intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học

Chia sẻ: ViCaracas2711 ViCaracas2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

67
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đề cập đến thực trạng kĩ năng xúc cảm- xã hội của học sinh ở trường tiểu học hiện nay. Kĩ năng xúc cảm- xã hội ở học sinh tiểu học được thể hiện ở 4 khía cạnh (kĩ năng hợp tác, kĩ năng đồng cảm, kĩ năng kiểm soát xúc cảm, kĩ năng giải quyết xung đột) với mức độ khác nhau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0075<br /> Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6A, pp. 61-69<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> KĨ NĂNG XÚC CẢM - XÃ HỘI CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC<br /> <br /> Lê Mỹ Dung<br /> Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> <br /> Tóm tắt. Bài báo đề cập đến thực trạng kĩ năng xúc cảm- xã hội của học sinh ở trường tiểu<br /> học hiện nay.Kĩ năng xúc cảm- xã hội ở học sinh tiểu học được thể hiện ở 4 khía cạnh (kĩ<br /> năng hợp tác, kĩ năng đồng cảm, kĩ năng kiểm soát xúc cảm, kĩ năng giải quyết xung đột)<br /> với mức độ khác nhau.Có sự khác biệt rõ rệt về kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh nam<br /> và nữ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Môi trường gia đình của học sinh; Đặc điểm<br /> tâm lí học sinh; Mối quan hệ giáo viên - học sinh; Môi trường cộng đồng xung quanh là<br /> các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học.<br /> Từ khóa: Kĩ năng, xúc cảm, xúc cảm - xã hội, kĩ năng xúc cảm - xã hội.<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Ngày nay xã hội chúng ta đang được đánh giá bằng một chuẩn mực mới, tập trung vào<br /> những phẩm chất cá nhân như: Tính sáng tạo, sự đồng cảm, khả năng tự kiểm soát bản thân, khả<br /> năng thích ứng/giải quyết các vấn đề của bản thân và khả năng thuyết phục. Các phẩm chất trên<br /> nằm trong cấu trúc của một loại trí tuệ mới - trí tuệ xúc cảm. Năng lực này cần thiết cho tất cả các<br /> lĩnh vực hoạt động của con người và cần thiết cho mọi lứa tuổi của đời người.<br /> Giáo dục tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây<br /> dựng và phát triển các phẩm chất nhân cách và trí tuệ cho trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu<br /> cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam. Luật Giáo dục ban hành năm 2005 đã<br /> xác định: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển<br /> đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học<br /> trung học cơ sở” [8].<br /> Quá trình lớn lên của mỗi đứa trẻ chính là quá trình trải nghiệm, tập nhiễm, học các kĩ năng<br /> xúc cảm - xã hội để giúp chúng thích ứng và thành công trong các hoạt động cùng hoặc với người<br /> khác. Khởi xướng, thiết lập những mối quan hệ hợp tác, đồng cảm, chia sẻ, chủ động đề nghị<br /> người khác giúp đỡ, biết kiềm chế.v.v... là những kĩ năng xúc cảm- xã hội tiêu biểu một cá nhân<br /> thể hiện trong các hoạt động cùng hoặc với người khác. Những hành vi đề nghị người khác giúp<br /> đỡ, thể hiện sự vui mừng, biết nói lời cảm ơn khi được người khác giúp đỡ, động viên, thông cảm<br /> khi người khác gặp chuyện buồn, khen ngợi người khác khi họ làm được việc tốt.v.v... là những<br /> bằng chứng cụ thể ở người có kĩ năng xã hội tốt. Sớm phát triển các kĩ năng xã hội này để giúp trẻ<br /> thành công trong việc thiết lập, duy trì mối quan hệ tốt với người khác là một trong những nhiệm<br /> vụ quan trọng của giáo dục, giúp trẻ đạt được sự thành công học đường. Đúng như Karen Stone<br /> McCown khẳng định: “Cuộc sống xúc cảm của trẻ có ảnh hưởng lớn tới việc học tập của chúng.<br /> Phải khỏe về xúc cảm cũng giống như phải giỏi về môn Toán hay môn Văn vậy” [5] và Schutz và<br /> <br /> Ngày nhận bài: 13/2/2015. Ngày nhận đăng: 3/5/2015.<br /> Liên hệ: Lê Mỹ Dung, e-mail: dungtamly@yahoo.com.