intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ năng thực hành sử dụng dụng cụ phân phối thuốc và thực trạng tuân thủ điều trị ngoại trú của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Bạch Mai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày đánh giá kỹ năng thực hành sử dụng dụng cụ phân phối thuốc thông qua bảng kiểm; Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị COPD qua thang điểm MMAS-8; Đánh giá mối liên quan giữa mức độ tuân thủ điều trị và các yếu tố khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ năng thực hành sử dụng dụng cụ phân phối thuốc và thực trạng tuân thủ điều trị ngoại trú của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Bạch Mai

  1. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG KỸ NĂNG THỰC HÀNH SỬ DỤNG DỤNG CỤ PHÂN PHỐI THUỐC VÀ THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ CỦA BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI Phùng Quang Hưng1 TÓM TẮT Đặng Hùng Minh2 Nhằm mục đích quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Phan Thu Phương1 (COPD) ngoại trú có hiệu quả, việc hướng dẫn người bệnh sử Lê Hoàn1 dụng đúng dụng cụ phân phối thuốc cũng như nâng cao mức độ tuân thủ điều trị là một trong những mục tiêu then chốt. 1 Trường Đại học Y Hà Nội Nhiều bảng câu hỏi đánh giá mức độ tuân thủ được sử dụng, 2 Bệnh viện Bạch Mai trong đó bảng điểm Morisky Medication Adherence Scale (MMAS-8) được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu. Mục tiêu: 1) Đánh giá kỹ năng thực hành sử dụng dụng cụ phân phối thuốc thông qua bảng kiểm13. 2) Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị COPD qua thang điểm MMAS-8. 3) Đánh giá mối liên quan giữa mức độ tuân thủ điều trị và các yếu tố khác. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân được chẩn đoán xác định COPD theo dõi và quản lý tại phòng quản lý bệnh phổi mạn tính – Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian 04/2023-8/2023. Kết quả nghiên cứu: 185 bệnh nhân được đưa vào ng- hiên cứu, trong đó tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc hít xịt đúng tất cả các bước trong bảng kiểm là 30,1% với pMDI và 30,6% đối với Respimat. Tỷ lệ tuân thủ điều trị tính theo thang điểm MMAS-8 cao đạt 51,4%, trung bình đạt 35,1%, thấp đạt 13,5%. Hai yếu tố có liên quan tới tuân thủ điều trị của bệnh nhân là trình độ học vấn và trung bình % hiểu thông tin bác sĩ trao đổi. Tác giả chịu trách nhiệm Kết luận: Tỷ lệ sử dụng sai dụng cụ phân phối thuốc còn Phùng Quang Hưng cao, bước có tỷ lệ sai nhiều nhất là “hít vào hết sức”. Tỷ lệ tuân Trường Đại học Y Hà Nội thủ điều trị tính theo thang điểm MMAS-8 còn hạn chế. Điều Email: quanghungphung161@gmail.com này đặt ra vấn đề cần chú trọng trong hướng dẫn người bệnh sử dụng dụng cụ phân phối thuốc, cũng như giáo dục điều trị Ngày nhận bài: 22/8/2023 với cả bệnh nhân và người nhà. Ngày phản biện: 28/9/2023 Từ khóa: Tuân thủ điều trị, COPD, bệnh phổi tắc nghẽn mạn Ngày đồng ý đăng: 9/10/2023 tính, Morisky-8, dụng cụ phân phối thuốc. Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 95
  2. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiêu chuẩn lựa chọn bao gồm: (1) Bệnh Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD: nhân đã được chẩn đoán COPD theo tiêu chuẩn Chronic Obstructive Pulmonary Disease) là bệnh GOLD 2022 [15] (Global Initiative for Chronic lý thường gặp, đặc trưng bởi tắc nghẽn luồng Obstructive Lung Disease- chiến lược toàn cầu khí thở ra không hồi phục hoàn toàn. Bệnh nhân về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính). (2) Bệnh mắc đợt cấp COPD thường chiếm tỷ lệ cao trong nhân có hồ sơ bệnh án điều trị ngoại trú tại các khoa hô hấp và đơn vị điều trị tích