intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ năng để xin việc

Chia sẻ: Võ Quang Hòa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

324
lượt xem
133
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo dành cho sinh viên mới ra trường và nhiều bạn trẻ đang trong giai đoạn tìm việc - Giáo trình Kỹ năng xin việc, giúp bạn có những kiến thức khi xin việc làm và rèn luyện ka3 năng thuyết phục nhà tuyển dụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ năng để xin việc

  1. Kỹ năng xin việc Sưu tầm: Khoa_Computer2004@Yahoo.com TÀI LIỆU SƯU TẦM Khoa_Computer2004@Yahoo.com ĐỒNG THÁP, 09-2008 Page 1/91 – Sunday, September, 7th, 2008 11:35:25 PM
  2. Kỹ năng xin việc Sưu tầm: Khoa_Computer2004@Yahoo.com MỤC LỤC Những việc cần khi đi xin việc ............................................................................................. 4 6 dấu hiệu cho thấy cuộc phỏng vấn của bạn khá thành công .............................................. 4 Phỏng vấn việc làm – Những câu hỏi thường gặp ................................................................ 5 7 điều cần làm khi đi phỏng vấn ở công ty lớn ..................................................................... 6 Thương lượng mức lương: 6 sai lầm cần tránh ..................................................................... 8 Khi buổi phỏng vấn không tốt như mong đợi ....................................................................... 9 7 mẹo nhỏ để tạo nên một Resume hiệu quả ........................................................................ 10 8 bí quyết của người thương lượng cừ khôi .......................................................................... 11 Bí quyết để lọt vào tầm ngắm của sếp .................................................................................. 13 Ứng viên chuyên nghiệp – “Sức mạnh của lời cảm ơn” ....................................................... 14 Bạn hành xử thế nào khi bạn bị “sa thải”? ............................................................................ 15 Mẫu thư xin việc – Cho sinh viên mới tốt nghiệp ................................................................ 16 Game Developer – Nghề vừa chơi vừa làm .......................................................................... 17 Khắc phục sự cố trong buổi phỏng vấn ................................................................................ 18 Mẫu thư xin việc ................................................................................................................... 19 10 lỗi làm hỏng thư xin việc của bạn .................................................................................... 20 Bài học từ cuộc đua của thỏ và rùa ....................................................................................... 22 Làm việc bán thời gian – Cơ hội không nên bỏ phí .............................................................. 24 Khi người phỏng vấn im lặng ............................................................................................... 24 Thăng tiến nghề nghiệp nhờ… PowerPoint .......................................................................... 26 Để sếp và nhân viên cùng… cười ......................................................................................... 27 Sinh viên mới tốt nghiệp: Viết gì trong hồ sơ xin việc? ....................................................... 28 Đừng nói gì khi đi phỏng vấn? ............................................................................................. 29 Hãy cho tôi biết về bạn? ........................................................................................................ 30 Các hình thức phỏng vấn và cách chuẩn bị ........................................................................... 31 Cách bảo mật thông tin trên hồ sơ xin việc trực tuyến ......................................................... 33 Cách nào để quản lý thời gian hiệu quả ................................................................................ 34 Để có một công việc ấn tượng. Công cụ tiếp thị bản thân (Phần III) ................................... 35 Để thời gian không “trốn chạy” khi bạn làm sếp .................................................................. 37 Để tỏa sáng trong buổi phỏng vấn ........................................................................................ 38 Đưa danh thiếp thế nào cho đúng cách ................................................................................. 40 Đừng “tạo ấn tượng” bằng một hồ sơ tệ ............................................................................... 41 Hãy lên tiếng nếu muốn được tăng lương ............................................................................. 44 Học cao và lương “hàng sao” ............................................................................................... 45 Làm nổi bật những kỹ năng của bạn trong phỏng vấn .......................................................... 47 Lần đầu làm sếp – Bạn sẽ làm gì? ......................................................................................... 48 Ngăn chặn sự thất nghiệp một cách sáng tạo ........................................................................ 50 Ngôn ngữ cử chỉ nói lên điều gì về bạn? .............................................................................. 51 “Nhật ký tìm việc” – Bạn đã có hay chưa? ........................................................................... 52 Các bước chuẩn bị trước khi phỏng vấn ............................................................................... 53 Những câu “đắt giá” nên hỏi nhà tuyển dụng ....................................................................... 54 Để có một hồ sơ ấn tượng – Sức mạnh của ngôn từ (phần II) .............................................. 56 Tạo ấn tượng ngay từ những ngày làm việc đầu tiên ............................................................ 57 Tạo bước đột phá cho công cuộc tìm việc ............................................................................ 58 Thay đổi sự nghiệp của bạn .................................................................................................. 59 Thư xin việc – Nên tránh những điều gì? ............................................................................. 61 Thưa sếp, em muốn học lên nữa! .......................................................................................... 62 Tôi muốn làm sếp! ................................................................................................................ 63 Page 2/91 – Sunday, September, 7th, 2008 11:35:25 PM