<br /> <br /> 61<br /> Lê Mỹ Dung<br /> <br /> <br /> Lanehart (2002) đã viết khi đề cập đến một vấn đề đặc biệt của xúc cảm trong giáo dục: “Xúc cảm<br /> liên quan mật thiết đến hầu như mọi khía cạnh của quá trình giảng dạy và học tập, do đó, sự hiểu<br /> biết về bản chất của xúc cảm trong bối cảnh trường học là rất cần thiết” [10].<br /> Việc làm rõ thực trạng kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học làm cơ sở để đề xuất<br /> biện pháp rèn luyện kĩ năng xúc cảm - xã hội tích cực là cần thiết giúp kịp thời phòng ngừa, ngăn<br /> chặn những hành vi không mong muốn có thể xảy ra, thúc đẩy hành vi tích cực của học sinh và<br /> góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh ở nhà trường phổ thông.<br /> <br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Cơ sở lí luận về kĩ năng xúc cảm- xã hội của học sinh tiểu học<br /> Khái niệm kĩ năng (KN). Kĩ năng được hiểu một cách thông thường là biết thực hiện một<br /> hành động hay hoạt động nào đó có kết quả. Song bản chất kĩ năng là gì lại được các nhà khoa học<br /> nghiên cứu và đề cập đến ở những góc độ khác nhau.<br /> Khuynh hướng thứ nhất xem kĩ năng như là mặt kĩ thuật của thao tác, hành động hay hoạt<br /> động. Đại diện cho quan niệm này là các tác giả: V.A.Crucheski, A.G. Côvaliôp, Trần Trọng<br /> Thuỷ... Theo V.A. Kruchetxki “kĩ năng là thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó nhờ<br /> sử dụng những kĩ thuật, những phương thức đúng đắn” [7;88]. Trong cuốn “Tâm lí học cá nhân”<br /> A.G. Côvaliôp cũng xem “kĩ năng là phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và<br /> điều kiện của hành động” [2;11]. Khi bàn về kĩ năng, Trần Trọng Thuỷ cũng cho rằng: Kĩ năng là<br /> mặt kĩ thuật hành động, con người nắm được cách hành động tức là có kĩ thuật hành động có kĩ<br /> năng [9;49].<br /> Khuynh hướng khác xem xét kĩ năng ở góc độ rộng hơn khi xem nó như biểu hiện của năng<br /> lực cá nhân và cũng là điều kiện cần thiết để có năng lực trong một lĩnh vực nhất định.Tiêu biểu là<br /> các tác giả: N.D. Levitôv, K.K. Platônov, G.G.Gôlubep, A.V. Petrôvxki, P.A. Rudic, X.I. Kixêgôp,<br /> Nguyễn Quanh Uẩn, Trần Quốc Thành...Tác giả X.I. Kixêgôp cho rằng: “Kĩ năng là khả năng thực<br /> hiện có hiệu quả hệ thống các hành động phù hợp với các mục đích và điều kiện của hệ thống này”<br /> [6;18]. Trong “Từ điển Tâm lí học” do Vũ Dũng chủ biên thì: “Kĩ năng là năng lực vận dụng có<br /> kết quả tri thức về phương thức hành động đó được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ<br /> tương ứng” [4;132].<br /> Từ những phân tích các nghiên cứu trên, theo chúng tôi, kĩ năng được hiểu là “Khả năng<br /> vận dụng kiến thức để giải quyết có kết quả một nhiệm vụ mới.<br /> Khái niệm xúc cảm. Xúc cảm là những rung động thể hiện thái độ của chủ thể đối với đối<br /> tượng có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của cá nhân hoặc đáp ứng hay<br /> không đáp ứng những yêu cầu của xã hội và được thể hiện qua hành vi ngôn ngữ và hành vi phi<br /> ngôn ngữ (khuôn mặt, tư thế, cử chỉ điệu bộ).<br /> Khái niệm xúc cảm- xã hội. Xúc cảm - xã hội là xúc cảm thể hiện trong mối quan hệ với<br /> người khác.<br /> Theo Bernard: "... Xúc cảm - xã hội tích cực bao gồm trạng thái hạnh phúc, cảm giác an<br /> toàn, có mối quan hệ tích cực với những người khác, quan tâm đến lợi ích của người khác, tham<br /> gia tích cực và thể hiện tốt nhất trong các hoạt động (nghệ thuật, âm nhạc, thể thao, học tập...).<br /> Xúc cảm - xã hội tích cực cũng còn tồn tại khi có sự vắng mặt và lâu dài của các cảm xúc tiêu cực<br /> (giận dữ, lo âu, trầm cảm, căng thẳng...), các hành vi chống xã hội (bắt nạt, cô lập), hành vi không<br /> lành mạnh (rượu, thuốc lá,...) và thành tích học tập thấp"[1].<br /> Khái niệm kĩ năng xúc cảm - xã hội. Theo Ellas et al.