cực. Vì vậy phòng quản lý bệnh phổi mạn tính - Bệnh viện việc quản lý, điều trị dự phòng cho bệnh nhân Bạch Mai từ 01 tháng trở lên. (3) Bệnh nhân đã COPD cần được quan tâm, nhằm giảm tỷ lệ nhập sử dụng thuốc xịt hít từ 01 tháng trở lên. (4) Có viện do đợt cấp, cũng như giảm tỉ lệ biến chứng khả năng nghe hiểu và trả lời phỏng vấn. (5) và tử vong [1]. Điều đó đòi hỏi sự tuân thủ điều trị Đồng ý tham gia nghiên cứu. nghiêm ngặt, có kiến thức và thái độ thực hành Tiêu chuẩn loại trừ bao gồm: (1) Bệnh nhân đúng đắn của bệnh nhân, đặc biệt các bệnh nhân không có khả năng tự sử dụng dụng cụ xịt hít. điều trị ngoại trú. Trong các biện pháp đánh giá (2) Bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn tâm thần. (3) tuân thủ điều trị, biện pháp đơn giản dễ thực hiện Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. nhất là hỏi bệnh nhân, một số bộ câu hỏi đã được 2.2. Phương pháp nghiên cứu: kiểm chứng và áp dụng rộng rãi là MMAS (Morisky Medication Adherence Scale), MARS (Medication Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, Adherence Rating Scale), ASRQ (Adherence Self- mô tả cắt ngang. Report Questionnaire) [2]. Bộ câu hỏi Morisky bản Địa điểm nghiên cứu: Phòng quản lý bệnh 8 tiêu chí (MMAS-8) được phát triển từ bộ câu hỏi phổi mạn tính - Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Morisky bản 4 tiêu chí (MMAS-4) và được công bố Bạch Mai. vào năm 2008. MMAS-8 có nhiều ưu điểm như dễ sử dụng, có thể áp dụng rộng rãi với các bệnh lý Thời gian nghiên cứu và phân tích số liệu: Từ khác nhau, do đó đã trở nên phổ biến, thường 04/2023 đến 08/2023. được sử dụng trong các nghiên cứu cả trong và Phương pháp thu thập số liệu dựa trên phỏng ngoài nước [3, 4]. vấn trực tiếp người bệnh tại phòng khám theo bộ Đã có những nghiên cứu trong nước thái câu hỏi phỏng vấn thống nhất. Thời gian phỏng độ thực hành và tuân thủ điều trị thuốc ở bệnh vấn từ 20- 30 phút/người bệnh. Bổ sung thêm nhân COPD điều trị ngoại trú, tuy nhiên số lượng thông tin từ hồ sơ bệnh án điều trị ngoại trú lưu những nghiên cứu trên chưa nhiều [5, 6, 7]. Do trữ tại phòng quản lý bệnh phổi mạn tính. vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục Các chỉ tiêu nghiên cứu: tiêu đánh giá khách quan về thực hành sử dụng Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân: Tuổi, giới, dụng cụ phân phối thuốc, thực trạng tuân thủ nơi cư trú, trình độ học vấn, yếu tố nguy cơ, triệu điều trị ngoại trú và các yếu tố liên quan của chứng khó thở đánh giá trên thang điểm mMRC bệnh nhân COPD tại Bệnh viện Bạch Mai. (modified Medical Research Council) [8], số đợt 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP cấp trong 1 năm (Phải nhập viện, dùng kháng 2.1. Đối tượng sinh hoặc corticosteroid đường tĩnh mạch). Bệnh nhân COPD điều trị ngoại trú, khám Đặc điểm cận lâm sàng bệnh nhân: Các và quản lý tại phòng quản lý bệnh phổi mạn chỉ số FEV1, FVC. Phân loại mức độ tắc nghẽn tính - Bệnh viện Bạch Mai. đường thở theo GOLD 2022 [15]. Trang 96 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | PHÙNG QUANG HƯNG VÀ CỘNG SỰ Kỹ năng thực hành sử dụng dụng cụ phân việc xác định tuân thủ thấp so với cao được ước phối thuốc: Đề nghị bệnh nhân sử dụng dụng tính là 93% và độ đặc hiệu là 53% [3]. cụ phun hít trực tiếp, đánh giá theo từng Phương pháp xử lý số liệu: Thống kê mô tả bước tương ứng với bảng kiểm [13] pMDI [14] đối với biến định tính: Mô tả bằng tần số và tỷ lệ (Pressurized metered dose inhaler – Bình xịt phần trăm. Đối với biến định lượng: Mô tả bằng định liều) và Respimat (Bình xịt hạt mịn). trung bình, độ lệch chuẩn. Số liệu sau khi được Thực trạng tuân thủ điều trị: Đánh giá dựa làm sạch, nhập và phân tích trên phần mềm trên thang điểm