intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam (Khảo sát báo mạng điện tử Tuoitre.vn, Vnexpress.net, Giadinh.net.vn từ tháng 012014 đến tháng 122016)

Chia sẻ: Dopamine Grabbi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:222

67
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận án là: hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề định kiến giới để làm căn cứ xác định khung lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và lý thuyết tiếp cận của luận án. Trên cơ sở xây dựng nền tảng lý luận và thực tiễn cho việc khảo sát, đánh giá vấn đề ĐKG trên BMĐT Việt Nam, làm rõ thực trạng ĐKG trên BMĐT Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp hạn chế tình trạng ĐKG, nâng cao chất lượng thông tin về giới trên BMĐT Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam (Khảo sát báo mạng điện tử Tuoitre.vn, Vnexpress.net, Giadinh.net.vn từ tháng 012014 đến tháng 122016)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ----------- PHẠM THỊ THÙY LINH ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM (Khảo sát báo điện tử Tuoitre.vn, VnExpress.net, Giadinh.net.vn từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016) LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC Hà Nội - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ----------- PHẠM THỊ THÙY LINH ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM (Khảo sát báo điện tử Tuoitre.vn, VnExpress.net, Giadinh.net.vn từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016) Ngành: BÁO CHÍ HỌC Mã số: 9 32 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. HOÀNG ANH Hà Nội - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, tháng năm 2021 Tác giả luận án Phạm Thị Thùy Linh
  4. DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT Chữ viết tắt Từ/Cụm từ TTĐC : Truyền thông đại chúng BMĐT : Báo mạng điện tử ĐKG : Định kiến giới BĐG : Bình đẳng giới BLGĐ : Bạo lực gia đình XHH : Xã hội học PVS : Phỏng vấn sâu Tuoitre : Tuoitre.vn Giadinh : Giadinh.net.vn VnE : VnExpress.net
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 4 4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích ........................ 5 5. Cơ sở lí luận và thực tiễn ................................................................................... 8 6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 8 7. Điểm mới của luận án ...................................................................................... 17 8. Kết cấu của luận án .......................................................................................... 18 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM ........................................................ 19 1. Hướng nghiên cứu về báo mạng điện tử .......................................................... 19 2. Hướng nghiên cứu về phân tích nội dung truyền thông đại chúng .................. 24 3. Hướng nghiên cứu về bình đẳng giới, định kiến giới trên truyền thông đại chúng nói chung, báo mạng điện tử nói riêng. ......................................................... 33 4. Đánh giá tổng quát về các công trình nghiên cứu trong tổng quan ................. 46 TIỂU KẾT ........................................................................................................... 49 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM .............................................. 50 1.1. Hệ thống khái niệm liên quan ....................................................................... 50 1.2. Nhận diện tác phẩm báo chí có định kiến giới trên báo mạng điện tử.......... 60 1.3. Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới. .... 61 1.4. Vai trò của truyền thông và báo mạng điện tử trong việc tuyên truyền bình đẳng giới ................................................................................................................... 63 1.5. Lý thuyết nghiên cứu..................................................................................... 67 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1....................................................................................... 78 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM ....................................................................................................... 79 2.1. Định kiến giới trong nội dung tác phẩm báo mạng điện tử .......................... 79 2.2. Định kiến giới trong hình thức tác phẩm báo mạng điện tử ....................... 106
