intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Liên văn bản trong tiểu thuyết lịch sử sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác

Chia sẻ: Comam1902 Comam1902 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

70
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyễn Mộng Giác đã đưa vào, lắp ghép vào tác phẩm Sông Côn mùa lũ nhiều thể loại của các tiền văn bản, tạo ra sự liên văn bản, làm tiểu thuyết lịch sử ôm chứa, hòa trộn nhiều thể loại, khám phá sâu rộng các tầng vỉa của hiện thực. Ngôn ngữ cổ kính trang trọng, kết hợp với ngôn ngữ sinh hoạt thông tục, làm các nhân vật lịch sử hiện lên gần gũi, giống với con người ngoài đời thực, giúp tác giả đã xoáy sâu vào các vấn đề thế sự và luận giải lịch sử, đối thoại với người đọc về các vấn đề nhân sinh trên tinh thần nhân đạo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Liên văn bản trong tiểu thuyết lịch sử sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác

HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br /> Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 16-26<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0023<br /> <br /> LIÊN VĂN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ SÔNG CÔN MÙA LŨ<br /> CỦA NGUYỄN MỘNG GIÁC<br /> <br /> Nguyễn Thị Minh Phượng<br /> Trường Trung học phổ thông Cảm Nhân, Yên Bình, Yên Bái<br /> Tóm tắt. Nguyễn Mộng Giác đã đưa vào, lắp ghép vào tác phẩm Sông Côn mùa lũ nhiều thể<br /> loại của các tiền văn bản, tạo ra sự liên văn bản, làm tiểu thuyết lịch sử ôm chứa, hòa trộn<br /> nhiều thể loại, khám phá sâu rộng các tầng vỉa của hiện thực. Nhà văn đã xử lý tương đối<br /> thành công các tiền văn bản,du nhập và trích dẫn công khai vào trong thế giới nghệ thuật của<br /> Sông Côn mùa lũcác văn bản trước đónhiều thể loại như các thể loại thơ, tiểu thuyết, hịch, ca<br /> dao, tục ngữ, thành ngữ, biệt ngữ xã hội, thư từ, nhật kí…, giúp chúng ta nhận ra một cuộc đối<br /> thoại lớn giữa cácnền văn hóa. Đặc biệt là sự đối thoại văn hóa, tương tác lời giữa các nhân<br /> vật khá sống động, giàu sức thuyết phục, tạo tiếng cười mang nhiều sắc thái, ý nghĩa khác<br /> nhauđể ca ngợi, châm biếm, đả kích, phê phán. Các thể loại khác nhau được lắp ghép vào<br /> đóng vai trò quan trọng trong cái cấu trúc của chỉnh thể, quy định hình thức tác phẩm. Tiểu<br /> thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ đã ngốn vào trong nó nhiều thể loại kể trên như là những hình<br /> thức chiếm lĩnh hiện thực bằng ngôn từ đã từng được tạo ra từ các tiền văn bản, được các thể<br /> loại khác gia công sơ bộ hiện thực cho nó. Ngôn ngữ cổ kính trang trọng, kết hợp với ngôn<br /> ngữ sinh hoạt thông tục, làm các nhân vật lịch sử hiện lên gần gũi, giống với con người ngoài<br /> đời thực, giúp tác giả đã xoáy sâu vào các vấn đề thế sự và luận giải lịch sử, đối thoại với<br /> người đọc về các vấn đề nhân sinh trên tinh thần nhân đạo.<br /> Từ khóa: Liên văn bản, Nguyễn Mộng Giác, Sông Côn mùa lũ, tiểu thuyết lịch sử.