intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng kĩ năng tự quản lí cảm xúc của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Chia sẻ: Y Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

92
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo đề cập đến thực trạng kĩ năng tự quản lí cảm xúc của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Kĩ năng tự quản lí cảm xúc của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội đạt ở mức trung bình. Trong các kĩ năng thành phần, kĩ năng nhận diện cảm xúc của sinh viên ở mức tốt nhất, tiếp đến là kĩ năng điều khiển cảm xúc và kĩ năng sử dụng cảm xúc, kém nhất là kĩ năng kiểm soát cảm xúc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng kĩ năng tự quản lí cảm xúc của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0045 Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 190-199 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG KĨ NĂNG TỰ QUẢN LÍ CẢM XÚC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Lê Mỹ Dung Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo đề cập đến thực trạng kĩ năng tự quản lí cảm xúc của sinh viên trường đại học sư phạm Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Kĩ năng tự quản lí cảm xúc của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội đạt ở mức trung bình. Trong các kĩ năng thành phần, kĩ năng nhận diện cảm xúc của sinh viên ở mức tốt nhất, tiếp đến là kĩ năng điều khiển cảm xúc và kĩ năng sử dụng cảm xúc, kém nhất là kĩ năng kiểm soát cảm xúc. Các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến kĩ năng tự quản lí cảm xúc của sinh viên sư phạm là: Sức khỏe thể chất, tinh thần; Nghề nghiệp tương lai và kết quả học tập. Từ khóa: Kĩ năng, kĩ năng tự quản lí cảm xúc, sinh viên 1. Mở đầu Cảm xúc chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tâm lí, tinh thần của con người. Một trong những đề tài phức tạp nhưng hấp dẫn nhất của tâm lí học. Xúc cảm là một nhân tố quan trọng làm nên “Cái hồn, cái thế giới nội tâm” của con người. Cảm xúc của cá nhân là một động lực cơ bản thôi thúc con người làm việc. Cảm xúc còn có thể đem lại cho cá nhân những ý tưởng, những lựa chọn đầy sáng tạo. Cảm xúc có tính hai mặt, một mặt, cảm xúc là động lực thúc đẩy cá nhân hoạt động có hiệu quả, mặt khác, nếu không được quản lí và định hướng đúng đắn, cảm xúc sẽ làm lệch hướng, thậm chí phá hủy nhận thức và hành động của cá nhân. Vì vậy, tự quản lí cảm xúc để trở thành động lực tích cực là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo hiệu quả hoạt động. Kĩ năng tự quản lí cảm xúc giúp cá nhân nhận diện được những xúc cảm hiện tại của bản thân, hiểu được ảnh hưởng của chúng đến công việc và cuộc sống của mình. Mặt khác, hiểu được điểm yếu, điểm mạnh của bản thân mình, trên cơ sở đó có ý thức rèn luyện kiềm chế các xúc cảm âm tính, giữ được sự bình tĩnh, lạc quan ngay cả trong những khoảnh khắc khó khăn nhất. Sinh viên sư phạm là những giáo viên trong tương lai. Nhân cách của sinh viên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh khi họ trở thành người giáo viên thực thụ. Một mặt người giáo viên phải làm chủ cảm xúc để làm chủ các tình huống sư phạm diễn ra rất đa dạng, phong phú. Mặt khác, người giáo viên phải định hướng và giáo dục cho học sinh kĩ năng quản lí cảm xúc giúp các em làm chủ cảm xúc của mình nhằm phát triển nhân cách hài hòa, thuận lợi. Ngày nhận bài: 8/12/2016. Ngày nhận đăng: 18/2/2016. Liên hệ: Lê Mỹ Dung, e-mail: dungtamly@yahoo.com. 190
