intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lịch sử Việt Nam - Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (Tập 2: 1954-1975): Phần 1

Chia sẻ: Năm Tháng Tĩnh Lặng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:797

305
lượt xem
84
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lịch sử Nam Bộ kháng chiến là một bộ Tài liệu có ý nghĩa chính trị, tư tưởng, xã hội to lớn và sâu sắc ở nước ta. Nội dung của tập 2 tập trung phản ánh cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ của nhân dân Việt Nam diễn ra trên địa bàn Nam Bộ thời kỳ 1954-1975. Trong phần 1 của Tài liệu sẽ trình bày các giai đoạn: Từ đấu tranh thi hành Hiệp định Genève 1954 đến Đồng Khởi 1960, đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Đế quốc Mỹ, đánh bại một bước chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Đế quốc Mỹ, đánh thắng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Đế quốc Mỹ. Mời các ban cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lịch sử Việt Nam - Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (Tập 2: 1954-1975): Phần 1

  1. 9(3)2 Mã số: CTQG - 2011
  2. Lịch sử Nam Bộ kháng chiến tập - tập II (1954-1975) 4 HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO BIÊN TẬP - XUẤT BẢN PGS.TS. TÔ HUY RỨA Chủ tịch Hội đồng LÊ THANH HẢI Ủy viên NGÔ VĂN DỤ Ủy viên GS.TS. LÊ HỮU NGHĨA Ủy viên TS. NGUYỄN DUY HÙNG Ủy viên TRẦN VĂN KÍNH Ủy viên
  3. Không có gì quý hơn độc lập, tự do! Hồ Chí Minh
  4. HộI ĐỒNG CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN Thành lập theo Quyết định số 1431/QĐ-TTg ngày 07-11-2001 và Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 25-01-2002 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 08/QĐ-HĐ ngày 20-10-2002 của Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo biên soạn bổ sung nhân sự Hội đồng 7 Chủ tịch: VÕ VĂN KIỆT nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Ủy viên: TRẦN VĂN SỚM nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương NGÔ THỊ HUỆ nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, Ban Tổ chức Trung ương NGUYỄN VĂN CHÍ nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương NGUYỄN MINH ĐƯỜNG nguyên Bí thư Khu ủy Khu 8 MAI CHÍ THỌ Đại tướng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ TRẦN BẠCH ĐẰNG Nhà nghiên cứu, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh NGUYỄN VĂN CHÍNH nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng NGUYỄN THỚI BƯNG Trung tướng - Tiến sĩ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng CAO ĐĂNG CHIẾM Thượng tướng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ VÕ TRẦN CHÍ nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh LÊ PHƯỚC THỌ nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tổ chức Trung ương
  5. NGUYỄN BẠCH TUYẾT nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai NGUYỄN VĂN HƠN nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang HUỲNH VĂN NIỀM nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí 8 thư Tỉnh ủy Tiền Giang PHẠM VĂN HY nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu TRỊNH VĂN LÂU nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long LÊ THANH NHÀN nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương LỮ MINH CHÂU nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước TRẦN HỒNG QUÂN Giáo sư - Tiến sĩ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo LÊ VĂN KIẾN nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Long An NGUYỄN XUÂN KỶ nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre NGUYỄN THẾ HỮU nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp TRẦN QUANG QUÍT nguyên Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang DƯƠNG ĐÌNH THẢO nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh PHẠM CHÁNH TRỰC nguyên Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương CAO VĂN SÁU nguyên Ủy viên Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang MẠC ĐƯỜNG Phó Giáo sư - Tiến sĩ, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh TRẦN CHÍ ĐÁO Phó Giáo sư - Tiến sĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ
  6. Giáo dục và Đào tạo, nguyên Giám đốc Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh VIỄN PHƯƠNG Nhà văn, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các 9 Hội văn học nghệ thuật Việt Nam TRẦN ĐÌNH BÚT Phó Giáo sư, thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Hội đồng Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh HUỲNH NGHĨ Thiếu tướng, Giáo sư - Tiến sĩ, nguyên Phó Giám đốc Học viện Lục quân Thư ký Hội đồng: TRẦN VĂN KÍNH nguyên Phó Trưởng ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Long An, Tổng Biên tập báo Long An
  7. BAN THƯỜNG TRỰC HộI ĐỒNG CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN VÕ VĂN KIỆT NGUYỄN THỚI BƯNG 10 NGUYỄN VĂN CHÍ LÊ PHƯỚC THỌ MAI CHÍ THỌ TRẦN VĂN SỚM TRẦN BẠCH ĐẰNG PHẠM VĂN HY NGÔ THỊ HUỆ DƯƠNG ĐÌNH THẢO HUỲNH NGHĨ TRẦN CHÍ ĐÁO Thư ký: TRẦN VĂN KÍNH BAN BIÊN SOẠN Chủ biên: TRẦN BẠCH ĐẰNG Thư ký: NGUYỄN TRỌNG XUẤT DƯƠNG ĐÌNH THẢO nguyên Ủy viên Thường vụ - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh TÔ BỬU GIÁM nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Cục miền Nam NGUYỄN TRỌNG XUẤT nguyên Chánh Văn phòng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Trưởng ban Tuyên huấn Khu ủy Sài Gòn - Gia Định TRẦN PHẤN CHẤN Đại tá, nguyên Phó Trưởng phòng Khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7 NGUYỄN THIỆN CHIẾN nguyên Phó Giám đốc Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ Thành phố Hồ Chí Minh BÙI CÔNG ĐẶNG nguyên Trưởng khoa Quản lý Kinh tế Trường Nguyễn Ái Quốc II
  8. VŨ HẠNH nhà văn, nguyên Tổng thư ký Lực lượng Bảo vệ Văn hóa Dân tộc Việt Nam TS. PHAN VĂN HOÀNG nguyên Tổ trưởng Tổ Trinh sát vũ trang, Ban An ninh Khu Sài Gòn - Gia Định (T4) TS. HÀ MINH HỒNG Trưởng khoa Sử Trường Đại học Khoa học 11 Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh PGS. HUỲNH LỨA nguyên Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh PHẠM QUANG nguyên Phó Trưởng ban Tuyên huấn Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Giám đốc Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh NGUYỄN VĂN TÒNG Đại tá, nguyên Chính ủy Sư đoàn 9 Quân Giải phóng miền Nam, nguyên Phó Chính uỷ Quân khu 9 LÊ THANH VĂN nguyên Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Các cộng tác viên: Giáo sư Nguyễn Công Bình Nhà nghiên cứu Nguyễn Quế Giáo sư Nguyễn Phan Quang Thạc sĩ Nguyễn Thanh Bền Kỹ sư Nguyễn Đăng Nhà báo Huỳnh Hùng Lý Kỹ sư Huỳnh Kim Trương Nhà báo Trương Võ Anh Giang Nhà ngoại giao Võ Anh Tuấn Bác sĩ Ngô Văn Quỹ Đại tá, Tiến sĩ Hồ Sơn Đài Bác sĩ Lê Hồng Quang Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên ThS. Nguyễn Thị Ánh Xuân Nhà nghiên cứu Lưu Tấn Phát Bà Trần Thị Ngọc Lan Nhà nghiên cứu Lý Bích Quang Bà Trần Thị Kim Anh Nhà nghiên cứu Tăng Anh Dũng Ông Trang Sĩ Sơn
  9. 12
  10. LỜI NHÀ XUẤT BẢN Lịch sử Nam Bộ kháng chiến là một bộ sách có ý nghĩa chính trị, tư tưởng, xã hội to lớn và sâu sắc ở nước ta. Bộ sách có số lượng lớn về tư liệu lịch sử, sự kiện, nhân vật, con số... được khái quát trong hàng nghìn trang in khổ lớn; chứa đựng khối lượng nội dung hết sức phong phú và đa dạng rất nhiều hoạt động về cuộc kháng chiến cứu nước đầy gian khổ, hy sinh anh dũng của đồng bào, đồng chí ở vùng đất Nam Bộ liên tục suốt gần một phần ba thế kỷ (1945-1975); phản ánh, khắc ghi được khá trung thực những chiến công lừng lẫy của quân dân Thành đồng Tổ quốc đã được cả nước và thế giới ngưỡng mộ, ngợi ca. Lịch sử Nam Bộ kháng chiến là bộ sách có ý nghĩa to lớn còn là vì,“động thái của Nam Bộ kháng chiến không chỉ liên quan đến Nam Bộ, mà mỗi động tĩnh của Nam Bộ đều dính đến động tĩnh chung của cả Việt Nam”; “Nam Bộ là biểu tượng tinh thần quật khởi dân tộc, nơi đầu tiên “đứng mũi chịu sào” trước quân xâm lược, nơi “đi trước về sau” là đội xung kích của kháng chiến toàn quốc”. Lịch sử Nam Bộ kháng chiến là kết quả làm việc nghiêm túc, chấp hành Quyết định của Bộ Chính trị và các Quyết định số 1431/QĐ-TTg ngày 7-11-2001 và số 89/QĐ-TTg ngày 25-1-2002 của Thủ tướng Chính phủ. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng Chỉ đạo biên soạn, sự làm việc miệt mài, cố gắng rất lớn của Ban Thường trực, Ban Biên soạn và hàng trăm cộng tác viên, đến nay công trình đã được hoàn thành. Chúng ta kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ và tri ân các đồng chí Võ Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng và các đồng chí trong Hội đồng Chỉ đạo biên soạn, trong Ban Biên soạn, các cộng tác viên vì tuổi cao, bệnh nặng, chịu hậu quả của cuộc chiến tranh ác liệt đã qua đời trong thời gian thực hiện công trình Lịch sử Nam Bộ kháng chiến đầy ý nghĩa này.
  11. Lịch sử Nam Bộ kháng chiến - tập II (1954-1975) Thiết thực chào mừng Đại hội lần thứ XI của Đảng và kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật phối hợp với Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến cho ra mắt bạn đọc tập I và II phần chính sử bộ sách Lịch sử Nam Bộ kháng chiến cùng tập Biên niên sự kiện lịch sử Nam Bộ kháng 14 chiến 1945-1975 và Những vấn đề chính yếu trong lịch sử Nam Bộ kháng chiến do cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt làm Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo biên soạn, cố đồng chí Trần Bạch Đằng làm Chủ biên. Nội dung bộ sách đề cập rất nhiều sự kiện lịch sử xảy ra trong thời gian dài của cuộc kháng chiến có quy mô lớn, rất cam go, ác liệt, đầy hy sinh, gian khổ của quân dân Nam Bộ. Đặc biệt, công trình được tiến hành trong điều kiện cuộc chiến tranh đã lùi xa 35 năm, nhiều hồ sơ, nhân chứng lịch sử đã không còn, nhiều tư liệu bị phân tán, thất lạc; vì vậy, bộ sách khó tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự thể tất, lượng thứ của đồng bào, đồng chí trong cả nước và bạn bè thế giới, nhất là các đồng chí từng là nhân chứng của các sự kiện, thời khắc lịch sử mà bộ sách đề cập. Chúng tôi mong nhận được sự hợp tác, cung cấp thông tin, những góp ý xây dựng của bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện trong lần xuất bản sau. Tập II phần chính sử tập trung phản ánh cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ của nhân dân Việt Nam diễn ra trên địa bàn Nam Bộ thời kỳ 1954-1975. Xin trân trọng giới thiệu tập II của bộ sách với bạn đọc. Tháng 12 năm 2010 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT
  12. PHẦN THỨ HAI NAM BỘ KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ (1954 - 1975)
  13. Giai đoạn thứ nhất TỪ ĐẤU TRANH THI HÀNH HIỆP ĐỊNH GENÈVE 1954 ĐẾN ĐỒNG KHỞI 1960 CHƯƠNG MỘT ĐẤU TRANH THI HÀNH HIỆP ĐỊNH GENÈVE (từ giữa năm 1954 đến giữa năm 1956) I. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI TRONG NỬA SAU CỦA THẬP NIÊN 50 THẾ KỶ XX Trong nửa sau của thập niên 50 thế kỷ XX, cuộc chiến tranh lạnh giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa phát triển gay gắt trên quy mô toàn cầu. 1. Mỹ và phe tư bản chủ nghĩa Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ trở thành nước giàu mạnh đứng đầu phe tư bản chủ nghĩa. Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cuối năm 1952, liên danh Dwight D. Eisenhower - Richard Nixon của Đảng Cộng hoà thắng cử. Ngay khi lên cầm quyền, Eisenhower đã khẳng định tham vọng làm bá chủ thế giới: “Định mệnh đặt lên đất nước chúng ta (tức là Mỹ) trách nhiệm lãnh đạo thế giới tự do”1. Eisenhower phê phán “chính sách ngăn chặn cộng sản” của Chính phủ Truman mang tính chất phòng ngự, thụ động và không ___________ 1. Báo New York Times, ngày 21-1-1953.
  14. Lịch sử Nam Bộ kháng chiến - tập II (1954-1975) hiệu quả. Trong khi tranh cử, tập đoàn Eisenhower đưa ra chính sách toàn cầu mới, “chính sách đẩy lùi cộng sản” với tham vọng “giải phóng” các nước xã hội chủ nghĩa, một chính sách mà họ cho là năng động và chủ động hơn. Về quân sự, Eisenhower - Nixon đưa ra “chiến lược trả đũa ồ ạt”, 18 đẩy mạnh cuộc chạy đua vũ tang để tạo ra “một khả năng to lớn nhằm trả đũa ngay lập tức bằng những phương tiện và tại những địa điểm do chính chúng ta (Mỹ) lựa chọn” 1. Để bao vây các nước xã hội chủ nghĩa, ngoài các khối quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO (1949), ANZUS (1951, gồm Australia, New Zealand, Mỹ), CENTO (1959, gồm Anh, Iran, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ), Mỹ lập thêm Tổ chức Liên minh phòng thủ Đông Nam Á - SEATO (ngày 8-9-1954), để chuẩn bị can thiệp vào Đông Dương; ký một loạt hiệp ước phòng thủ an ninh song phương như Hiệp ước Mỹ - Nam Triều Tiên2 (ngày 1-10-1953), Hiệp ước Mỹ - Pakistan (ngày 19-5-1954), Hiệp ước Mỹ - Đài Loan (ngày 2-12-1954), Hiệp ước Mỹ - Nhật (ngày 8-9-1951, gia hạn ngày 19-1-1960). Sau thất bại ở Đông Dương, Pháp tiếp tục sa lầy ở Algérie nên vẫn còn lệ thuộc vào viện trợ Mỹ3. Phong trào giải phóng dân tộc trỗi dậy, đưa Anh vào thế lúng túng đối phó, cho nên Anh phải ra sức củng cố “Khối thịnh vượng chung” (Liên hiệp Anh), rồi vào địa vị phụ họa Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh. 2. Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa Liên Xô đã sản xuất được bom nguyên tử (1949), tên lửa tầm xa (1957) và vượt qua Mỹ trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ: đưa vệ tinh nhân tạo đầu tiên Sputnik (1957) và con người đầu tiên ___________ 1. Tuyên bố của John F. Dulles, Ngoại trưởng Mỹ, trích dẫn bởi Stephen E. Ambrose, trong cuốn sách Rise to Globalism (Vươn lên chủ nghĩa toàn cầu), Nxb. Penguin Books, New York, 1991, tr. 138. 2. Nay là Hàn Quốc - BT. 3. Dưới sức ép của Mỹ, cuối cùng Pháp phải rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam vào tháng 4-1956.