  3. Kỹ năng xin việc Sưu tầm: Khoa_Computer2004@Yahoo.com Trắc nghiệm: Khám phá nghề nghiệp qua tính cách của bạn ............................................... 65 Ứng viên chuyên nghiệp – “Sức mạnh” của lời cảm ơn ....................................................... 69 Tìm kiếm việc làm với kế hoạch 10 bước ............................................................................. 71 Ứng viên chuyên nghiệp – Từ chối đúng cách ..................................................................... 72 Vì sao nhà tuyển dụng chưa gọi bạn? ................................................................................... 73 Xử lý ra sao với những “khoản trống thời gian” trong hồ sơ xin việc .................................. 74 5 bí quyết của nhà quản lý “siêu sao” ................................................................................... 75 Để tìm việc qua mạng thành công ......................................................................................... 78 10 lỗi nghiêm trọng trong phỏng vấn xin việc ...................................................................... 80 6 bí quyết để có công việc mơ ước ....................................................................................... 81 Bạn cần một lời khuyên nghề nghiệp? .................................................................................. 82 5 bí quyết trong công việc ..................................................................................................... 84 Để sếp tôn trọng bạn ............................................................................................................. 85 Nghề trẻ “sống chạy”? .......................................................................................................... 86 Đừng để áp lực công việc đè nặng ........................................................................................ 88 Bạn sẽ làm gì để ghi điểm với sếp? ...................................................................................... 89 Quan hề đồng nghiệp tốt ....................................................................................................... 90 Page 3/91 – Sunday, September, 7th, 2008 11:35:25 PM
  4. Kỹ năng xin việc Sưu tầm: Khoa_Computer2004@Yahoo.com NHỮNG VẬT CẦN KHI ĐI XIN VIỆC Bình thường xin việc đã khó, càng khó hơn khi kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn bất ổn như hiện nay. Các vật cản khi đi xin việc là gì và làm sao để loại bỏ chúng? 1. Tránh những “khoảng trống nghề nghiệp”. Nếu hồ sơ việc làm của bạn có những đoạn bỏ trống khoảng từ 3 tháng trở nên thì nó sẽ là một lời tố cáo với các nhà tuyển dụng rằng bạn từng bị rơi vào hoàn cảnh “chẳng công ty nào nhòm ngó” cả. Điều này sẽ gây bất lợi cho bạn. 2. Tránh thay đổi công việc quá nhiều. Ý chí phấn đấu của con người được đánh giá rất cao nhưng thay đổi công việc quá nhiều lại có thể khiến bạn bị mất điểm trong khi xin việc làm. Khi nhìn vào hồ sơ của bạn nhà tuyển dụng có thể thắc mắc: “Không hiểu tại sao ứng viên này lại hay thay đổi công việc như thế và liệu anh ta/cô ta có thể làm ở đây được bao lâu?” 3. Bạn có nhiều thứ ràng buộc như gia đình, con cái, bố mẹ, … Những điều này có thể là một trong những vật cản đối với bạn vì các nhà tuyển dụng thường thích những nhân viên luôn đặt công việc lên hàng đầu. 4. Sự thiếu chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn. Chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp cho bạn yên tâm và đỡ căng thẳng hơn. Hầu hết các nhà tuyển dụng đều dựa vào việc bạn trả lời các câu hỏi phỏng vấn tốt ra sao để đưa ra quyết định cuối cùng là chọn hay không chọn bạn. Bạn hoàn toàn có thể luyện trả lời các câu hỏi trước ở nhà. Không nhất quán khi trả lời phỏng vấn. Các nhà tuyển dụng thường hay hỏi những câu 5. hỏi khác nhau nhưng thực chất để kiểm tra độ nhất quán của bạn. Do vậy, luyện tập trả lời các câu hỏi trước khi đi phỏng vấn là một việc hết sức cần thiết. Theo Sức trẻ Việt Nam 6 DẤU HIỆU CHO THẤY CUỘC PHỎNG VẤN CỦA BẠN KHÁ THÀNH CÔNG Bạn vừa trải qua một cuộc phỏng vấn xin việc có tính quyết định và đang chờ hồi âm từ phía công ty. Bạn luôn phân vân rằng liệu mình có mắc lỗi trong khi trả lời? Có cách nào để biết được cuộc phỏng vấn của bạn có kết quả tốt trước khi có quyết định tuyển dụng không? Tất nhiên, sẽ không có dấu hiệu nào là rõ ràng 100% nhưng các ứng viên có thể tham khảo 10 dấu hiệu tốt cho một cuộc phỏng vấn sau: Người phỏng vấn cho bạn một thời gian rõ ràng khi họ đưa ra quyết định chứ không phải là mập mờ hoặc giao phó cho một bộ phận khác thông báo. Nếu bạn được nhà tuyển dụng chú ý thì trước khi kết thúc buổi phỏng vấn, bạn phải biết chính xác điều gì sẽ xảy ra tiếp theo và khi nào thì có hồi âm từ công ty. Page 4/91 – Sunday, September, 7th, 2008 11:35:25 PM
  5. Kỹ năng xin việc Sưu tầm: Khoa_Computer2004@Yahoo.com Người phỏng vấn hỏi bạn về thời gian có thể gặp lại. Nếu bạn được nhà tuyển dụng quan tâm đến, và họ không biết chính xác khi nào bạn đưa ra quyết định trong một vài ngày tới thì chắc chắn họ sẽ lo lắng rằng công ty khác sẽ “hớt tay trên” trước và khi đó người phỏng vấn sẽ hỏi bạn “Khi nào anh chị có thể tiến hành công việc? và “Nếu thời gian của anh chị trùng với tôi thì có thể cho tôi biết được ngày cụ thể để chúng ta thảo luận vấn đề không?” Người phỏng vấn cố gắng quảng cáo vị trí hoặc công ty cho bạn. Khi nhà tuyển dụng muốn nhận bạn thì họ sẽ dành nhiều thời gian để “tiếp thị” những lợi thế của vị trí, công ty và cố gắng tạo ra một tương lai tươi sáng trong vai trò mà bạn sẽ đảm nhiệm. Người phỏng vấn dành nhiều thời gian trả lời các câu hỏi của bạn. Dù bạn có là người luôn đặt ra các câu hỏi “hóc” cho nhà tuyển dụng thì họ vẫn luôn luôn muốn trả lời tất cả các thắc mắc của bạn. Tuy nhiên, khi quan tâm đến ai đó, họ sẽ tiếp cận sâu hơn. Họ lúc nào cũng phải tìm các câu trả lời cho đến khi bạn thỏa mãn và sẵn sàng giúp đỡ bạn bất kể khi nào. Cuộc phỏng vấn quá thời gian. Nếu nhà tuyển dụng quan tâm đến ứng viên nào đó, họ sẽ tìm nhiều cơ hội để cuộc phỏng vấn được sâu sắc và chi tiết hơn (chứ không phải là “tô vẽ” thêm để cuộc phỏng vấn kéo dài). Vì thế, nếu điều này xảy ra với bạn thì đó là một dấu hiệu tốt. Sau khi phỏng vấn bạn xong, nhà tuyển dụng giới thiệu bạn với những người khác hoặc khen bạn với cả phòng. Khi họ đã biết chắc bạn là một ứng viên sáng giá thì họ sẽ không lãng phí thời gian để tìm một ứng viên khác. Theo VTV PHỎNG VẤN VIỆC LÀM – NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP Phỏng vấn xin việc thường mang lại cho các ứng viên sự lo âu, căng thẳng, hồi hộp. Nhưng bạn hoàn toàn có thể hạn chế được những cảm giác này nếu có sự chuẩn bị từ trước. 1. Hãy nói cho tôi nghe về bạn Câu hỏi này giống như một câu làm quen để buổi phỏng vấn được bắt đầu với không khí thân mật. Hãy trình bày thật ngắn gọn, tránh rơi vào tình trạng cà kê nhưng phải lựa chọn những thông tin thật nổi bật, làm tăng giá trị của bạn. 2. Vì sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn? Vì tôi tin rằng tôi là người phù hợp nhất với công việc này. Tôi biết có rất nhiều ứng viên khác cũng có thể làm công việc này nhưng ở tôi còn có sự say mê với công việc. Sự say mê này sẽ khiến tôi trở thành một nhân viên hết sức nhiệt tình. Page 5/91 – Sunday, September, 7th, 2008 11:35:25 PM
