intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lao động - việc làm của Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

20
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đề cập đến những cơ hội và thách thức về lao động - việc làm của Việt Nam khi tham gia TPP, từ đó đưa ra một số khuyến nghị về chính sách đối với Chính phủ và các cơ quan chức năng liên quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lao động - việc làm của Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

  1. LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) ThS. Hoàng Thị Huệ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là Hiệp định thương mại tự do giữa các nước ở ven hai bờ Thái Bình Dương, mục tiêu tiến tới loại bỏ từ 90% trở lên các rào cản về thuế quan cho hàng hóa, dịch vụ của đối tác tham gia hiệp định. Việt Nam kỳ vọng sẽ được hưởng lợi từ TPP, nhưng cũng có không ít khó khăn, thách thức đang chờ đợi ở phía trước. Khi hiệp định được ký kết, một số lượng lớn lao động tay nghề cao từ các nước sẽ gia nhập vào thị trường lao động nước ta tạo nên cuộc cạnh tranh với lao động trong nước. Bài viết đề cập đến những cơ hội và thách thức về lao động - việc làm của Việt Nam khi tham gia TPP, từ đó đưa ra một số khuyến nghị về chính sách đối với Chính phủ và các cơ quan chức năng liên quan. Từ khóa: Lao động - việc làm Việt Nam, TPP. 1. Đặt vấn đề Kể từ khi bắt đầu tiến hành đổi mới vào cuối những năm 1980, Việt Nam đã liên tục theo đuổi hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Nhiều văn kiện chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nhập quốc tế như một phương tiện để phát triển đất nước (Lê Hồng Hiệp, 2015). Gần đây nhất, vào tháng 4 năm 2013, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, khẳng định “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” (CPV, 2013). Những định hướng như vậy đã dẫn tới chính sách thương mại quốc tế khá tự do của Việt Nam trong hơn hai thập niên qua. Chỉ dấu quan trọng của chính sách này là sự theo đuổi quyết liệt của Việt Nam đối với các hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương lẫn song phương với nhiều đối tác khác nhau. Cùng với quá 393
  2. trình toàn cầu hóa, nội dung và phạm vi của các hiệp định thương mại tự do ngày càng được mở rộng. Nếu như trong giai đoạn đầu, các FTAs chủ yếu quy định về thương mại truyền thống như việc giảm thiểu hàng rào thương mại như thuế quan, quota, hải quan thì dần dần FTA chứa đựng các quy định nhằm bảo đảm cạnh tranh lành mạnh như sở hữu trí tuệ, đầu tư. Các FTA thế hệ mới tiếp tục mở rộng phạm vi điều chỉnh đến những vấn đề không liên quan trực tiếp đến thương mại truyền thống như lao động và môi trường (Phạm Trọng Nghĩa, 2015). Và Hiệp định TPP được cho là FTA thế hệ mới, là khuôn mẫu của thế kỷ XXI, có phạm vi vừa sâu về nội dung cam kết vừa rộng về phạm vi và lĩnh vực cam kết, đồng thời cũng là Hiệp định có các điều khoản về lao động chặt chẽ nhất so với tất cả các FTA trong lịch sử. Đối với Việt Nam, trong tổng số 14 FTA mà Việt Nam tham gia, Hiệp định TPP là FTA đầu tiên có chương riêng về lao động. Tuy nhiên cam kết mạnh mẽ về lao động trong TPP sẽ làm tăng chi phí về nhân công và có tác động mạnh đến khả năng cạnh tranh của các nước đang phát triển. Việt Nam là nước kém phát triển nhất trong TPP, là nước xuất khẩu dựa vào hàng hóa thâm dụng lao động cao với lợi thế về lao động rẻ (Phạm Trọng Nghĩa, 2015). Do đó, trong ngắn hạn, việc chấp nhận các tiêu chuẩn cao của Hiệp định TPP về lao động sẽ khó tránh khỏi những tác động bất lợi cho Việt Nam trong cạnh tranh quốc tế. Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu các cam kết về lao động trong Hiệp định TPP, đánh giá những cơ hội và thách thức của lao động - việc làm Việt Nam, từ đó khuyến nghị một số giải pháp phù hợp là hết sức cần thiết. 2. TPP và nội dung cam kết về lao động của Việt Nam Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans- Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - TPP) là Hiệp định thương mại tự do nhiều bên, được ký kết với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Có 12 nước tham gia vào đàm phán TPP, bao gồm: New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản. 394
  3. Bảng 1. Việt Nam và các nước thành viên TPP Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng GDP danh GDP đầu xuất khẩu nhập khẩu FDI của nghĩa 2014 người 2014 của Việt của Việt Việt Nam (tỉ US$) (tỉ US$) Nam (%) Nam (%) (%) Australia 1.454 61.887 1,9 1,3 0,7 Brunei 17 41.344 0,0 0,0 0,6 Darussalam Canada 1.787 50.271 1,5 0,3 1,9 Chi Lê 258 14.528 0,4 0,2 0,0 Nhật Bản 4.601 36.194 8,7 8,7 14,3 Mexico 1.283 10.230 1,0 0,3 0,0 Malaysia 327 10.933 2,3 2,5 4,1 New Zealand 188 42.409 0,2 0,2 0,0 Peru 203 6.551 0,1 0,0 0,0 Singapore 308 56.287 2,1 3,8 12,6 Hoa Kỳ 17.419 54.629 20,6 4,8 4,2 Việt Nam 186 2.052 Tổng số 38,8 22,2 38,3 Nguồn: The World Bank (2015) TPP được coi là Hiệp định thương mại của thế kỷ XXI và là một trong những cuộc đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) lớn nhất trên thế giới. Các nước thành viên TPP có tổng GDP là 28 nghìn tỷ USD, tương đương 36% GDP toàn cầu, và chiếm trên 25% tổng thương mại toàn thế giới (The World Bank, 2015) (xem Bảng 1) Cho đến nay, hầu hết các phân tích đều có xu hướng đồng tình rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi đáng kể từ TPP (Bloomberg, 2015; The World Bank, 2015; David Vanzetti and Pham Lan Huong, 2014; Lê Hồng Hiệp, 2015). Một số thậm chí còn cho rằng Việt Nam có thể nổi lên thành “người hưởng lợi lớn nhất” trong số các nước thành viên TPP (Bloomberg, 2015). Minor và cộng sự (2015) ước tính TPP có thể bổ sung thêm 8% GDP, 17% giá trị xuất khẩu thực tế và 12% 395
  4. lượng tích lũy tài sản trong vòng 20 năm tới cho Việt Nam (The World Bank, 2015). Trong khi đó, hãng nghiên cứu Eurasia Group tuyên bố rằng đến năm 2025 GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm 11%, tương đương 36 tỷ USD, so với khi không có hiệp định thương mại này (Eurasia Group, 2015, tr. 8). TPP quy định các tiêu chuẩn về tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, bên cạnh đó TPP còn bao gồm các vấn đề liên quan đến lao động. Chương 19 của Hiệp định TPP quy định về lao động, gồm 15 điều và được đánh giá là Hiệp định có các điều khoản về lao động chặt chẽ nhất so với tất cả FTA trong lịch sử. Trong đó, các quốc gia thành viên khẳng định cam kết thực thi nghĩa vụ là thành viên ILO và các nghĩa vụ nêu trong Tuyên bố về các Nguyên tắc cơ bản và các Quyền tại nơi làm việc (Tuyên bố năm 1998 của ILO); không sử dụng các tiêu chuẩn về lao động nhằm mục đích bảo hộ thương mại. Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ bảo đảm trong pháp luật và thực tế quy định về điều kiện làm việc có thể chấp nhận được về tiền lương tối thiểu, thời giờ làm việc và an toàn vệ sinh lao động. Việc vi phạm các cam kết về lao động có thể dẫn đến việc bị áp dụng chế tài thương mại… Bên cạnh đó Hiệp định quy định cụ thể về nguyên tắc, nội dung và cơ chế hợp tác về lao động. 3. Cơ hội và thách thức của lao động - việc làm Việt Nam khi tham gia TPP 3.1. Cơ hội Tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động Khi TPP có hiệu lực, cơ hội tiếp cận của hàng hóa có xuất xứ Việt Nam đứng trước cơ hội tiếp cận các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Canada... với