intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án phó Tiến sĩ Khoa học Sư phạm - Tâm lý: Giảng văn ở trường phổ thông trung học (lịch sử và triển vọng)

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:214

48
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trình bày về các nội dung: quá trình phát triển của giảng văn ở trường phổ thông trung học Việt Nam, những vấn đề về giảng văn đặt ra ở trường phổ thông trung học hiện nay; một số ý kiến đề nghị, đổi mới dạy học giảng văn ở trường phổ thông trung học. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án phó Tiến sĩ Khoa học Sư phạm - Tâm lý: Giảng văn ở trường phổ thông trung học (lịch sử và triển vọng)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> Nguyền Đức Ân<br /> <br /> GIẢNG VĂN<br /> Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC<br /> (LỊCH SỬ VÀ TRIỂN VỌNG)<br /> <br /> Chuyên ngành: Phƣơng pháp giảng dạy Văn học<br /> Mã số: 5-07-02<br /> Luận án Phó tiến sĩ khoa học Sƣ phạm - Tâm lý<br /> <br /> Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:<br /> Phó giáo sƣ Trần Thanh Đạm<br /> <br /> Thành phố Hồ Chí Minh<br /> * 1995 *<br /> <br /> A. PHẦN DẪN NHẬP<br /> I. Tính cấp thiết của đề tài:<br /> 1. Giảng văn là môn học ( nói đúng hơn là một phân môn) đƣợc dạy học từ lâu ở<br /> trƣờng phổ thông. Nguồn kiến thức văn chƣơng phong phú sinh động qua các giờ học văn đã<br /> lƣu lại những kỉ niệm khó mờ phai trong tâm khảm bao thế hệ học sinh đối với bài học về con<br /> ngƣời và cuộc sống có sức kết dính và lan tỏa sâu rộng mãi. Giảng văn có sức cuốn hút mạnh<br /> bởi nó đƣa ngƣời học bƣớc vào lĩnh vực hoạt động ở đó có sự hòa quyện của rung động và<br /> suy nghĩ, của "thực" và "mơ" để cũng từ đó bƣớc vào một thế giới "có khả năng gây ra<br /> những tác động không hạn chế, gợi lên những liên tưởng bất tận"... (54.1, 19). Do đó, trong<br /> hệ thống các môn học của nhà trƣờng phổ thông, môn văn - thông qua giờ giảng văn - có vị<br /> trí và nhiệm vụ đặc biệt.<br /> Việc nghiên cứu, tìm hiểu để không ngừng bổ sung hoàn thiện khoa học giảng văn là<br /> một vấn đề đƣợc chú ý từ lâu và nó trở nên cấp thiết khi nền giáo dục đang bƣớc vào đổi mới,<br /> cải cách sâu rộng. Đặt vấn đề nghiên cứu khoa học về giảng văn tức là tìm hiểu, xem xét, xử<br /> lý các vấn đề lí luận và thực tiễn của quá trình dạy học văn trong nhà trƣờng. Quá trình này<br /> vốn có tác động liên hệ giữa nhiêu yếu tố ở những cấp độ khác nhau. Về mặt chủ quan chúng<br /> ta thƣờng đề cập tới những vấn đề thuộc đặc trƣng, tính chất, nhiệm vụ của môn học, từng<br /> xem xét các yếu tố cấu thành giảng văn. Về mặt khách quan, cũng nhƣ các môn học nói<br /> chung, giảng văn không tách khỏi sự tác động của điều kiện, môi trƣờng hoạt động giáo dục<br /> trong mối quan hệ với hoàn cảnh, tình hình chính trị - xã hội chung của đất nƣớc. Nhƣ Chủ<br /> tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Chế độ nào, nhà trường ấy".<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2. Từ nhiêu năm gần đây, khi đánh giá chất lƣợng giáo dục đào tạo của nhà trƣờng<br /> phổ thông, chúng ta đã từng đề cập tới một thực trạng đƣợc dƣ luận xã hội quan tâm đó là sự<br /> giảm sút của chất lƣợng dạy học các môn. Đặc biệt đối với môn văn, môn học vừa mang tính<br /> khoa học lại vừa là nghệ thuật, trải qua một thời gian trì trệ xơ cứng bởi những tác động của<br /> quan điểm dạy học áp đặt, chủ quan duy ý chí, chúng ta đã dạy văn theo điệu "sáo", và đã có<br /> phần máy móc khi đồng nhất văn chƣơng với tƣ tƣởng, chính trị, đạo đức, lịch sử.