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> Tiểu thuyết lịch sử - một thể loại được coi là thể loại khởi đầu của các loại tiểu thuyết, nó ôm<br /> trong mình nhiều các thể loại khác nhau do đặc tính liên văn bản. Sông Côn mùa lũ của Nguyễn<br /> Mộng Giác là một trong những tác phẩm như thế. Khi nghiên cứu bộ tiểu thuyết lịch sử này, tác<br /> giả Trần Vân Trang [7] có đề cập đến một mục nhỏ đó là “Phát huy công năng của nhiều thể loại”.<br /> Trong mục này, Vân Trang khẳng định tác giả tích hợp các thể loại như thư từ, nhật kí, thơ, hịch,<br /> chiếu, âm nhạc để biên sử, diễn tả cảm xúc cá nhân của tác giả, tạo ra âm hưởng vương triều,<br /> khám phá phẩm chất nho sĩ, luận giải lịch sử. Tuy nhiên Vân Trang chưa chỉ ra tính chất liên văn<br /> bản là một trong những thuộc tính góp phần làm nên đặc trưng bản chất của thể loại tiểu thuyết<br /> lịch sử trong việc tái hiện lại bức tranh hiện thực và số phận con người một cách sâu rộng, sinh<br /> động và dụng ý nghệ thuật của tác giả khi kiến trúc lại các thể loại trong kho tàng văn học dân tộc<br /> trong tác phẩm của mình. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ ra đặc trưng bản chất của thể loại tiểu<br /> thuyết lịch sử là hòa trộn, ngốn nhiều thể loại khác nhau bên trong cấu trúc của nó, có cả các thể<br /> loại văn học dân gian như ca dao, dân ca, tục ngữ, thành ngữ, câu đối…, có cả các loại văn bản<br /> khác như văn bản thuyết minh, văn bản lịch sử… được ôm chứa trong kết cấu hình thức của nó,<br /> mục đích của tác giả khi đưa các thể loại cụ thể khác nhau vào trong sáng tác và liên văn bản tạo<br /> Ngày nhận bài: 9/1/2018. Ngày sửa bài: 19/3/2018. Ngày nhận đăng: 2/4/2018.<br /> Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Minh Phượng. Địa chỉ e-mail: ntminhhoa197671@gmail.com<br /> <br /> 16<br /> <br /> Liên văn bản trong tiểu thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác<br /> <br /> ra tiếng cười trào tiếu nhằm nhiều ý nghĩa khác nhau theo dụng ý nghệ thuật riêng của tác giả. Vì<br /> vậy ở bài viết này, chúng tôi vận dụng lí thuyết liên văn bản để chỉ ra các thể loại cụ thể được đưa<br /> vào tác phẩm, làm nên đặc trưng bản chất của thể loại tiểu thuyết lịch sử và những dụng ý nghệ<br /> thuật của tác giả khi trích dẫn các thể loại ấy, giúp người đọc có một cái nhìn khái quát về vấn đề<br /> liên văn bản trong Sông Côn mùa lũ.<br /> <br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Giới thuyết chung về khái niệm liên văn bản<br /> Các nhà nghiên cứu lí luận văn học đã bàn rất nhiều về lí thuyết liên văn bản, M. Bakhtin cho<br /> rằng “ngoài cái thực tại tồn tại bên cạnh nhà nghệ sĩ, anh ta còn có quan hệ với văn học trước đó<br /> và văn học cùng thời với mình, văn học mà anh ta luôn cùng nó đối thoại, và cuộc đối thoại này<br /> được hiểu như cuộc đấu tranh của nhà văn với những hình thức văn học hiện tồn” [3; tr.441]. Tư<br /> tưởng đối thoại với những hình thức văn học hiện tồn giữa các văn bản, nghĩa là liên văn bản, “tất<br /> cả mọi thứ: văn học, văn hóa, xã hội, lịch