thuế nhập khẩu bằng 0%. Kết hợp với các cam kết rõ ràng hơn về cải thiện môi trường đầu tư và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, TPP sẽ góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nhất là từ các tập đoàn lớn. Nếu biết tận dụng thời cơ này, Việt Nam sẽ hưởng lợi từ làn sóng đầu tư mới, tạo ra nhiều công ăn việc làm, hình thành năng lực sản xuất mới để tận dụng các cơ hội xuất khẩu và tham gia các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu. TPP cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, trong đó tập trung vào các ngành, lĩnh vực như: may mặc, giày da, thủy hải sản, lắp ráp thiết bị điện tử ... 396
  5. Điều kiện làm việc và tiền lương/thu nhập của người lao động có xu hướng được cải thiện Trong xu thế hội nhập và chiều hướng phát triển hiện nay, khi gia nhập TPP, với tầm nhìn lâu dài và tổng thể, tiền lương và thu nhập của người lao động có xu hướng được cải thiện tốt hơn. Việc các nước thành viên FTA nhất là TPP, phải thực thi các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc, cũng như thực hiện quyền của người lao động, các tổ chức xã hội dân sự, tiêu chuẩn lao động, tự do hiệp hội - công đoàn, đặc biệt là về những điều kiện tối thiểu: an toàn vệ sinh lao động, tiền lương tối thiểu, thời giờ làm việc và nghỉ ngơi,... theo tuyên bố năm 1998 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO - mà Việt Nam là thành viên), sẽ giúp nâng cao điều kiện làm việc, tái sản xuất sức lao động và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Người lao động sẽ có cơ hội cải thiện các quyền lợi hợp pháp của mình cả về thu nhập tối thiểu, môi trường làm việc và môi trường sống, cũng như về hiệp hội và công đoàn, kể cả tìm kiếm cơ hội việc làm mới trong nước hoặc ở các nước thành viên TPP. Người lao động có cơ hội học tập, nâng cao trình độ, lựa chọn môi trường làm việc phù hợp Tham gia TPP cũng đồng nghĩa với việc sức ép cạnh tranh giữa các ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ lớn hơn, điều này cũng góp phần tạo điều kiện để thị trường lao động phát triển. Thông qua đó, góp phần tạo động lực thúc đẩy lao động phải phấn đấu nâng cao trình độ, kỹ năng và ý thức lao động đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Ngoài ra, TPP làm tăng cơ hội để người lao động tiếp cận trực tiếp với nền sản xuất hiện đại, với trình độ và kinh nghiệm quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh tiên tiến của thế giới, qua đó góp phần nâng cao trình độ, kỹ năng, tác phong lao động, kiến thức tổ chức, quản lý của người lao động. Bên cạnh đó khi tham gia TPP thì lực lượng lao động sẽ được di chuyển tự do hơn. Bản thân lao động Việt Nam sẽ chịu cạnh tranh gay gắt từ nguồn lao động các nước trong nội khối. Ngược lại, lượng lao động Việt Nam xuất khẩu sang các nước cũng ở mức cao. Đây chính là điều kiện tốt để lao động có trình độ cao của Việt Nam lựa chọn môi trường làm việc phù hợp. 3.2. Thách thức Thách thức về chất lượng nguồn nhân lực Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật là tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững, thu nhập cao và đáp ứng 397
