intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm tự chủ tài chính trong các trường đại học ở Trung Quốc và khuyến nghị cho Việt Nam

Chia sẻ: Phó Cửu Vân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

10
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Kinh nghiệm tự chủ tài chính trong các trường đại học ở Trung Quốc và khuyến nghị cho Việt Nam" trình bày kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ở các trường đại học ở Trung Quốc. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là các phương pháp truyền thống như tổng hợp, diễn giải, phân tích, thống kê dựa trên nguồn thứ cấp từ kinh nghiệm quản lý và các tổ chức tài chính của Trung Quốc. Từ đó khái quát hóa, kết hợp với quan điểm cá nhân để rút ra những khuyến nghị có thể áp dụng cho các trường đại học Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm tự chủ tài chính trong các trường đại học ở Trung Quốc và khuyến nghị cho Việt Nam

  1. KINH NGHIỆM TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở TRUNG QUỐC VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM Đào Thị Bích Hiệp1 Trường Đại học Tài chính Kế toán Abstract This study presents the experience of implementing financial autonomy mechanism in China in universities. The research methods used are traditional methods such as synthesis, interpretation, analysis, statistics based on secondary sources from China's management experience and financial institutions. From there, generalize and combine with personal views to draw recommendations that can be applied to Vietnamese universities. Keywords: University, Autonomy, financial autonomy, higher education finance, experience of financial management. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xã hội hiện đại, một trong những yếu tố quan trọng mà bất cứ hoạt động kinh tế, xã hội nào đều phải có, đó là nguồn lực tài chính. Giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam đang từng bước chuyển mình để thoát ra khỏi cơ chế ngân sách Nhà nước cấp và tiến đến cơ chế tự chủ hoàn toàn. Tuy nhiên, đây là một bước chuyển tương đối dài vì Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, sự phát triển ấy còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến việc đầu tư cho GDĐH đang là một vấn đề lớn mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm và làm thế nào để khi cắt giảm ngân sách Nhà nước cho GDĐH nhưng các cơ sở GDĐH vẫn phát triển tốt, đảm bảo được chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học…. Để có thể thành công trên con đường tự chủ đại học, Việt Nam còn phải phấn đấu nhiều hơn và học hỏi kinh nghiệm của nhiều Quốc gia trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc là nước láng giềng gần Việt Nam nhất, GDĐH của họ hiện đang rất phát triển, ngay từ buổi đầu tiến hành công cuộc cải cách mở cửa, ông Đặng Tiểu Bình đã nêu lên tầm quan trọng của giáo dục đối với một quốc gia “Trung Quốc muốn đuổi kịp trình độ tiên tiến của thế giới thì phải đầu tư khoa học và giáo dục…”. 