(1997) xác định kĩ năng xúc cảm xã<br /> hộilà” khả năng để hiểu, quản lí và thể hiện các khía cạnh xã hội vàxúc cảm của cá nhân cho phép<br /> quản lí thành công các nhiệm vụ trong cuộc sống như học tập, hình thành và duy trì các mối quan<br /> hệ, giải quyết các vấn đề hàng ngày và thích nghi với các yêu cầu phức tạp của sự tăng trưởng và<br /> <br /> 62<br /> Kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học<br /> <br /> <br /> phát triển” [1;2].<br /> Kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học, theo chúng tôi là “sự vận dụng tri thức,<br /> kinh nghiệmvào việc nhận diện xúc cảm của bản thân, hiểu xúc cảm của người khác, tự kiềm chế/<br /> kiểm soát xúc cảm để hợp tác, đồng cảm, thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ tích cực với<br /> Thầy Cô, bạn bè và những người khác”.<br /> Kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học biểu hiện ở 4 khía cạnh, cụ thể là: Hợp tác,<br /> đồng cảm, kiểm soát xúc cảm và giải quyết vấn đề trong tương tác xã hội:<br /> - Hợp tác biểu hiện ở những hành vi chia sẻ tài liệu, tuân thủ cam kết hoặc cùng chung sức<br /> hoàn thành một công việc, cùng phối hợp hành động trong một lĩnh vực nào đó nhằm một mục<br /> đích chung.<br /> - Đồng cảmbiểu hiện ở sự quan tâm, trân trọng tình cảm, ý kiến, mong muốn được chia sẻ,<br /> đồng thời thấu hiểu những khó khăn riêng và biết cách chia sẻ tâm tư, tình cảm với với bạn bè,<br /> thầy cô và người khác.<br /> - Kiểm soát xúc cảm biểu hiện biết kiềm chế trong các tình huống xung đột; biết cách kiềm<br /> chế xúc cảm hoặc biết tự làm chủ tình cảm của mình không để những nhu cầu, mong muốn, hoàn<br /> cảnh hoặc người khác chi phối.<br /> - Giải quyết vấn đề trong tương tác xã hội biểu hiện ở khả năng nhận diện tình huốnggây<br /> mâu thuẫn, lựa chọn phương án và đưa ra các quyết định để giải quyết vấn đề, tình huống đó một<br /> cách phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của bản thân nhằm tạo được mối quan hệ hợp tác, đoàn<br /> kết trong nhóm/ tập thể lớp.<br /> Các mặt biểu hiện ở các khía cạnh được dựa vào để xây dựng một thang đo dành cho học<br /> sinh tiểu học (lớp 4 và lớp 5) với 4 mức độ đánh giá khác nhau, từ mức “Thấp” nhất (“Chưa bao<br /> giờ”) đến mức “Cao” nhất (“Rất thường xuyên”), với điểm quy ước về mặt định lượng tương ứng<br /> với 1 điểm và 4 điểm. Các mức khác nằm ở khoảng giữa các mức này với điểm tương ứng là 2,<br /> 3 điểm. Kết quả bước đầu được đánh giá dựa trên điểm trung bình đạt được ở mỗi biểu hiện trên<br /> toàn bộ mẫu khách thể. Qua đó có thể cung cấp về thực trạng biểu hiện kĩ năng xúc cảm - xã hội<br /> của học sinh.<br /> <br /> 2.2. Thực trạng biểu hiện kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học<br /> Chúng tôi tiến hành nghiên cứu kĩ năng xúc cảm - xã hội trên 1398 học sinh ở 12 trường<br /> tiểu học trên địa bàn (nội thành và ngoại thành) thuộc thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh<br /> trong năm học 2014 - 2015 với các phương pháp điều tra (sử dụng thang tự đánh giá đã được chuẩn<br /> hóa), phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn sâu [3].<br /> Dưới đây là kết quả nghiên cứu về kĩ năng xúc cảm- xã hội của học sinh tiểu học và những<br /> biểu hiện cụ thể ở từng khía cạnh của kĩ năng này:<br /> <br /> Bảng 1. Mức độ kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học<br /> Mức độ Kĩ năng xúc cảm - xã hội Số lượng %<br /> Yếu/ Chưa đạt 207 14,8<br /> Trung bình 975 69,7<br /> Khá 167 11,9<br /> Tốt 49 3,6<br /> Tổng số 1398 100<br /> <br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy: Phần lớn (69,7%) học sinh tiểu học (lớp 4 và lớp 5) có kĩ năng<br /> xúc cảm - xã hội ở mức trung bình; Số học sinh cón yếu/ chưa đạt ở kĩ năng này chiếm tỉ lệ 14,8%,<br /> trong khi đó, chỉ có 3,6% học sinh có kĩ năng xúc cảm- xã hội ở mức tốt (Bảng 1).