sử, bản thân con người đều được khảo sát như văn bản”<br /> [3; tr.442]. Như vậy lịch sử và xã hội là những thứ có thể “đọc” được như văn bản, nên văn hóa<br /> nhân loại cũng là một “liên văn bản” đóng vai trò tiền văn bản của bất kỳ văn bản nào xuất hiện<br /> về sau. Từ sự đồng nhất ấy, tính chủ thể tự chủ của con người trong những “văn bản ý thức” sẽ<br /> hòa tan theo kiểu “liên văn bản” để tạo ra “liên văn bản lớn” truyền thống văn hóa trong “trò chơi<br /> liên văn bản”. Kristéva khẳng định: “Chúng ta gọi là LIÊN VĂN BẢN cái liên hành vi mang tính<br /> văn bản này, xảy ra bên trong mỗi văn bản riêng biệt. Đối với chủ thể nhận thức thì liên văn bản là<br /> khái niệm sẽ trở thành dấu hiệu của cách thức mà văn bản dùng để đọc câu chuyện và hòa hợp<br /> với nó” [3; tr.443]. Dựa trên cơ sở này, L. Perrone Moisès đã nhấn mạnh rằng trong quá trình đọc<br /> thì tác giả, văn bản và độc giả đều trở thành “một trường thống nhất, vô tận cho trò chơi của sự<br /> viết” [3; tr.443], còn J. Derrida thì tách kí hiệu khỏi tín hiệu mô tả nó, phi trung tâm hóa chủ thể,<br /> xóa bỏ khái niệm văn bản, quy toàn bộ sự giao tiếp vào “một trò chơi tự do của những cái biểu<br /> đạt” [3, 444]. Hầu hết các nhà khoa học đều thừa nhận rằng bất cứ văn bản nào cũng là sự “phản<br /> ứng”, “đối thoại” với các văn bản có trước nó. Liên văn bản được hiểu rằng “Mỗi văn bản là một<br /> liên văn bản, những văn bản khác có mặt trong nó ở các cấp độ khác nhau dưới những hình thái ít<br /> nhiều nhận thấy được: những văn bản của văn hóa trước đó và những văn bản của văn hóa thực<br /> tại xung quanh. Mỗi văn bản như một tấm vải mới được dệt bằng những trích dẫn cũ. Những đoạn<br /> của các mã văn hóa, những mảng vụn biệt ngữ xã hội… tất cả đều bị văn bản ngốn nuốt và đều bị<br /> hòa trộn trong văn bản, bởi vì trước văn bản và xung quanh nó bao giờ cũng tồn tại ngôn ngữ.<br /> Với tư cách là điều kiện cần thiết ban đầu cho mọi loại văn bản, tính liên văn bản còn thể hiện ở<br /> những trích dẫn vô thức hoặc máy móc, được đưa ra không có ngoặc kép” [3; tr.445]. “Liên văn<br /> bản” thể hiện kiểu tư duy trích dẫn của nhà văn, làm cho thế giới hiện lên như một văn bản khổng<br /> lồ, trong đó những điều đã được nói đến sẽ pha trộn những yếu tố nhất định để tạo ra những tổ<br /> hợp mới để “ghi tiếng vọng” văn hóa của lịch sử theo kiểu “vô thức tập thể” trong những giới hạn<br /> cụ thể, quy định hoạt động thẩm mỹ của nghệ sĩ. Liên văn bản còn được hiểu là “một quần thể<br /> những giả địnhcác văn bản khác” [3; tr.445], nên văn bản không thể tách khỏi tính liên văn bản<br /> mà còn dựa vào nó, các văn bản văn học trước và sau đó sẽ quy định lẫn nhau. Nó là “một bộ<br /> phận hợp thành của văn hóa nói chung và là dấu hiệu không tách rời của hoạt động văn học nói<br /> riêng: bất cứ sự trích dẫn nào, cho dù nó mang tính chất gì đi nữa, nhất định phải đưa nhà văn<br /> vào phạm vi cái văn cảnh văn hóa” [3; tr.445], ràng buộc nhà văn, không ai có khả năng thoát<br /> khỏi “những văn bản của văn hóa trước đó và những văn bản của văn hóa thực tại xung quanh”.