<br /> 2. Bƣớc vào thời kì đổi mới việc dạy học văn theo tinh thần của cải cách giáo dục<br /> (CCGD), nhờ không khí dân chủ hóa, với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, nhờ mở rộng cửa<br /> đón nhận, tiếp cận hệ thống kiến thức khoa học đa nghành, thói quen của lối tƣ duy cũ, duy ý<br /> chí, kiểu áp đặt và tiếp nhận thông tin một chiều đã dần dần bị loại bỏ trong dạy học. Nhƣng<br /> từ đây cũng xuất hiện một xu hƣớng của bệnh ấu trĩ tả khuynh "Đó là từ chối tất cả những gì<br /> có dính dáng đến cách dạy truyền thống". Điều này đã có ảnh hƣởng tới việc xây dựng một<br /> cơ sở vững chắc cho đổi mới dạy học văn, làm cho yêu cầu nâng cao chất lƣợng dạy học gặp<br /> mâu thuẫn : quyết tâm đổi mới thì mạnh mẽ, nhận thức lí luận về đổi mới khá đa dạng phong<br /> phú, và thực tiễn dạy học vốn là sinh động, phức tạp, trong khi đó, việc dự kiến, định hƣớng<br /> lại có phần bị động, khiên cƣỡng, nóng vội. Đến nay, sau khi hoàn thành việc thay sách cải<br /> cách ở bậc PTTH, chúng ta bƣớc đầu có cơ hội để rút ra những bài học kinh nghiệm về hiệu<br /> quả của công việc đã làm, càng hiểu sâu hơn về điều kiện để thực hiện một khối lƣợng lớn<br /> vấn đề đang đặt ra trƣớc mắt.<br /> 4. Có thể nói những bƣớc tiến triển đáng khích lệ cũng nhƣ những<br /> <br /> 3<br /> <br /> mặt còn hạn chế, lúng túng của quá trình đổi mới dạy học văn trong thời gian qua đƣợc thể<br /> hiện chủ yếu qua quan niệm về giảng văn. Giảng văn là điểm qui chiếu của các quan điểm đổi<br /> mới toàn diện về các vấn đê thuộc nội dung và phƣơng pháp dạy học văn. Vì tác phẩm văn<br /> chƣơng là cơ sở là khâu trọng tâm để trau dồi, tích lũy kiến thức văn học, hình thành, phát<br /> triển năng lực văn cho học sinh. Vừa qua trong các bài viết trao đổi, tranh luận trên báo chí<br /> hoặc phát ngôn qua diễn đàn của các cuộc hội thảo, bồi dƣỡng cho giáo viên, vấn đề thay đổi<br /> quan điểm giảng văn đƣợc đề cập khá sôi nổi phong phú. Dù đứng ở góc độ nào các ý kiến<br /> trao đổi đều đồng tình phải từ bỏ lối giảng văn xƣa cũ. Nhƣng sau những năm bắt tay để xoay<br /> chuyển tình hình dạy văn nhƣ chúng ta mong muốn, những vấn đề về khoa học giảng văn đã<br /> đề cập vẫn chƣa làm cho đa số ngƣời dạy cảm thấy yên tâm. Những quan điểm lí luận và<br /> phƣơng pháp cách tân còn cần đƣợc thử thách để chúng ta bắt tay vào công việc đổi mới dạy<br /> văn một cách có bài bản cả về lí thuyết lẫn thực hành.<br /> <br /> II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu:<br /> 1. Kể từ khi văn chƣơng đƣợc giảng dạy trong nhà trƣờng thì cũng đồng thời có sự lí<br /> giải, quan niệm về văn và cảm thụ văn. Đó là chuyện đã có từ xƣa. Chúng ta vẫn còn lƣu giữ<br /> khá nhiều kiến giải sâu sắc của cổ nhân bàn về văn chƣơng. Tiếp theo là các công trình<br /> nghiên cứu về dạy học Văn của các nhà nghiên cứu, nhà sƣ phạm qua các thời kỳ. Nhƣng từ<br /> chuyện bàn luận văn chƣơng tới việc dạy học văn chƣơng bao giờ cũng có một khoảng cách<br /> khá xa giữa cái thực thể sinh động và sự chính xác khoa học, giữa sự có thể và không thể<br /> giảng giải ( Khả giải bất khả giải chi gian ).<br /> <br /> 4<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2