  6. được yêu cầu của hội nhập. Tuy nhiên tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo ở nước ta vẫn còn là một con số quá khiêm tốn (Hình 1). Chỉ tính riêng năm 2014 thì trong tổng số 52,7 triệu người có việc làm của cả nước, chỉ có 9,6 triệu người có việc làm được đào tạo, chiếm 18,2% tổng số người có việc làm. Ngược lại, hiện cả nước có hơn 43,1 triệu người (chiếm 81,8% người có việc làm) chưa được đào tạo để đạt một trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) nào đó. Lực lượng lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp, cùng sức ép cạnh tranh có thể khiến nhiều doanh nghiệp phá sản trong môi trường chung TPP, đó là những rủi ro về lao động - việc làm mà chúng ta phải đối mặt. Nguồn: Tổng cục Thống kê So với một số nước thành viên TPP thì chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng rất đáng lo ngại. Theo Ngân hàng Thế giới thì nguồn nhân lực của nước ta đang thấp về tính cạnh tranh so với một số nước thành viên TPP. Nếu lấy thang điểm 10 là cao nhất thì chỉ số tổng hợp của nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ là 3,79 trong khi đó Malaysia là 5,59; Singapore là 6,81; Nhật Bản là 6,5. Mức độ sẵn có về lao động có chất lượng cao của Việt Nam chỉ đạt 3,25 điểm trong thang điểm 10. Đáng lo ngại nhất là sự thành thạo về tiếng Anh và công nghệ cao của người lao động nước ta chỉ đạt 2,62 và 2,50 điểm; xếp hạng cuối trong danh sách trên (xem Bảng 2). 398
  7. Bảng 2. Chỉ số chất lượng giáo dục ở một số nước thành viên TPP (thước đo 10 điểm) Chỉ số tổng hợp về chất Sự thành thạo Sự thành thạo Tên nước lượng giáo dục và nguồn về tiếng Anh công nghệ cao nhân lực Singapore 6,81 8,33 7,83 Nhật Bản 6,50 3,50 7,50 Malaysia 5,59 4,00 5,50 Việt Nam 3,79 2,62 2,50 Nguồn: World Bank (2013) Về kỹ năng và thái độ: Không chỉ hạn chế về trình độ chuyên môn kỹ thuật mà lao động Việt Nam cũng không được đánh giá cao về kỹ năng. Ngân hàng Thế giới (2012) đã công bố kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng các kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp đại học so với yêu cầu của nhà tuyển dụng tại 7 quốc gia Đông Á trong đó có Việt Nam thì thái độ làm việc được đánh giá ở mức thiếu hụt nghiêm trọng, các kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết vấn đề thiếu hụt lớn. Khảo sát của ILSSA- Manpower năm 2013 cũng cho thấy tình hình tương tự, gần 30% doanh nghiệp FDI gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động trực tiếp và nhân viên văn phòng; ý thức về chất lượng và đúng giờ/đáng tin cậy là những kỹ năng thiếu hụt lớn nhất, với khoảng 30%, trong nhóm lao động trực tiếp và quản đốc phân xưởng; những kỹ năng thiếu hụt tiếp theo là khả năng thích nghi với những thay đổi, khả năng làm việc nhóm, khả năng nhận biết tiếp thu và ứng dụng công nghệ mới, kỹ năng máy tính cơ bản… Về thể lực: Tình trạng thể lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình kém, cả về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai, chưa đáp ứng được cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế. Đến nay, nam thanh niên Việt Nam cao khoảng 163,7cm, nữ cao 153,4cm nhưng so với chuẩn quốc tế, chiều cao trung bình của thanh niên nam 18 tuổi vẫn kém 13,1cm và nữ kém 10,7cm. Chiều cao trung bình người Việt Nam hiện nay thấp nhất khu vực - nam thanh niên Việt Nam thấp hơn Nhật Bản 8cm, Thái Lan 6cm, nữ Việt Nam kém nữ Nhật Bản 4cm và Thái Lan là 2cm (Lê Thị Hồng Điệp, 2014). 399
  8. Nhấn mạnh lại rằng khi tham gia TPP thì lực lượng lao động sẽ được di chuyển tự do hơn do vậy bản thân lao động Việt Nam sẽ chịu cạnh tranh gay gắt từ nguồn lao động các nước trong nội khối. Với những hạn chế vừa nêu sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho lao động Việt Nam khi cạnh tranh với lao động các nước khác khi chúng ta tham gia TPP. Thách thức về việc làm và chất lượng việc làm Chuyển dịch cơ cấu việc làm chậm, không theo kịp chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giai đoạn 2001-2013, tốc độ tăng trưởng việc làm bình quân ở thành thị đạt 4,8% trong khi ở nông thôn chỉ là 1,8%, hệ số co dãn việc làm chung chỉ đạt mức trung bình 0,28, tức là khi