intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ năng cần thiết đối với sinh viên trong thời đại mới

Chia sẻ: Vương Tâm Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

58
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này trình bày rất nhiều sự thay đổi trong nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng tìm được những ứng cử viên phù hợp một cách dễ dàng. Vấn đề không nằm ở số lượng, mà ở chất lượng nguồn lao động. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ năng cần thiết đối với sinh viên trong thời đại mới

  1. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRONG THỜI ĐẠI MỚI Cao Văn Dương Phó Phòng Nhân sự, Công ty TNHH KPMG Vietnam Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đã nhận ra rất nhiều sự thay đổi trong nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng tìm được những ứng cử viên phù hợp một cách dễ dàng. Vấn đề không nằm ở số lượng, mà ở chất lượng nguồn lao động. Hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp mỗi năm trên địa bàn TP.HCM, nhưng chỉ 3/10 con số đố đáp ứng các tiêu chỉ tuyển dụng được đưa ra. Lý giải lý do trên thì tôi nhận thấy đa phần các sinh viên đã chuẩn bị khá tốt về kỹ năng cứng, nhưng vẫn còn rất yếu về kỹ năng mềm. Trong khi đó, kỹ năng cứng trong giai đoạn hiện nay chỉ đóng góp 30% thành công trong việc đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, 70% còn lại là kỹ năng mềm. Dưới đây, tôi muốn chia sẻ một số nội dung liên quan đến kỹ năng mà các sinh viên cần có trong thời đại hiện để giúp các bạn thành công trong công việc. 1. KỸ NĂNG CỨNG 1.1 Sinh viên cần trang bị những kiến thức chuyên môn làm nền tảng. Công nghệ có thể thay đổi nhanh chóng nhưng kiến thức chuyên môn cơ bản vẫn luôn đứng yên và giúp sinh viên có nền tảng vững chắc. Từ đây, các bạn nắm bắt rất nhanh những kiến thức bổ sung khi bước vào môi trường làm việc. Việc trang bị kiến thức nền cũng giúp sinh viên phát triển khả năng tư duy logic vấn đề và tự mình giải quyết vấn đề tốt hơn do nắm được gốc rễ của nó. 1.2 Sinh viên cần cập nhật thường xuyên những thay đổi trong môi trường kinh tế vĩ mô, có tác động đến nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như từng thành phần kinh tế nói riêng. Những kiến thức thực tiễn hiện nay có rất nhiều phương tiện truyền thông và rất dễ tiếp cận. Tuy nhiên, cần phải chắt lọc để có nguồn thông tin đáng tin cậy nhất nhằm tránh việc hiểu sai vấn đề và có kế hoạch không phù hợp. Việc cập nhật thông tin thực tiễn sẽ giúp sinh viên định hướng tốt hơn cho nghề nghiệp của bản thân, có sự chuẩn bị sẵn sàng cho những thách thức mới trong công việc. 2. KỸ NĂNG MỀM Kỹ năng mềm đóng góp 70% vào thành công của sinh viên khi đi xin việc. Nhà tuyển dụng trong giai đoạn hiện nay thường chú trọng đến những kỹ năng mềm sau đây: 160
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 2.1. Kỹ năng giao tiếp: Là một kỹ năng cần thiết nhất đối với sinh viên và được phát triển ngay trong suốt thời gian học tập và trong những năm đầu tiên trong quá trình làm việc. Kỹ năng giao tiếp bao gồm những kỹ năng trình bày vấn đề, đàm phán, thương lượng,… Việc nâng cao kỹ năng giao tiếp này sẽ giúp sinh viên dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc với cường độ áp lực cao. 2.2. Kỹ năng ngoại ngữ: Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh vẫn là yêu cầu thiết yếu khi sinh viên bước vào môi trường làm việc. Với việc mở cửa và mở rộng hợp tác quốc tế, lực lượng lao động trẻ buộc phải trang bị tốt khả năng sử dụng đa ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp thì mới gia tăng năng suất công việc và tăng cơ hội thành trong công việc. 2.3. Kỹ năng làm việc nhóm: Các doanh nghiệp trong thời đại mới hiểu rằng việc xây dựng một đội ngũ lao động có trách nhiệm cao trong công việc vẫn chưa đủ, mà họ cần phải có tinh thần làm việc tập thể vì mục tiêu chung. Từng nỗ lực của cá nhân từ việc phân công công việc hợp lý, hỗ trợ đồng đội kịp thời, chia sẻ kinh nghiệm và học tập lẫn nhau đóng góp rất lớn vào thành công của doanh nghiệp. 