân th ứ ba: nhiều đạo luật khác có liên quan đ ến đầu tư nước ngoài được ban hành trước khi có hoạt động đầu tư nước ngoài, cho nên trong các đạo luật đó chưa dự liệu được các vấn đề có liên quan đến đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm là một số đạo luật khác được ban hành sau khi có hoạt động đầu tư nước ngoài lại không có quy định về đầu tư nước ngoài dẫn đến phải bổ sung, sửa đổi. Điều đó cho thấy cách làm luật của ta còn mang tính cục bộ. Luật liên quan đ ến ngành nào, thì ngành đó lập dự án có lợi cho ngành mình và không quan tâm, chú ý đ úng mức đến lợi ích của các ngành khác. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không đồng bộ giữa pháp luật đầu tư nước ngoài với các đạo luật khác. Nguyên nhân thứ tư: tiến trình hội nhập đòi hỏi pháp luật đầu tư nước ngoài cũng phải có tính hội nhập với pháp luật đầu tư nước ngoài của các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhưng thời gian qua, việc tổ chức nghiên cứu các q uy định về đầu tư nước ngoài của các nước trong khu vực và trên thế giới còn chắp vá, chưa chính xác, chưa mang tính hệ thống, cho nên còn thiếu những luận cứ khoa học về việc rút ra những giá trị hợp lý trong lập pháp đầu tư nước ngoài đ ể áp dụng có chọn lọc ở nưóc ta. Nguyên nhân thứ năm : Các văn bản pháp luật quy định nhiều chỗ không rõ ràng, không minh bạch, nên trên thực tế có tình trạng các cơ quan cấp d ưới áp d ụng rất khác nhau, có thể giải thích luật theo nhiều nghĩa khác nhau, thậm chí còn mâu thuẫn với nhau. 58
  14. Nguyên nhân th ứ sáu : một số Bộ, ngành và địa phương thường sử dụng công văn đ ể xử lý các vấn đề có liên quan đến đầu tư nước ngoài, nhiều trường hợp giải thích pháp luật hoặc đưa ra chủ trương không đúng thẩm quyền, thu hẹp hoặc mở rộng các quy định của pháp luật, làm cho các quy định của pháp luật không được thực hiện một cách nghiêm túc. Điều đó thể hiện sự tùy tiện và p hương pháp làm việc thiếu khoa học, không tôn trọng pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế. Đây là vấn đề cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm để trong thời gian tới, việc áp dụng pháp luật đầu tư nước ngoài được thống nhất trong p hạm vi toàn quốc. 59
  15. Chương 3 xu hướng và các giải pháp ho àn thiện pháp luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tại việt Nam Trong thời gian tới, tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, đưa đ ất nước tiến nhanh và vững chắc theo định hướng xã hội chủ nghĩa Thuận lợi lớn nhất của tình hình trong nước là sự ổn định chính trị – xã hội là nền tảng, vững chắc tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, thể chế kinh tế thị trường đã bước đầu hình thành và vận hành có hiệu qủa. Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách phù hợp đang phát huy trong đời sống kinh tế, xã hội. Quan hệ chính trị, kinh tế, ngoại giao của nước ta đã được mở rộng nhiều trên trường quốc tế. Khó khăn lớn nhất là trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh còn kém; quy mô sản xuất nhỏ bé; thu nhập của dân cư chưa đủ tạo sức bật mới đối với sản xuất và phát triển thị trường; hệ thống tài chính, tiền tệ còn nhiều yếu kếm, bất cập. Cơ cấu kinh tế tuy có chuyển d ịch nhưng còn chậm, chưa phát huy được lợi thế so sánh trong từng ngành, từng vùng; kết cấu hạ tầng kinh tế, x ã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Trình đ ộ công nghệ nhìn chung còn lạc hậu khá xa so với các nước trong khu vực. Các chỉ tiêu về chất lượng và hiệu quả của kinh tế vĩ mô và của các doanh nghiệp đều có những yếu kém đáng lo ngại, đang đứng trước những thách thức rất lớn trong hội nhập kinh tế quốc tế. Thuận lợi cơ bản của tình hình thế giới là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, sẽ có tác động rất lớn và tích cực đến việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xu thế toàn cầu hóa sẽ dẫn đến việc cơ cấu lại nền kinh tế thế giới làm cho cuộc đấu tranh về trật tự kinh tế thế giới sẽ diễn ra gay gất. Các 60
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2