GDP tăng thêm 1% thì việc làm chỉ tăng 0,28%. Thậm chí, năm 2013, hệ số co dãn việc làm còn thấp hơn mức trung bình, chỉ đạt 0,27% (Lê Thị Hồng Điệp, 2014). So với các nước trong khu vực, hệ số co dãn việc làm còn thấp, hay tăng trưởng chưa tạo ra nhiều việc làm và đem lại lợi ích cho người lao động. Việc làm vẫn tiếp tục bị dồn nén trong khu vực nông nghiệp với năng suất thấp, năm 2011 tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 48,4% thì đến quý 2/2015 tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn chiếm đến 44,7% (xem Bảng 3). Bảng 3. Phân bố phần trăm lao động có việc làm theo nhóm ngành kinh tế Đơn vị: % Nông, lâm, Công nghiệp và Năm Dịch vụ thuỷ sản xây dựng 2011 48,4 21,3 30,3 2012 47,4 21,2 31,4 2013 46,8 21,2 32,0 2014 46,3 21,3 32,4 Quý 2/2015 44,7 22,1 33,2 Nguồn: Tổng cục Thống kê Chuyển dịch việc làm từ nông thôn ra đô thị cũng không thuận lợi. Tính đến thời điểm quý 2/2015 thì khu vực thành thị có 15,73 triệu người có việc làm, giảm 663 nghìn người so với quý 1/2015, khiến cho tỷ trọng việc làm khu vực thành thị trong tổng việc làm giảm từ 31,26% quý 1/2015 xuống còn 29,94% quý 2/2015. Khu vực nông thôn có 36,81 triệu người có việc làm, tăng 766 nghìn người so với quý 1/2015, khiến cho tỷ trọng việc làm khu vực nông thôn tăng từ 400
  9. 68,74% quý 1/2015 lên 70,06% quý 2/2015 (xem Bảng 4). Tham gia TPP sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ di chuyển lao động từ nông thôn tới thành phố và các khu công nghiệp do vậy sức ép về việc làm ở các khu đô thị sẽ tăng lên. Với tình trạng chuyển dịch lao động chậm chạp như hiện nay thì vấn đề mất cân bằng giữa cung và cầu lao động sẽ có nguy cơ trở nên trầm trọng hơn dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp có nguy cơ tăng cao. Bảng 4. Cơ cấu lao động theo thành thị/nông thôn Đơn vị: triệu người 2014 2015 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Cả nước 52,83 53,26 53,44 42,43 52,53 Thành thị 15,55 15,81 15,88 16,39 15,73 Nông thôn 37,29 37,45 37,56 36,04 36,81 Nguồn: Tổng cục Thống kê Chất lượng việc làm thấp: Quý 2/2015, lao động tự làm việc và lao động gia đình không hưởng lương, với đặc trưng là việc làm không bền vững và dễ bị tổn thương, vẫn là hai nhóm lao động chủ đạo của nền kinh tế. Mặc dù có biến động nhẹ về tỷ trọng lao động tự làm (giảm) và lao động gia đình không hưởng lương (xu hướng tăng), nhưng nhìn chung tỷ trọng nhóm lao động dễ bị tổn thương trong tổng số người có việc làm vẫn cao (chiếm 58,32%) (xem Bảng 5). Bảng 5. Cơ cấu lao động theo vị thế việc làm Đơn vị: % Qúy Vị thế việc làm 2009 2011 2014 2/2015 Chủ cơ sở 4,8 2,9 2,1 2,84 Tự làm 44,6 43,9 40,8 40,04 Lao động gia đình 16,9 18,6 21,4 18,28 Lao động hưởng lương 33,4 34,6 35,6 38,81 Xã viên hợp tác xã và không xác định 0,3 0 0,1 0,03 Nguồn: Tổng cục Thống kê 401
  10. Để có thể nhìn nhận sâu hơn về chất lượng việc làm của Việt Nam chúng ta có thể xem xét thông qua tỷ trọng người làm công ăn lương trong nền kinh tế, bởi đây là một chỉ số rất hữu ích phản ánh sự phát triển của nền kinh tế đó, tỷ trọng này lớn đồng nghĩa với một nền kinh tế phát triển và ngược lại. Bảng 6 chỉ ra rằng phần lớn người lao động ở Việt Nam không có hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận miệng, con số này lên tới 62% trong tổng số người lao động, trong đó khu vực thành thị là khoảng 37%, còn ở khu vực nông thôn lên tới 75%. Điều này cũng đồng nghĩa rằng phần lớn người lao động ở Việt Nam đang làm các công việc phi chính thức, những công việc này thường gắn với năng suất lao động thấp, thu nhập thấp, điều kiện làm việc không đảm bảo và không có các chế độ bảo hiểm. Một khi chất lượng việc làm thấp sẽ dẫn đến kìm hãm tăng trưởng bền vững và hạn chế khả năng cạnh tranh quốc gia khi Việt Nam tham gia TPP. Bảng 6. Phân bố số người đang làm việc theo loại hợp đồng, năm 2014 Phân bổ phần trăm (%) HĐLĐ Nơi cư HĐLĐ HĐLĐ từ 3 HĐLĐ Thỏa Không trú/vùng từ 1năm không tháng dưới 3 thuận có hợp đến