<br /> <br /> 63<br /> Lê Mỹ Dung<br /> <br /> <br /> Kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học biểu hiện ở nhiều khía cạnh (hợp tác, đồng<br /> cảm, kiểm soát cảm xúc và giải quyết vấn đề trong tương tác xã hội) và với mức độ khác nhau.Cụ<br /> thể là:<br /> - Hợp tác: Phần lớn học sinh (67,3%) có kĩ năng hợp tác ở mức trung bình; Số học sinh có<br /> kĩ năng này ở mức khá và tốt chỉ chiếm 16,5% và còn 16,2% học sinh có kĩ năng này ở mức yếu/<br /> chưa đạt. Phần lớn học sinh (> 65%) tự đánh giá thực hiện thường xuyên cáchành động “Xin phép<br /> trước khi dùng đồ đạc của người khác”; “Lắng nghe người lớn khi họ đang nói với mình”; “Hoàn<br /> thành bài tập ở nhà và công việc được nhóm giao đúng hẹn”; Tuy nhiên, các em (25 - 30%) còn<br /> gặp khó khăn khi “Tổ chức thực hiện một nhiệm vụ theo nhóm/tổ”; “chơi với các bạn dù họ khác<br /> mình về nhiều điểm” và “lắng nghe và dễ dàng thỏa thuận với các bạn trong nhóm” (Bảng 2).<br /> <br /> Bảng 2. Tự đánh giá của học sinh về biểu hiện kĩ năng hợp tác (N = 1398)<br /> % Thường Điểm Độ lệch Thứ<br /> TT Biểu hiện<br /> xuyên trung bình chuẩn bậc<br /> 1 Con kết bạn dễ dàng 55,9 2,78 0,89 9<br /> Trước khi dùng đồ đạc của người khác,<br /> 2 86,7 3,46 0,73 1<br /> con có xin phép<br /> Trong lớp, con tích cực tham gia vào<br /> 3 62,8 2,89 0,90 6<br /> các công việc ở tổ/nhóm<br /> 4 Hoàn thành bài tập ở nhà đúng hẹn 76,8 3,21 0,89 3<br /> Con lắng nghe người lớn khi họ đang<br /> 5 85,2 3,45 0,81 2<br /> nói với mình<br /> Hoàn thành công việc được nhóm giao<br /> 6 68,2 3,00 0,92 4<br /> đúng hẹn<br /> Con lắng nghe và dễ dàng thỏa thuận<br /> 7 63,7 2,85 0,87 8<br /> với các bạn trong nhóm<br /> Dễ chơi với các bạn dù họ khác mình<br /> 8 62,1 2,86 0,97 7<br /> về nhiều điểm<br /> Không gặp khó khăn mỗi khi tổ chức<br /> 9 74,3 2,89 0,89 5<br /> thực hiện một nhiệm vụ theo nhóm/tổ<br /> Khi cô giao việc theo nhóm, các bạn<br /> 10 38,9 2,37 0,92 10<br /> thích chọn con vào nhóm của họ<br /> (Điểm trung bình cao nhất = 4; Điểm trung bình thấp nhất = 1)<br /> <br /> Qua dự giờ quan sát ở lớp học, chúng tôi thấy: Trong giờ học, học sinh giúp đỡ nhau trong<br /> khi làm việc nhóm theo yêu cầu của giáo viên, các em lắng nghe ý kiến của các bạn, thảo luận<br /> và cùng nhau thống nhất ý kiến và cử một bạn đại diện lên trình bày kết quả làm việc của nhóm.<br /> Ở tình huống khác, khi được cô phân công trực nhật, các em trong tổ biết phân công nhau mang<br /> dụng cụ đầy đủ, phân công công việc hợp lí theo sức khỏe và giới tính, làm việc và hỗ trợ lẫn nhau<br /> hoàn thành tốt công việc được giao...<br /> - Đồng cảm: Phần lớn học sinh (68,5%) có kĩ năng đồng cảm ở mức trung bình; Số học sinh<br /> có kĩ năng này ở mức khá và tốt chiếm 18,5% và còn 12,9% học sinh có kĩ năng này ở mức yếu/<br /> chưa đạt. Học sinh tự đánh giá thường xuyên thể hiện kĩ năng đồng cảm thông qua hành động “Hỏi<br /> thăm, động viên khi người khác gặp chuyện buồn”; “Thông cảm với người khác khi họ gặp điều<br /> không may mắn”; “Khi bạn tâm sự chuyện buồn, cố gắng lắng nghe để hiểu và chia sẻ”; “Mỉm<br /> cười, vẫy tay hoặc gật đầu chào khi gặp người khác” (Bảng 4). Qua quan sát ở trường học, chúng<br /> tôi thấy: Có học sinh thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ với các em nhỏ, với bạn bè và người lớn trong<br /> <br /> 64<br /> Kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học<br /> <br /> <br /> mọi tình huống. Khi đang chơi ở sân trường, một học sinh thấy một em học ở lớp dưới vấp ngã,<br /> em đã đỡ dậy và dỗ bé nín khóc; Trong giờ học, một học sinh làm mất bút, các bạn đã đi tìm hộ....<br /> Khi phỏng vấn sâu, các em kể: “Khi mẹ bị ốm, em đã giúp mẹ giặt quần áo, nấu cơm, đun nước<br /> và cho mẹ uống thuốc”; “Có một lần, em nhìn thấy một bạn gái bị các bạn trai trêu chọc và bạn ấy<br /> khóc. Em lại gần và nói: “Sao cậu lại trêu con gái vậy? Các cậu có xin lỗi không?” và các bạn trai<br /> đã xin lỗi bạn ấy”..