<br /> Liên văn bản còn được hiểu là sự tương tác giữa lời của mình và lời của người khác, là “sự tương<br /> tác giữa những dạng khác nhau của những diễn ngôn bên trong văn bản diễn ngôn của người trần<br /> thuật về diễn ngôn của các nhân vật; diễn ngôn của một nhân vật này về diễn ngôn của nhân vật<br /> khác” [3; tr.447]. Đồng quan điểm với các nhà nghiên cứu nói trên, G. Genette đã chỉ ra các loại<br /> 17<br /> <br /> Nguyễn Thị Minh Phượng<br /> <br /> tương tác của văn bản như: sự cùng hiện diện trong một văn bản của hai hay nhiều văn bản qua<br /> hình thức trích dẫn, điển tích, vay mượn đề tài, cốt truyện, trích dẫn công khai, bắt chước,…; siêu<br /> văn bản như sự chú giải hoặc viện dẫn văn bản trước đó một cách có phê phán; ngoa dụ văn bản<br /> như sự cười cợt hay giễu nhại của văn bản này đối với văn bản khác; kiến trúc văn bản được hiểu<br /> như mối quan hệ thể loại giữa các văn bản…Nhìn chung, nội hàm của khái niệm “liên văn bản”rất<br /> rộng, nó vừa được dùng như một phương tiện để phân tích cắt nghĩa văn bản văn học hoặc miêu tả<br /> đặc trưng sự tồn tại của văn học, vừa dùng để xác định cảm quan về thế giới và bản thân con<br /> người đương đại, đó là cảm quan hậu hiện đại vì các văn bản văn học trước đó được sử dụng lại,<br /> kiến trúc lại trong sinh mệnh nghệ thuật mới của các văn bản văn học ra đời sau đó.Nó có ý<br /> nghĩa trong việc phản ánh tiến trình văn hóa trong dòng chảy lịch sử, tích hợp tinh thần thời đại,<br /> văn minh nhân loại của các giai đoạn lịch sử khác nhau, làm văn học có tính đại chúng, tác động<br /> mạnh đến thực tiễn nghệ thuật và sự tự ý thức của nghệ sĩ.Liên văn bản thể hiện rõ lập trường tư<br /> tưởng, văn hóa của thời đại, vì bất kỳ văn bản nào cũng đều có mối quan hệ với các “tiền văn<br /> bản”. Liên văn bản dựa trên những sự kết nối với “các tiền văn bản” bằng những hình thức khác<br /> nhau, được tác giả tạo lập bằng ý thức hoặc vô thức, được người đọc tri nhận trong thực tiễn giao<br /> tiếp nghệ thuật và chúng tương tác với tri thức và trải nghiệm văn bản của người đọc, gây ra hứng<br /> thú trong quá trình tiếp nhận, cảm thụ văn bản. Qua đó, các giá trị văn hóa không ngừng được sản<br /> sinh và tiếp nhận. Tính liên văn bản là thuật ngữ được dùng để miêu tả các quan hệ nói trên, nơi<br /> mà mỗi văn bản đều chứa đựng sự đối thoại với các văn bản khác để sản sinh ra các tầng nghĩa<br /> mới.<br /> <br /> 2.2. Biểu hiện của yếu tố liên văn bản trong Sông Côn mùa lũ<br /> Thật vậy, khi đọc Sông Côn mùa lũ, ta thấy có sự liên văn bản, nghĩa là sự đồng hiện diện<br /> của nhiều văn bản ở nhiều thể loại khác nhau để đơn giản hóa “sự hiện diện thực sự” của nhiều<br /> văn bản “trong một văn bản khác” là tác phẩm này [4; tr.317]. Nhìn từ góc độ liên văn bản,<br /> Nguyễn Mộng Giác đã kiến trúc lại, sử dụng lại một cách linh hoạt, sáng tạo các “tiền văn bản”,<br /> đó là “những văn bản của văn hóa trước đó và những văn bản của văn hóa thực tại