intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật khai thác và thuần dưỡng cá hỏa tiễn (Balantiocheilos melanopterus)

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

98
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một trong những loài cá cảnh được yêu thích với dáng vẻ bơi lội nhanh nhẹn, hoạt động tích cực là cá hỏa tiễn Balantiocheilos melanopterus, mặc dù đây là loài cá rất hiền lành, nhút nhát. Cá hỏa tiễn là cá cảnh thuộc bộ Cypriniformes, họ Cyprinidae, có tên khoa học là Balantiocheilos melanopterus, sở dĩ chúng có tên gọi là cá hỏa tiễn vì có hình dạng cân đối, thon dài và bơi lội cực kỳ nhanh nhẹn, lao vút như mũi tên trong nước. Ngoài ra, cá còn có tên Tiếng Anh là Bala shark vì hình dạng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật khai thác và thuần dưỡng cá hỏa tiễn (Balantiocheilos melanopterus)

  1. Kỹ thuật khai thác và thuần dưỡng cá hỏa tiễn (Balantiocheilos melanopterus) Một trong những loài cá cảnh được yêu thích với dáng vẻ bơi lội nhanh nhẹn, hoạt động tích cực là cá hỏa tiễn Balantiocheilos melanopterus, mặc dù đây là loài cá rất hiền lành, nhút nhát. Cá hỏa tiễn là cá cảnh thuộc bộ Cypriniformes, họ Cyprinidae, có tên khoa học là Balantiocheilos melanopterus, sở dĩ chúng có tên gọi là cá hỏa tiễn vì có hình dạng cân đối, thon dài và bơi lội cực kỳ nhanh nhẹn, lao vút như mũi tên trong nước. Ngoài ra, cá còn có tên Tiếng Anh là Bala shark vì hình dạng vây đuôi của chúng rất giống với cá mập. Đặc điểm môi trường sống: thích hợp ở môi trường có nhiệt độ 25 – 270C, pH 6 – 7,5, tuy là cá nước ngọt nhưng chúng có thể sống bình thường ở độ mặn 2 – 6‰. Cá xuất hiện ở các thủy vực nước chảy lẫn nước tĩnh, cả ở các con sông lớn lẫn trong ao hồ. Tuy nhiên, cá chỉ xuất hiện phổ biến ở Thái Lan và một số nước như Borneo, Sumatra, Malaysia,… Ở Việt Nam, cá cũng xuất hiện ở các sông rạch miền Nam thuộc nhánh sông Mekong như ở Châu Đốc, nhưng thường rất hiếm và
  2. thường được đánh bắt chung với các loài cá kinh tế khác. Cá có kích cỡ chiều dài thân trên 8cm sẽ có màu sắc đặc trưng, màu đậm và đẹp. Do sản lượng thấp nên khó xác định rõ mùa vụ và cá được thu mua từ nhiều nơi. Ngư cụ thường sử dụng để khai thác cá là lưới đáy và chài, thời điểm xuất hiện cá thường xuyên hơn là vào cuối mùa mưa, khoảng tháng 9, 10 âm lịch. Cá rất nhạy cảm với ánh sáng và tiếng động. Khi có ánh sáng mạnh, cá sẽ dồn cả đàn vào góc bể có ánh sáng nhẹ hơn hoặc khi nghe tiếng động mạnh, cá rất dễ bị hoảng hốt, lao vào thành bể hay phóng lên khỏi mặt nước, lao ra khỏi bể. Khi bị hoảng hốt, màu sắc cá nhạt dần đi, các viền đen của các vây nhạt dần. Do đó, bể nuôi cần được thiết kề đủ rộng và đặt nơi có ánh sáng vừa phải hoặc những nơi có thời gian chiếu sáng thấp, có thể sử dụng đèn neon nếu bể đặt trong nhà. Cá khi mới đưa về được phân loại theo sức khỏe. Đối với cá khỏe được tắm trong dung dịch nước muối 2‰ để phòng bệnh, mỗi ngày tắm 1 lần. Đối với cá bị xây xát nhiều được nuôi riêng và tắm trong dung dịch nước muối 5 hòa với Tetracycline 250mg/ 10L nước, tắm mỗi ngày 2 lần, sau 10 ngày cá sẽ trở lại bình thường. Trong quá trình thuần dưỡng, cá được nuôi trong bể có nắp đậy bằng kẽm, bố trí sục khí liên tục. Thay nước mỗi ngày 1 lần, mỗi lần thay 1/3 đến 1/2 lượng nước trong bể. Trong bể có bố trí thủy thảo, rong rêu, hòn non bộ để tạo môi trường gần với thiên nhiên, tạo cảm giác an toàn cho cá. Ngoài ra, ở những phần bể có ánh sáng mạnh và có nhiều người qua lại, có thể che giấy một phần bể để tạo vùng giả tối giúp cá dạn dĩ hơn. Đây là loài cá ăn động vật, đặc biệt chúng rất thích ăn mồi sống di động. Thức ăn có thể sử dụng trong quá trình nuôi là cá con, cung quăng, trùn chỉ, tép bò. Ở cỡ nhỏ, cá ăn nhiều cung quăng, trùn chỉ, càng lớn cá càng thích ăn cá con. Khi cá đạt cỡ trên 8cm cho ăn cá con là thích hợp nhất
  3. để có thể thỏa mãn cả hai điều kiện về màu sắc và tăng trưởng của cá. Trong môi trường bể kính, cá hoạt động chủ yếu ở tầng giữa và đáy. Do đó, có thể nuôi ghép cá hỏa tiễn với các loài cá khác để tạo sinh động cho bể như cá ông tiên (Pterophyllum scalare), cá nàng hai (Notopterus chitala), cá vàng (Carassius auratus), cá tỳ bà đốm (Hypostomus punctatus)... Read more: Kỹ thuật khai thác và thuần dưỡng cá hỏa tiễn (Balantiocheilos melanopterus) | Sinhvatcanh.org
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2