<br /> Bên cạnh đó, kết quả tự đánh giá của học sinh cho thấy, học sinh tiểu học gặp khó khăn<br /> trong việc nhận biết, hiểu cảm xúc của người khác và bày tỏ cảm xúc của bản thân, điều này hạn<br /> chế sự đồng cảm của các em với người khác. Có 81,8% học sinh không “dễ dàng nói cho người<br /> khác biết điều mình cảm nhận”; 63,4% học sinh “Không biết khi nào mọi người cảm thấy khó chịu<br /> khi họ không nói ra”; 48% học sinh “ không hiểu người khác khi họ bực tức, cáu giận/ không biết<br /> khi nào người bạn thân của mình không vui”(Bảng 3)<br /> <br /> Bảng 3. Tự đánh giá của học sinh về biểu hiện kĩ năng đồng cảm (N = 1398)<br /> % Thường Điểm Độ lệch Thứ<br /> TT Biểu hiện<br /> xuyên trung bình chuẩn bậc<br /> Con mỉm cười, vẫy tay hoặc gật đầu<br /> 1 63,1 2,92 0,96 5<br /> chào người khác<br /> Con lắng nghe bạn tâm sự khi họ có<br /> 2 66,1 2,93 0,98 4<br /> chuyện rắc rối<br /> Con cố gắng hiểu người khác khi họ<br /> 3 52,0 2,58 0,98 7<br /> bực tức, cáu giận<br /> Hỏi thăm, động viên khi người khác<br /> 4 73,2 3,09 0,90 1<br /> gặp chuyện buồn<br /> Con có thể biết khi nào người bạn thân<br /> 5 54,9 2,68 1,00 6<br /> của mình không vui<br /> Thông cảm với người khác khi họ gặp<br /> 6 69,4 3,00 0,91 2<br /> điều không may mắn<br /> Các bạn trong lớp gặp chuyện rắc rối<br /> 7 34,4 2,25 0,95 9<br /> thích tâm sự cùng con<br /> Con biết khi nào mọi người cảm thấy<br /> 8 36,6 2,27 0,96 8<br /> khó chịu, mặc dù họ không nói ra<br /> Con dễ dàng nói cho người khác biết<br /> 9 28,2 2,10 0,91 10<br /> điều mình cảm nhận<br /> Khi bạn tâm sự chuyện buồn, con cố<br /> 10 65,7 2,93 0,94 3<br /> gắng lắng nghe để hiểu và chia sẻ<br /> (Điểm trung bình cao nhất = 4; Điểm trung bình thấp nhất = 1)<br /> <br /> <br /> - Kiểm soát cảm xúc: Phần lớn học sinh (70,7%) kiểm soát cảm xúc ở mức trung bình; Số<br /> học sinh có kĩ năng này ở mức khá và tốt chiếm 15,3% và còn 13,9% học sinh có kĩ năng này ở<br /> mức yếu/ chưa đạt (Bảng 4).<br /> Phần lớn học sinh tiểu học, không thường xuyên “cãi cọ, gây gổ với các bạn” (87,3%);<br /> “không cáu giận, khi người khác không đáp lại mong muốn của mình” (84,1%);Tuy nhiên, khi bị<br /> bạn hoặc người khác trêu, chỉ có 37,4% học sinh “Bỏ qua không để ý đến những người hay trêu<br /> mình”, “không giận dữ khi người khác nổi cáu với mình” (39,1%), “Nghe bố mẹ trách mắng mà<br /> không giận dữ” (53,2), còn lại phần lớn học sinh khó kiềm chế cảm xúc và thường có hành động,<br /> <br /> 65<br /> Lê Mỹ Dung<br /> <br /> <br /> lời nói phản kháng lại (Bảng 5). Điều này có thể lí giải xuất phát từ đặc điểm tâm lí của học sinh<br /> tiểu học.Học sinh tiểu học rất dễ xúc cảm, tính dễ xúc cảm được thể hiện ở dễ bộc lộ, các em<br /> thường bộc lộ xúc cảm một cách hồn nhiên, chân thật và chưa biết ngụy trang. Ngoài ra, xúc cảm<br /> của các em còn mong manh, chưa bền vững và chưa sâu sắc.Qua dự giờ và quan sát ở trường/ lớp<br /> học, chúng tôi thấy rõ hơn những biểu hiện này ở các tình huống học tập, vui chơi của các em.<br /> Trong tình huống, bị các bạn trêu trêu/ đánh/ giật sách/vẩy mực, phần lớn học sinh thường có hành<br /> động hoặc lời nói phản kháng lại (nói to, đánh, giật lại...), một số khác thì có phản ứng tránh né,<br /> bỏ đi...<br /> Bảng 4. Tự đánh giá của học sinh về biểu hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc (N = 1398)<br /> % Thường Điểm Độ lệch Thứ<br /> TT Biểu hiện<br /> xuyên trung bình chuẩn bậc<br /> Bỏ qua không để ý đến những người<br /> 1 37,4 2,33 1,02 8<br /> hay trêu mình<br /> Khi không thích điều gì hoặc bực bội<br /> 2 41,6 2,40 1,01 7<br /> với ai, con phải nói ngay<br /> Con không giận dữ khi người khác nổi<br /> 3 39,1 2,31 1,01 9<br /> cáu với minh<br /> Nghe bố mẹ trách mắng mà không<br /> 4 53,2 2,65 1,03 4<br /> giận dữ<br /> Không cáu giận, khi người khác không<br /> 5 84,1 3,22 0,86 2<br /> đáp lại mong muốn của mình<br /> Con có khả năng nhẫn nhịn, kiềm chế<br /> 6 40,6 2,40 0,95 5<br /> khi gặp những chuyện bực mình<br /> Con có thể giữ được bình tĩnh khi gặp<br /> 7 40,0 2,40 0,96 6<br /> chuyện gây bực bội, tức giận<br /> 8 Con không cãi cọ, gây gổ với các bạn 87,3 3,30 0,82 1<br /> Con biết phải làm thế nào để giữ được<br /> 9 49,3 2,59 0,94 10<br /> bình tĩnh<br /> Con không hay bực bội về nhiều<br /> 10 79,4 3,03 0,93 3<br /> chuyện<br /> (Điểm trung bình cao nhất = 4; Điểm trung bình thấp nhất = 1)<br /> <br /> - Giải quyết vấn đề trong tương tác xã hội: Phần lớn học sinh (70,7%) có kĩ năng giải quyết<br /> vấn đề ở mức trung bình; Số học sinh có kĩ năng này ở mức khá và tốt chiếm 15,3% và còn 13,9%<br /> học sinh có kĩ năng này ở mức yếu/ chưa đạt.