xung quanh”<br /> để tạo ra một tác phẩm mới theo nhiều hình thức khác nhau như trích dẫn trực tiếp các hình thức<br /> văn học hiện tồn của nhiều loại văn bản khác nhau, thuộc nhiều thể loại khác nhau như thơ, kịch,<br /> tuồng, chiếu, biểu, hịch, phú, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, biệt ngữ xã hội, nhật kí, thư, tiểu<br /> thuyết,…các văn bản thuyết minh về lịch sử, địa lí, quân sự, chính trị, cảm quan hậu hiện đại, tư<br /> duy hiện sinh, dã sử, văn hóa nông nghiệp, tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, tín ngưỡng dân gian,<br /> diễn ngôn các ngành khoa học..., đều bị ngốn nuốt và đều bị hòa trộn trong văn bản tác phẩm<br /> Sông Côn mùa lũ, tác giả còn dẫn theo lối biên niên sử có kèm theo những lời bình luận ngoại đề.<br /> Tất cả những hình thức liên văn bản được thể hiện trong Sông Côn mùa lũ đã góp phần làm nổi<br /> bật đặc trưng của tiểu thuyết lịch sử về “tính chân thật của lịch sử” và nghệ thuật “hư cấu”, đặc<br /> biệt là nhiều trích dẫn đã làm tăng tính “chân thật của lịch sử”, tạo sức lôi cuốn, hấp dẫn, thuyết<br /> phục người đọc và giúp nhà văn xoáy sâu vào cảm hứng thế sự, trên cơ sở đó phát huy đặc trưng<br /> “hư cấu” nghệ thuật qua các đối thoại trong diễn ngôn lịch sử của người trần thuật và diễn ngôn<br /> của các nhân vật để thỏa mãn “tầm đón” và lấp đầy những “điểm trắng” của lịch sử và phản ánh<br /> số phận con người thuộc mọi tầng lớp khác nhau trong giai đoạn lịch sử đầy biến động dữ dội vào<br /> thế kỉ XVIII.<br /> <br /> 2.2.1. Thơ, chiếu, hịch<br /> Nguyễn Mộng Giác đã sử dụng văn học trước đó để tạo ra sự tương tác liên văn bản qua cuộc<br /> đối thoại văn hóa xuyên quốc gia giữa các nhân vật khá độc đáo, thú vị, làm nổi bật vẻ đẹp tâm<br /> hồn bay bổng, lãng mạn, tinh tế, nhạy cảm, xúc động mạnh mẽ trước vẻ đẹp của thiên nhiên và<br /> diễn tả sâu sắc nỗi buồn thời thế của trí thức thời loạn qua đối thoại giữa nhân vật ông giáo Hiến<br /> với Biện Nhạc. Người đọc nhận ra văn cảnh văn hóa trong sự đối thoại của tác giả với hình thức<br /> văn học của văn hóa trước đólà thể loại thơ để tạo ra sự liên văn bản, liên tâm hồn, sự đồng cảm,<br /> 18<br /> <br /> Liên văn bản trong tiểu thuyết lịch sử Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác<br /> <br /> đồng điệu của người trí thức phương Bắc và người trí thức Việt Nam thời Tây Sơn lúc loạn lạc<br /> qua việc nhân vật ông giáo đã trích dẫn hai câu thơ của Đỗ Phủ gặp Lí Qui Niên ở Giang Nam:<br /> “Chính thị Giang nam hảo phong cảnh/ Lạc hoa thời tiết hựu phùng quân” (Chính lúc phong cảnh<br /> Giang nam đang đẹp/ Giữa mùa hoa rụng, lại gặp anh!) [1; tr.118]. Ta thấy sự tương tác giữa<br /> những dạng khác nhau của những diễn ngôn bên trong văn bản, đó là diễn ngôn của một nhân vật<br /> này về diễn ngôn của nhân vật khác. Ông giáo dùng diễn ngôn của nhân vật trữ tình là “quân”<br /> mà bản dịch là “anh” để tâm sự với Nhạc về nỗi lòng của người dạy học giữa “mùa hoa rụng” để<br /> nhấn mạnh nỗi buồn về “sự hết thời” của mình trong