  6. Kỹ năng xin việc Sưu tầm: Khoa_Computer2004@Yahoo.com 3. Bạn muốn làm việc ở đâu và trong lĩnh vực nào trong khoảng 5 năm nữa? Mặc dù việc dự đoán trước tương lai là một việc rất khó nhưng bản thân tôi cũng đã có những dự định sẵn. Trong khoảng 5 năm nữa tôi muốn mình trở thành một trong những nhân viên tốt nhất tại công ty ông/bà. Tôi muốn mình trở nên thật giỏi trong lĩnh vực chuyên môn của mình. 4. Việc học tập của bạn ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn như thế nào? Như tôi đã trình bày trong bản sơ yếu lí lích, tôi đã tốt nghiệp khoa…., trường…. Những kiến thức tôi đã được học cũng như những bài tập thực hành đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình làm việc. Hơn nữa, tôi còn tham gia những khóa học các kỹ năng mềm bổ trợ rất tốt cho công việc chính. 5. Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì? Đây có thể là một câu trả lời ví dụ: tôi đã từng có điểm yếu rất lớn là hay ôm đồm nhiều việc mà không biết lên kế hoạch cụ thể. Nhưng từ khi nhận ra những bất lợi nó mang đến thì tôi đã cố gắng sửa chữa và bây giờ nó không còn là điểm yếu của tôi nữa. Trước khi bắt tay vào một ngày làm việc mới tôi luôn liệt kê những nhiệm vụ mình cần hoàn thành trong ngày và phân loại chúng thành các mức độ từ quan trọng nhất đến ít quan trọng hơn để đầu tư thời gian cho thích hợp. Những câu trả lời trên chỉ có tính chất ví dụ, bạn cũng cần xem xét thêm hoàn cảnh của mình để có thể đưa ra những câu trả lời hoàn toàn phù hợp. Theo Sức trẻ Việt Nam 7 ĐIỀU CẦN LÀM KHI ĐI PHỎNG VẤN Ở CÔNG TY LỚN Nếu bạn đang ứng tuyển vào một vị trí cao cấp của một tập đoàn lớn, quá trình phỏng vấn sẽ hoàn toàn khác với những gì bạn đã từng gặp hay tưởng tượng. Người phỏng vấn có rất nhiều cách để tìm ra được những ứng viên tài năng nhất. Có vài điểm sau mà bạn cần lưu ý: Chứng tỏ bạn có tầm nhìn rộng Ứng viên nào tham gia phỏng vấn cũng đều am hiểu những lĩnh vực cụ thể có giá trị với doanh nghiệp nhưng ứng viên nào biết vượt qua giới hạn chỉ thuần tuý am hiểu kiến thức và thể hiện khả năng vận dụng kiến thức tốt nhất sẽ giành được công việc. Các nhà quản lý cấp cao nói chung thường muốn tuyển những người chú tâm và am hiểu tầm bao quát. Mẹo: Thể hiện rõ rằng bạn tường tận các khía cạnh của vấn đề và hiểu tầm quan trọng của chúng; rằng bạn biết cách sử dụng và tổng hợp thông tin. Page 6/91 – Sunday, September, 7th, 2008 11:35:25 PM
  7. Kỹ năng xin việc Sưu tầm: Khoa_Computer2004@Yahoo.com Hiểu rõ những vấn đề họ đang quan tâm Bạn nên tìm hiểu trước ở nhà để hiểu rõ không chỉ thông về công việc hay cơ hội thăng tiến ở vị trí bạn đang ứng tuyển mà còn cả công việc của người quản lý ở cấp cao hơn. Bạn có biết người này phải báo cáo công việc với ai không và sếp của sếp đó quan tâm đến những vấn đề gì. Mẹo: Sử dụng những điều đã tìm hiểu được đó trong cuộc trò chuyện khi phỏng vấn. Hãy tỏ thái độ quan tâm không chỉ tới những điểm cụ thể của công việc mà còn tới sản phẩm và thị trường của công ty đó. Hãy hỏi những câu mang tính mở rộng như “Ông/bà nghĩ như thế nào và sự phát triển ở thị trường Ấn Độ?” Tìm kiếm những câu trả lời Các sếp luôn tìm kiếm những ứng viên là người tư duy sáng tạo, có thể tập trung vào việc tìm ra những giải pháp. Việc chứng tỏ bạn am hiểu các chi tiết của vấn đề mà công ty đó đang phải đương đầu không quan trọng bằng việc bạn thể hiện thái độ sẵn sàng tìm kiếm các lựa chọn và giải pháp để giải quyết khó khăn đó. Mẹo: Hãy nghĩ về những khó khăn trong quá khứ bạn đã tìm ra và cố gắng giải quyết. Bạn cần thể hiện thái độ sẵn sàng đảm trách những vấn đề nan giải. Thể hiện tinh thần gan góc và có bản lĩnh Dù người phỏng vấn bạn là ai thì bạn cũng nên chứng tỏ mình là người có bản lĩnh. Những người đứng đầu một tổ chức luôn cần và muốn có xung quanh họ những người không ngại nói ra chính kiến và tự tin khẳng định ý tưởng của mình. Mẹo: Hãy chuẩn bị sẵn một ví dụ về khoảng thời gian bạn không ngại phải tự lực cánh sinh và những hành động của bạn đã tạo ra thay đổi thực sự. Thể hiện bạn cũng là người mềm mỏng khi cần thiết Tất nhiên là bạn nên nói rõ và khẳng định ý tưởng của mình nhưng cũng có những lúc các sếp của bạn lại muốn, và thậm chí rất cần bạn biết chấp nhận quyết định đã được đưa ra ngay cả khi bạn không đồng ý. Mẹo: Hãy nghĩ về những kinh nghiệm trong quá khứ bạn có thể thảo luận để chứng tỏ bạn hoàn toàn thoải mái khi đương đầu với những thách thức của một môi trường năng động. Lắng nghe Cũng giống như việc bạn cố gắng chứng tỏ mình trong khi phỏng vấn không phải là người quá nhút nhát tới mức không dám nói điều gì, bạn cũng cần phải thể hiện cụ thể bạn không phải là người quá tự tin hoặc chỉ chăm chăm lấn át người khác. Hãy thể hiện bạn biết lắng nghe người khác và không quá nóng vội tới mức cắt ngang lời người khác. Mẹo: Đặt ra những câu hỏi thể hiện sự quan tâm của người hỏi với tinh thần xây dựng. Chẳng hạn nếu bạn được hỏi rằng sẽ làm gì trong một tình huống cụ thể, hãy cố gắng kiềm chế mong muốn trả lời ngay trước khi bạn hỏi thêm một vài câu hỏi của bạn. Giữ thái độ lạc quan, tích cực Nếu có một điều nào đó mà hầu như các sếp đều không thích thì đó chính là sự than vãn, rên rỉ. Tất cả nhà tuyển dụng đều muốn thu dụng những nhân viên có thái độ lạc quan và chủ động thực sự trong công việc. Hãy chuẩn bị sẵn các ví dụ đề xuất tích cực về các vấn đề và khó khăn bạn đã xem xét trước để thể hiện kỹ năng của bạn. Mẹo: Lờ đi mọi chỉ trích của những người sếp cũ, ngay cả khi nhà tuyển dụng chủ động khuyến khích bạn nói ra. Page 7/91 – Sunday, September, 7th, 2008 11:35:25 PM
  8. Kỹ năng xin việc Sưu tầm: Khoa_Computer2004@Yahoo.com Theo Dân Trí THƯƠNG LƯỢNG MỨC LƯƠNG: 6 SAI LẦM CẦN TRÁNH Bạn đang theo đuổi một công việc như mơ ước. Bạn thấy bạn có đủ khả năng để có được nó. Hiểu biết được cách làm thế nào để nắm bắt những câu hỏi về lương bổng thường là gây khó khăn cho người tìm việc. Đặc biệt, nếu bạn đang khám phá một cơ hội trông đầy hứa hẹn. Bạn không muốn gặp xui xẻo trong tình huống này bằng việc hấp tấp đề nghị về mức lương ngay bắt đầu buổi phỏng vấn. Mặt khác, nếu họ không tạo cơ hội cho bạn, thì cũng đừng nên tốn thời gian theo đuổi mục đích việc làm không hy vọng. Trước khi, thậm chí đi đến cuộc phỏng vấn hoặc trước cuộc gặp đầu tiên với một nhà tuyển dụng, bạn phải tránh xa những cạm bẫy không ngờ tới, điều mà có thể làm trệt hướng mục đích tốt của bạn. Sau đây là một số những sai lầm mà bạn cần tránh khi đề cập đến vấn đề lương. 1. Không chuẩn bị. Thật tồi tệ khi có một khoảng im lặng sau khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi cho bạn. Nên chuẩn bị những thông tin về công việc và mức lương phù hợp với khả năng của bạn trước khi bước vào cuộc phỏng vấn. 2. Nhảy một bước đột ngột. Vấn đề lương bổng rất nhạy cảm. Bạn đề xuất mức lương ngay đầu Thư xin việc. Và đặt câu hỏi về lương bổng ngay khi bước vào cuộc phỏng vấn. Hành động đó sẽ làm cho bạn đánh mất tất cả. Kể cả cuộc thương lượng và một công việc được đề nghị. Nên bàn đến vấn đề đó cuối buổi phỏng vấn, tốt nhất là để nhà tuyển dụng đề cập đến trước. 