2. THỰC TRẠNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM Các trường ĐH Việt Nam đang phải đối mặt với một khó khăn cơ bản là nguồn chi từ ngân sách nhà nước rất giới hạn, nó chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ so với chi cho giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Đa phần các trường chưa có nguồn thu từ hoạt động khoa học và công nghệ, nguồn thu từ các dịch vụ khác chiếm tỷ lệ rất thấp, chủ yếu nguồn thu của nhà trường đến từ học phí với tỷ lệ 70%-80%. Bên cạnh đó, các quy định về chính sách tín dụng cho SV chưa được chú trọng nhìn chung vẫn mang tính chất là chính sách bảo trợ xã hội, hỗ trợ cho các trường hợp khó khăn tài chính hơn là một chính sách tài chính cho giáo dục đại học. Hiện tại để có nguồn thu bù đắp cho chi, thì các cơ sở Đại học càng phải tuyển sinh nhiều SV và tăng học phí. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến nghiên cứu, giảng dạy của giảng viên và đè nặng lên SV, gia đình của họ. 1 daothibichhiep@tckt.edu.vn 76
  2. 3. KINH NGHIỆM TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG QUỐC Trung Quốc là một nước có nền văn hóa lâu đời, công cuộc cải cách mở cửa đã thu hút được nhiều thành tựu quan trọng, đồng thời cũng với những tiến bộ vượt bậc về kinh tế đã khiến cho Chính phủ Trung Quốc ngày càng coi trọng thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển, tự chủ đại học giờ đây được xem là một ưu tiên trong tiến trình cải cách giáo dục đại học ở Trung Quốc. Tuy nhiên đây là một quá trình tự chủ trong khuôn khổ, các cơ quan quản lý vẫn giữ lại một số quyền quyết định quan trọng về nhân sự và tài chính. Mục tiêu của Trung Quốc là biến các cơ sở giáo dục của họ thành các trường đại học đẳng cấp thế giới, những năm gần đây do có nhiều chính sách trong cải cách chất lượng giáo dục, số lượng lưu học sinh nước ngoài đến Trung Quốc học tập không ngừng gia tăng. Tự chủ đại học tại Trung Quốc được thực hiện từ những năm đầu thập niên 1980, cùng với sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường, mối quan hệ giữa chính phủ và trường đại học Trung Quốc cũng chuyển biến đáng kể mặc dù ngân sách hoạt động của nhà trường vẫn nhận từ Nhà nước. Ở Trung Quốc, tài trợ cho giáo dục đại học là ở ba cấp độ. Tài trợ từ Chính phủ trung ương, Chính quyền cấp tỉnh và cấp quận. Các trường đại học công lập do Bộ quản lý được ngân sách Trung ương tài trợ cho toàn bộ hoạt động, các trường đại học công lập do địa phương quản lý được đảm bảo tài chính cho hoạt động từ ngân sách địa phương; Đầu tư ngân sách Nhà nước đối với các trường ĐH công lập khác nhau phụ thuộc vào mức độ ưu tiên, điều kiện vùng miền, mức độ tham gia của khu vực tư nhân trong cung ứng GDĐH. Năm 1985, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua Quyết định Cải cách hệ thống Giáo dục tại Hội nghị Giáo dục Quốc gia, trong đó tự chủ đại học được xem là một ưu tiên. Ngân sách Nhà nước tiếp tục đầu tư cho các trường đại học, tuy nhiên, ngân sách hỗ trợ chi thường xuyên giảm đi và có sự khác biệt giữa các trường. Chính phủ Trung Quốc đầu tư có lựa chọn, ưu tiên thúc đẩy trường đạt đẳng cấp quốc tế. Từ năm 1989, hầu hết các trường ĐH ở Trung Quốc đều áp dụng chính sách thu phí, thu khoảng 100-300 nhân dân tệ là học phí/SV mỗi năm học. Đầu những năm 1990, theo sự cải thiện khả năng chi trả của công chúng, chính phủ tăng dần mức học phí đại học cho GDĐH. Hệ thống tài chính GDĐH từ năm 1993 đến nay dựa trên tài chính của chính phủ và đa kênh tài trợ. Hiện tại, các trường ĐH ở Trung Quốc hoạt động theo Luật Giáo dục, Luật Giáo dục Đại học, Luật Nhà giáo, Luật Giáo dục Nghề nghiệp và Luật Khuyến khích Giáo dục. Nhà nước căn cứ vào nhu cầu, ưu tiên và đặc điểm của các vùng để hỗ trợ phát triển giáo dục đại học. Nhà nước bảo đảm quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật và các hoạt