những biến động lịch sử, có ý tôn trọng đề<br /> cao bạn mình là bậc hiền nhân quân tử qua ngôn ngữ của nhân vật trữ tình sử dụng giàu ý tại ngôn<br /> ngoại, trang nhã, mang tính ước lệ tượng trưng. Nhạc đã phản ứng lại bằng sự cảm thông, ngưỡng<br /> mộ, quý trọng “người tài” và “kính trọng người có chữ”. Vì thế Nhạc đã nhờ ông giáo dạy chữ<br /> cho hai em của mình là Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Trong lời đối thoại của Bùi Đắc Tuyên với<br /> Nguyễn Huệ, ông đã trích dẫn lại lời của Kiên lấy nguyên văn từ ca dao, câu hát ru là những thể<br /> loại vốn dùng để diễn tả tâm tư, tình cảm, đời sống tâm hồn của nhân dân một cách mộc mạc, bình<br /> dị để nhằm mục đích mới “thêm thắt để biến Kiên thành kẻ chủ mưu quỉ quyệt” và chế giễu mối<br /> tình của Huệ và công chúa Ngọc Hân qua lời than tiếc nuối của nhân vật trữ tình trong lời ca dao,<br /> làm cho Nguyễn Huệ “giận” để hại Kiên: “Tiếc thay cây quế giữa rừng/ Để cho thằng mán, thằng<br /> mường nó leo” và trích dẫn ca dao trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc để oán trách<br /> chiến tranh phi nghĩa làm vợ chồng xa nhau, hạnh phúc dang dở: “Trời ơi sinh giặc làm chi/ Cho<br /> chồng tôi phải ra đi chiến trường” [1; tr.1944] để gán cho Kiên cái tội “cố ý xúi người ta đừng đi<br /> lính” và ý của câu ca dao trước là nhằm chế giễu, miệt thị công chúa Huyền Trân bị gả cho vua<br /> Chiêm Thành là Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô, Lý (từ đèo Hải Vân, Thừa Thiên đến phía bắc<br /> Quảng Trị ngày nay) để công kích mối tình giữa Huệ và công chúa Ngọc Hân. Nhưng Huệ không<br /> hề “giận” mà tỏ ra hiểu biết “Câu này thì tôi đã nghe từ lâu… tôi cũng tự xưng là mán mọi” với<br /> thái độ khá lịch thiệp, khiêm nhường.Tiếp đó, lượt lời của Huệ có sự tác động, “phản ứng” trở lại,<br /> làm Bùi Đắc Tuyên “thất vọng” “ [1; tr.1944]. Huệ đã “cười lớn” và trích dẫn tám câu thơ song<br /> thất lục bát trong bài Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn để bình thường hóa mọi vấn đề về<br /> Kiên, nhấn mạnh tâm trạng thường thấy của những người đàn bà thời loạn thật tội nghiệp, họ sầu<br /> đau, tuyệt vọng, buồn bã khi phải tiễn chồng đi chinh chiến nơi xa, phải sống trong cảnh cô đơn,<br /> lẻ loi, xa chồng. Huệ là vị tướng xua quân đánh nhau trăm trận mà cũng bị vợ bắt học thuộc<br /> những câu thơ như thế, nên rất thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ với tâm trạng, nỗi lòng của những<br /> người phụ nữ trong cảnh chiến tranh loạn lạc được nói đến trong thơ. Cuộc đối thoại văn hóa giữa<br /> các nhân vật cho thấy cách đối nhân xử thế khá khéo léo, tế nhị của Huệ để duy trì hòa bình, ông<br /> vừa gạt đi được ý đồ của Nhật, vừa bảo vệ được Kiên. Đây cũng là bài học sâu sắc cho hôm nay<br /> về việc xử lí các tình huống thực tiễn.