Morisky-8 mục (MMAS-8) [4]. SPSS 20.0. Đối với câu hỏi từ 1-4 và 6-8, mỗi câu trả lời 2.3. Đạo đức nghiên cứu “Không” được tính 1 điểm. Riêng đối với câu số 5, trả lời “Có” được tính 1 điểm. Điểm tuân thủ Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu của bệnh nhân là tổng điểm 8 câu hỏi. tiến cứu đều được giải thích cụ thể về mục đích nghiên cứu và đồng ý tự nguyện tham gia + Tuân thủ cao: 8 điểm. nghiên cứu. + Tuân thủ trung bình: 6-7 điểm. 3. KẾT QUẢ + Tuân thủ thấp/không tuân thủ: < 6 điểm. 3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên Sử dụng mức cắt 6, độ nhạy của nó trong cứu Bảng 1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Nam 165 89,2 Giới tính Nữ 20 10,8 Tuổi Tuổi trung bình = 69,8 ± 8,46 80 22 11,9 Tiểu học 13 7 Trung học cơ sở 94 50,8 Trình độ học vấn Trung học phổ thông 52 28,1 Đại học, cao đẳng 24 13 Sau đại học 2 1,1 Chưa bao giờ 137 74,1 Tần suất tham gia Thỉnh thoảng 39 21,1 câu lạc bộ COPD Thường xuyên 5 2,7 Tất cả các buổi 4 2,2 Thành thị 93 50,3 Nơi cư trú Nông thôn 92 49,7 Quan ngại chi phí Có quan ngại 34 18,4 điều trị Không quan ngại 151 81,6 Tổng 185 100 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 97
  4. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 Nhận xét: Bệnh nhân trong nhóm nghiên câu lạc bộ COPD chiếm tỷ lệ cao nhất với 74,1% cứu chủ yếu là nam (89,2%), độ tuổi trung bình ở nhóm bệnh nhân trả lời “chưa bao giờ tham gia là 69,8 ±8,46. Nhóm có tỷ lệ cao nhất là nhóm câu lạc bộ COPD”. Nơi cư trú gần tương đương tuổi từ 60- 80 tuổi với 78,9%. Kết quả này phù nhau giữa thành thị và nông thôn với tỷ lệ lần hợp với các nghiên cứu trước đó do bệnh phổi lượt 50,3% và 49,7%. Tỷ lệ bệnh nhân có quan tắc nghẽn mạn tính chủ yếu gặp ở người cao ngại về chi phí điều trị là 18,4%. tuổi, nam giới, liên quan đến tình trạng hút 3.2. Kỹ năng thực hành sử dụng dụng cụ thuốc lá. Trình độ học vấn chiếm tỷ lệ nhiều nhất phân phối thuốc trên nhóm nghiên cứu là Trung học cơ sở với 50,8%. Tần suất tham gia Bảng 2. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng đúng tất cả các bước dung cụ phân phối thuốc Dụng cụ phân phổi thuốc Số lượng % pMDI 55 30,1 Respimat 55 30,6 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng đúng tất cả các bước dụng cụ pMDI và Respimat lần lượt là 30,1% và 30,6%. Bảng 3. Sử dụng sai các bước khi dùng pMDI 14 (n=128) Các bước thực hiện Số lượng % Bước 1: Mở nắp hộp thuốc. * 1 0,5 Bước 2: Lắc hộp thuốc lên xuống 2-3 nhịp. * 17 9,2 Bước 3: Giữ hộp thuốc thẳng đứng, miệng ống xịt ở dưới. 13 7,0 Bước 4: Thở ra hết sức. * 112 60,5 Bước 5: Đặt miệng của ống thuốc giữa hai môi (và răng). 3 1,6 Bước 6: Hít vào sâu và ấn đầu ống thuốc. * 14 7,6 Bước 7: Nín thở 10 giây. * 45 24,3 Bước 8: Bỏ ống thuốc ra, thở ra từ từ, đóng nắp hộp thuốc. 0 0 * là các bước quan trọng trọng mà khi thực hiện sai hoặc bỏ qua sẽ không có thuốc hoặc làm giảm lượng thuốc vào phổi. Nhận xét: Thông qua đánh giá trực tiếp Tỷ lệ người bệnh mắc sai sót cao nhất ở Bước 4: cách bước sử dụng dụng cụ xịt hít của bệnh Thở ra hết sức (60,5%), tiếp theo là Bước 7: Nín nhân dựa trên bảng kiểm, khi dùng pMDI người thở 10 giây (24,3%). bệnh thường mắc sai sót ở các bước 2, 3, 4, 6, 7 trong đó có bước 2, 4, 6, 7 là các bước quan Trang 98 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  5. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | PHÙNG QUANG HƯNG VÀ CỘNG SỰ Bảng 4. Sử dụng sai các bước khi dùng Respimat (n = 125) Các bước thực hiện Số lượng % Bước 1: Giữ dụng cụ theo chiều thẳng đứng với nắp đậy màu xanh lá cây, xoay đế trong suốt theo chiều mũi tên đỏ ở nhãn thuốc cho đến khi nghe 0 0 tiếng cách. * Bước 2: Mở lắp đậy màu xanh lá cây cho đến khi bật ra hoàn toàn. 0 0 Bước 3: Thở ra từ từ cho đến khi đẩy hết không khí trong phổi ra. * 111 60 Bước 4: Ngậm môi vào đầu ống ngậm nhưng không che hết đầu thông 2 1,1 khí, hướng ống hít vào thành sau họng. * Bước 5: Hít vào chậm sâu bằng miệng đồng thời ấn nút phun thuốc. * 15 8,1 Bước 6: Tiếp tục hít vào từ từ càng lâu càng tốt, nín thở trong 10s hoặc 46 24,9 lâu hơn nếu có thể. * Bước 7: Vệ sinh đầu ống ngậm bằng khăn sạch, đậy nắp bình phun. 7 3,8 * là các bước quan trọng Nhận xét: Thông qua đánh giá trực tiếp thuốc hoặc làm giảm lượng thuốc vào phổi. Tỷ lệ cách bước sử dụng dụng cụ xịt hít của bệnh người bệnh mắc sai sót cao nhất ở Bước 3: Thở ra nhên dựa trên bảng kiểm, khi dùng Respimat hết sức (60%), tiếp theo là Bước 6: Tiếp tục hít vào người bệnh thường mắc sai sót ở các bước 3, 5, từ từ càng lâu càng tốt, nín thở trong 10s hoặc lâu 6 trong đó có bước 3, 5 là các bước quan trọng hơn nếu có thể (24,9%). mà khi thực hiện sai hoặc bỏ qua sẽ không có 3.3. Thực trạng tuân thủ điều trị trên nhóm nghiên cứu Bảng 5. Mức độ tuân thủ điều trị theo Morisky Mức độ tuân thủ điều trị Số lượng % Tuân thủ thấp (điểm < 6) 25 13,5 Tuân thủ trung bình (6 ≤ điểm < 8) 65 35,1 Tuân thủ cao (điểm ≥ 8) 95 51,4 Tổng 185 100 Nhận xét: Về xếp loại mức độ tuân thủ Bảng điểm Morisky, chỉ có 51,4% người bệnh tuân thủ tốt, còn 35,1% người bệnh tuân thủ trung bình và 13,5% tuân thủ kém. Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 99
  6. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 Bảng 6. Đặc điểm tuân thủ điều trị theo từng tiêu chí Tần số Tỷ lệ Đặc điểm theo thang điểm Morisky (n) (%) 1. Ông/bà có đôi lúc quên sử dụng thuốc không? Có 66 35,7 Không 119 64,3 2. Trong 2 tuần qua có ngày nào Ông/bà không dùng thuốc Có 10 5,4 không? Không 175 94,6 3. Ông/bà có từng bỏ hay ngưng dùng thuốc mà không báo Có 6 3,2 bác sỹ vì cảm thấy mệt khi dùng thuốc? Không 179 96,8 4. Khi Ông/bà đi du lịch, đi chơi có đôi lúc quên mang theo Có 57 30,8 thuốc không? Không 128 69,2 5. Ông/bà có dùng đủ thuốc ngày hôm qua không? Có 183 98,9 Không 2 1,1 6. Khi Ông/bà cảm thấy kiểm soát được triệu chứng của mình, Có 31 16,8 có đôi lúc không sử dụng thuốc không? Không 154 83,2 7. Ông/bà có thấy bất tiện khi phải tuân theo kế hoạch điều trị Có 3 1,6 không? Không 182 98,4 8. Ông/bà có thường xuyên thấy khó khăn khi phải nhớ dùng Có 10 5,4 (bao gồm cả cách dùng) tất cả thuốc không? Không 175 94,6 Nhận xét: Về tỷ lệ chưa tuân thủ của người cao thứ 3 là tiêu chí 6. Khi kiểm soát được triệu bệnh theo từng tiêu chí trong Bảng điểm Morisky, chứng của mình, đôi lúc bệnh nhân không sử cao nhất là tiêu chí 1. Đôi lúc quên sử dụng thuốc dụng thuốc (16,8%). Câu hỏi được người bệnh trả (35,7%), tiếp theo là tiêu chí 4. Khi đi du lịch, đi lời “Có” nhiều nhất là tiêu chí 5. Có uống đủ thuốc chơi có đôi lúc quên mang theo thuốc (30,8%), ngày hôm qua không? (98,9%). Trang 100 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  7. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | PHÙNG QUANG HƯNG VÀ CỘNG SỰ Bảng 7. Phân tích hồi quy logistic các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị Tuân thủ* Không tuân thủ* p OR Yếu tố n(%) n(%) (CI 95%) 1. Giới Nam 141 (88,1%) 23 (92%) 1,55 0,744 Nữ 19 (11,9%) 2 (8%) ( 0,34-7,1) 2. Tuổi Dưới 80 tuổi 139 (86,9%) 20 (80%) 0,6 0,358 Từ 80 tuổi trở lên 21 (13,1%) 5 (20%) (0,21-1,8) 3. Học vấn cao nhất Dưới THPT 88 (55%) 19 (76%) 2,59 Từ THPT 0,048 72 (45%) 6 (24%) (0,98-6,83) trở lên 4. Tần suất tham gia câu lạc bộ Chưa bao giờ 115 (71,9%) 22 (88%) 2,87 0,087 Thường xuyên hơn** 45 (28,1%) 3 (12%) (0,82-10,1) 5. Quan ngại về chi phí điều trị Có 30 (18,8%) 4 (16%) 1,21 1,0 Không 130 (81,3%) 21 (84%) (0,39-3,79) 6. Tỷ lệ phần trăm hiểu thông