3. Không dành thời gian cho việc thể hiện những giá trị của bạn mang đến cho tổ chức của họ. Không ai đề xuất cho bạn một công việc hoặc tiếp tục đi vào cuộc thương lượng tiền lương, nếu họ không thể nhìn thấy được những đóng góp của bạn cho tổ chức của họ như thế nào. Nó là điều kiện để chắc chắn rằng họ nhìn thấy sự rất đặc biệt ở bạn, và sự khác biệt vượt trội giữa bạn với những ứng viên khác. 4. Hạ thấp những sự trông chờ của bạn. Nếu nhà tuyển dụng đề xuất một mức lương thấp hơn mức lương bạn trông chờ, thì bạn đừng nên vội chấp nhận hoặc từ chối, mà hãy dành thời gian để thương lượng. Thuyết phục bằng việc thể hiện khả năng cống hiến của bạn cho công ty họ, nếu bạn cảm thấy đó là một công việc đầy triển vọng và một môi trường cần thiết cho chuyên môn của bạn. Nếu bạn chưa chuẩn bị kịp, hãy hẹn họ một thời gian cố định sớm nhất để quay lại thương lượng. 5. Không linh hoạt. Mục tiêu của bạn và nhà tuyển dụng tương lai của bạn có thể khá khác nhau. Mục đích của bạn là tìm kiếm điều gì để thúc đẩy sự quan tâm của họ tới bạn, và lúc đó tìm cách để thích hợp với họ. Đó chính là sự linh động mà bạn cần học hỏi. 6. Sự mất kiên nhẫn. Đây thường là kết quả của sự nhanh nản lòng, nhanh từ bỏ cơ hội bởi nhà tuyển dụng chưa kịp hồi âm lại theo đúng thời gian biểu của bạn. Luôn luôn hỏi thời khóa biểu của họ cho sự quyết định để ra đi và theo đuổi vài cơ hội nữa, đó là một sai lầm lớn. Đa số người lao động cần việc hơn là nhà tuyển dụng cần ứng viên. Hãy tập tính kiên nhẫn. Page 8/91 – Sunday, September, 7th, 2008 11:35:25 PM
  9. Kỹ năng xin việc Sưu tầm: Khoa_Computer2004@Yahoo.com Để có một cuộc thương lượng tốt nhất đòi hỏi phải có sự chuẩn bị cẩn thận. Nó không xảy ra ngẫu nhiên. Lập trường tốt sẽ cho phép bạn lựa chọn một công việc mới khả quan hơn. Hãy tránh xa những cạm bẫy là một bước đầu đi tới sự thành công trong công cuộc tìm việc. Theo HRvietnam KHI BUỔI PHỎNG VẤN KHÔNG TỐT NHƯ MONG ĐỢI Không phải ai cũng đều có được một buổi phỏng vấn thành công. Nếu buổi phỏng vấn vừa qua kết thúc không tốt đẹp, chúng tôi tặng bạn vài lời khuyên sau: Cảm ơn những người đã phỏng vấn bạn: Buổi phỏng vấn không tốt không có nghĩa rằng bạn bị loại ngay lập tức. Những nhà tuyển dụng có thể thấy bạn hợp với vị trí nào đó trong công ty hơn là vị trí họ đang xét tuyển. Vì vậy bạn cần thể hiện thái độ nhiệt tình và đúng đắn với nhà tuyển dụng, cho họ biết bạn đánh giá cao thời gian họ đã dành cho bạn. Bạn có thể sử dụng thư điện tử, gọi điện thoại hoặc để lại lời nhắn qua điện thoại để cảm ơn họ vì đã dành thời gian cho bạn. Tham dự buổi phỏng vấn khác ngay khi có thể: Bạn cần lấy lại tự tin vào thời điểm này là yếu tố rất quan trọng, và cách tốt nhất để làm điều đó là tham dự một buổi phỏng vấn khác. Tham dự xong một buổi phỏng vấn không có nghĩa rằng bạn được phép dừng lại. Bạn cần liên tục tìm kiếm và nộp hồ sơ đi cho đến khi bạn nhận được lời mời chính thức từ các công ty. Việc tìm kiếm và tham gia buổi phỏng vấn khác sẽ giúp bạn nhận ra và cải thiện ngay lập tức những sai lầm của buổi phỏng vấn trước. Chỉ ra điều sai và đúng: Sau buổi phỏng vấn không hoàn hảo này, bạn cần chỉ ra được điều gì đã dẫn đến sai lầm đó. Ví dụ như, bạn đã không có được kinh nghiệm thích hợp như họ yêu cầu? Trang phục của bạn xuyền xoàng? Bạn đã quên không mang theo bản sao resume và thư giới thiệu? Bạn cần liệt kê ra bất cứ khả năng nào để biết nhân tố nào đã gây “mất điểm” và từ đó bạn sẽ có phương án cải thiện trong lần tới. Luyện tập phỏng vấn trước khi tham gia chính thức: Trước khi tham dự bất kỳ buổi phỏng vấn nào bạn nên thực tập trước ở nhà. Mọi người thường chủ quan và nghĩ rằng luyện tập trước ở nhà là vô ích vì họ không biết nhà tuyển dụng sẽ hỏi gì. Hoàn toàn sai lầm, vì việc phỏng vấn thử trước ở nhà sẽ cho bạn hiểu qua về phương thức phỏng vấn và giúp bạn thể hiện sự tự tin trong khi trả lời câu hỏi. Đưa cho người cùng thực tập phỏng vấn với bạn danh sách sai lầm của bạn trong buổi phỏng vấn trước và hỏi họ xem lần này bạn đã có cải thiện hay không. Theo Dân Trí Page 9/91 – Sunday, September, 7th, 2008 11:35:25 PM
  10. Kỹ năng xin việc Sưu tầm: Khoa_Computer2004@Yahoo.com 7 MẸO NHỎ ĐỂ TẠO NÊN MỘT RESUME HIỆU QUẢ Bạn có bao giờ nghe nói rằng: “Ấn tượng ban đầu sẽ chỉ đến một lần, không bao giờ có lần thứ hai”. Vì vậy tạo một Resume hoàn hảo là điều vô cùng cần thiết, chúng sẽ khiến cho nhà tuyển dụng có ấn tượng mạnh mẽ về một ứng viên nào đó. Chỉ cần chú ý một chút, bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt đẹp về những khả năng của mình với các nhà tuyển dụng bằng những mẹo nhỏ sau đây: Thứ 1: Kiểm tra chính tả. Trước khi hoàn chỉnh một Resume, bạn cần chắc chắn rằng mình đã kiểm tra thật kỹ lưỡng để không còn lỗi chính tả ở đây . Có thể dùng những phần mềm văn bản hỗ trợ chuyên dụng hoặc cách thông thường nhất là: bằng mắt! Sau khi đã tự mình kiểm tra, bạn nên nhờ một người thân đọc lướt qua để kiểm tra lần cuối. Điều này vô cùng quan trọng bởi vì chính Resume này sẽ chịu trách nhiệm phần lớn trong việc bạn có được công việc sắp tới hay không. Thứ 2: Không dài nhưng cũng không quá ngắn. Một Resume có độ dài bao nhiêu là đủ? Đây luôn là câu hỏi thường trực của những ai mới bắt đầu viết một Resume. Một số chuyên gia tin rằng chỉ cần một trang giấy là đủ cho một Resume. Tôi thì không đồng ý với điều này, trừ phi bạn có quá ít những kỹ năng và kinh nghiệm để thể hiện. Một Resume được trình bày một cách chi tiết và đầy đủ những kỹ năng của người viết, nhưng không quá lan man đến mức như ru ngủ người đọc là rất cần thiết. Bạn nên liệt kê trong đó danh sách những dự án mà mình đã từng tham gia, tránh việc trình bày một cách chung chung. Thứ 3: Trình bày rõ ràng. Có 2 loại Resume được sử dụng rộng rãi: Một loại Resume để xem trực tuyến và một loại viết tay được dùng để gửi cho người phỏng vấn hay ở các hội chợ việc làm. Dù cho là Resume loại nào đi chăng nữa bạn cũng cần trình bày chúng thật cẩn thận. Chỉ bằng những thao tác đơn giản như tô đậm, in nghiêng, gạch đầu dòng, canh lề đoạn văn bản… chúng sẽ khiến cho Resume của bạn thật bắt mắt và dễ hiểu. Các nhà tuyển dụng cũng nhanh chóng có cảm tình với những Resume trình bày rõ ràng như thế này. Thứ 4: Sử dụng “từ khóa” - chìa khóa cho thành công. Khi tìm kiếm việc làm, người lao động nên sử dụng các từ khóa. Đó là các từ ngắn gọn, được thể hiện trong các Resume của người lao động (nhất là các Resume trực tuyến) Các từ khóa này sẽ cho phép nhà tuyển dụng tìm thấy Resume phù hợp một cách nhanh nhất. Nên chọn những từ khóa có liên quan đến kinh nghiệm, kỹ năng của mình, tránh dùng những từ khóa không thể hiện được những điều bạn không thành thạo. Thứ 5: Những nội dung cơ bản trong một Resume: Mục tiêu cụ thể: Nêu 1 đến 2 câu về những điều bạn muốn, những mục đích nghề nghiệp của bạn mà chúng có thể phù hợp cho công việc bạn đang muốn ứng tuyển. Trình độ học vấn: Dù cho bạn đã tốt nghiệp hay đang còn đi học, những khóa học mà bạn đã từng tham gia, các chứng chỉ mà bạn đã đạt được … tất cả đều nên để cho nhà tuyển dụng thấy được nó trên Resume của bạn. Kinh nghiệm: Nên liệt kê một danh sách những công ty cũ/ những người sếp cũ của mình trong Resume; danh mục những kỹ thuật mà bạn thành thạo nhất - bắt đầu bằng những công việc gần đây nhất. Thứ 6: Tạo nhiều “phiên bản” Resume khác nhau. Nếu bạn có nhiều khả năng khác nhau hay bạn có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau, bạn nên viết nhiều Resume tương ứng với từng khả năng ấy. Ví dụ như: nếu bạn có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lập trình, và Page 10/91 – Sunday, September, 7th, 2008 11:35:25 PM