<br /> Đối thoại, tương tác lời giữa các nhân vật qua các “tiền văn bản” tạo tính chất liên văn bản<br /> được thể hiện qua việc lấy ý, trích dẫn thể loại thơ trữ tình với các bài thơ, đoạn thơ (Sơn phòng<br /> xuân sự của Sầm Tham, Phong trúc tập của Ngô Thế Lân, Cái pháo của Nguyễn Hữu Chỉnh, Lâm<br /> trì phú của Ngô Thì Nhậm…), với tần số gia tăng, mức độ nhiều, để tái hiện lại không khí lịch sử,<br /> đời sống văn hóa, tâm tư tình cảm của tầng lớp vua quan, quần chúng nhân dân và nhấn mạnh<br /> những phẩm chất đạo đức, tài năng của con người thuở xưa. Chẳng hạn như đối thoại liên văn bản<br /> về thể loại thơ trữ tình giữa Lãng và Huệ tạo ra những tiếng cười nhẹ nhàng, làm vơi bớt những<br /> mệt mỏi, lo toan trong cuộc sống qua việc Huệ đã biên tái, thay hai từ “Lương viên” trong nguyên<br /> tác thành hai từ “Phú yên” ở câu thơ đầu. Huệ đã đọc bài thơ Sơn phòng xuân sự của Sầm Tham,<br /> mượn diễn ngôn của nhân vật trữ tình trong văn bản văn học trước đó để nói về một hiện thực<br /> hoang vắng, xơ xác, tiêu điều trong cảnh loạn lạc [1; tr.480]. Những đoạn của các mã văn hóa<br /> trong diễn ngôn của nhân vật trữ tình trong bài thơ đã làm nổi bật truyền thống hiếu học, khí<br /> phách hiên ngang của con người trọng nghĩa khinh lợi, hào hiệp, không cúi đầu trước cường<br /> 19<br /> <br /> Nguyễn Thị Minh Phượng<br /> <br /> quyền, giàu lòng yêu nước thương dân. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng rất nhiều hình thức liên văn<br /> bản như lấy ý, dẫn trực tiếp, trích dẫn công khai văn học trước đó qua các bài thơ của nhiều tác<br /> giả, tạo nên các cuộc đối thoại khá sinh động, hấp dẫn người đọc, làm tiểu thuyết lịch sử không<br /> khô khan, cứng nhắc như các công trình nghiên cứu lịch sử. Chẳng hạn như dẫn 3 đoạn thơ trong<br /> Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm ở các trang 1235, 1241, 1251, 1289, 1319; dẫn ý bài Long thành<br /> cầm giả ca của Nguyễn Du tr. 1029;... làm bức tranh hiện thực trong tiểu thuyết lịch sử hiện lên<br /> sâu rộng, mở ra nhiều đề tài, diễn tả tâm trạng phong phú, đủ mọi cảm xúc của các nhân vật qua<br /> những lời đối thoại trong những tình huống cụ thể, làm tính cách của các nhân vật hiện lên rất đa<br /> dạng, nhiều vẻ, tạo sự thu hút, thuyết phục người đọc, tác động sâu sắc đến cảm xúc thẩm mỹ của<br /> người đọc. Việc trích dẫn thơ trữ tình tạo nên nhịp điệu, làm cho lời nói của các nhân vật trở nên<br /> có vần, ngọt ngào, sâu lắng, có khi là nỗi nhớ da diết, có lúc lại là nỗi buồn man mác trước nhân<br /> tình thế thái. Tác giả còn trích dẫn văn bản văn học trước đó là thơ Trung Quốc, nhắc đến thơ<br /> của Tào Mạnh Đức, Hi Doãn, dùng các điển tích, điển cố ngắn gọn, cô đọng, hàm súc, tạo ra tiếng<br /> cười trong cuộc đối thoại thơ văn giữa những người trí thức khá sâu sắc về diễn ngôn của nhân<br /> vật trữ tình trong thơ, làm nổi bật thú tiêu dao của con người trong không gian cao rộng, thoáng<br /> mát và tâm trạng vui tươi, thanh thản của con người khi đứng trước thiên nhiên ao nước trong<br /> sạch, sống “vô vi” thuận theo tự nhiên, từ bỏ chốn lầu son gác tía cao sang [1; tr.1253]. Bên cạnh<br /> đó, tác giả trích dẫn thơ văn, sách vở của Trung Quốc như sách Luận ngữ: “Đường lệ chi hoa,<br /> thiên kì phản nhi” [1; tr.415], các câu nói của Khổng Tử ở trang 937, 972; trích dẫn Kinh thi ở<br /> trang 1143, dùng điển tích ở trang 1150… tạo ra các cuộc đối thoại văn hóa khu vực qua sự tương<br /> tác lời của các nhân vật. Sự trích dẫn công khai lặp đi lặp lại nhiều lần thể loại thơ trữ tình đã tạo<br /> ra tiết tấu, giai điệu, nhạc tính, tạo nên điểm nhấn trong nghệ thuật kể chuyện của tiểu thuyết lịch<br /> sử Sông Côn mùa lũ.