tin bác sĩ trao đổi 71,8 ± 9,7 64,8 ± 11,2 0,001 (trung bình ± SD)*** *Tuân thủ: Tuân thủ trung bình và tuân thủ cao (điểm ≥ 6). Không tuân thủ: Tuân thủ thấp (điểm < 6). ** Thường xuyên hơn: Bao gồm các mức chênh OR= 2,59 và trung bình % hiểu thông tin thỉnh thoảng, luôn luôn, tất cả các buổi trong bác sĩ trao đổi (p< 0,01). bộ câu hỏi. 4. BÀN LUẬN *** Dựa trên đánh giá của bệnh nhân tỷ 4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên lệ phần trăm hiểu thông tin bác sĩ trao đổi, từ cứu: 0-100% Nghiên cứu của chúng tôi được thực Nhận xét: Phân tích hồi quy logistic các yếu hiện trên 185 bệnh nhân, quản lý tại phòng tố liên quan tới tuân thủ điều trị thông qua so quản lý bệnh phổi mạn tính - Bệnh viện Bạch sánh tỷ lệ và kiểm định tính độc lập, nhận thấy Mai. Nhóm nghiên cứu chiếm đa phần là nam có 2 yếu tố liên quan đến tỷ lệ tuân thủ điều trị với 89,2%, độ tuổi trung bình là 69,8 ± 8,46. Kết của bệnh nhân là học vấn (p< 0,05) với tỷ suất quả này cũng tương tự một số nghiên cứu như Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 101
  8. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 của Nguyễn Hoài Thu (2016)9 trên 211 người trong bảng kiểm pMDI (60,5%) và Bước 3 trong bệnh COPD đến khám và điều trị ngoại trú tại bảng kiếm Respimat (60%). Thao tác sử dụng Bệnh viện Bạch Mai với tuổi trung bình 66,53 thuốc của người bệnh được chúng tôi đánh giá (±8,21), nam chiếm 84,4%, nữ chiếm 15,6%. trực tiếp tại thời điểm nghiên cứu, nhận định Điều này phù hợp với đặc tính sinh hoạt, hút rằng, người bệnh có xu hướng hít thuốc chứ thuốc lá chủ yếu ở nam giới cao hơn nữ giới và chưa đặt ra mục tiêu hít thuốc tối đa vào phổi đặc điểm bệnh COPD là tiến triển từ từ. Trình độ . Thông qua tư vấn, kiểm tra lại cách sử dụng học vấn chiếm tỷ lệ nhiều nhất là Trung học cơ thuốc xịt hít của bệnh nhân điều trị ngoại trú, sở với 50,8%. Nơi cư trú của đối tượng nghiên bác sĩ hoàn toàn có thể giúp cải thiện khả năng cứu là gần tương đương nhau giữa thành thị và sử dụng thuốc xịt hít của bệnh nhân [16]. nông thôn. 4.3. Thực trạng tuân thủ điều trị ngoại trú 4.2. Kỹ năng thực hành dụng cụ phân Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị theo phối thuốc của bệnh nhân COPD điều trị thang điểm Morisky 8 mục (MMAS-8), thu được ngoại trú kết quả tỷ lệ tuân thủ cao đạt 51,4%, tuân thủ Tại thời điểm tiến hành nghiên cứu, bệnh trung bình đạt 35,1%, tuân thủ thấp đạt 13,5%. nhân COPD điều trị ngoại trú thường được các Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu bác sĩ kê đơn bình xịt định liều dạng pMDI và/ của tác giả Tạ Hữu Ánh và cộng sự (2021) [5] được hoặc bình hít hạt mịn dạng Respimat. Bằng thực hiện trên 286 người bệnh điều trị COPD giám sát thực hành trực tiếp, đánh giá các bước ngoại trú ở 2 bệnh viện Lão khoa Trung Ương và sử dụng thuốc xịt hít của bệnh nhân thông qua Đống Đa với tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt bảng kiểm, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân 49,3%, bệnh nhân tuân thủ trung bình là 32,2%, thực hiện đúng tất cả các bước còn ở mức thấp bệnh nhân tuân thủ kém là 18,5%. Kết quả trên là 30,1% đối với nhóm bệnh nhân dùng pMDI và cũng cao hơn khi so sánh với nghiên cứu của 30,6% đối với nhóm bệnh nhân dùng Respimat. tác giả Trịnh Hồng Nhung và Lê Thị Diệu Hiền Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của tác (2021) [11] trên 52 bệnh nhân tại Hải Phòng giả Nguyễn Văn Thăng và cộng sự (2022) [7] thực cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị theo hiện trên 104 bệnh nhân COPD điều trị ngoại thang điểm MMAS-8 là 28,8% bệnh nhân tuân trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình với tỷ lệ thủ tốt, 38,5% có mức độ tuân thủ trung bình và bệnh nhân thực hiện đúng tất cả các bước dùng 32,7% bệnh nhân tuân thủ kém. Nghiên cứu của pMDI là 33,3%. Tuy nhiên kết quả này cao hơn tác giả Nguyễn Văn Thăng và cộng sự (2022) [7] khi so sánh với nghiên cứu nước ngoài khác như tại Thái Bình cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị cao nghiên cứu của Francisca Leiva-Fernández [10]: đạt 54,2%, trung bình đạt 40,2%, thấp đạt 5,6%. 