intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lời kể của những người thân về Võ Nguyên Giáp: Phần 2

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:143

70
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nối phần 1, phần 2 tài liệu tiếp tục đem tới cho bạn những câu chuyện, chi tiết được kể trong tài liệu sẽ rất đa dạng, song đôi khi lại có sự trùng hợp, gặp gỡ. Điều này là tất nhiên, thế nhưng vẫn có trường hợp sự gặp gỡ ấy lại rất bất ngờ, nực cười và còn nhiều chi tiết, câu chuyện thú vị xoay quanh đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lời kể của những người thân về Võ Nguyên Giáp: Phần 2

138  ÑAËNG ANH ÑAØO tuyeån choïn vaø giôùi thieäu<br /> <br /> CHUÙC MÖØNG ANH CAÛ<br /> VÖÔÏT TRAÊM XUAÂN!*<br /> <br /> HOÀNG MINH PHƯƠNG<br /> Phó ban thường trực Ban liên lạc Chiến sĩ Điện Biên Phủ<br /> tại TP.HCM.<br /> Nguyên trợ lý Tổng Tư lệnh VÕ NGUYÊN GIÁP<br /> Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân đoàn 4<br /> <br /> N<br /> <br /> gày 25 tháng 8 năm nay, Đại tướng Võ Nguyên<br /> Giáp – nguyên Chủ tịch Quân ủy hội, Bí thư<br /> Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng<br /> Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam - Chủ tịch danh<br /> dự Hội Cựu chiến binh Việt Nam - tròn 100 tuổi tính<br /> theo Dương lịch. Đây là một kỷ lục chưa từng có về tuổi<br /> thọ của danh nhân danh tướng ở nước ta cũng như trên<br /> thế giới từ thời xưa cho đến ngày nay! Đây không chỉ là<br /> niềm hạnh phúc lớn của Đại tướng và gia đình, mà còn là<br /> * Bài nói tại cuộc họp mặt ngày 20/8/2011 của Chiến sĩ Điện Biên<br /> Phủ tại TP.Hồ Chí Minh mừng Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP tròn<br /> 100 tuổi.<br /> <br /> VOÕ NGUYEÂN GIAÙP qua lôøi keå cuûa nhöõng ngöôøi thaân  139<br /> <br /> niềm vui lớn của cựu chiến binh chúng ta, những người<br /> từng chiến đấu và chiến thắng dưới sự lãnh đạo đúng đắn<br /> của Đảng và Hồ Chủ tịch, dưới sự chỉ huy tài năng của<br /> Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp!<br /> Đối với chiến sĩ Điện Biên Phủ, ân tình với Đại<br /> tướng lại càng sâu nặng! Vì nếu không có quyết định cực<br /> kỳ sáng suốt, quả đoán, dũng cảm, đầy tinh thần trách<br /> nhiệm của Tổng Tư lệnh kiêm Chỉ huy trưởng chiến dịch<br /> năm xưa, kịp thời hoãn cuộc tiến công chiều 26 tháng<br /> 1 năm 1954, từ chủ trương “Đánh nhanh thắng nhanh”<br /> chuyển sang “Đánh chắc tiến chắc”, thì đã không có một<br /> chiến thắng “chấn động địa cầu”, mà là một thảm bại,<br /> dẫn đến những hậu quả khôn lường cho cuộc kháng<br /> chiến chống Pháp! Phần lớn chúng ta ngồi đây đã bị<br /> thương vong lớn trong lòng chảo Điện Biên, không còn<br /> sống để tiếp tục cùng toàn Đảng toàn dân đưa sự nghiệp<br /> giải phóng dân tộc đến ngày toàn thắng!