  11. Kỹ năng xin việc Sưu tầm: Khoa_Computer2004@Yahoo.com cũng thành thạo trong việc quản lý dự án. Bạn hãy viết 2 Resume khác nhau: một nhấn mạnh những kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực lập trình, một nhấn mạnh những kinh nghiệm về việc quản lý dự án. Thứ 7: Làm cho Resume của bạn nổi bật – sao cho ai cũng thấy được. Những nhà tuyển dụng và các chuyên gia săn đầu người thích tìm ứng viên ở nhiều nguồn khác nhau. Nếu như Resume của bạn không nổi bật, chúng sẽ dễ dàng bị chìm lấp giữa rất nhiều những Resume khác. Có thể là bằng một tiêu đề thu hút – với những hồ sơ trực tuyến hay một bìa đựng hồ sơ ấn tượng, để có thể dễ dàng đập vào mắt các nhà tuyển dụng. Đôi khi, chính những “chiêu” nhỏ này lại giúp bạn tìm được cho mình một công việc thật sự ưng ý. Theo HrVietNam 8 BÍ QUYẾT CỦA NGƯỜI THƯƠNG LƯỢNG LƯƠNG CỪ KHÔI Thương lượng lương rất cần sự khéo léo và một chút “kỹ xảo”. Martin Yate, tác giả của quyển sách bán rất chạy “Knock ‘em Dead” nói: “Khi đến giai đoạn thương lượng lương, nhiều ứng viên lại không chuẩn bị trước”. Vì vậy để đạt được mức lương mơ ước, hãy chắc chắn là bạn đã hiểu rõ nghệ thuật thương lượng để chuẩn bị thật tốt cho giai đoạn quan trọng này. 1. Tìm hiểu, tìm hiểu và tìm hiểu Tìm hiểu mức lương. Rất nhiều ứng viên đã trúng tuyển nhưng không biết mức lương như vậy có thích đáng hay không. Theo Yate, biết được mức lương thực tế cho vị trí bạn đang ứng tuyển đóng vai trò rất quan trọng. Bạn có thể biết được điều này bằng cách tham khảo thông tin từ thị trường lao động, từ những người có công việc giống bạn, hay từ những người quen làm việc trong công ty bạn ứng tuyển. Một cách dễ hơn là bạn có thể tìm hiểu mức lương trung bình dành cho vị trí ứng tuyển thông qua các thông báo tuyển dụng của một số công ty đăng trên các website việc làm.Tuy nhiên bạn cũng cần phải trung thực và khách quan trong việc đánh giá khả năng thật sự của mình để đề nghị với NTD mức lương phù hợp với bạn nhất. 2. Kế hoạch “3 con số” Để trở thành người thương lượng lương cừ khôi, bạn hãy nhớ nguyên tắc vàng là chuẩn bị thật kỹ kế hoạch cho buổi thảo luận. Yate khuyên: “Trước bất kì buổi phỏng vấn nào, bạn cũng cần lên kế hoạch ‘3 con số’. Con số đầu tiên thể hiện mức lương thấp nhất, là con số có thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống của bạn, ví dụ như thức ăn và nhà ở. Con số thứ hai là mức lương hợp lý bạn có thể kiếm được dựa trên kinh nghiệm và trình độ của bạn. Con số thứ ba là mức lương ‘trong mơ’, vượt xa mức lương mong đợi của bạn. Hãy ‘quên’ con số thứ nhất đi, vì điều đó rất riêng tư và không nên đem ra thảo luận. Lấy con số thứ hai và thứ ba làm cơ sở để thảo luận với NTD về mức lương mơ ước của bạn.” Page 11/91 – Sunday, September, 7th, 2008 11:35:25 PM
  12. Kỹ năng xin việc Sưu tầm: Khoa_Computer2004@Yahoo.com 3. Đừng là người đầu tiên nói về chuyện lương bổng Yate khuyên “Nếu bạn là người đầu tiên trong buổi phỏng vấn nói về lương bổng trước thì buổi phỏng vấn sẽ rất khó diễn ra theo ý bạn muốn. Nếu NTD không ‘đả động’ gì về lương bổng, bạn có thể ngầm hiểu là bạn chưa thuyết phục họ được rằng bạn là ứng viên lý tưởng. Nghệ thuật ở đây là làm sao để NTD nhận ra rằng bạn là ứng viên sáng giá nhất. Hãy cho NTD thấy bạn có thể giúp họ tiết kiệm tiền bạc hoặc tạo ra lợi nhuận như thế nào, và bạn sẽ cống hiến hết mình cho công ty ra sao...” 4. Thà đừng nêu ra câu hỏi nào còn hơn là… Đừng bao giờ kết thúc buổi phỏng vấn bằng một câu hỏi về lương bổng. Hầu hết các NTD đều kết thúc buổi phỏng vấn của họ bằng cách hỏi bạn còn câu hỏi nào nữa không. “Điều tệ nhất bạn có thể làm là đưa ra một câu hỏi về lương. Điều đó cho thấy bạn không còn gì để nói về bản thân hoặc trình độ chuyên môn của mình nữa” Yate cảnh báo. 5. Đơn giản là sự thật Trong bài viết trước, bạn biết rằng nên trì hoãn việc thảo luận lương bổng cho đến khi bạn biết chắc 90% là mình được tuyển. Nếu NTD gặng hỏi bạn mong muốn mức lương bao nhiêu, bạn đừng nêu ra con số ngay lập tức và cũng đừng phóng đại. Yate khuyên ”Ứng viên nên nói rằng họ cần hiểu thêm về công việc trước khi thảo luận về vấn đề lương bổng. Hãy nêu ra vài câu hỏi với NTD để hiểu rõ hơn về yêu cầu công việc.” 6. Làm NTD “toát mồ hôi” Nên “quảng bá” cơ hội đầu quân của bạn với công ty khác là lời khuyên của Yate “Nếu bạn nhận được lời mời đi làm từ công ty khác, hãy biết cách khéo léo sử dụng điều này.” Đó chính là vũ khí để bạn ”cân não” NTD. Tuy nhiên, chỉ thực hiện kế hoạch này nếu bạn cảm thấy NTD thực sự cần bạn. Hãy nói với NTD là bạn thật sự muốn đầu quân cho họ, nhưng vừa mới nhận được lời mời đi làm từ công ty X. Đó là cách “thúc” NTD quyết định tuyển bạn ngay để không bỏ mất nhân tài. 7. Biết “kiềm chế” Đừng đồng ý ngay với mức lương NTD đưa ra đầu tiên. Các công ty thường định sẵn ngân sách tuyển dụng cho vị trí họ cần tuyển, đi từ mức thấp nhất đến mức cao nhất. Vì vậy, trừ phi mức lương NTD đưa ra vượt xa mức lương mơ ước của bạn, hãy tìm cách thương lượng thêm nếu có thể. 8. Đừng vội từ chối cơ hội chỉ vì mức lương Bạn làm gì nếu bạn thật sự yêu thích công việc nhưng mức lương NTD đưa ra quá thấp? Yate khuyên: “Đừng từ chối vội. Hãy yêu cầu NTD cho bạn vài ngày để suy nghĩ. Đó là cách bạn ‘xi-nhan’ để NTD biết là bạn rất quan tâm đến vị trí đó. Sau đó bạn hãy gọi điện cho NTD để xem họ có thể nâng mức lương hay không trước khi bạn đưa ra câu trả lời cuối cùng.” Page 12/91 – Sunday, September, 7th, 2008 11:35:25 PM