  2. Thực trạng kĩ năng tự quản lí cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến thực trạng biểu hiện kĩ năng tự quản lí cảm xúc của sinh viên trường Đại học sư phạm Hà Nội và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng tự quản lí cảm xúc của sinh viên. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí luận về kĩ năng tự quản lí cảm xúc của sinh viên sư phạm Khái niệm kĩ năng (KN) Kĩ năng được hiểu một cách thông thường là biết thực hiện một hành động hay hoạt động nào đó có kết quả. Song bản chất kĩ năng là gì lại được các nhà khoa học nghiên cứu và đề cập đến ở những góc độ khác nhau. Khuynh hướng thứ nhất xem kĩ năng như là mặt kĩ thuật của thao tác, hành động hay hoạt động. Đại diện cho quan niệm này là các tác giả: V.A.Crucheski, A.G. Côvaliôp, Trần Trọng Thuỷ. . . Theo V.A. Kruchetxki “kĩ năng là thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó nhờ sử dụng những kĩ thuật, những phương thức đúng đắn” [7;88]. Trong cuốn “Tâm lí học cá nhân” A.G. Côvaliôp cũng xem “kĩ năng là phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện của hành động” [2;11]. Khi bàn về kĩ năng, Trần Trọng Thuỷ cũng cho rằng: Kĩ năng là mặt kĩ thuật hành động, con người nắm được cách hành động tức là có kĩ thuật hành động có kĩ năng [10;49]. Khuynh hướng khác xem xét kĩ năng ở góc độ rộng hơn khi xem nó như biểu hiện của năng lực cá nhân và cũng là điều kiện cần thiết để có năng lực trong một lĩnh vực nhất định. Tiêu biểu là các tác giả: N.D. Levitôv, K.K. Platônov, G.G.Gôlubep, A.V. Petrôvxki, P.A. Rudic, X.I. Kixêgôp, Nguyễn Quanh Uẩn, Trần Quốc Thành. . . . Tác giả X.I. Kixêgôp cho rằng: “Kĩ năng là khả năng thực hiện có hiệu quả hệ thống các hành động phù hợp với các mục đích và điều kiện của hệ thống này” [6;18]. Trong “Từ điển Tâm lí học” do Vũ Dũng chủ biên thì: “Kĩ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đó được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [4;132]. Từ những phân tích các nghiên cứu trên, theo chúng tôi, kĩ năng được hiểu là “Khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết có kết quả một nhiệm vụ mới” (Kiến thức được hiểu theo nghĩa rộng là khái niệm, cách thức, phương pháp). Theo cách hiểu đó, cấu trúc của kĩ năng gồm: Hiểu mục đích hoạt động; Biết cách đi đến kết quả và biết những điều kiện để triển khai cách thức đó. Khái niệm kĩ năng tự quản lí cảm xúc của sinh viên sư phạm Theo chúng tôi, kĩ năng tự quản lí cảm xúc của sinh viên sư phạm là “Là sự vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm và hiểu biết của mình để nhận diện, kiểm soát, điều khiển, sử dụng những rung động của bản thân khi có những kích thích nhằm đạt được những mục đích do mình đề ra trong học tập và trong cuộc sống” Kĩ năng tự quản lí cảm xúc của sinh viên sư phạm biểu hiện ở 4 mặt, cụ thể là: kĩ năng nhận diện cảm xúc; kĩ năng kiểm soát cảm xúc; kĩ năng điều khiển cảm xúc và kĩ năng sử dụng cảm xúc của bản thân. - Kĩ năng nhận diện cảm xúc của sinh viên sư phạm Với sinh viên sư phạm kĩ năng này bộc lộ ở khả năng phát hiện, giải mã những cảm xúc trên gương mặt thực, tranh ảnh, giọng nói, ngôn từ, có khả năng tự nhận thức, “đọc” được cảm 191