25% người mắc COPD thực hiện đúng kỹ thuật Nghiên cứu của Tamas (2011) [12] và cộng sự sử dụng thuốc dạng hít. Nguyên nhân được đặt trên 170 người bệnh COPD điều trị ngoại trú có ra có thể do tại các thời điểm nghiên cứu khác 58,2% báo cáo tuân thủ tối ưu. Nghiên cứu của nhau, số lượng bệnh nhân mới được tham gia Maria Montes de Oca và cộng sự [17] trên 795 thêm vào chương trình quản lý khác nhau. Ở bệnh nhân COPD ở 7 nước châu Mỹ Latin cho nhóm bệnh nhân này, khi mới tiếp xúc sử dụng kết quả 54,1% bệnh nhân tuân thủ tốt. Như vậy dụng cụ phân phối thuốc, do chưa quen nên tỷ nghiên cứu của chúng tôi có kết quả thấp hơn lệ thực hiện sai cao hơn. Trong các bước sử dụng các nghiên cứu trên. Có sự khác biệt về kết quả thuốc, người bệnh thường hay mắc sai sót nhiều giữa các nghiên cứu, tuy nhiên mức độ chênh nhất ở bước thở ra hết sức, tương ứng với Bước 4 lệch không phải quá nhiều. Giả thuyết được đặt Trang 102 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  9. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | PHÙNG QUANG HƯNG VÀ CỘNG SỰ ra là do chương trình quản lý bệnh ngoại trú tại 4.3. Các yếu tố liên quan tới tuân thủ các bệnh viện là khác nhau, tuổi trung bình và điều trị đối tượng khám bệnh là khác nhau, kèm với đó Phân tích hồi quy logistic các yếu tố liên quan là sai số khi bệnh nhân nhớ lại hoặc đánh giá tới tuân thủ điều trị, nhận thấy có 2 yếu tố liên chủ quan của bệnh nhân khi đối diện với nhân quan đến tỷ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân viên y tế, tuy nhiên bộ câu hỏi Morisky-8 vẫn là là học vấn (p< 0,05) với tỷ suất chênh OR=2,59 và một công cụ hữu ích đề đánh giá tuân thủ điều trung bình % hiểu thông tin bác sĩ trao đổi (p< trị các bệnh mãn tính. Do vậy, các nghiên cứu 0,01). Như vậy đối với nhóm bệnh nhân có học khác nhau dùng cùng một bộ câu hỏi Morisky-8 vấn cao nhất từ Trung học phổ thông (THPT) trở để đánh giá vẫn sẽ cho ý nghĩa và giá trị tham lên, tỷ lệ tuân thủ điều trị cao gấp 2,59 lần so với khảo lớn. Nghiên cứu của chúng tôi đã sửa đổi nhóm bệnh nhân có học vấn cao nhất từ THPT trở một phần bộ câu hỏi Morisky-8 để phù hợp với xuống. Điều này có thể do nhóm bệnh nhân có việc tuân thủ điều trị chủ yếu là thuốc hít xịt ở học vấn cao nhất từ THPT trở lên thường dễ tiếp người bệnh COPD. Việc sửa đổi đã được kiểm cận với các phương tiện thông tin truyền thông chứng và sử dung ở các nghiên cứu trong và (báo đài, internet,..) hơn, do đó có nhận thức tốt ngoài nước [7,11,12]. hơn về tuân thủ điều trị ảnh hưởng tới tình trạng bệnh. Cùng với đó, việc trao đổi giữa bác sĩ và Lý do không tuân thủ điều trị chiếm tỷ lệ bệnh nhân cũng mang lại lợi ích rất rõ rệt trong cao nhất là “Đôi lúc quên sử dụng thuốc” 35,7%, việc cải thiện tuân thủ điều trị. tiếp theo là “Khi đi du lịch, đi chơi có đôi lúc quên mang theo thuốc” 30,8%, cao thứ 3 là “Khi 5. KẾT LUẬN kiểm soát được triệu chứng của mình, đôi lúc - Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân không sử dụng thuốc” 16,8%. Kết bệnh nhân dùng sai kỹ thuật các dụng cụ phân quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu của phối thuốc còn cao cả với pMDI và Respimat, lần tác giả Nguyễn Văn Thăng và cộng sự (2022) [7] lượt là 69,9% và 69,1%. Trong các bước thực hiện tại Thái Bình với lý do không tuân thủ chiếm tỷ sai, bước có tỷ lệ sai nhiều nhất là “Thở ra hết lệ cao nhất là “Khi đi du lịch hoặc ra khỏi nhà, sức” ở cả hai loại dụng cụ phân phối thuốc. đôi lúc có quên mang thuốc” (19,6%), tiếp đến là - Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị theo “Cảm thấy bất tiện khi phải tuân theo kế hoạch thang điểm Morisky 8 mục, thu được kết quả tỷ điều trị” (13,1%); xếp thứ 3 là “Đôi lúc quên sử lệ tuân thủ cao đạt trên 50%. Lý do không tuân dụng thuốc” (11,2%). Trong nghiên cứu của thủ điều trị chiếm tỷ lệ cao nhất là “Đôi lúc quên Tamas Agh [12], hai nguyên nhân phổ biến dẫn sử dụng thuốc” với 35,7%. Phân tích các yếu tố tới bệnh nhân không tuân thủ là “quên thuốc” liên quan tới tuân thủ điều trị cho thấy học vấn và “ngừng thuốc khi cảm thấy mệt hơn khi dùng cao nhất và trung bình % hiểu thông tin bác sĩ thuốc”. Điều này có thể được khắc phục bằng sự trao đổi có ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị. hỗ trợ nhắc nhở thường xuyên của người nhà và - Như vậy, đơn vị quản lý ngoại trú có vai nhân viên y tế đề giúp bệnh nhân tuân thủ điểu trò hết sức quan trọng trong hướng dẫn người trị được tốt hơn. Cùng với đó là giáo dục điều trị, bệnh sử dụng dụng cụ phân phổi thuốc, để việc không chỉ bệnh nhân và cả với người nhà bệnh sử dụng thuốc được tối ưu hóa, cùng với đó giúp nhân, tránh trường hợp bệnh nhân cảm thấy đỡ bệnh nhân nâng cao mức độ tuân thủ điều trị, khó thở nên tự ý dừng thuốc xịt hít được bác sĩ bao gồm trao đổi, giáo dục điều trị với cả bệnh kê đơn. nhân và người nhà. Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 103
  10. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO 10. F Leiva-Fernández, J Leiva-Fernández, F 1. Osterberg L., Blaschke T. (2005), “Adherence Zubeldia-Santoyo, A García-Ruiz, D Prados- to medication”, New England Journal of Torres, P Barnestein-Fonseca. Efficacy of two Medicine, 353 (5), pp. 487-497. educational interventions about inhalation techniques in patients with chronic obstructive 2. George J, Kong D.C, Thoman R, Stewart K pulmonary disease (COPD). TECEPOC: study (2005), “Factors associated with medication protocol for a partially randomized controlled nonadherence in patients with COPD”, Chest, trial (preference trial). Trials. May 21 2012;13:64. 128(5), pp. 3198-3204. doi:10.1186/1745-6215-13-64. 3. Morisky DE, Ang A, Krousel-Wood M, Ward 11. Trịnh Hồng Nhung, Lê Thị Diệu Hiền. Thực H (2008), “Predictive Validity of a Medication trạng tuân thủ sử dụng thuốc ngoại trú ở Adherence Measure for Hypertension Control”, bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn Journal of Hypertension, 10(5), pp. 348-354. tính điều trị tại bệnh viện Việt Tiệp năm 2019- 4. Morisky DE, DiMatteo MR (2011), 2020. Tạp chí Y học Việt Nam Tập 503-tháng “Improving the measurement of self-reported 6-Số đặc biệt 2021. medication nonadherence: Final response.”, J 12. T Ágh, A Inotai, Á Mészáros. Factors Clin Epidemio, 64, pp. 258-263. associated with medication adherence in 5. Tạ Hữu Ánh, Nguyễn Ngọc Tâm, Nguyễn Thị patients with chronic obstructive pulmonary Thanh Huyền (2021), “Đánh giá thực trạng disease. Respiration. 2011;82(4):328-34. tuân thủ điều trị ở bệnh nhân bệnh phổi tắc doi:10.1159/000324453 nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú”, Tạp chí Y 13. Bộ y tế (2018). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị học Việt Nam, số 2(508), tr 213-217. bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Phụ lục 4: Cách 6. Phan Thanh Thủy, Vũ Văn Giáp, Lê Thị Tuyết sử dụng các dụng cụ phân phối thuốc, Tr 60. Lan, Nguyễn Viết Nhung, Ngô Quý Châu 14. Vallorz, Ernest et al. “Pressurized Metered Dose (2022), “Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị Inhaler Technology: Manufacturing.” AAPS bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại đơn vị PharmSciTech vol. 20,5 177. 