<br /> Liên văn bản còn thể hiện ngay trong tờ “hịch” mà ông giáo Hiến viết giúp ông biện Nhạc để<br /> kêu gọi nhân dân “khởi nghĩa” được trích dẫn nguyên văn trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế<br /> kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX: “Giận quốc phó ra lòng bội thượng, nên Tây sơn xướng nghĩa cần<br /> vương. Trước là ngăn cột đá giữa dòng, kẻo đảng nghịch đặt mưu ngấp nghé. Sau là tưới mưa<br /> dầm khi hạn, kẻo cùng dân sa chốn lầm than. Ví lòng trời còn nếp Phú xuân, ắt dấu cũ lại cơ đồ<br /> Hữu Hạ” [1; tr.227]. Trong bài Chiếu lên ngôi của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm soạn, tác<br /> giả có lấy nhiều ý từ Kinh thư để đặt vào miệng vua những lời lẽ thấu lí đạt tình thể hiện sự động<br /> viên, khích lệ, tôn trọng dân, những từ ngữ cảm thán đã diễn tả sâu sắc những tình cảm chân thành<br /> của vua đối với nhân dân và đất nước: “Vừa đây, tướng sĩ văn võ, thần liêu trong ngoài đều muốn<br /> trẫm sớm định vị hiệu, để thu phục lòng người, dâng biểu khuyên mời đến hai, ba lần. Các tờ biểu<br /> vàng suy tôn, không hẹn mà cùng một lời. Trẫm nghĩ: nghiệp lớn rất trọng, ngôi trời khó khăn,<br /> trẫm thật lòng lo không đương nổi. Nhưng ức triệu người trong bốn bể trông cậy vào một mình<br /> trẫm. Đó là ý trời, há phải việc người? Trẫm ứng mệnh trời, thuận lòng người, không thể cố chấp<br /> nhún nhường mãi, lấy ngày 22 tháng 11 năm nay lên ngôi thiên tử, đặt niên hiệu là Quang Trung<br /> nguyên niên. Hỡi trăm họ muôn dân các ngươi! Lời nói lớn lao của ngôi hoàng cực là lời giáo<br /> huấn phải thi hành. Nhân, nghĩa, trung, chính là đầu mối lớn lao của đạo làm người. Nay trẫm<br /> cùng dân đổi mới, theo mưu mô sáng suốt của tiền thánh để trị và dạy thiên hạ! Than ôi! Trời vì<br /> hạ dân, đặt ra vua, đặt ra thầy, là để giúp trời vỗ yên bốn phương.Trẫm có cả thiên hạ, sẽ cùng dắt<br /> díu dân lên con đường lớn, đặt vào đài xuân. Hỡi thần dân các ngươi! Ai nấy hãy yên chức nghiệp,<br /> chớ làm những điều không phải đạo thường. Người làm quan hãy giữ phong độ hoà mục, người<br /> làm dân yên trong lệ tục vui hoà, trị giáo mở mang hưng khởi đến chỗ rất thuận, để vãn hồi thời<br /> thịnh trị của Ngũ đế, Tam vương, khiến cho tông miếu xã tắc được phúc không cùng, há chẳng<br /> đẹp đẽ sao?” [1; tr.1318]. Thông qua việc trích dẫn các thể loại văn học trung đại, đời sống quá<br /> khứ và số phận con người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong lịch sử hiện lên rất chân thực. Ta<br /> 20<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2