  3. Lê Mỹ Dung xúc và phân biệt được các dấu hiệu bản chất của bản thân. Sinh viên sư phạm nhận biết được thời điểm xuất hiện và nguyên nhân của cảm xúc, nhận biết được mối quan hệ giữa tình cảm và suy nghĩ, giữa lời nói và làm việc của bản thân thông qua các con đường như ngôn ngữ, hành vi, nét mặt. . . và các tín hiệu cơ thể khác. Sự nhận biết cảm xúc sẽ dẫn đường cho chính sinh viên có sự điều chỉnh, kiểm soát những cảm xúc, hành vi của chính họ trong cuộc sống và học tập. Theo D. Goleman: “Không hiểu được những cảm xúc của chính bản thân mình hay không ngăn cản được việc chúng làm ngập tràn lòng ta thì chúng ta sẽ rơi vào tình trạng hoàn toàn không hiểu được tâm trạng của người khác” [5;230]. - Kĩ năng kiểm soát cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm Sinh viên biết thể hiện chính xác cảm xúc theo tình huống; Biết kìm nén, tiết chế các cảm xúc tiêu cực trong suy nghĩ và hành động theo tình huống; Biết kiểm soát cảm xúc của bản thân có ý thức theo tình huống; Hiểu được những loại cảm xúc nào là tương tự, là đối nghịch hay sự pha trộn giữa các loại cảm xúc. Kiểm soát cảm xúc là kìm nén, trì hoãn những cảm xúc của bản thân để các cảm xúc không diễn ra vô thức mà phải can thiệp và có ý thức can thiệp. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm được dựa trên hai hướng chính: + Cảm xúc được thể hiện qua vô thức: Dạng cảm xúc này thường được bộc lộ một cách bột phát, tự nhiên, phản xạ không điều kiện. Dạng biểu hiện này thường bộc lộ trực tiếp nhất những cảm xúc khi có những kích thích tác động làm thay đổi cảm xúc của bản thân. Ví dụ: Khóc, cười lớn, sợ hãi, bỏ chạy, la hét... đây là những biểu hiện chưa có sự kiểm soát của ý thức. Khi có những cảm xúc âm tính hoặc dương tính những cách thể hiện biểu lộ cảm xúc ra bên ngoài là một thành phần để thể hiện cảm xúc. + Cảm xúc được thể hiện bằng ý thức: Đây là khả năng kìm nén, kiểm soát những rung động, cảm xúc của cá nhân bằng ý thức. Thông thường cách thể hiện như: Hít thở sâu, quay mặt đi, tìm người khác giải tỏa, tìm một hoạt động khác để thay thế. Việc kiểm soát cảm xúc bằng ý thức là mức cao nhất của cá nhân khi quản lí cảm xúc của bản thân. - Kĩ năng điều khiển cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm Sinh viên biết tự điều chỉnh các dạng cảm xúc tích cực và tiêu cực theo các tình huống cho phù hợp với hoàn cảnh của cá nhân để đạt được mức tối ưu. Theo từ điển tâm lí học: “Trong quá trình sống, nhiều cảm xúc bị ức chế, tích lũy lại và cơ thể con người bình thường có khả năng tự điều chỉnh bằng cách giải phóng theo các cảm xúc theo nhiều con đường khác nhau: mơ trong khi ngủ, trò chuyện chia sẻ với người thân, chơi thể thao. . . Các cảm xúc ức chế bị tích lũy mà cơ thể không tự giải tỏa được có thể làm cho tính tình con người trở nên khó chịu, hay gắt gỏng hoặc sinh ra chứng lo lắng, tâm trạng bất an, thậm chí gây ra các triệu chứng cơ thể (đau dạ dày, đau bụng, đau đầu. . . không có nguyên nhân thực thể) hoặc các triệu chứng tinh thần (không ăn được hoặc ăn quá nhiều, không ngủ được, không hứng thú với cuộc sống, nhiều khi dễ rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc tạo ra các nguy cơ khác: nghiện ngập, cờ bạc, rượu chè. . . ) [3]. Như vậy, điều chỉnh cảm xúc giúp con người kiềm chế sự bốc đồng và nỗi đau; giữ bình tĩnh và quyết đoán ngay cả khi sự việc bất ngờ xảy ra; có thể suy nghĩ một cách kĩ càng. Những người có khả năng điều chỉnh cảm xúc thường đạt được thành công đối với các mục đích đã định một cách liên tục và bền vững, có xu hướng tự phân tích, điềm tĩnh, cởi mở, thiện chí và tự lập. Trái lại, những người có khuynh hướng chưa có sự điều chỉnh cảm xúc. . . lo lắng hay nghi ngờ, hung hãn. - Kĩ năng sử dụng cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm 192