  11. Nam, Nhật Bản gấp 15,7 lần Việt Nam). Đến năm 1990 thì năng suất lao động của Singapore gấp 24 lần Việt Nam, Nhật Bản gấp 20 lần). Năm 2000, năng suất lao động của Việt Nam đã tăng gấp 1,7 lần so với năm 1990, tuy nhiên vẫn chỉ ở mức 4,9% so với Singapore (tương đương với năng suất lao động của Singapore gấp 20,3 lần Việt Nam, Nhật Bản gấp 12,8 lần) và vẫn đứng sau một loạt các nước đang phát triển khác. Năm 2010, năng suất lao động của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể rút ngắn khoảng cách với Singapore (năng suất lao động của Singapore gấp 15,4 lần Việt Nam, Nhật Bản gấp 10 lần). Khoảng cách về năng suất đang được thu hẹp dần, đến năm 2012, năng suất lao động của Việt Nam là 7,9 nghìn USD, bằng 6,9% của Singapore (tương đương với năng suất lao động của Singapore gấp 14,5 lần Việt Nam, Nhật Bản gấp 8,5 lần). Việt Nam đang trên đà cải thiện năng suất lao động tuy nhiên khoảng cách về năng suất của Việt Nam và các nước trong TPP là khá xa (xem Hình 2). Nguồn: APO (2015) Năng suất lao động là một trong những yếu tố hấp dẫn đầu tư, quyết định để doanh nghiệp Việt Nam có hay không thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, hội nhập nhanh hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên với năng suất lao động như hiện nay, Việt Nam sẽ khó có thể đảm bảo tăng trưởng nhanh, bền vững và lao động có thể mất đi nhiều cơ hội việc làm khi hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Tóm lại, để có được thành công từ TPP, Việt Nam sẽ phải hết sức nỗ lực, biến thách thức thành cơ hội nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền 403
  12. kinh tế, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Theo đó, nước ta cần có những điều chỉnh cần thiết và chủ động hơn trong việc đẩy mạnh chất lượng nguồn lao động để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong vào ngoài nước. 4. Một vài khuyến nghị cho vấn đề lao động - việc làm của Việt Nam để tham gia TPP có hiệu quả Thiết nghĩ, từ một số cơ hội và thách thức đối với lao động - việc làm của Việt Nam đã trình bày trên sau khi TPP chính thức có hiệu lực, muốn phát triển và nâng cao sức cạnh tranh lao động - việc làm trong nước khi mở rộng thị trường, Việt Nam cần phải xác định đâu là điểm nút, đâu là vấn đề trọng yếu nhất cần phải làm và nhất thiết phải làm để hóa giải những khó khăn, vướng mắc hiện nay. Có nhiều vấn đề cần phải làm tuy nhiên vấn đề trọng yếu chính là việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam để họ có thể chủ động trong việc đáp ứng những yêu cầu về lao động và việc làm trong quá trình tham gia vào sự vận hành của thị trường lao động. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không đơn thuần dừng lại ở việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật mà còn là việc nâng cao thể lực, nâng cao kỹ năng làm việc và thái độ làm việc. Vậy, làm thế nào để làm được điều đó? Trả lời câu hỏi này không chỉ là việc nằm trong phạm vi, giới hạn của thị trường lao động, mà đó là vấn đề của quốc gia trong bối cảnh hiện nay. Đó là việc phải cải tổ một cách có hệ thống và toàn diện nền giáo dục quốc gia: Nền giáo dục đó phải đào tạo nên những con người có ý thức, tinh thần và năng lực làm chủ thực sự để thích ứng với sự thay đổi ngày càng nhanh chóng, đa dạng và nhiều chiều của xã hội, để thích ứng