<br /> Phần lớn học sinh tiểu học (52,5%) giải quyết vấn đề trong tình huống xung đột với các bạn<br /> hoặc người khác theo cách “nhờ người lớn giúp đỡ, can thiệp”; Có 49,1% học sinh đã “cố nghĩ ra<br /> nhiều giải pháp, rồi chọn một” để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, số học sinh có kĩ năng giải quyết<br /> vấn đề còn ít, các em chưa biết cách tự giải quyết xung đột với người khác; Chỉ có 32,2% học sinh<br /> nói “Sự việc nên kết thúc ở đây ” khi mọi người trong nhà/ trong lớp có sự tranh luận hoặc cãi cọ<br /> quá đáng”; hoặc “Cố gắng đặt mình vào hoàn cảnh của bạn để hiểu tại sao bạn tức giận” (43,6%);<br /> “biết cách thuyết phục bạn mình mỗi khi có bất đồng” (42,6%) (Bảng 5)<br /> Dự giờ và quan sát ở trường/ lớp học, chúng tôi thấy các em gặp khó khăn trong việc giải<br /> quyết các tình huống như: “Là lớp trưởng nhưng nói các bạn không nghe”; “Bạn cho mượn sách,<br /> nhưng làm rách sách của bạn và bị bạn mắng”; “Một học sinh vào lớp với quần áo bẩn do bị ngã<br /> khi chơi đã bị các bạn trong lớp trêu chọc. Học sinh này tỏ ra rất tức giận và bỏ đi ra ngoài lớp”;<br /> <br /> 66<br /> Kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học<br /> <br /> <br /> “Các bạn không cho chơi cùng”;... Các em chỉ giải quyết sự việc bằng cách tránh né, bỏ đihoặc<br /> phản ứng tiêu cực như cãi lại, đánh lại. Khi phỏng vấn, các em cho biết: “Một hôm, ở lớp em không<br /> đánh bạn, nhưng cô giáo vẫn đánh em. Em rất buồn và khóc”; “Có lần, em bị mẹ mắng oan và vì<br /> ba đã để máy tính của mẹ ra ngoài, mẹ đã hiểu nhầm là em làm, em rất giận, lúc ấy em không biết<br /> nói gì, chỉ đi vào phòng với vẻ mặt hằm hằm”....<br /> <br /> Bảng 5. Tự đánh giá của học sinh về biểu hiện kĩ năng giải quyết vấn đề<br /> trong tương tác xã hội (N = 1398)<br /> % Thường Điểm Độ lệch Thứ<br /> TT Biểu hiện<br /> xuyên trung bình chuẩn bậc<br /> Con nhờ người lớn giúp đỡ, can thiệp<br /> 1 52,5 2,60 0,93 2<br /> khi bị trẻ khác đánh hoặc trêu<br /> Con biết nói: “ Sự việc nên kết thúc ở<br /> 2 đây ” khi mọi người trong nhà có sự 32,2 2,05 1,06 10<br /> tranh luận hoặc cãi cọ quá đáng<br /> Cố gắng đặt mình vào hoàn cảnh của<br /> 3 43,6 2,40 0,97 7<br /> bạn để hiểu tại sao bạn tức giận<br /> Con có thể nghĩ ra những câu trả lời hay<br /> 4 29,8 2,14 0,87 9<br /> cho những câu hỏi hóc búa<br /> Con có thể nghĩ ra nhiều cách trả lời<br /> 5 35,1 2,31 0,88 8<br /> cho một câu hỏi khó<br /> Khi các bạn gặp chuyện rắc rối hay hỏi<br /> 6 38,6 2,41 0,90 6<br /> ý kiến con về cách giải quyết<br /> Con biết cách thuyết phục bạn mình<br /> 7 42,6 2,45 0,92 5<br /> mỗi khi có bất đồng<br /> Khi giải quyết một vấn đề, con cố nghĩ<br /> 8 49,1 2,60 1,09 3<br /> ra nhiều giải pháp, rồi chọn một<br /> Con nghĩ ra những cách khác nhau để<br /> 9 46,6 2,51 0,91 4<br /> giải quyết vấn đề<br /> Để giải quyết một vấn đề, con thường<br /> 10 57,7 2,80 0,92 1<br /> cố gắng đến cùng<br /> (Điểm trung bình cao nhất = 4; Điểm trung bình thấp nhất = 1)<br /> <br /> <br /> - So sánh theo giới tính: Học sinh nữ có kĩ năng hợp tác, kĩ năng đồng cảm, kĩ năng giải<br /> quyết vấn đề và kĩ năng xúc cảm - xã hội (2,94đ; 2,75đ; 2,45đ và 2,60đ) tốt hơn so với học sinh<br /> nam(2,84đ; 2,57đ; 2,39đ và 2,52đ), sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Riêng<br /> ở kĩ năng kiểm soát xúc cảm, sự khác biệt giữa học sinh nam và học sinh nữ không đáng kể và<br /> không có ý nghĩa thống kê (p = 0,02).