động văn hóa khác trong trường ĐH theo quy định của pháp luật. Tại các trường, hoạt động nghiên cứu khoa học và các hoạt động văn hóa khác cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Ngân sách Chính phủ phân bổ cho các trường ĐH dựa trên số lượng SV. Các trường nhận được tài trợ bổ sung cho nghiên cứu khoa học thông qua cơ chế cạnh tranh. Chính phủ Trung Quốc đầu tư kinh phí cho các trường đại học nghiên cứu để tạo ra sản phẩm. Sau khi sản phẩm hoàn thành, số tiền thu được từ việc bán sản phẩm cho trường sẽ được giữ lại 30%, phần còn lại trả cho nhóm nghiên cứu. Nhà nước không thu hồi vốn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu (Tiến, 2018). 77
  3. Các trường ĐH do Chính phủ lựa chọn nhận được nhiều tài trợ hơn các trường còn lại trong nhóm. Một minh chứng là ở Đại học Sư phạm Hoa Đông (ECNU), một trong 36 đại học được xếp hạng A trong kế hoạch hạng nhất kép (Double First-class) ở Trung Quốc, từ tổng số 7.233 SV năm 1995 lên 12.348 SV năm 2000, 19.424 SV năm 2005 và 25.548 SV năm 2011. Số lượng SV sau đại học tăng nhanh hơn so với SV đại học kể từ năm 2000. Nhờ tăng số lượng SV và được chủ động trong việc tìm kiếm các đề tài nên các trường như ECNU đã có thể chủ động tăng thêm nguồn kinh phí hoạt động, tuy nhiên không vì thế mà đầu tư và hỗ trợ của Nhà nước giảm xuống. Đến nay, ngân sách của chính phủ trực tiếp rót vào ECNU vẫn chiếm khoảng một nửa chi phí hoạt động thường xuyên (khoảng 1.520 triệu NDT), trong đó tài trợ của Chính quyền trung ương và Chính quyền thành phố lần lượt chiếm 32,1% và 18,6% trong năm 2008. Còn lại, khoản thu khác đến từ nhiều nguồn khác nhau và các khoản thu này cũng được luật hóa theo Luật Giáo dục đại học năm 1998 như: Học phí, đào tạo và các dự án tư vấn mang lại khoảng 345 triệu NDT (học phí của SV và thu nhập tạo ra từ các chương trình đào tạo chiếm khoảng 24% tổng nguồn vốn – với mỗi SV phải nộp khoản học phí hàng năm khoảng 5.000 NDT); Các hợp đồng nghiên cứu lên tới khoảng 279 triệu NDT; Văn hóa gây quỹ và quyên góp chỉ mới bắt đầu hình thành nên với tổng số tiền quyên góp cho nhà trường mới chỉ đạt khoảng 10 triệu Nhân dân tệ vào năm 2006, một con số không đáng kể. Tuy nhiên, các nguồn tài trợ “gián tiếp” của nhà nước thông qua các chương trình, đề án vẫn rất lớn. Kể từ năm 2009, Bộ đã chủ trương quyên góp cho các cơ sở giáo dục đại học thuộc sở hữu Nhà nước thông qua các khoản tài trợ phù hợp, phù hợp với phương pháp quản lý của địa phương. Nhờ đó, số tiền cho ECNU đã tăng từ 4 triệu NDT vào năm 2008 lên 40 triệu NDT vào năm 2009 và 80 triệu NDT vào năm 2010. Đáng chú ý, Chính quyền trung ương và thành phố đã ký một thỏa thuận chung đầu tư 800 triệu NDT vào ECNU thông qua Đề án 9852 về “Thúc đẩy các trường đại học đẳng cấp thế giới của Trung Quốc” trong giai đoạn 2010-2013. Ngoài ra, ECNU cũng là trường được lựa chọn tài trợ trong Dự án 211, một dự án trọng điểm nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu của các trường ĐH ở Trung Quốc3. Chính phủ chủ động đầu tư phát triển các phòng thí nghiệm trọng điểm ở các trường ĐH danh tiếng qua nhiều chương trình, dự án khác nhau, tạo điều kiện thúc đẩy sự hình thành và phát triển các doanh nghiệp do trường ĐH quản lý; đồng thời Luật bảo vệ Quyền sở hữu trí tuệ cũng tạo điều kiện khuyến khích đối với các trường ĐH. Founder Group đã mang lại khoảng 61.8 tỷ NDT cho Đại học Bắc Kinh năm 2012; 94 trường ĐH tham gia Dự án