với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa. Đó là việc cải tổ một cách có hệ thống và đồng bộ từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp đến giáo dục đại học. Đối với giáo dục phổ thông: Cần đổi mới đào tạo chương trình và phương pháp dạy học, nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ sự tự tin, sáng tạo bước vào xã hội tương lai trên cơ sở trình độ học vấn phổ thông cơ bản toàn diện và đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, có sức khỏe, ý thức bản thân và có tinh thần trách nhiệm với gia đình và xã hội. Đồng thời thực hiện phân hóa dạy học tích cực gắn với hướng nghiệp và định nghiệp cho học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở. Ngoài ra cần phải tăng cường đầu tư cho giáo dục và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong giáo dục; phải xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng 404
  13. được yêu cầu về số lượng và chất lượng, có cơ cấu hợp lý; thực hiện công tác phổ cập giáo dục. Đối với hệ thống đào tạo nghề: Tham gia TPP sẽ tất yếu dẫn đến dịch chuyển cơ cấu lao động có kỹ năng giữa các nước thành viên. Do đó, Việt Nam cần phải tập trung nguồn lực phát triển dạy nghề, đặc biệt là dạy nghề cho lao động nông thôn. Các giải pháp đào tạo nghề cần phải gắn với các kỹ năng mềm như ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý hiệu quả công việc, các tác phong lao động công nghiệp, kỷ luật lao động giúp người lao động có thể làm việc ở môi trường đa quốc gia. Bên cạnh đó, trong quá trình đào tạo nghề cần phải lồng ghép giáo dục phổ biến các kiến thức pháp luật của các quốc gia trong TPP cũng như các cam kết pháp lý trong TPP. Đối với giáo dục đại học: Thúc đẩy hội nhập giáo dục đại học của Việt Nam với hệ thống giáo dục đại học khu vực để lao động của Việt Nam phát triển đáp ứng được yêu cầu của hội nhập khu vực. Để làm được điều này, Việt Nam cần tích cực trong giao lưu giáo dục, đàm phán xây dựng tiêu chuẩn giáo dục đại học chung trong các nước thành viên TPP. Đó là việc phải hoàn thiện hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân: Để nâng cao thể chất, nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội cần nâng cao thu nhập cho người lao động trên cơ sở tạo công ăn việc làm ổn định, bảo đảm công bằng xã hội tạo điều kiện cho con em các gia đình nghèo tiếp cận được với các dịch vụ y tế, giáo dục. Không ngừng hoàn thiện và mở rộng hệ thống cơ sở y tế khám chữa bệnh nhất là vùng sâu vùng xa, bảo đảm số lượng y bác sỹ cần thiết. Thực hiện tốt các chương trình như: Y tế dự phòng và phòng chống dịch bệnh, chương trình phòng chống bệnh sốt rét, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi, chương trình chăm sóc cho phụ nữ có thai và kế hoạch hóa gia đình. Thực hiện chương trình nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam bằng giải pháp dinh dưỡng và thể dục thể thao. Đó còn là việc phải xây dựng và hoàn thiện hệ giá trị con người Việt Nam. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ giá trị (nhất là giá trị tinh thần) có ý nghĩa hết sức quan trọng khi Việt Nam hội nhập quốc tế nói chung và gia nhập TPP nói riêng. Hệ giá trị nguồn nhân lực Việt Nam phải được xây dựng một cách toàn diện, cả những giá trị trí tuệ, giá trị tài năng đến giá trị đạo đức - lối sống. Không ít người khi nói đến nguồn nhân lực chỉ chú ý đến thể lực, trí lực mà ít hoặc không đề cập đến tâm lực, đến các giá trị đạo đức, lối sống, trách nhiệm công dân… Thực tiễn mách bảo với chúng ta rằng khoa học càng phát triển, nhân loại càng tiến bộ, 405