  6. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................. 119 CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM ..................... 120 3.1. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam.120 3.2. Giải pháp từ thực trạng định kiến giới trên báo mạng điện tử. ................... 132 3.3. Tiêu chí xây dựng tin bài không có định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam. ............................................................................................................... 144 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................. 150 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 158 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Phương pháp lấy mẫu xây dựng tuần ngẫu nhiên của Riffe, et al. ..................13 Bảng 2: Kết quả chọn mẫu theo phương pháp constructed weeks ................................15 Bảng 1.1: Mô hình phân công lao động theo giới (Theo mô hình 24 giờ trong ngày) .77 Bảng 2.1:Những từ/cụm từ định danh mang định kiến giới nữ ..................................115 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Tỷ lệ tin bài trong diện khảo sát ............................................................. 16 Biểu đồ 2.1: Giới tính nhân vật trong tin bài về sắc đẹp, thời trang, thẩm mỹ. ............79 Biểu đồ 2.2: Từ khóa mô tả tính cách truyền thống của mỗi giới .................................84 Biểu đồ 2.3: Từ khóa mô tả tính cách được mong đợi của mỗi giới .............................85 Biểu đồ 2.4: Từ khóa mô tả khiếm khuyết của mỗi giới ...............................................86 Biểu đồ 2.5: Việc gia đình và giới tính đề cập trong tin bài..........................................89 Biểu đồ 2.6: Các vai trò giới thể hiện trong nội dung tin bài trên BMĐT ....................89 Biểu đồ 2.7: Tỉ lệ nam/nữ được mô tả là nạn nhân/thủ phạm trên BMĐT .................101 Biểu đồ 2.8: Vị thế và giới tính của nam/nữ trên BMĐT............................................101 Biểu đồ 2.9: Giới tính và tiếng nói của nhân vật trong tin bài trên BMĐT ................102 Biểu đồ 2.10: Giới tính của nhân vật là lãnh đạo, quản lý trên các báo ......................103 Biểu đồ 2.11: Lĩnh vực đề cập của tin bài trên BMĐT ...............................................107 Biểu đồ 2.12: Giới tính của nhân vật đề cập trong tin bài về nghệ thuật, ...................108 Biểu đồ 2.13: Giới tính của nhân vật đề cập trong tin bài về sắc đẹp, ........................108 Biểu đồ 2.14: Thể loại tin bài trên BMĐT ..................................................................109 Biểu đồ 2.15: Bối cảnh bức ảnh và giới tính nhân vật trong ảnh ................................111 Biểu đồ 2.16: Trang phục và giới tính của nhân vật trong ảnh ...................................112 Biểu đồ 2.17: Tương quan tờ báo và số lượng ảnh nữ xuất hiện trong tin bài ............113 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Khung phân tích vấn đề định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam .........7 Hình 2: Công cụ tìm kiếm theo ngày của tuoitre.vn .....................................................14 Hình 3: Dữ liệu tìm kiếm theo ngày của tuoitre.vn không hiển thị ...............................17 Hình 2.1: Bài viết chỉ trích Mai Phương Thúy “chỉ mong cởi để lên báo”...................83 Hình 2.2: Bài viết “Lí do trai một đời vợ hơn đứt trai tân” (Giadinh, 06/8/2015) ........93 Hình 2.3: Nội dung bình luận bài viết: Lý do phụ nữ thông minh, xinh đẹp vẫn độc thân (VnE, 27/9/2015) ...................................................................................................95 Hình 2.4: Ba hình ảnh đều là ảnh nạn nhân trong bài viết “Chồng Trung Quốc chém 5 người gia đình vợ” (TT, 19/2/2016) ............................................................................114