<br /> Chính vì lẽ đó mà trong cuộc họp kỷ niệm 57 năm<br /> Chiến thắng Điện Biên Phủ vừa qua, mọi người đã nhất<br /> trí đến tháng Tám năm nay, trong không khí chào mừng<br /> kỷ niệm 66 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh<br /> 2/9, chúng ta tổ chức họp mặt để chúc thọ, bày tỏ lòng<br /> biết ơn và học tập tấm gương sáng ngời của Đại tướng.<br /> Về thân thế và sự nghiệp của Đại tướng, chúng ta<br /> đều rõ; nhưng có thể nhiều đồng chí ít được biết về thời<br /> trẻ của ông. Điều may mắn là cách đây hơn 20 năm, tôi đã<br /> được Đại tướng kể cho nghe về thời niên thiếu của mình.<br /> Đại tướng nói:<br /> <br /> 140  ÑAËNG ANH ÑAØO tuyeån choïn vaø giôùi thieäu<br /> “Tôi sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911 trong một gia<br /> đình trung nông lớp dưới ở xã An Xá, huyện Lệ Thủy,<br /> tỉnh Quảng Bình , nay gọi là thôn An Xá, xã Lộc Thủy,<br /> huyện Lệ Thủy. Cha là Võ Quang Nghiêm, vừa dạy học<br /> vừa làm ruộng, cấy cày trên 2,5 mẫu công điền, cứ 3 năm<br /> xã chia lại một lần. Là một nhà Nho yêu nước, đêm đêm,<br /> dưới ánh sáng của ngọn đèn dầu, cha thường đọc bài vè<br /> “Thất thủ kinh đô”, tỏ lòng cảm phục Tôn Thất Thuyết,<br /> căm ghét Nguyễn Văn Tường. Mẹ tôi là Nguyễn Thị Kiên,<br /> cháu của một Lãnh binh Cần vương yêu nước. Bà thường<br /> kể cho tôi nghe cảnh chạy loạn vào sâu trong dãy Ngàn<br /> Sơn mỗi khi có giặc Tây ruồng bố.<br /> Lời của mẹ cha đã gieo rắc trong tôi lòng yêu nước<br /> và ghét Tây từ nhỏ. Lên bốn, năm tuổi, cha đã cho học<br /> cuốn “Ấu học tân thư” xuất bản thời vua Duy Tân, học<br /> “Vè Bà phó” trong có đoạn “Trấn thủ lưu đồn”. Đến nay<br /> tôi vẫn còn nhớ mấy đoạn như sau:<br /> Nghĩa là:<br /> “ Ngô Tổ Hồng Bàng thị<br /> <br /> Tổ ta là Hồng Bàng,<br /> <br /> Triệu Thủy Kinh<br /> <br /> Triệu Thủy Kinh<br /> <br /> Dương Vương…<br /> <br /> Dương Vương…<br /> <br /> Tích Kinh Bắc thuộc thì<br /> <br /> Sự tích thời Bắc thuộc<br /> <br /> Cựu sĩ dĩ nan vong…<br /> <br /> Mối nhục cũ khó quên…<br /> <br /> ...<br /> <br /> ...<br /> <br /> Chi Lăng tẩu Tống binh<br /> <br /> Chi Lăng đuổi quân Tống,<br /> <br /> Bạch đằng phá<br /> Nguyên sư…<br /> <br /> Bạch Đằng phá<br /> quân Nguyên…<br /> <br /> VOÕ NGUYEÂN GIAÙP qua lôøi keå cuûa nhöõng ngöôøi thaân  141<br /> <br /> Cha tôi là người khí tiết, đòi hỏi con cái phải nghiêm<br /> giữ gia phong. Cụ đặt tên tôi là Võ Nguyên Giáp, em trai<br /> là Võ Thuần Nho. Khi vào Huế học, tôi bỏ chữ Nguyên<br /> cho gọn, chỉ ghi tên là Võ Giáp. Khi tôi bị bắt vào tù, mật<br /> thám Pháp cũng ghi tên phạm nhân là Võ Giáp. Sau này<br /> cha biết được, bèn gọi về la mắng, yêu cầu tôi phải giữ<br /> chữ lót là Nguyên. Mãi đến năm 1935 tôi mới được ghi<br /> lại trong hồ sơ học bạ: Võ Giáp tức Võ Nguyên Giáp. Và<br /> tôi giữ tên này cho đến bây giờ.