  13. Kỹ năng xin việc Sưu tầm: Khoa_Computer2004@Yahoo.com BÍ QUYẾT ĐỂ LỌT VÀO TẦM NGẮM CỦA SẾP Trong công việc, nhiều nhân viên nghĩ đơn giản rằng nếu họ làm việc chăm chỉ thì sẽ được sếp trọng vọng và cân nhắc lên vị trí cao hơn. Thực tế không hẳn thế đâu! Bạn cần biết cách khéo léo thể hiện những thành tích của mình để được sếp chú ý và các đồng nghiệp nể phục. Bí quyết để đạt được điều đó thật ra rất đơn giản: Xung phong đảm trách thêm việc Bạn nên xung phong làm thêm việc của phòng ban hay công ty nếu bạn tin rằng mình làm tốt công việc đó. Ví dụ công ty bạn đang chuẩn bị tổ chức Tiệc Tất Niên và đang cần thành lập ban tổ chức. Vậy bạn hãy xung phong tham gia nếu bạn thấy mình có đủ thời gian đảm trách tốt việc này. Đây sẽ là cơ hội quý báu giúp bạn học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm; và quan trọng hơn, là dịp để bạn thể hiện sự nhiệt tâm của mình đối với công ty! Đóng góp ý kiến Hãy phát biểu ít nhất 3 lần trong mỗi cuộc họp! Bạn chỉ cần xem kỹ chương trình họp và soạn ra những ý kiến đóng góp. Đó là cách để bạn có những ý kiến giá trị nêu lên trong buổi họp. Đừng bao giờ quá im hơi lặng tiếng, người khác sẽ nghĩ rằng bạn chẳng có ý tưởng gì đặc biệt đấy. Tiếng lành đồn xa Đồng nghiệp càng biết nhiều về bạn, về khả năng của bạn thì tên của bạn càng được mọi người nhớ và nhắc đến. Bạn hãy thân thiện, hòa nhã và chân thành giúp đỡ đồng nghiệp. Đó là cách giúp nâng cao uy tín của bạn. Trau dồi kỹ năng và trình độ Sếp luôn dành nhiều thiện cảm cho những nhân viên biết học hỏi thêm. Vì thế, bạn nên cập nhật những thay đổi và phát triển trong ngành nghề của bạn thông qua các khóa học thêm để nâng cao trình độ chuyên môn. Tiếp cận với sếp Sếp là người có ảnh hưởng quan trọng đối với sự thăng tiến nghề nghiệp của bạn. Bạn đã nghĩ đến việc thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với sếp chưa? Một trong những cách đơn giản là bạn có thể chuyện phiếm về những sở thích của sếp vào giờ giải lao. Nhân những lúc đó, bạn có thể trình bày kế hoạch phát triển nghề nghiệp của mình hay mong muốn đóng góp lâu dài cho sự phát triển của công ty. Page 13/91 – Sunday, September, 7th, 2008 11:35:25 PM
  14. Kỹ năng xin việc Sưu tầm: Khoa_Computer2004@Yahoo.com ỨNG VIÊN CHUYÊN NGHIỆP – “SỨC MẠNH” CỦA LỜI CẢM ƠN Tiếp theo bài viết “Ứng viên chuyên nghiệp – Thái độ khi phỏng vấn”, tuần này chúng ta sẽ tiếp cận với một vấn đề ngay sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc – viết thư cảm ơn Nhà tuyển dụng (NTD). Hầu hết các ứng viên đều biết mình nên gởi lời cảm ơn đến NTD đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn, nhưng không phải ai cũng đầu tư xứng đáng thời gian và công sức vào việc viết thư này. Một bức thư quá lê thê hoặc quá sơ sài có thể khiến bạn vuột mất một cơ hội việc làm hấp dẫn. Vai trò của thư cảm ơn Theo các chuyên gia tư vấn, một bức thư cảm ơn hoàn chỉnh có “sức mạnh” không thua kém gì lá thư ứng tuyển (cover letter). Để làm được điều này, bạn cần phải biết cách viết đúng tâm lý NTD, chẳng hạn như nêu rõ những kỹ năng nào của bạn có thể giúp giải quyết được khó khăn công ty hiện đang đối mặt. Một công ty tư vấn đã nhận Phong vào một trong những vị trí chủ chốt nhờ vào bức thư cảm ơn này. Trong thư, dựa trên kinh nghiệm và kỹ năng hiện tại, Phong đề cập đến những giải pháp có thể giúp công ty thu hút thêm nhiều khách hàng. Nói cách khác, Phong đã biến năng lực chuyên môn của mình thành những điều NTD thật sự cần. Để nắm chắc phần thắng trong tay, bạn cũng nên tận dụng bức thư cảm ơn này để nói thêm về những thành tích trong quá khứ và những gì bạn có khả năng cống hiến trong tương lai một khi được chọn vào vị trí mới. Ngoài ra, nếu được trau chuốt cẩn thận, bức thư sẽ giúp bạn vượt qua những định kiến ban đầu của NTD về bạn. Điều này được Dương đúc kết sau khi được tuyển vào vị trí phó giám đốc cho một công ty xuất nhập khẩu. Trong buổi phỏng vấn, khi được hỏi “Dự định trong 5 năm sắp đến của anh là gì?”, Dương vạch ra một kế hoạch dài hạn nhưng lại bỏ sót những dự định cá nhân. Sự im lặng của NTD khiến Dương lo lắng và anh quyết định “sửa sai” bằng một bức thư sau buổi phỏng vấn. Anh dành ra 30 phút để viết đi viết lại câu quan trọng nhất “Tôi nghĩ rằng mình đã không diễn đạt thật rõ ý khi trả lời câu hỏi của Quý công ty về dự định trong 5 năm tới.” Và sau đó, anh giải thích mình muốn một công việc có thể giúp anh trưởng thành hơn. Cánh cửa cơ hội lại mở ra với anh khi bức thư đến tay NTD. Nên viết thư tay hay gởi email? Câu trả lời này tùy thuộc vào bạn. Email sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian, đặc biệt là khi bạn biết NTD sẽ sớm đưa ra quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, một số NTD cấp cao ở các công ty “offline” có thể không thích nhận email. Ngoài ra, hệ thống chặn thư rác của công ty có thể khiến email của bạn không bao giờ đến được tay người nhận. Mặt khác, thư cảm ơn gởi trong nội thành có thể đến tay NTD trong vòng 1 ngày và như thế, bạn vẫn có thể giúp NTD nhớ ngay đến mình. Nếu bạn có năng khiếu viết chữ đẹp, một bức thư viết tay, trình bày đơn giản, chữ viết sạch đẹp sẽ cộng thêm điểm cho bạn. Như vậy, việc viết email hay gởi thư tay sẽ tùy theo công ty bạn đã ứng tuyển. Điều quan trọng là bạn hãy đầu tư thời gian và công sức cho bức thư cảm ơn này thật xứng đáng! Một kết quả tốt đẹp sẽ chờ đón bạn nếu bạn tận dụng được ưu thế của thư cảm ơn. Page 14/91 – Sunday, September, 7th, 2008 11:35:25 PM
  15. Kỹ năng xin việc Sưu tầm: Khoa_Computer2004@Yahoo.com HÀNH XỬ THẾ NÀO KHI BẠN “BỊ SA THẢI”? Bạn sắp bị nghỉ việc do công ty cơ cấu lại, giảm biên chế hay bị sếp đánh giá là không đủ năng lực... Có hằng trăm lý do như thế. Tình trạng đó thật tồi tệ mà nhiều người gọi là ‘bị sa thải’. Bạn nên làm gì với tình huống không may này? Dưới đây là một số lời khuyên có thể hữu ích cho bạn: * Có nên xin nghỉ trước khi công ty cho nghỉ việc? Trong mọi trường hợp, bạn cũng không nên làm điều này, bởi bạn sẽ không được hưởng những quyền lợi khi bị công ty cho thôi việc như tiền bồi thường hợp đồng, trợ cấp thôi việc cùng những khoản tiền thưởng. * Có nên thương lượng trước khi nghỉ việc? Bạn hoàn toàn nên làm điều này. Theo luật lao động, người lao động có nhiều quyền lợi khi họ nghỉ việc nhưng đa phần họ không biết điều đó. Bạn có thể trao đổi với sếp để được xem lại quyết định cho thôi việc. Sau đó hãy kiểm tra lại chính sách thưởng phạt của công ty đối với người lao động, đặc biệt là trường hợp của bạn. Bạn cũng có thể tiếp xúc với người đã từng bị công ty cho thôi việc để có được thông tin thực tế nhất. Bên cạnh đó, bạn có thể trình bày với sếp hay phòng nhân sự về những thành quả bạn đã mang lại cho công ty trong suốt thời gian bạn làm việc với công ty (hãy chắc chắn rằng những thông tin đó được lưu trong văn bản). Nếu gia đình bạn gặp khó khăn khi bạn bị sa thải, bạn cần thông báo cho công ty biết. Thông thường một nhân viên làm việc có ký kết hợp đồng chính thức với công ty sẽ được bồi thường 1 tháng lương cho mỗi năm làm việc ở công ty. Ở đây bạn không chỉ thương lượng về tiền lương khi ra đi mà còn nhiều vấn đề khác như: yêu cầu một thư giới thiệu, chế độ bảo hiểm thất nghiệp... * Những động tác cần làm trước khi nghỉ việc? Bạn cần dành ít nhất một ngày để giải quyết những vấn đề cá nhân, đặc biệt là gửi email thông báo cho đồng nghiệp, khách hàng hay người quen rằng bạn chính thức nghỉ việc ở công ty. Điều đó đảm bảo rằng mọi người không bị bất ngờ khi liên hệ đến công ty cũ sau khi bạn đã nghỉ việc. Ngoài ra, họ có thể là những người có thể giúp bạn tìm được công việc mới khi công ty họ có nhu cầu tuyển dụng. Đừng kể lể dài dòng hay phê phán bôi nhọ công ty cũ hay đồng nghiệp. Bạn sẽ thể hiện mình là người chuyên nghiệp và biết cư xử bằng cách nêu ngắn gọn là bạn sẽ nghỉ việc ở công ty từ ngày… tháng… năm và thể hiện lòng cảm ơn chân thành về sự hỗ trợ của họ trong suốt thời gian bạn làm việc ở đây. * Trả lời ra sao nếu có ai hỏi vì sao bạn nghỉ việc? Bạn chỉ nên trả lời ngắn gọn, luôn giữ sự thư thái và không đổ lỗi cho bất cứ phía nào. Lý do bạn nghỉ việc có thể được trình bày rất khách quan và không thể hiện sự bất mãn tiêu cực nào. Ví dụ bạn có thể nói “Công ty có chính sách giảm bớt số lượng nhân viên kinh doanh vì công ty đặt ra mục tiêu củng cố thị trường hiện tại và không mở rộng thêm thị trường tiềm năng…”, “Sếp mới của phòng tôi muốn nhân viên của ông ấy biết rành kỹ thuật thiết kế web nhưng tôi lại được tuyển vào vị trí thiết kế đồ họa từ ban đầu. Tôi rất tiếc mình không đáp Page 15/91 – Sunday, September, 7th, 2008 11:35:25 PM