  4. Thực trạng kĩ năng tự quản lí cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Kĩ năng sử dụng cảm xúc của SVSP là kĩ năng quản lí tốt các trạng thái cảm xúc bên trong của bản thân, giúp cho họ chịu trách nhiệm về các hành vi của mình, linh hoạt trong việc giải quyết các vấn đề, nhất là các vấn đề nảy sinh trong điều kiện hoàn cảnh thay đổi. Các mặt biểu hiện được dựa vào để xây dựng một thang tự đánh giá dành cho sinh viên sư phạm với các các câu hỏi, tình huống đa lựa chọn, điểm quy ước về mặt định lượng tương ứng với 1 điểm và 5 điểm. Các mức khác nằm ở khoảng giữa các mức này với điểm tương ứng là 2- 4 điểm. Kết quả bước đầu được đánh giá dựa trên điểm trung bình đạt được ở mỗi biểu hiện trên toàn bộ mẫu khách thể. Qua đó có thể cung cấp về thực trạng biểu hiện kĩ năng tự quản lí cảm xúc của sinh viên sư phạm hiện nay. 2.2. Thực trạng biểu hiện kĩ năng tự quản lí cảm xúc của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội Chúng tôi tiến hành nghiên cứu kĩ năng tự quản lí cảm xúc trên 270 sinh viên đang học năm thứ 1, 2 và 3 tại Khoa Giáo dục Tiểu học, Khoa Vật lí và Khoa Địa lí trong năm học 2015 – 2016 của trường Đại học Sư phạm Hà Nội với các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (được thiết kế với các tình huống trong học tập và trong cuộc sống), phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn sâu [2]. Dưới đây là kết quả nghiên cứu về kĩ năng tự quản lí cảm xúc của sinh viên sư phạm và những biểu hiện cụ thể ở từng khía cạnh của kĩ năng này: Kĩ năng tự quản lí cảm xúc của sinh viên sư phạm biểu hiện ở nhiều khía cạnh và với mức độ khác nhau. Nhìn chung, sinh viên có các kĩ năng nhận diện cảm xúc; kĩ năng kiểm soát cảm xúc; kĩ năng điều khiển cảm xúc và kĩ năng sử dụng cảm xúc của bản thân đều ở mức trung bình. Trong đó, sinh viên có kĩ năng nhận diện cảm xúc ở mức tốt nhât (ĐTB= 4,07đ); Kĩ năng kiểm soát cảm xúc (ĐTB= 3,12đ) ở mức thấp nhất (Bảng 1). Bảng 1. Biểu hiện kĩ năng tự quản lí cảm xúc của sinh viên sư phạm TT Kĩ năng Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Mức độ 1 Nhận diện cảm xúc 4,07 0,70 Khá 2 Kiểm soát cảm xúc 3,12 0,78 TB 3 Điều khiển cảm xúc 3,31 0,51 TB 4 Sử dụng cảm xúc 3,17 0,45 TB 5 Kĩ năng tự quản lí cảm xúc 3,42 0,32 TB 2.2.1. Về kĩ năng nhận diện cảm xúc - Với bài tập nhận diện cảm xúc (6 dạng cơ bản: vui vẻ, đau khổ, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, khinh bỉ) qua hình ảnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn sinh viên (57%) nhận diện được trung bình từ 2-4 cảm xúc thông qua hình ảnh. Trong đó, khinh bỉ và đau khổ là những cảm xúc sinh viên khó nhận diện ra nhất và cũng khó nói được từ biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt (Bảng 2). - Với bài tập nhận diện cảm xúc của bản thân qua tình huống: Tỉ lệ sinh viên nhận diện đúng, chính xác các dạng của cảm xúc khá cao (>82%). Tuy nhiên, vẫn còn có đến 17,5% sinh viên không nhận diện chính xác được cảm xúc đau khổ và sợ hãi (15,4%) (Bảng 3). 193
  5. Lê Mỹ Dung Bảng 2. Kĩ năng nhận diện cảm xúc qua hình ảnh của sinh viên sư phạm TT Kĩ năng nhận diện cảm xúc Số lượng % 1 Nhận diện được 0-1 cảm xúc 80 29,6 2 Nhận diện được 2 cảm xúc 71 26,3 3 Nhận diện được 3-4 cảm xúc 65 24,1 4 Nhận diện được 5 cảm xúc 41 15,2 5 Nhận diện được 6 cảm xúc 13 4,8 Bảng 3. Kĩ năng nhận diện cảm xúc qua tình huống của sinh viên sư phạm Đúng TT Các loại cảm xúc Số lượng % Khi gặp một sự kiện/ biến cố dẫn đến những tổn thất, nuối tiếc, 1 thất bại về vật chất hoặc tinh thần, chúng ta thường gọi đó là 223 82,6 buồn bã Khi gặp một sự kiện diễn ra bất ngờ ngoài sức tưởng tượng và 2 mang đến điều gì đó đặc biệt cho cá nhân vượt ngoài sự mong 266 98,5 đợi của bản thân, chúng ta gọi đó là ngạc nhiên Khi có những kích thích tạo ra sự sảng khoái, thoải mái, hài lòng, 3 266 98,5 chúng ta gọi đó là vui vẻ Khi xuất hiện những kích thích tác động làm khó chịu, bực dọc, 4 266 98,5 không hài lòng chúng ta gọi đó là tức giận Khi có những kích thích dẫn đến việc có thể đe dọa sự nguy hiểm 5 và bản thân muốn chạy trốn hoặc chống lại, chúng ta thường gọi 266 98,5 đó là sợ hãi Khi có những kích thích gây ra những cảm giác coi thường và 6 266 98,5 không muốn hợp tác, chúng ta gọi đó là khinh bỉ 2.2.2. Về kĩ năng kiểm soát cảm xúc Bảng 4. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc của sinh viên sư phạm Các tình huống thể hiện Phản ứng vô thức Biết kìm nén Biết kiểm soát TT ĐTB cảm xúc N % N % N % 1 Tức giận 3,61 13 4,8 91 33,7 166 61,5 2 Ngạc nhiên 2,30 67 24,8 155 57,4 48 17,8 3 Sợ hãi 3,82 6 2,2 103 38,1 161 59,6 4 Đau khổ 3,41 32 11,9 44 16,3 194 71,8 5 Khinh bỉ 2,41 81 30,0 107 39,6 82 30,4 6 Vui vẻ 3,37 33 12,2 67 24,8 170 63,0 Để xác định các mức độ kiểm soát cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm, chúng tôi đề nghị sinh viên giải quyết 6 tình huống, mỗi tình huống chứa đựng 3 phản ứng đặc trưng: phản ứng vô thức; kìm nén và kiểm soát. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Sinh viên có kĩ năng kiểm soát các cảm xúc tức giận, vui vẻ, sợ hãi và đau khổ (ĐTB= 3,61; 3,82; 3,41 và 3,37) ở mức tốt hơn so với cảm xúc ngạc nhiên và khinh bỉ (ĐTB= 2,30 và 2,41) (Bảng 4). 194
  6. Thực trạng kĩ năng tự quản lí cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Ví dụ: Tình huống 1: Trong giờ kiểm tra, Khánh thấy một số bạn quay bài. Khánh nghĩ các bạn đang vi phạm quy chế. Khánh báo cáo với giám thị nhưng giám thị nói chẳng thể làm gì được vì đó là tình trạng chung. Khánh cảm thấy rất khó chịu và tức giận với hành động của các bạn và thái độ của giám thị. Lúc đó Khánh đã: a. Bật dậy, phản ứng ra mặt với hành động của giám thị và các bạn. b. Thở dài, tiếp tục làm bài nhưng không tập trung c. Tiếp tục làm bài và sau đó báo cáo lại với ban chủ nhiệm khoa. Trong tình huống 1 nói về cảm xúc “tức giận” khi sinh viên chứng kiến các sinh khác quay bài mà giám thị thì không có hành động gì ngăn chặn. Đây là tình huống cho thấy đa số sinh viên (61,5%) lựa chọn phương án C - phương án kiểm soát những cơn tức giận. Chỉ có 4,8% sinh viên thể hiện sự tức giận, bột phát khi chọn phương án A và 33,7% sinh viên chọn phương án B là kìm nén cảm xúc. Theo ý kiến của em H.N.T: “Ở lứa tuổi chúng em đã có những trải nghiệm trong cuộc sống, bản thân em có thể kiểm soát cơn tức giận tốt hơn và ít khi bộc lộ ra bên ngoài, bởi khi bộc lộ mà chưa có suy nghĩ chín chắn thì sẽ gặp khó khăn”. Ở tình huống 6: Khi biết tin mình đạt được kết quả học tập cao nhất trong học kì này, bạn đã: a/ Cười lớn/Hét to/Òa khóc; b/ Thông báo cho bố mẹ với giọng đầy hãnh diện; c/ Mỉm cười và cho rằng đây là kết quả xứng đáng và tự nghĩ mình phải liên tục cố gắng. Đây là tình huống nói về cảm xúc “vui vẻ”, trong tình huống này, phần lớn sinh viên (63%) lựa chọn phương án “c- là phương án ứng xử biết kiểm soát, ít thể hiện bằng vô thức. Dường như khi càng trưởng thành sự kiểm soát cảm xúc được thể hiện rõ hơn. Thông thường niềm vui thể hiện ra, nỗi buồn che dấu. Tuy nhiên, ở tình huống 2, sinh viên có những biểu hiện phản ứng khác: Cả lớp đã bí mật trang trí và tổ chức sinh nhật cho Phương một cách bất ngờ với nến, hoa, bóng bay và một món quà đặc biệt ngay trên lớp học. Khi bước chân vào lớp Phương phát hiện ra điều đó. Phương cảm thấy rất ngạc nhiên và hạnh phúc. Theo bạn, khi đó Phương sẽ: a/ Hét / nhảy lên vì sung sướng/Khóc vì xúc động; b/Ôm chầm lấy mọi người và nói lời cảm ơn tới mọi người; c/ Hít thở sâu và nói