29 Apr. 2019, quản lý ngoại trú Bệnh viện Phổi Thanh Hóa”, doi:10.1208/s12249-019-1389-9. Tạp chí Y học lâm sàng, số 129, tr 57-64. 15. GOLD. Global strategy for the diagnosis, 7. Nguyễn Văn Thăng, Chu Thị Hạnh (2022), management, and prevention of chronic “Đánh giá tuân thủ điều trị và tìm hiểu một số obstructive pulmonary disease http:// yếu tố liên quan của người bệnh COPD điều trị https://staging.goldcopd.org/, 2022 ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình”, Tạp chí Y học lâm sàng, số 129, tr 101-108. 16. Nguyễn Thành Hải, et al. “Vai trò của dược sĩ lâm sàng trong cải thiện kỹ thuật sử dụng các 8. Richards, Jeremy B.. “Calculated decisions: thuốc dạng hít ở bệnh nhân COPD.” Journal of mMRC (Modified Medical Research Council) 108-Clinical Medicine and Phamarcy (2021). Dyspnea Scale.” Emergency medicine practice vol. 19,Suppl 10 1-2. 25 Oct. 2017. 17. Montes de Oca M, Menezes A, Wehrmeister FC, et al. Adherence to inhaled therapies of 9. Nguyễn Hoài Thu. Nghiên cứu tuân thủ điều COPD patients from seven Latin American trị và kĩ thuật sử dụng các thuốc dạng hít trên countries: The LASSYC study. PLoS One. bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại 2017;12(11):e0186777. Published 2017 Nov bệnh viện Bạch Mai. Đại học Dược Hà Nội 15. doi:10.1371/journal.pone.0186777 2016. 55. Trang 104 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  11. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | TẬP 1 | 2023 | PHÙNG QUANG HƯNG VÀ CỘNG SỰ Abstract PRACTICAL SKILLS IN USING DRUG DISTRIBUTION INSTRUMENTS AND CURRENT STATUS OF COMPLIANCE WITH OUTPATIENT TREATMENT OF PATIENTS WITH CHRONIC OBSTRUCTION PULMONARY DISEASE AT BACH MAI HOSPITAL For the effective outpatient management of chronic obstructive pulmonary disease (COPD), instructing patients in the correct use of drug delivery devices as well as improving treatment compliance is one of the key goals. latch. Many questionnaires to assess compliance are used, of which the Morisky Medication Adherence Scale (MMAS-8) is used in many studies. Objectives: 1) Assess practical skills in using drug delivery equipment through a checklist. 2) Describe the current status of COPD treatment adherence through the MMAS-8 scale. 3) Assess the relationship between treatment compliance and other factors. Methods: Patients with a confirmed diagnosis of COPD monitored and managed at the chronic lung disease management department - Bach Mai Hospital during April 2023-August 2023. Results: 185 patients were included in the study, of which the proportion of patients using the inhaler correctly through all steps in the checklist was 30.1% for pMDI and 30.6% for Respimat. The rate of treatment compliance calculated according to the MMAS-8 scale is high at 51.4%, average at 35.1%, low at 13.5%. Two factors related to patient compliance with treatment are education level and average % understanding of information exchanged by the doctor. Conclusion: The rate of misuse of drug delivery devices is still high, the step with the highest rate of error is “inhale fully”. The rate of treatment compliance calculated according to the MMAS-8 scale is still limited. This raises an issue that requires attention in instructing patients to use drug delivery devices, as well as providing treatment education to both patients and family members. Keywords: Adherence, COPD, chronic obstructive pulmonary disease, Morisky-8, drug delivery device. Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 105
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2