  16. Kỹ năng xin việc Sưu tầm: Khoa_Computer2004@Yahoo.com ứng được ngay nhu cầu mới này vì cần có thời gian đào tạo thêm…” Khi kết câu chuyện, bạn nên chọn một câu có ý nghĩa tích cực như: Tôi rất quý thời gian làm việc ở đây, vì tôi đã trau dồi được nhiều kiến thức và có được nhiều kinh nghiệm làm việc tốt. * Làm sao để bắt đầu một hành trình mới lạc quan và thành công? Khi bị nghỉ việc, thông thường bạn sẽ trải qua 5 trạng thái cảm xúc sau: cảm giác bị từ chối, tức giận, cảm giác bị đánh giá thấp, thất vọng và cuối cùng là đành chấp nhận. Đừng quá khắt khe với bản thân, bạn hãy nghĩ rằng đây chỉ là thời kỳ không may (dù bạn bị tinh giảm biên chế hay bị sếp đánh giá thấp) nhất thời của mình và bạn sẽ lại chinh phục và gặt hái những thành công mới. Nếu cứ trốn chạy trong sự tức giận và chán nản, bạn sẽ không thể có được năng lượng cho một “hành trình” mới. Hãy chăm sóc tinh thần và sức khỏe cho mình bằng cách tập thể dục và ăn uống điều độ, trò chuyện cùng bạn bè thân thiết. Hãy lên cho mình một lịch trình mới khả thi và tốt hơn mà bạn thích và đặt mục tiêu làm cho bằng được. Nếu làm được, bạn sẽ không có cảm giác mình bị sa thải mà sẽ tràn đầy sinh khí mới để chinh phục những thách thức mới trong công việc sắp đến. MẪU THƯ XIN VIỆC – CHO SINH VIÊN MỚI TỐT NGHIỆP Phạm Thanh Thư 999 Xô Viết Nghệ Tĩnh - Thành phố Hồ Chí Minh TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2007 Ông Archie Weatherby California Investments, Inc. 12 Nguyễn Huệ, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Thưa ông Weatherby, Là một người có tính hướng ngoại và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng, tôi tin rằng mình là ứng viên lý tưởng cho vị trí Nhân viên Marketing mà quý công ty hiện đăng tuyển trên website VietnamWorks.com. Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Marketing của trường Đại học Kinh tế TP HCM vào tháng 8 vừa qua. Hiện tôi là chủ tịch Hiệp hội Các Nhà Kinh Tế Tương Lai mà thành phần là các cựu sinh viên của trường đại học uy tín này. Dù là sinh viên mới tốt nghiệp, tôi đã tranh thủ trang bị cho mình những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết trước và sau khi ra trường. Tôi đã từng là nhân viên kinh doanh bán thời gian cho công ty TNHH Thành Lợi, làm phiên dịch tại hội chợ Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao. Tôi còn thực tập tại công ty sơn Jotun trong 3 tháng, cùng tham gia làm nghiên cứu thị trường với bộ phận Marketing của công ty (vui lòng xem chi tiết trong hồ sơ đính kèm). Page 16/91 – Sunday, September, 7th, 2008 11:35:25 PM
  17. Kỹ năng xin việc Sưu tầm: Khoa_Computer2004@Yahoo.com Là một người có tinh thần đồng đội và ý thức trách nhiệm cao, tôi có thể làm việc tốt với các đội nhóm và luôn đặt ra mục tiêu cao nhất và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngoài ra, tôi có khả năng giao tiếp tốt, giỏi tiếng Anh nói và viết, sử dụng vi tính thành thạo, suy nghĩ độc lập và thấu đáo. Với những khả năng và tính cách trên, tôi thực sự tin mình có thể đảm nhận tốt vị trí Nhân viên Marketing ở Quý công ty. Tôi rất mong ông có thể thu xếp cho tôi một buổi phỏng vấn gần đây nhất để tôi có thể trình bày cụ thể hơn khả năng của mình cho vị trí này. Xin cảm ơn ông đã dành thời gian đọc hồ sơ và nguyện vọng của tôi. Kính thư, Thanh Thư GAME DEVELOPER – NGHỀ VỪA CHƠI VỪA LÀM Đó là công việc của game developer (GD- người gia công, phát triển game), một nghề “thời thượng” đang thu hút nhiều bạn trẻ. GD không chỉ là vẽ đồ họa 2D, 3D mà còn làm quản lý dự án, phát triển ý tưởng, thiết kế kịch bản trò chơi, màn chơi (video game designer), lập trình và người chuyên chơi để tìm lỗi của game (game tester). Bước chân vào phòng máy của các công ty nh ư Gameloft VN, GlassEgg, Sáng Tạo… các bạn trẻ thích game sẽ bị “choáng” bởi những giàn máy hiện đại, những đồ chơi tân kỳ nhất… Trên bàn làm việc của một nhân viên Gameloft, ngoài máy tính còn có hai, ba chiếc điện thoại cầm tay. Giám đốc sản xuất Phùng Việt Hưng cho biết: “Chúng tôi làm nhiều game cho điện thoại di động, nên hầu hết nhân viên thường xuyên chơi game để test (thử nghiệm) những cái mình vừa làm, hoặc tìm cảm hứng sáng tạo mới”. Anh Trần Minh Thông, một GD đã làm cho Sáng Tạo 7 năm nay kể lại cảm giác thích thú của mình: “Chúng tôi làm xong phần đồ hoạ game đua xe Burnout Revenge và cảm thấy rất ưng ý. Thế rồi mới đây game này được tung ra thị trường, mọi người vào chơi bàn tán đây xe này của tôi vẽ, xe kia do anh làm… thấy khoái gì đâu!” Minh Thông tốt nghiệp ngành multimedia trường Hoa Sen, đang là GD chủ lực của công ty. “Chúng tôi làm việc rất thoải mái về giờ giấc, bất kỳ lúc nào cảm thấy thích là làm, miễn sao đảm bảo công việc. Làm thấy mỏi mệt thì chơi game để tìm cảm hứng”, anh nói. Nếu Sáng Tạo, GlassEgg chuyên về gia công đồ hoạ cho game, thì với Gameloft, số GD lên tới gần 220 người và làm game từ A tới Z. Họ đều rất trẻ, khoảng 23-27 tuổi, tốt nghiệp các trường NIIT, Mỹ thuật, ĐH Mở bán công, ĐH Kinh tế… Hiện nay các công ty game đều có nhu cầu tuyển GD và thường xuyên nhận hồ sơ tìm việc. Việt Hưng cho biết mỗi tháng Gameloft tuyển chừng 10-15 lập trình game, 20 tester nhưng thường là cung không đủ cầu. Quy trình tuyển dụng chung của các công ty là ứng viên Page 17/91 – Sunday, September, 7th, 2008 11:35:25 PM