những lời cảm ơn trước mọi người. Đây là tình huống thể hiện cảm xúc “ngạc nhiên”, có tới 24,8% sinh viên chọn mức 1- phương án “Hét / nhảy lên vì sung sướng/Khóc vì xúc động”. Có 57,4% sinh viên thể hiện “Ôm chầm lấy mọi người và nói lời cảm ơn tới mọi người”. Trong khi đó chỉ có 17,8% sinh viên biết kiểm soát cảm xúc ngạc nhiên, chọn phương án 3 “Hít thở sâu và nói những lời cảm ơn trước mọi người”. Với cảm xúc ngạc nhiên, đa số sinh viên lựa chọn phương án phản ứng bột phát theo vô thức. 2.2.3. Về kĩ năng điều khiển cảm xúc Tổng hợp kết quả nghiên cứu kĩ năng điều khiển cảm xúc của sinh viên sư phạm thông qua các tình huống được tổng hợp ở Bảng 5. Tình huống 1: “Trong lúc đang quay lên viết bảng, chợt có tiếng nổ lớn từ một chiếc bật lửa ga được học trò cá biệt trong lớp ném lên bảng. Khi đó bạn làm gì?” 195
  7. Lê Mỹ Dung Bảng 5.1. Kĩ năng điều khiển cảm xúc của sinh viên sư phạm Rất Không Hiếm Thỉnh Thường thường Kĩ năng điều khiển cảm xúc ĐTB bao giờ khi thoảng xuyên xuyên (%) (%) (%) (%) (%) Tức điên lên, quát tháo ầm ĩ và đuổi em đó ra khỏi lớp để làm gương cho các em 4,10 8,2 4,1 8,6 28,3 50,9 khác Nghiêm mặt thể hiện không hài lòng, 2,91 7,8 29,7 35,7 17,5 9,3 nhưng tiếp tục giảng dạy Bình tĩnh và nói với học trò đó cuối giờ 3,73 4,1 7,4 25,9 37,0 25,6 ở lại để nói chuyện Tình huống 2: Trong giờ ra chơi, Hoa đang ngồi nói chuyện với các bạn. Đột nhiên, Nga – bạn thân đi tới và mắng té tát vào mặt Hoa và nói rằng Hoa là kẻ ăn trộm đã lấy hết tiền của Nga. Khi đó Hoa đã phản ứng? Bảng 5.2. Kĩ năng điều khiển cảm xúc của sinh viên sư phạm Rất Không Hiếm Thỉnh Thường thường Kĩ năng điều khiển cảm xúc ĐTB bao giờ khi thoảng xuyên xuyên (%) (%) (%) (%) (%) Tức giận, phản ứng ra mặt và nói với Hoa rằng Hoa đã nhầm và ứng xử như 3,14 11,5 19,7 25,7 29,4 13,8 thế là không được. Ngạc nhiên, không biết chuyện hiểu lầm này là như thế nào. Cố giải thích 2,59 14,1 35,2 34,8 9,3 6,7 cho Nga hiểu Bình tĩnh, lắng nghe và hỏi lại kĩ những thông tin liên quan đến việc mất tiền 3,68 3,3 11,9 23,8 34,9 26,0 của Nga Bảng 5.3. Kĩ năng điều khiển cảm xúc của sinh viên sư phạm Gọi điện chia sẻ với mẹ những niềm vui của mình 1,98 40,9 32,7 17,5 5,6 3,3 Bình tĩnh và không thể hiện cảm xúc nữa vì Ngọc 3,39 10,4 10,0 20,0 39,3 20,4 nghĩ đó là cảm xúc tức thời, không kéo dài lâu Đi mua sắm tự thưởng cho mình những món quà 3,11 9,3 19,3 32,0 29,7 9,7 mình yêu thích Tình huống 3: Ngọc cảm thấy sảng khoái sau khi thi vừa rồi đạt kết quả cao trong học tập, nhất là biết thông tin mình được học bổng. Tâm trạng của Ngọc rất thoải mái. Lúc này Ngọc đã hành động... - Ở tình huống 1: Phần lớn sinh viên (79,2%) thường xuyên có phản ứng “tức điên lên, quát tháo ầm ĩ và đuổi em đó ra khỏi lớp để làm gương cho em khác”, đây là phản ứng tức thời, có thể thấy, kĩ năng điều khiển cảm xúc của sinh viên trong tình huống sư phạm là chưa tốt. - Ở những tình huống khác trong cuộc sống (tình huống 2 và 3): Phần lớn sinh viên (60,9% 196
  8. Thực trạng kĩ năng tự quản lí cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và 59,7% ) lựa chọn phản ứng: “Bình tĩnh, lắng nghe và hỏi kĩ những thông tin về việc mất tiền của Nga” ở tình huống 2 và “bình tĩnh và không để cảm xúc đó kéo dài” ở tình huống 3. Với sự lựa chọn này cho thấy sinh viên sư phạm có sự lựa chọn phản ứng cao và tương đồng với kĩ năng điều khiển cảm xúc khá tốt. Qua trao đổi về kĩ năng điều khiển cảm xúc một số sinh viên cho biết, về nhận thức, các em thường nghĩ đến việc “Tìm hiểu các nguồn gốc, nguyên nhân của các cảm xúc khi xuất hiện, cảm xúc đó xuất phát từ đâu, mình đang cảm thấy thế nào? Cảm xúc này gọi chính xác là gì? (Sinh viên N.T. H); Tuy nhiên, sinh viên thường tỏ ra né tránh cảm xúc khi có sự việc xảy ra và điều chỉnh những cảm xúc của mình cho phù hợp với tình huống. Theo như em L.H.M chia sẻ: “Khi có cảm xúc đang rất hưng phần và vui vẻ nhưng gặp một người bạn đang buồn thì em không thể cười, em phải điều chỉnh cảm xúc vui đó để phù hợp với hoàn cảnh”. 