<br /> Thuở nhỏ tôi học trường Tổng (bao gồm nhiều xã)<br /> từ lớp Đồng ấu, Dự bị, đến lớp Yếu lược, tương đương<br /> lớp 1, 2, 3 cấp I ngày nay. Những ngày không học, thường<br /> theo cha đi thăm ruộng, kết hợp mò cua bắt cá. Sau lên<br /> học tiếp ở trường Huyện 3 năm (lớp nhì đệ nhất niên, lớp<br /> nhì đệ nhị niên và lớp nhất). Ở trường Tổng cũng như<br /> trường Huyện đều đứng đầu lớp. Năm 13 tuổi (1924) thi<br /> đỗ Thủ khoa trường Huyện.<br /> Quê tôi thời ấy đến ngày mùa thường có thuê<br /> phường gặt, ngày gặt ngoài đồng, tối về giã gạo, luôn<br /> miệng hát: “Khoan khoan hò khoan”. Do vậy mà tôi rất<br /> thuộc Hò giã gạo. Những năm mất mùa đói kém, nhà tôi<br /> phải đi vay thóc về giã mới có ăn. Sau mùa gặt hái, tôi<br /> cùng mẹ đi trả nợ, bị địa chủ Bá Hai ở Mỹ Lộc buộc phải<br /> đem thóc ra quạt mạnh cho bay hết hạt lép, cuối cùng chỉ<br /> còn lại hai phần ba. Mẹ tôi đành chịu, nhà nghèo lại càng<br /> nghèo, khiến lòng tôi vô cùng căm uất.<br /> Đỗ xong tiểu học, nhờ có hai chị ruột buôn thúng<br /> bán bưng, tôi có tiền đi Huế thi vào trường Quốc học,<br /> <br /> 142  ÑAËNG ANH ÑAØO tuyeån choïn vaø giôùi thieäu<br /> nhưng thi hỏng phải về. Năm sau vào Huế tạm học trường<br /> tư, ở cùng nhà với anh Nguyễn Chí Diểu, người bạn thân<br /> nhất rồi trở thành người đồng chí chí cốt của tôi. Lên năm<br /> thứ ba, tôi được vào trường Quốc học, được ăn ở trong<br /> trường. Tôi bí mật đem sách báo vào đọc trộm. Nội trú<br /> thời ấy có tên giám thị rất độc ác, luôn rình mò học sinh<br /> như cú vọ. Tôi viết bài đả kích bằng tiếng Pháp: “À bas le<br /> tyran du Lycée” (Đả đảo tên độc tài trường Quốc học!).<br /> Trong những năm học ở Huế, tôi luôn đứng đầu<br /> lớp, cùng hai anh Nguyễn Chí Diểu và Nguyễn Khoa Văn<br /> (sau này lấy bút danh là Hải Triều) tham gia phong trào<br /> đấu tranh bảo vệ cụ Phan Bội Châu bị giặc Pháp đem về<br /> quản thúc tại đây. Thứ năm nào, ba người cũng lên thăm<br /> cụ Phan. Trên tường nhà, cụ treo cả ảnh Lênin, Tôn Dật<br /> Tiên, Thích Ca Mâu Ni. Cụ Phan rất thương chúng tôi,<br /> có lần cụ nói: “Sau này tủ sách của cụ sẽ để lại cho cậu<br /> Giáp”. Qua tủ sách cụ Phan, nhóm “Bến Ngự” chúng tôi<br /> được đọc báo “Người cùng khổ” và “Việt Nam hồn”. Có<br /> cuốn tập nào đẹp, chúng tôi đều dành để chép những bài<br /> ca yêu nước.<br /> Năm 1926, chúng tôi tham gia biểu tình đòi để tang<br /> cụ Phan Châu Trinh, tham gia bãi khóa chống việc đuổi<br /> học anh Nguyễn Chí Diểu. Bãi khóa xong, đến nhà thầy<br /> Võ Liêm Sơn; vào Sơn Trà, Mỹ Sơn quê đồng chí Phan<br /> Thanh. Thầy Võ Liêm Sơn là người đầu tiên dạy chúng<br /> tôi học chủ nghĩa Mác theo cuốn ABC du Marxisme do<br /> Nhà xuất bản Quốc tế ấn hành, dạy tại nhà riêng. Thầy<br /> Sơn khuyên tôi đi làm cách mạng.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2