  14. người ta càng cần đến giá trị, chuẩn mực đạo đức, cần đến giá trị tinh thần. Đạo đức nghề nghiệp, đạo đức trong sản xuất, đạo đức trong kinh doanh… là một trong những nội dung cốt lõi của chất lượng nguồn nhân lực. Xây dựng và hoàn thiện giá trị con người Việt Nam nói chung, cho nguồn nhân lực nói riêng không chỉ góp phần nhân đạo hóa con người và xã hội loài người, ở một mức độ nào đó, nó còn góp phần trực tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn nhân lực phát triển một cách toàn diện với hệ thống giá trị hoàn chỉnh không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực của mọi tiến bộ xã hội. 5. Kết luận TPP là một cột mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Sự tham gia của Việt Nam vào Hiệp định được thúc đẩy bởi nhiều cân nhắc kinh tế, chính trị và chiến lược. Tuy nhiên, do là thành viên kém phát triển nhất của TPP, Việt Nam cần giải quyết nhiều thách thức về lao động - việc làm để cải thiện khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi ích tiềm năng mà hiệp định mang lại. Có rất nhiều điều cần phải làm để biến những thách thức thành cơ hội, tuy nhiên, điều quan trọng nhất cần phải làm được, đó là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam. Cải tổ toàn diện giáo dục - đào tạo, hoàn thiện hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân đồng thời xây dựng và hoàn thiện hệ giá trị con người Việt Nam là các giải pháp có tính chất nền gốc để giải quyết triệt để những hạn chế, đồng thời mở ra những hướng đi triển vọng cho việc nâng cao chất lượng lao động và việc làm trong trong bối cảnh tham gia TPP. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. APO(2015), APO Productivity Databook 2014. 2. Bloomberg (2015). The Biggest Winner From TPP Trade Deal May Be Vietnam Retrieved 20 Oct, 2015, from http://www.bloomberg.com/ news/articles/2015-10-08/more-shoes-and-shrimp-less-china-reliance- for-vietnam-in-tpp. 3. CPV (2013). Resolution No. 22/NQ-TW Retrieved 16 Oct, 2015, truy cập ngày 05 /12/2015 tại http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/ nr091019080134/nr091019083649/ns140805203450/NQ22.ENG.doc/do wnload. 406
  15. 4. David Vanzetti and Pham Lan Huong (2014), Rules of origin, labour standards and the TPP, 17th Annual Conference on Global Economic Analysis June 18-20, 2014 Dakar. 5. Eurasia Group (2015). The Trans-Pacific Partnership: Sizing up the Stakes - A Political Update. New York: Eurasia Group. 6. ILSSA-Manpower (2014), Nhu cầu kỹ năng lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. 7. Lê Hồng Hiệp (2015). The TPP’s Impact on Vietnam: A Preliminary Assessment. ISEAS Perspective, No. 63 Issue. 8. Lê Thị Hồng Điệp (2014), Những hạn chế về lao động và việc làm trên thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 4 (2014) 48-54. 9. Nguyễn Thị Thu Hoài (2014), Hiệp định xuyên Thái Bình Dương: Cơ hội và thách thức đối với thị trường lao động Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 4 (2014) 21-28. 10. Phạm Trọng Nghĩa (2015). Cam kết về lao động của Việt Nam trong TPP: Cần đánh giá tác động toàn diện, truy cập ngày 10/12/1015 tại http://nghiencuuquocte.net/2015/11/16/cam-ket-lao-dong-viet-nam-tpp- tac-dong-toan-dien/. 11. The World Bank (2015), Điểm lại cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam. 12. Tổng cục thống kê Việt Nam, Báo cáo điều tra lao động việc làm hàng năm và hàng Quý. 13. Viện Năng suất Việt Nam. Báo cáo Năng suất Việt Nam 2014. 14. World Bank (2012), Putting higher education to work, skill and research for growth in East Asia, Regional Report , Washington DC. 15. World Bank (2013), Vietnam Development Report 2014, Skilling up Vietnam: Preparing the workforce for a modern market economy. 407
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2