Hoả Cự đã tạo ra 132.000 việc làm và thu được 20.67 tỷ NDT năm 2012. Doanh 2 Ra đời vào năm 1998 theo quyết định của Chủ tịch kiêm Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Đề án quyết định cả chính phủ và các chính quyền địa phương tập trung phân bổ số tiền lớn một số trường đại học trọng điểm để xây dựng các trung tâm nghiên cứu mới, cải thiện cơ sở vật chất, tổ chức các hội nghị quốc tế, thu hút các giảng viên nổi tiếng thế giới và các học giả tham quan, đồng thời giúp các giảng viên Trung Quốc tham dự các hội nghị ở nước ngoài. Theo Academic Ranking of World Universities 2018/19 và Times Higher Education 2019/20, hầu hết trong số 39 trường đại học trong Đề án 985 đều thuộc top 500 trường đại học hàng đầu thế giới. Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Project_985 3 Đây là một dự án dành cho 116 trường đại học đạt tiêu chuẩn, với khoản đầu tư trong giai đoạn 1996 đến 2000 vào khoảng 2,2 tỉ USD. Tuy nhiên trong báo cáo “Cải cách giáo dục đại học: trường hợp của Trung Quốc” của UNESCO không cho biết số tiền tài trợ mà ECNU nhận được là bao nhiêu. Nguồn: https://www.timeshighereducation.com/world-university-rankings/east-china-normal-university; https://www.chinaeducenter.com/en/cedu/ceduproject211.php https://en.wikipedia.org/wiki/Project_211 78
  4. nghiệp thuộc các trường 211, 985 thành công hơn nhiều lần so với nhóm còn lại (Dejin Su và cộng sự, 2015)… Nhà trường hoàn toàn chịu trách nhiệm trong trả lương và thù lao đối với cán bộ công nhân viên được trường tuyển dụng (Kathryn Mohrman và cộng sự, 2011). Thu nhập của cán bộ, giảng viên trường ĐH được xác định từ hai nguồn hình thành (i) tiền lương cố định được xác định dựa trên học hàm, học vị, số năm công tác, cũng như vị trí quản lý... (ii) tiền lương biến đổi phụ thuộc vào mức chi trả phúc lợi của nhà trường cho cán bộ giảng viên, bao gồm: thưởng công bố nghiên cứu khoa học, phụ cấp, vượt giờ… (Kathryn Mohrman và cộng sự, 2011) Trường quyết định mức thu học phí theo nguyên tắc chia sẻ giữa Nhà nước, nhà trường và người học. Các trường ĐH phải dành 4-6% nguồn thu để hỗ trợ SV thuộc diện chính sách theo yêu Quy định của Bộ Giáo dục (Prashant Loyalka và cộng sự, 2012). Ngân sách nhà nước cấp học phí cho SV thuộc diện chính sách. Mức học phí giáo dục đại học được xác định dựa trên một tỷ lệ phần trăm nhất định của chi phí đào tạo SV hàng năm. Các khu vực khác nhau, chuyên ngành khác nhau và thứ hạng trường khác nhau dẫn đến mức học phí khác nhau. Tỷ lệ học phí trong chi phí đào tạo SV hàng năm do Ủy ban Giáo dục Quốc gia, Ủy ban Kế hoạch Quốc gia và Bộ Tài chính Trung Quốc cùng quyết định. Hiện tại, học phí của các cơ sở GDĐH ở Trung Quốc chiếm không quá 25% chi phí đào tạo SV hàng năm, tỷ lệ cụ thể có thể được điều chỉnh dựa trên sự phát triển kinh tế và khả năng chấp nhận của người dân. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đơn vị phê duyệt mức học phí GDĐH. Cơ quan quản lý giáo dục cấp tỉnh lập đề xuất, sau đó cơ quan quản lý giá cấp tỉnh và cơ quan quản lý tài chính căn cứ vào tình hình phát triển, điều kiện dạy học và khả năng tiếp nhận của nhân dân trên địa bàn để phê duyệt. Sau khi đề xuất về mức học phí được trình và được chính quyền nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, cơ quan quản lý giáo dục ban hành mức học phí chính thức. Trường hợp phải điều chỉnh mức học phí thì cũng do ba cơ quan này thực hiện. Phương án điều