  18. Kỹ năng xin việc Sưu tầm: Khoa_Computer2004@Yahoo.com nộp hồ sơ, qua được vòng hồ sơ sẽ làm các bài test kỹ thuật liên quan từng lĩnh vực. Những người qua vòng test sẽ được phỏng vấn để tuyển dụng chính thức. Thu nhập của GD thường cao hơn so với công việc làm phần mềm thông thường. “Mức lương khởi điểm của một GD có thể là 5-6 triệu đồng/tháng”, Giám đốc sản xuất Ung Hoàng Việt của Sáng Tạo cho biết. Còn theo một nhà quản lý khác: “Người ta chia công việc của GD theo các mức thấp (junior), cao (senior) và hơn nữa (lead senior), và lương cao có thể là 15 triệu đồng/tháng trở lên”. GD là một nghề mang tính tự học nhiều, rồi tùy theo điều kiện làm việc từng công ty mà tay nghề nâng cao. Đối với người làm đồ họa, những phần mềm 3D, 2D phụ trợ là cái cơ bản phải có. Đối với tester, ứng viên được tuyển dụng sẽ được đào tạo về qui trình kiểm lỗi và quản lý chất lượng để trở thành một người thử game chuyên nghiệp. Nhưng quan trọng nhất là đam mê sáng tạo. “Tất nhiên là nghề nào cũng cần đam mê, nhưng với GD, dù làm việc nhiều nhưng bạn luôn phải ở trong trạng thái phấn khích thì mới theo được. Có những GD suốt ngày cứ vẽ xe hơi nên đâm chán rồi bỏ việc”, Minh Thông cho biết. “Sáng tạo cũng là điểm mà nhiều GD của chúng ta còn thiếu, trong khi về kỹ thuật chúng ta không thua kém các nước khác. Game mới thịnh hành ở VN gần đây và đang hình thành nên một lớp người đam mê mới còn rất trẻ”. Khoảng một năm trở lại đây, thế giới đang phát triển loại game mới: cho phép người chơi được “chế biến” game, tạo sự tương tác giữa họ và trò chơi. Ví dụ khi chơi đua xe, game thủ có thể “độ” chiếc xe theo cách mình thích sao cho độc đáo hơn, chạy nhanh hơn chẳng hạn. Và như vậy vùng “tung hoành” cho các GD là rộng lớn vô cùng, tất cả chỉ phụ thuộc vào tài năng và đam mê sáng tạo của họ. Theo TTO KHẮC PHỤC SỰ CỐ TRONG CÁC BUỔI PHỎNG VẤN Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc phỏng vấn quan trọng. Bạn hăm hở phóng xe ra đường, đột nhiên, trời đùng đùng đổ mưa. Giờ hẹn đã cận kề, bạn buộc phải đội áo mưa chạy nhanh đến nơi phỏng vấn. Có chiếc xe chạy ngược chiều làm văng nước tung tóe. Thôi rồi, bộ vest trắng tinh giờ đây lấm tấm bùn đất. Bạn đành phải bỏ cuộc phỏng vấn quan trọng này sao? Vẫn có cách để bạn cứu nguy cho những bàn thua trông thấy này đấy. Bạn đi trễ? Thức dậy lúc 8h00, trong khi phải dự phỏng vấn lúc 8h30, bạn cuống cuồng thay quần áo, lao vội ra đường, hi vọng sẽ đến trễ khoảng 10 hay 15 phút. Bấy nhiêu thời gian đó cũng đủ làm cho nhà tuyển dụng sốt ruột và làm bạn mất điểm rồi đấy. Thay vì vội vã như thế, bạn nên bình tĩnh gọi điện cho người phỏng vấn để thông báo về sự chậm trễ của mình. “Xin lỗi anh/chị, em có việc đột xuất, em sẽ đến nơi trong vòng nửa tiếng nữa được không ạ?” Sau đó, bạn sẽ có đủ thời gian để sửa soạn chỉnh chu cho buổi phỏng vấn. Bạn quên đem các hồ sơ liên quan? Page 18/91 – Sunday, September, 7th, 2008 11:35:25 PM
  19. Kỹ năng xin việc Sưu tầm: Khoa_Computer2004@Yahoo.com Bạn đến nơi phỏng vấn mới phát hiện ra bộ hồ sơ in màu thật đẹp của mình vẫn nằm nguyên trên bàn làm việc? Hãy bình tĩnh. Bạn vẫn còn một bộ hồ sơ trực tuyến trong máy tính cá nhân của nhà tuyển dụng. Nếu được hỏi về các bằng cấp có liên quan, hãy hẹn người phỏng vấn trong các vòng tiếp theo, khi đó bạn sẽ nộp cho họ đầy đủ các bản sao bằng cấp đã được công chứng. Bạn trông không được tươm tất lắm? Một bộ đồ vest trắng lấm tấm bùn đất trong một ngày mưa, hay chiếc quần bị rách nơi đầu gối do bị va quẹt lúc chạy xe cũng không làm bạn mất điểm với nhà tuyển dụng đâu. Chỉ cần bạn thành thật giải thích rõ ràng, người phỏng vấn sẽ thông cảm với bạn về sự cố khách quan này. Bạn quên tên người phỏng vấn? Nếu vì quá hồi hộp mà quên mất tên của người phỏng vấn thì bạn cũng đừng rối trí. Bạn hãy thử quan sát để tìm đọc bảng tên và chức danh của ông ta trên bàn, hay các bằng cấp, chứng nhận khác của ông ta treo đâu đó trong phòng làm việc. Trong trường hợp không tìm thấy thông tin nào, bạn có thể khéo léo hỏi xin danh thiếp của ông ta. Người phỏng vấn bị phân tâm? Trong khi trao đổi, người phỏng vấn bỗng có khách đột xuất. Ông ta xin lỗi bạn và hứa sẽ sớm quay trở lại trong vòng vài phút sau. Thế rồi, nửa tiếng trôi qua mà vẫn không thấy người phỏng vấn đâu, bạn bắt đầu sốt ruột và chỉ muốn bỏ về ngay… Trong những trường hợp như thế, bạn nên bình tĩnh, và chờ người phỏng vấn quay trở lại. Dù sao, bạn cũng đã dự định sẽ dành nguyên một buổi sáng/chiều cho cuộc phỏng vấn này mà. Và khi người phỏng vấn quay trở lại, bạn chỉ cần nhẹ nhàng nhắc khéo “Xin lỗi, anh/chị đã xong công việc chưa ạ? Nếu anh/chị có việc bận, chúng ta có thể trao đổi chi tiết hơn vào buổi phỏng vấn sau.” MẨU THƯ XIN VIỆC Nguyễn Phương Thảo 123 Nguyễn Công Trứ, Thành phố Hồ Chí Minh Ngày 20 tháng 12 năm 2006 Kính gửi: Bà Caroline Jones Giám Đốc Nhãn Hiệu Công ty Golden Age Thưa bà Jones, Thông qua báo Tuổi Trẻ, tôi được biết Quý Công ty đang cần tuyển Trợ Lý Giám Đốc Nhãn Hiệu. Tôi mong muốn được thử sức mình trong môi trường làm việc hết sức năng động của Quý Công ty. Với Page 19/91 – Sunday, September, 7th, 2008 11:35:25 PM
  20. Kỹ năng xin việc Sưu tầm: Khoa_Computer2004@Yahoo.com trình độ và kinh nghiệm hiện có, tôi tự tin có thể đảm nhiệm tốt vai trò này tại công ty Golden Age. Như đã đề cập trong hồ sơ đính kèm, tôi có nhiều kinh nghiệm làm việc với các công ty sản xuất hàng tiêu dùng (FMCG) ở vị trí Nhân Viên Nhãn Hiệu. Ngoài ra, tôi còn có kinh nghiệm về marketing trong suốt thời gian làm việc với công ty Java – chuyên kinh doanh các mặt hàng kỹ thuật cao như máy vi tính và điện thoại di động… Là một trong mười sinh viên tốt nghiệp hàng đầu của trường Đại Học Kinh Tế TP HCM, tôi hoàn toàn tự tin với vốn kiến thức về lĩnh vực thương mại của mình. Thêm vào đó, tôi có một năm kinh nghiệm làm việc cho một công ty kinh doanh nước giải khát ở vị trí “chuyên viên phân tích nghiệp vụ” sau khi tốt nghiệp. Tôi tin rằng đó là những nền tảng quý báu có thể giúp tôi hiểu rõ và đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng của Quý Công ty. Cám ơn bà đã dành thời gian quý báu để xem xét thư xin việc này. Tôi rất mong bà có thể sắp xếp một cuộc phỏng vấn trực tiếp gần đây nhất để tôi có thể trình bày rõ hơn về bản thân cũng như tìm hiểu thêm các yêu cầu chi tiết cho vị trí Trợ Lý Giám Đốc Nhãn Hiệu của Golden Age. Xin cám ơn! Trân trọng Nguyễn Phương Thảo (Xin vui lòng tham khảo hồ sơ xin việc đính kèm) 10 LỖI LÀM HỎNG THƯ XIN VIỆC CỦA BẠN Trước một cuộc phỏng vấn, ấn tượng đầu tiên của công ty đối với bạn chắc chắn đến từ hồ sơ xin việc, đó là hai trang giấy mô tả toàn bộ quá trình học tập và kinh nghiệm làm việc của bạn. Đối với một không gian giới hạn như vậy, bạn cần làm đúng ngay từ đầu. Sau đây là 10 lỗi phổ biến khi viết hồ sơ. Mặc dù việc tránh các lỗi này không có nghĩa là bạn sẽ nhận được công việc, nhưng nó giúp bạn đi đúng hướng. Lỗi 1: Hồ sơ trông như một nhật ký công việc không hơn không kém Dĩ nhiên cần phải cho nhà tuyển dụng biết kinh nghiệm làm việc trước đây của bạn. Nhưng thay vì chỉ liệt kê những trách nhiệm của các công việc trước, bạn hãy làm nổi bật những thành tích ấn tượng cùng với con số cụ thể minh họa. Chẳng hạn nói bạn đã giúp tăng 10% doanh thu sẽ gây ấn tượng đặc biệt hơn so với nói rằng bạn đã lãnh đạo đội ngũ kinh doanh. Lỗi 2: Dùng đại từ xưng hô Hồ sơ của bạn không phải là thư từ, vì thế không nên dùng các đại từ nhân xưng hay sở hữu ở ngôi thứ nhất như “Tôi” hay “của tôi”. Hãy để các đại từ trong thư xin việc. Page 20/91 – Sunday, September, 7th, 2008 11:35:25 PM
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2