2.2.4. Kĩ năng sử dụng cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm Số liệu ở Bảng 6 cho thấy: Sinh viên sinh viên thường xuyên sử dụng cảm xúc của bản thân vào việc“tìm hiểu nguồn gốc/ nguyên nhân của sự xuất hiện cảm xúc”, “bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài cho phù hợp” và “giải tỏa cảm xúc: thư giãn, luyện tập thở sâu. . . ” (ĐTB= 3,47; 3,58 và 3,60). Sinh viên hướng các cảm xúc của mình vào bên trong để định dạng các loại cảm xúc của mình có phần tốt hơn việc hướng cám xúc ra bên ngoài. Bảng 6. Kĩ năng sử dụng cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm Không Rất Hiếm Thỉnh Thường bao thường TT Kĩ năng sử dụng cảm xúc ĐTB khi thoảng xuyên giờ xuyên (%) (%) (%) (%) (%) Vào việc đặt câu hỏi: tôi đang cảm 1 thấy thế nào? Cảm xúc nào đang 3,01 6,7 17,0 48,5 23,7 4,1 diễn ra? Cơ thể có biểu hiện gì? Vào sự tập trung, chú ý, quan sát 2 những biểu hiện của cơ thể mình và 2,23 3,7 21,5 44,8 27,8 2,2 người khác. Vào sự định vị, đoán, luyện tập 3 2,82 4,8 23,0 37,4 24,8 10,0 đặt/gọi tên cảm xúc. Vào việc kìm nén/dồn nén/trì hoãn 4 2,41 5,2 35,2 23,7 14,8 11,1 cảm xúc Vào việc hạ nhiệt cảm xúc ở mức 5 3,41 3,3 9,3 33,7 50,4 3,3 phù hợp. Vào việc bộc lộ cảm xúc ra bên 6 3,47 3,7 14,1 23,0 40,4 18,9 ngoài cho phù hợp Vào việc tìm và sử dụng sự thay thế 7 các cảm xúc tiêu cực bằng cảm xúc 3,36 5,2 11,9 36,7 34,1 12,2 tích cực Vào việc giải tỏa cảm xúc: thư giãn, 8 3,58 3,3 3,7 23,7 50,4 18,9 luyện tập thở sâu. . . Vào việc tìm hiểu nguồn gốc/ 9 nguyên nhân của sự xuất hiện cảm 3,60 1,9 16,7 25,9 41,1 14,4 xúc 197
  9. Lê Mỹ Dung Việc sử dụng cảm xúc của sinh viên vào việc “kìm nén/dồn nén/trì hoãn cảm xúc” hay “tập trung, chú ý, quan sát những biểu hiện của cơ thể mình và người khác” và “định vị, đoán, luyện tập đặt/gọi tên cảm xúc” ở mức không thường xuyên (ĐTB= 2,23; 2,41 và 2,82). 2.2.5. Yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng tự quản lí cảm xúc của sinh viên sư phạm Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố sức khỏe thể chất, tinh thần có ảnh hưởng lớn nhất đến kĩ năng tự quản lí cảm xúc của sinh viên (ĐTB= 4,06); Tiếp theo là yếu tố “nghề nghiệp tương lai” và “kết quả học tập” (ĐTB=3,91 và 3,86) (Bảng 7). Bảng 7. Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng tự quản lí cảm xúc của sinh viên sư phạm Điểm trung Độ lệch TT Yếu tố Thứ bậc bình chuẩn Khí chất (ưu tư, sôi nổi, bình thản, 1 3,59 0,89 10 linh hoạt) 2 Xu hướng (hướng nội, hướng ngoại) 3,46 0,99 11 3 Kết quả học tập 3,86 0,89 3 4 Sức khỏe thể chất, tinh thần 4,06 0,88 1 5 Môi trường sống 3,78 0,90 7 6 Môi trường học tập 3,79 0,91 6 7 Tài chính của bản thân 3,84 0,92 4 8 Nghề nghiệp tương lai 3,91 0,92 2 9 Mối quan hệ ban bè 3,82 0,90 5 10 Các ứng xử của người khác 3,69 0,94 8 11 Hiện tượng tiêu cực của xã hội 3,27 1,00 12 12 Mối quan hệ tình cảm 3,69 1,00 9 2.3. Nhu cầu bồi dưỡng kĩ năng quản lí xúc cảm của sinh viên Kết quả khảo sát cho thấy: - Có 80% SV- có mong muốn được giúp đỡ hỗ trợ/ tư vấn từ một chuyên gia tâm lí để giải tỏa cảm xúc. - Có 83,7% SV nhu cầu tham gia khóa học về kĩ năng tự quản lí cảm xúc của bản thân (trong đó có 8,5% sinh viên muốn cách nhận biết các dạng cảm xúc; 28,1% sinh viên muốn học cách kiểm soát cảm xúc; 38,5% sinh viên muốn học cách điều khiển cảm xúc và 29,3% muốn học các phương pháp thư giãn). 