chỉnh mức học phí trên cơ sở tăng giá và thu nhập của người dân trên địa bàn. Các trường tư thục hoạt động theo Luật Khuyến khích giáo dục tư nhân, các trường này sẽ đề xuất các loại phí và mức thu học phí đối với học sinh; SV các cấp đào tạo khác nhau rồi trình cơ quan quản lý có liên quan phê duyệt và công bố. Năm 2002, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục đã ban hành “Chế độ thu học phí giáo dục công”. Chế độ này được áp dụng cho tất cả các loại trường học thuộc các cấp khác nhau trên khắp Trung Quốc. Cơ quan quản lý giáo dục, cơ quan quản lý giá, cơ quan quản lý tài chính cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện phải phê duyệt nội dung công khai giá dịch vụ giáo dục. Chính phủ Trung Quốc đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm ở các trường ĐH danh tiếng, tạo điều kiện hình thành và phát triển các doanh nghiệp trong trường đại học để tăng nguồn thu từ nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, để có nguồn vốn đầu tư phát triển trường, lớp nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy trong điều kiện hạn chế về đầu tư ngân sách nhà nước; các trường ĐH (công lập và tư thục) được chính quyền địa phương cho phép sử dụng đất làm tài sản đảm bảo để vay vốn ngân hàng thương mại, hoặc được hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay. 79
  5. Với chính sách đã nêu trên, GDĐH ở Trung Quốc hiện đang phát triển rất mạnh mẽ. Số lượng SV đại học ở Trung Quốc đã tăng 300% và hiện đang vượt xa các cường quốc như Mỹ, Ấn Độ, Nga và Nhật Bản. Các trường đại học danh tiếng của Trung Quốc đang vươn lên để cạnh tranh với các trường Đại học phương Tây. Chính phủ Trung Quốc thực hiện tự chủ tài chính để khuyến khích các trường ĐH đa dạng hóa nguồn thu. Ngoài các gói tài trợ của nhà nước, các trường ĐH cũng tìm kiếm doanh thu tư nhân từ cựu SV, trợ cấp xã hội, nghiên cứu khoa học và học phí để tạo điều kiện cho các hoạt động của họ. Việc giảm hỗ trợ ngân sách nhà nước cho phép các trường chủ động tìm nguồn thu và nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu. 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM Trên cơ sở kinh nghiệm về tự chủ tài chính ở các trường đại học của Trung Quốc tác giả rút ra một vài khuyến nghị có thể tham khảo cho Việt Nam như sau: Thứ nhất, trong điều kiện hiện nay, đặc biệt khi Việt Nam vừa mới trải qua đại dịch Covid 19, đời sống nhân dân cũng còn khó khăn nên để hỗ trợ cho các trường đại học cũng như cho SV thì ngân sách Nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong việc duy trì nền tảng cho GDĐH, để bảo đảm các mục tiêu phát triển chiến lược như xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo giảng viên, đầu tư cho các trường trọng điểm, bảo đảm bình đẳng xã hội. Đồng thời, xây dựng lộ trình cắt giảm từng phần ngân sách cho các trường ĐH cho đến khi các trường vững bước tự chủ hoàn toàn. Để thực hiện được điều này đòi hỏi cần một thời gian tương đối dài. Thứ hai, Chính phủ cần tạo cơ chế pháp lý để các trường ĐH mở rộng nguồn thu. Cùng với ngân sách nhà nước, các nước rất chú trọng khai thác các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của các trường học. Các nguồn vốn ngoài ngân sách được huy động bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau tùy theo điều kiện của mỗi quốc gia; và tỷ trọng của nó trong tổng nguồn tài chính là khác nhau giữa các trường, ngành và nhóm ngành. Có chính sách khuyến khích đa dạng hóa các nguồn tài chính đầu tư cho GDĐH. Đây là một nội dung quan trọng trong chiến lược nâng cao năng lực tài chính của các trường đại học. Ngoài việc khuyến khích đa dạng hóa các nguồn tài chính, Nhà nước còn phát huy tính chủ động của các cơ sở đào tạo trong quá trình sử dụng và phân bổ các nguồn tài chính. Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý vĩ mô trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành. Thứ ba, Chính phủ cần đổi mới phương thức cấp vốn từ nguồn ngân sách nhà nước cho các trường ĐH. Trong bối cảnh yêu cầu ngày càng cao mà nguồn lực tài chính có hạn, để nâng cao chất lượng, việc đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách được coi là hết sức quan trọng. Phương thức cấp vốn của chính phủ từ ngân sách nhà nước cho các trường hầu hết dựa trên đầu vào của học sinh, hoặc đầu ra của học sinh. Để trở nên hiệu quả hơn, cách thức hỗ trợ ngân sách cốt lõi cho các trường cần được thiết lập rõ ràng, xem xét chi phí tiêu chuẩn giữa các ngành, các chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo khác nhau giữa các trường. Việc phân bổ ngân sách nhà nước cho các cơ sở phải gắn với hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính trước. Chính phủ cần thay đổi việc hỗ trợ ngân sách cho tất cả các ngành học sang chỉ hỗ trợ cho các ngành ưu tiên, gắn với nhu cầu sử dụng nhân lực của nhà nước. Kinh phí được cấp cho các cơ sở theo chương trình mục tiêu để có thể giám sát hiệu quả. 80
  6. Thứ tư, cần đấu thầu kinh phí đào tạo từ ngân sách nhà nước. Nguồn ngân sách sẽ được nhà nước phân bổ cho các cơ sở đào tạo có chất lượng, hiệu quả và chi phí hợp lý. Điều này sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở đào tạo trong việc tiếp cận ngân sách nhà nước. Thứ năm, cần có chính sách thuế phù hợp, ưu đãi để khuyến khích đầu tư. Cơ sở GDĐH tìm kiếm và mở rộng nguồn thu thông qua các dịch vụ đào tạo, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách với các công ty, doanh nghiệp nhờ lợi thế sẵn có về nguồn nhân lực và cơ sở vật chất. Huy động các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, cựu SV, doanh nghiệp hỗ trợ cho hoạt động đào tạo của nhà trường. Để phát triển nguồn lực này, một trong những nội dung quan trọng là ưu đãi về thuế cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp khi đầu tư. Vì vậy, cần có chế độ, cơ chế thuế ưu đãi, phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân khi đầu tư vào hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường. ________________ Tài liệu tham khảo [1] Dejin Su, Dayong Zhou, Chunlin Liu, Lanlan Kong (2015), Government-driven university- industry linkages in an emerging country: the case of China, Jourrnal off Science and Technology Policy Management. [2] Kathryn Mohrman, Yiqun Geng, and Yingjie Wang (2011), Faculty Life in China, The NEA 2011 Almanac of Higher Education. [3] Prashant Loyalka, Yingquan Song, Jianguo Wei (2012), The distribution of financial aid in China: Is aid reaching poor students? China Economic Review 23. [4] Mai Văn Tỉnh (sưu tầm và giới thiệu 2020), Quản trị giáo dục đại học: Nghiên cứu so sánh về Ghana và Trung Quốc. Nguồn: https://giaoduc.net.vn, ngày 03/02/2020. [5] Phạm Thanh Phong (2022), Tự chủ đại học ở Trung Quốc: Biến đổi theo từng giai đoạn. Nguồn: https://dantri.com.vn, ngày 11/03/2022. 81
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2