<br /> - So sánh theo khu vực nội và ngoại thành: Kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh ở khu<br /> vực ngoại thành (2,57đ) tốt hơn so với học sinh ở khu vực nội thành (2,54đ), tuy nhiên sự khác<br /> biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Tuy nhiên, học sinh ngoại thành (2,93đ) có kĩ<br /> năng hợp tác tốt hơn so với học sinh ở nội thành (2,85đ), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với<br /> p = 0,00.<br /> - Học sinh có cha mẹ là cán bộ viên chức với nghề nghiệp là giáo viên, kĩ sư, bác sĩ (2,63đ)<br /> có kĩ năng xúc cảm - xã hội tốt hơn so với các em có cha mẹ có nghề nghiệp khác (làm ruộng,<br /> công nhân, buôn bán, nội trợ...) (< 2,57đ), sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.<br /> <br /> 67<br /> Lê Mỹ Dung<br /> <br /> <br /> 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học<br /> Kết quả nghiên cứu được tổng hợp ở Bảng 7 cho thấy: Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến kĩ<br /> năng xúc cảm của học sinh tiểu học là môi trường gia đình của học sinh (2,96đ). Trẻ ở tuổi này<br /> thường xuyên cần đến sự hỗ trợ của người lớn về mọi mặt. Phạm vi hoạt động và giao tiếp của trẻ<br /> lứa tuổi tiểu học nhìn chung chưa rộng, giới hạn chủ yếu trong gia đình và nhà trường, vì vậy đây<br /> là những nơi đầu tiên người lớn cần quan tâm sao cho đứa trẻ cảm thấy thoải mái thực sự. Có như<br /> vậy trẻ mới sẵn sàng thiết lập các mối quan hệ qua lại với những người xung quanh, sẵn sàng thực<br /> hiện các yêu cầu của người lớn. Qua khảo sát, số học sinh (khoảng 20%) có gia đình không thuận<br /> lợi, kinh tế gia đình khó khăn, bố mẹ đi làm xa ít quan tâm chăm sóc thường xuyên về vật chất lẫn<br /> tinh thần, tình cảm và sự giáo dục của gia đình, điều này tạo tâm lí mặc cảm, tự ti, khó kiềm chế<br /> cảm xúc, dễ cáu giận, khó đồng cảm và hợp tác với người khác.<br /> Yếu tố thứ hai là đặc điểm tâm lí học sinh (2,82đ). Quan sát có thể thấy, những HS thuộc<br /> loại khí chất mạnh mẽ thường dễ tức giận, thể hiện sự phấn khích nhanh và ở mức độ lớn hơn so<br /> với những trẻ khác trong lớp học hoặc ngoài sân trường, có biểu hiện thái quá về xúc cảm trong khi<br /> chơi trò chơi, tranh luận. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, điều dễ nhận thấy trong tính cách của các<br /> em là tính xung động trong hành vi, tức là khuynh hướng hành động ngay lập tức dưới tác động<br /> của các kích thích bên trong và bên ngoài mà không kịp suy nghĩ, cân nhắc. Điều này được quy<br /> định, trước hết, bởi sự điều chỉnh của ý chí đối với hành vi ở các em còn yếu. Ngoài ra, ở một số<br /> em có vốn từ biểu thị xúc cảm ít, thường trải nghiệm xúc cảm khó khăn, ít có khả năng trong việc<br /> xác định yếu tố cụ thể gây nên xúc cảm, vì vậy dễ biểu lộ những phản ứng không thích hợp trong<br /> các tình huống xã hội, phản ứng mạnh mẽ nếu bị trêu chọc hoặc cảm thấy xấu hổ.<br /> Yếu tố thứ ba là mối quan hệ giáo viên - học sinh (2,82đ); Ở trường tiểu học, giáo viên là<br /> người có uy tín mạnh mẽ nhất đối với học sinh trong lớp học và nguồn gốc của sự tập trung mạnh<br /> nhất của xúc cảm. Các nghiên cứu đã cho thấy, có mối tương quan giữa mối quan hệ tiêu cực của<br /> giáo viên và học sinh với những khó khăn điều chỉnh xúc cảm, thành tích học tập và xúc cảm tiêu<br /> cực của học sinh đối với trường học. Ngoài ra, đánh giá của giáo viên không công bằng, có định<br /> kiến, chưa đồng cảm với những khó khăn gặp phải của học sinh, biểu hiện xúc cảm tiêu cực của<br /> giáo viên (hét lên và trút bực tức vào học sinh khi đang tức giận) có xu hướng gợi xúc cảm tiêu<br /> cựcvà khó chia sẻ, đồng cảm từ phía học sinh.<br /> <br /> Bảng 6. Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học<br /> Điểm trung Độ lệch<br /> TT Yếu tố Thứ bậc<br /> bình chuẩn<br /> 1 Nội dung chương trình giáo dục tiểu học 2,29 0,64 9<br /> 2 Sự quan tâm của giáo viên 2,79 0,40 5<br /> 3 Mối quan hệ giáo viên-học sinh 2,82 0,39 3<br /> 4 Đặc điểm tâm lí học sinh 2,82 0,38 2<br /> 5 Mối quan hệ giáo viên-cha mẹ học sinh 2,53 0,56 7<br /> 6 Môi trường gia đình của học sinh 2,96 0,20 1<br /> 7 Môi trường cộng đồng xung quanh 2,80 0,40 4<br /> 8 Văn hóa truyền thống 2,48 0,54 8<br /> 9 Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 2,61 0,53 6<br /> (Điểm trung bình cao nhất = 4; Điểm trung bình thấp nhất = 1)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 68<br /> Kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học<br /> <br /> <br /> 3. Kết luận<br /> Trước sự thay đổi và sự đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, kĩ năng xúc cảm - xã hội giúp con<br /> người có thể hòa nhập và thích nghi với sự thay đổi của xã hội một cách tích cực nhất, để đảm bảo<br /> an toàn và khỏe mạnh cho đời sống thể chất cũng như tinh thần. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thực<br /> trạng kĩ năng xúc cảm xã hội của học sinh tiểu học hiện nay được thể hiện ở 4 khía cạnh (hợp tác,<br /> đồng cảm, kiểm soát xúc cảm, giải quyết xung đột) đạt ở mức trung bình. Môi trường gia đình của<br /> học sinh; Đặc điểm tâm lí học sinh; Mối quan hệ giáo viên - học sinh; Môi trường cộng đồng xung<br /> quanh là các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học. Các<br /> yếu tố này đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển kĩ năng xúc cảm -<br /> xã hội của học sinh tiểu học, nó góp phần chỉ ra nguyên nhân và qua đó cũng làm cơ sở đưa ra các<br /> biện pháp sự phạm cần thiết nhằm góp phần rèn luyện kĩ năng xúc cảm - xã hội tích cực cho học<br /> sinh tiểu học.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> [1] Autralian Council for Educational Reseach (2012), Social- Emotional Wellbeing Survey<br /> (Report)<br /> [2] Côvaliôp A.G., 1976. Tâm lí học cá nhân. Nxb Giáo dục.<br /> [3] Lê Mỹ Dung, 2013. Nghiên cứu biện pháp rèn luyện kĩ năng xúc cảm - xã hội tích cực cho<br /> học sinh tiểu học. Đề tài cấp Bộ, mã số B2013-17-31.<br /> [4] Vũ Dũng, 2000. Từ điển Tâm lí học. Nxb Khoa học Xã hội.<br /> [5] Daniel Goleman, 2002. Trí tuệ xúc cảm. Làm thế nào để biến những cảm xúc của mình thành<br /> trí tuệ. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.<br /> [6] Kixêgôp X.I., 1973. Hình thành các kĩ năng, kĩ xảo sư phạm cho sinh viên trong điều kiện<br /> nền giáo dục đại học. Người dịch: Vũ Năng Tinh, Tư liệu thư viện Trường Đại học Sư phạm<br /> Hà Nội.<br /> [7] Kruchetxki V.A., 1981. Những cơ sở của tâm lí học sư phạm. Tập 1, Nxb Giáo dục.<br /> [8] Luật Giáo dục. Nxb Lao động- Xã hội, Hà Nội, 2007.<br /> [9] Trần Trọng Thủy, 2000. Tâm lí học lao động. Tài liệu giảng dạy Cao học, Viện Khoa học<br /> Giáo dục.<br /> [10] Schutz, P. A., & Lanehart, S. L., 2002. Introduction: Emotions in Education. Educational<br /> Psychologist, 37(2), 67-68.<br /> [11] Sue Cornwell, Jill Bundy, 2009. The emotional curriculum: a journey towards emotional<br /> literacy. London: SAGE.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> <br /> Social-emotional skills of students at the elementary school<br /> <br /> The article refers to the reality of social-emotional skills of students at the elementary<br /> school today. Social-emotional skills in elementary school students is shown in 4 ways (cooperative<br /> skills, skills of empathy, emotional control skills, problemsolving skills) to varying degrees. There<br /> are distinct differences in terms of social-emotional skills of men and women, this difference is<br /> statistically significant. The family environment of the student; Psychological characteristics of<br /> students; Relationship of teacher-student; Theenvironment surrounding communities are factors<br /> that affect the social-emotional skills of elementary school students.<br /> Keywords: Skill,emotion,social- emotion,social-emotional skills.<br /> <br /> <br /> <br /> 69<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2