2.4. Kỹ năng tư duy phản biện: Cách tiếp nhận thông tin của sinh viên thường là một chiều. Điều này hình thành thông qua điều kiện khách quan về môi trường sống và học tập áp dụng phương pháp giảng dạy một chiều. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, sinh viên cần thay đổi thói quen tư duy vấn đề, tiếp cận với góc nhìn đa chiều. Khi vấn đề được mổ xẻ, điều quan trọng không phải đúng hay sai, mà chính là kinh nghiệm được đúc kết, hay bài học được rút ra từ vấn đề mà các bạn đã tiếp cận. 2.5. Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả: Nhà tuyển dụng ngày nay đánh giá ứng viên dựa trên khả năng sử dụng hiệu quả quỹ thời gian của mình bằng những việc làm cụ thể. Việc sắp xếp công việc một cách khoa học và hợp lý sẽ giúp tiết kiệm thời gian tối đa cho mỗi người khi tham gia vào công việc của tập thể. Điều này không những có ý nghĩa giúp nâng cao năng suất làm việc mà còn tăng cường khả năng chịu áp lực công việc cao, tránh việc bị đào thải trong quá trình công tác. 2.6. Kỹ năng vượt qua khủng hoảng và cân bằng cuộc sống: Đây là một yếu tố ít được sinh viên và các cơ sở đào tạo chú ý tới, nhưng rõ ràng, xã hội ngày càng có nhiều rủi ro tiềm ẩn có thể dẫn đến khủng hoảng cả về tinh thần và thể chất. Đây được xem là kỹ năng sống tất yếu trong giai đoạn bùng nổ thông tin mạng xã hội, và mở cửa rộng rãi với các quốc ó thói quen cân bằng công việc và cuộc sống, luôn tìm thấy sự gắn kết vô hình gia trên thế giới. Các doanh nghiệp muốn tồn tại cũng rất cần những nhân viên cvà chính mình cảm nhận được niềm vui và mục đích, ý nghĩa trong công việc. 161
  3. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… 2.7. Kỹ năng xử lý tình huống: Từ những kỹ năng trên, sinh viên có thể nâng cao hơn kỹ năng tự xử lý các hình huống gặp phải. Việc làm việc nhóm là vô cùng cần thiết, nhưng vẫn không thể thiếu khả năng làm việc độc lập khi tham gia vào môi trường đa quốc gia. Khả năng này bao gồm việc tự tìm hiểu vấn đề trước khi đặt câu hỏi, khả năng tìm tòi, đổi mới, sáng tạo; và đôi lúc là người tiên phong trong cách làm việc mới để đạt được mục tiêu công việc đề ra. Điều này sẽ giúp sinh viên có thể nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc 3. KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG MỀM Thông qua thực tiễn công việc và một số nghiên cứu trong thời gian gần đây về tầm quan trọng của kỹ năng mềm, tôi chia sẻ một số giải pháp như sau: 3.1. Đối với sinh viên - Tích cực tham gia các hoạt động học tập tại trường và các sơ sở đào tạo uy tín; chủ động trong các phương pháp học tập mới như thuyết trình, làm việc nhóm, thảo luận nhóm,… - Tham gia các hoạt động đoàn, hội, các hoạt động thi đua để tích lũy các kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống,… - Tham gia các lớp kỹ năng sống phù hợp do trường và tổ chức đào tạo uy tín giảng dạy để tích lũy kỹ năng mềm cần thiết; - Tìm kiếm các công việc bán thời gian phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng làm việc hỗ trợ tích cực cho công việc tương lai theo ngành nghề nhất định; - Tham gia các công tác xã hội để nâng cao hơn nữa tinh thần cộng đồng, nhận định rõ nét và định hướng đúng đắn giá trị bản thân và mục tiêu trong cuộc sống. - Rèn luyện, trao dồi các kỹ năng sinh ngữ mỗi ngày để đáp ứng yêu cầu công việc và lĩnh hội những kiến thức mới. 3.2. Đối với cơ sở đào tạo - Thay đổi, hoàn thiện chương trình đào tạo trên cơ sở bổ sung việc rèn luyện, trang bị những kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên phù hợp theo từng năm học bên cạnh đào tạo về chuyên môn; - Tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động đoàn thể của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên vừa đa dạng, phong phú thích hợp với nhiều đối tượng, sở thích, khả năng khác nhau của sinh viên qua đó rèn luyện thể chất và các kỹ năng mềm cho sinh viên; - Thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo kỹ năng mềm cho cán bộ, nhân viên, giảng viên của trường,… tạo môi trường học tập, làm việc thân thiện, hiệu 162