3. Kết luận Kết quả nghiên cứu trên sinh viên ở một số khoa của trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho thấy, kĩ năng quản lí cảm xúc của sinh viên sư phạm đạt mức trung bình. Biểu hiện ở 4 kĩ năng: nhận diện, kiểm soát, điều khiển và ứng dụng đều nằm ở mức độ trung bình và trên trung bình. Trong đó, kĩ năng nhận dạng cảm xúc có phần tốt hơn các kĩ năng còn lại. Sức khỏe thể chất, tinh thần; Nghề nghiệp tương lai và kết quả học tập là những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến kĩ năng tự quản lí cảm xúc của sinh viên. Đa số sinh viên có nhu cầu được được giúp đỡ hỗ trợ/ tư vấn từ một chuyên gia tâm lí để giải tỏa cảm xúc và tham gia khóa học về kĩ năng tự quản lí cảm xúc của bản than. Vì vậy, nhà 198
  10. Thực trạng kĩ năng tự quản lí cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trường sư phạm nên tổ chức các lớp bồi dưỡng kĩ năng mềm cho sinh viên trong đó có kĩ năng quản lí cảm xúc bản thân dưới các hình thức khác nhau để sinh viên có điều kiện nâng cao kĩ năng này trong học tập nghề nghiệp của mình. Thời lượng cho lớp bồi dưỡng này không nhiều, sinh viên nên sắp xếp thời gian và các điều kiện khác tham gia các lớp bồi dưỡng như trên. Mặt khác, trong chương trình đào tạo của nhà trường cũng cần quan tâm hơn đến các nội dung có liên quan đến các kĩ năng mềm gắn với đặc trưng hoạt động sư phạm như kĩ năng quản lí cảm xúc bản thân để sau khi tốt nghiệp, sinh viên sư phạm sẽ đạt được ở mức cao kĩ năng này, góp phần mang lại hiệu quả trong dạy học, giáo dục và ứng xử trong nhà trường phổ thông sau này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Côvaliôp A.G, 1976. Tâm lí học cá nhân Nxb Giáo dục. [2] Lê Mỹ Dung, 2016. Nghiên cứu thực trạng kĩ năng tự quản lí cảm xúc của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Mã số: SPHN 16-12 VNCSP [3] Vũ Dũng, 2000. Từ điển Tâm lí học. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. [4] Frank M.Gresham; Stephen N.Elliot, 1990. Social Skills Rating System (Manual). American Guidance Service. InC. [5] Daniel Goleman, 2002. Trí tuệ xúc cảm. Làm thế nào để biến những cảm xúc của mình thành trí tuệ. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [6] Kixêgôp X.I, 1973. Hình thành các kĩ năng, kĩ xão sư phạm cho sinh viên trong điều kiện nền giáo dục đại học (Vũ Năng Tinh dịch – Bản chép tay) – Tư liệu thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [7] Kruchetxki V.A, 1981. Những cơ sở của tâm lí học sư phạm, tập 1. Nxb Giáo dục. ABSTRACT Reality of emotion self-management skill of students in Hanoi National University of Education Le My Dung Institute for Educational Research, Hanoi National University of Education The article refers to the reality of emotion self-management skill of students in the Hanoi National University of Education. The study results showed that emotion self-management skill of the students was at an average level. In the component skills, students’ skill to recognize their feelings was at the best, followed by emotional leading and emotional using skills; particularly poor was the emotional controlling skill. The most influencing factors on students’ emotion self-management skill were: Physical and mental health, future careers and learning outcomes. Keywords: Skills; Self-management emotion skills; Student. 199
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2