  15. Chương một: Đấu tranh thi hành Hiệp định Genève... (Yuri A. Gagarin) lên quỹ đạo trái đất (1961). So sánh lực lượng giữa hai phe đã có sự thay đổi lớn. Uy tín và ảnh hưởng của Liên Xô, của phe xã hội chủ nghĩa tăng lên rất nhanh và có mặt áp đảo phe tư bản chủ nghĩa trong những năm cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60. 19 Tuy nhiên, trong quản lý kinh tế - xã hội của Liên Xô và các nước Đông Âu đã xuất hiện tình trạng trì trệ, do mô hình xã hội chủ nghĩa của Liên Xô có những vấn đề cơ bản trái với quy luật phát triển kinh tế - xã hội. Sau khi Stalin qua đời (1953) có nhiều sự thay đổi trong Ban lãnh đạo Liên Xô. Nikita Khrushchev trở thành Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (tháng 9-1953) và sau đó kiêm luôn chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô (tháng 3-1958). Tại Đại hội lần thứ XX Đảng Cộng sản Liên Xô (từ ngày 14 đến ngày 25-2-1956), Khrushchev chủ trương các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau có thể “chung sống hòa bình”, “thi đua hòa bình với nhau”, các nước tư bản chủ nghĩa có thể “hòa bình tiến lên chủ nghĩa xã hội” thông qua con đường đấu tranh nghị viện, không nhất thiết bằng bạo lực cách mạng. Sự có mặt quá lâu của quân đội Xôviết tại các nước Đông Âu (theo yêu cầu của Khối quân sự Warszawa) nhằm đối đầu với Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), đã làm nảy sinh những va chạm mang tính dân tộc chủ nghĩa. Đã xảy ra bạo động chống Liên Xô ở Ba Lan (ngày 28-6-1956) và Hungary (ngày 23-10-1956). Nam Tư muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đường lối độc lập của mình... bị khối xã hội chủ nghĩa phê phán. Năm 1959, khối xã hội chủ nghĩa có thêm một thành viên mới: sau khi lật đổ chế độ độc tài Batista thân Mỹ, ban lãnh đạo mới của cách mạng Cuba - do Fidel Castro đứng đầu - tuyên bố theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đây là quốc gia xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Tây Bán Cầu, nằm sát nước Mỹ. Cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ trên thế giới, giai cấp công nhân trong các nước phát triển và đang
  16. Lịch sử Nam Bộ kháng chiến - tập II (1954-1975) phát triển cũng tăng cao cả về lượng và chất. Phong trào công nhân đấu tranh vì hòa bình, dân chủ, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội ở các nước tư bản chủ nghĩa và dân tộc chủ nghĩa phát triển mạnh, trở thành một mũi tiến công quan trọng đánh vào giai cấp tư sản, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. 20 Tuy nhiên, phong trào cộng sản và công nhân các nước châu Âu cũng có những chuyển động bất lợi, nổi lên ở các điểm: Sau khi Quốc tế Cộng sản (Kominter) tuyên bố giải tán tháng 8 năm 1943, Phòng Thông tin các Đảng Cộng sản Quốc tế (Kominform) thành lập năm 1947 và chấm dứt hoạt động từ năm 1956, các tổ chức quần chúng Liên hiệp Công đoàn thế giới, Thanh niên Dân chủ thế giới, Phụ nữ Dân chủ thế giới... với Liên Xô là trung tâm và là ngọn cờ cổ vũ đấu tranh của nhân dân thế giới vì Hòa bình, Độc lập dân tộc, Tiến bộ xã hội trước sự biến đổi sâu sắc của thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đã giảm dần sức tác động mạnh mẽ ban đầu. Hội nghị các Đảng Cộng sản và công nhân thế giới (1957) và Hội nghị đại biểu 81 Đảng Cộng sản và công nhân thế giới (1960) ra bản Tuyên bố làm cương lĩnh cách mạng chung cho tất cả các đảng Mác - Lênin1 nhưng bắt đầu nảy sinh những rạn nứt trong khối đoàn kết, nhất trí đã từng là sức mạnh của phong trào cách mạng thế giới, chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản. Trung Quốc bất đồng ý kiến với Liên Xô về một loạt vấn đề có tính nguyên tắc trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, quan hệ về mặt Đảng và Nhà nước giữa Liên Xô và Trung Quốc ngày càng xấu hơn2, ảnh hưởng và gây bất lợi lớn cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. ___________ 1. Tuyên ngôn năm 1957 được Hội nghị đại biểu của 81 Đảng Cộng sản và công nhân họp ở Mátxcơva năm 1960 bổ sung và phát triển (Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.10, tr. 231, 626). 2. Liên Xô tuyên bố hủy bỏ Hiệp định cung cấp kỹ thuật và nguyên liệu hạt nhân cho Trung Quốc (tháng 10-1957) và sau đó hủy toàn bộ các hợp đồng hợp tác khoa học kỹ thuật giữa hai nước, rút về nước hàng nghìn chuyên gia đang giúp Trung Quốc trên lĩnh vực công nghiệp. Đã bắt đầu có xung đột biên giới giữa hai quốc gia lớn nhất của phe xã hội chủ nghĩa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2