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC quả; tạo mối quan hệ tốt giữa lãnh đạo và cán bộ giảng viên; giữa giảng viên và sinh viên; giữa sinh viên và cán bộ các phòng ban,… - Thường xuyên tổ chức ngày hội việc làm, các buổi giao lưu gặp gỡ giữa sinh viên và đại diện doanh nghiệp để nhà trường, sinh viên nắm bắt được nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động. Ngược lại, các doanh nghiệp cũng có cơ hội tiếp cận lao động tại nguồn và "đặt hàng" đào tạo. 4. THAY ĐỔI TỪ CHÍNH MỖI CÁ NHÂN Mỗi cá nhân đều có khả năng nâng cao kỹ năng mềm bằng nhiều cách khác nhau. Ngoài việc tham gia các hoạt động như nêu ở phần trên, sinh viên cần hình thành những thói quen sau đây để thích nghi tốt nhất và nâng cao kỹ năng mềm một cách nhanh nhất: 4.1. Chỉnh chu trong giao tiếp: Giao tiếp là chìa khóa của mọi thành công. Mỗi cá nhân trong công việc cần để ý đến chi tiết trong quá trình giao tiếp, suy nghĩ kỹ càng trước khi đưa ra ý kiến và kiểm tra kỹ càng bài viết, email của mình trước khi gửi đi,… 4.2. Nhiệt tình hỗ trợ đồng đội: Sẵn sàng chia sẻ công việc với đồng đội và tôn trọng kết quả công việc của nhau và luôn tạo động lực cho nhau cùng phát triển. Đồng thời, đừng bao giờ ngại chia sẻ điểm yếu của bản thân và tìm kiếm sự hỗ trợ ngược lại của người khác. 4.3. Luôn tìm kiếm sự sáng tạo: Sinh viên cần tập thói quen suy nghĩ theo nhiều chiều hướng khác nhau, tránh đi vào lối mòn hay tư duy “an toàn”; luôn tìm mọi khả năng có thể để hoàn thành công việc. Khi càng có nhiều sự lựa chọn để hoàn thành công việc, bạn càng có nhiều sự chủ động hơn và có nhiều ý tưởng hơn. 4.4. Chấp nhận và học từ sự chê trách của người khác: Sinh viên cần tiếp nhận những chê bai của người khác một cách tích cực. Mặc dù rất khó, đặc biệt đối với tâm lý người châu Á, để chấp nhận những đánh giá không tốt về bản thân mình. Tuy nhiên, nếu chúng ta tập thói quen tiếp nhận một cách tích cực thì chúng ta sẽ cảm thấy việc này rất nhẹ nhàng và chúng ta học được nhiều điều từ những đánh giá của đồng đội và những cá nhân xung quanh mình. 4.5. Luôn tự động viên và có thái độ tích cực trong cuộc sống. Thái độ của bạn sẽ quyết định hành động của bạn. Mỗi cá nhân cần tiếp cận vấn đề ở khía cạnh tích cực hơn là khía cạnh tiêu cực, thái độ tích cực sẽ giúp các bạn vượt qua những khó khăn và thử thách trong công việc. 4.6. Tập thói quen làm nhiều việc cùng một lúc. Sinh viên cần tập thói quen lên kế hoạch công việc rõ ràng, theo thứ tự ưu tiên,… tạo ra những cách ghi nhớ những việc mình cần làm, và có phương pháp kiểm tra tiến độ công việc theo kế hoạch đã đề ra. 163
  5. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… 4.7. Tập thích nghi với sự thay đổi, và không nên đặt mình quá lâu trong “vùng an toàn”. Cởi mở với nhiều mới và chấp nhận sự thay đổi là bước đầu tiên, sau đó mỗi cá nhân sẽ tự điều chỉnh mình có thói quen thích nghi tốt trong bất cứ hoàn cảnh nào. 4.8. Học cách lắng nghe: Mỗi cá nhân phải biết cách lắng nghe chủ động, tiếp nhận thông tin chủ động, tạo điều kiện để đối tượng giao tiếp chia sẻ nhiều hơn. Khi bạn biết cách lắng nghe, bạn sẽ tạo dựng mối quan hệ bền vững, tạo dựng niềm tin với đối tượng giao tiếp 4.9. Trở nên hài hước trong giao tiếp. Khi bạn giúp người khác cảm thấy vui, bạn sẽ càng thành công trong giao tiếp. 5. KẾT LUẬN Tóm lại, môi trường lao động trong giai đoạn hiện nay đang trở nên rất cạnh tranh do yêu cầu từ nhà tuyển dụng đã khắt khe hơn những thập niên trước. Tuy nhiên, điều này lại mở ra nhiều cơ hội cho thế hệ trẻ trải nghiệm và hiểu hơn về bản thân mình. Trong giai đoạn hiện nay, nhà tuyển dụng không còn chú trọng quá nhiều đến kỹ năng cứng, mà đánh giá cao kỹ năng mềm của ứng viên để đưa ra quyết định tuyển chọn. Khi sinh viên trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết nêu trên, các bạn sẽ làm chủ công việc của mình, làm chủ chính mình và giành chiến thắng tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. https://www.strayer.edu 2. https://www.wikihow.com 3. http://bvu.edu.vn 4. https://vnexpress.net 164
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2