  8. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Ngày 25/9/2015, tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc thông qua Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, hơn 190 quốc gia trên thế giới đã đồng thuận hưởng ứng lời kêu gọi của Liên hợp quốc về thúc đẩy bình đẳng giới. Không phải ngẫu nhiên, trong mười bảy mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Chương trình, có tới hai mục tiêu liên quan đến bình đẳng (bình đẳng giới - SDG5, bình đẳng giữa các quốc gia và trong các quốc gia - SDG10). Bất bình đẳng giới và thu hẹp khoảng cách giới hiển nhiên là câu chuyện của mọi quốc gia trên thế giới. Theo Báo cáo “Khoảng cách giới toàn cầu 2020” (Global Gender Gap Report 2020), thế giới cần đến 257 năm để có thể hoàn toàn loại bỏ sự chênh lệch về mặt kinh tế giữa hai giới. Chỉ có 55% phụ nữ từ 15-64 tuổi tham gia vào lực lượng lao động trong khi nam giới chiếm đến 78% và đặc biệt, ở vị trí lãnh đạo cấp cao trên toàn cầu, phụ nữ chiếm ít hơn một phần ba (khoảng 29%). Ở Việt Nam, công cuộc thúc đẩy bình đẳng giới vẫn liên tục được thực hiện và ngày càng được đặc biệt chú trọng. Theo báo cáo Phát triển con người năm 2019 của Liên hợp quốc, Việt Nam có giá trị GII (chỉ số bất bình đẳng giới) là 0,314, xếp thứ 68 trong số 162 quốc gia (chỉ số càng nhỏ, mức độ bất bình đẳng giới càng cao), so sánh với Philippines, Thái Lan, Trung Quốc và Malaysia lần lượt xếp thứ 98, 84, 39 và 58. Vị trí này trong báo cáo năm 2020 đã tăng lên ba bậc - là 65/162 quốc gia. Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 chỉ rõ: “Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới là một bộ phận cấu thành quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là cơ sở nền tảng của chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước”. Yêu cầu lồng ghép giới trong luật pháp chính sách, chương trình, dự án phát triển vẫn liên tục được nêu rõ trong Luật Bình đẳng giới (2006), Pháp lệnh Dân số sửa đổi năm 2008, Luật Phòng chống bạo lực gia đình được thông qua năm 2009, Luật Hôn nhân và gia đình (2000, 2014), Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi năm 2015), Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020, Mục tiêu phát triển quốc gia để hỗ trợ Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, Chương trình nghị sự về phát triển bền vững của Liên hợp quốc đến năm 2030… Rõ ràng, bình đẳng giới vẫn đang được xác định là cuộc cách mạng lớn, khó khăn và lâu dài bởi rất nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân sâu xa nhất chính là sự tồn tại dai dẳng của định kiến giới trong xã hội, tạo thành những lối 1
  9. mòn, thói quen trong nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử mà ngay cả người trong cuộc cũng khó nhận ra. 1.2. Chỉ có con đường đấu tranh hòa bình bằng cách đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, bổ sung hoặc thay đổi chính sách của Nhà nước, tích cực truyền thông để thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng và mỗi cá nhân mới có thể giúp chúng ta tiến dần đến bình đẳng giới. Trên con đường lâu dài đó, không thể thiếu vai trò quan trọng của các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là loại hình báo mạng điện tử. Trong nỗ lực xoá bỏ định kiến giới hướng đến bình đẳng giới, dựa trên thế mạnh thông tin chuyển tải tới số lượng lớn công chúng trong cùng thời điểm, vai trò của truyền thông đại chúng là vô cùng quan trọng, thiết yếu. Vấn đề truyền thông về bình đẳng giới đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức phi chính phủ… Từ năm 1996, Hội nghị Bắc Kinh tiến đến thế kỷ 21 của phụ nữ đã đưa ra thông điệp: “Phương tiện truyền thông in ấn và điện tử ở hầu khắp các quốc gia không cung cấp bức tranh cân bằng về đời sống đa dạng của người phụ nữ và những đóng góp xã hội của họ cho một thế giới biến đổi”, và các phương tiện truyền thông - với tư cách là một công cụ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và đầy quyền lực trong xã hội, phải hoạt động với mục đích làm cho xã hội có cái nhìn đúng hơn, tốt hơn về hình ảnh người phụ nữ, thay đổi thái độ và quan niệm của xã hội về vai trò truyền thống của người phụ nữ [113, 98]. Truyền thông đại chúng trong vai trò cung cấp thông tin, hình thành, thể hiện và định hướng dư luận xã hội sẽ tác động tích cực và thúc đẩy bình đẳng giới nếu các thông điệp có nhạy cảm giới, ngược lại sẽ kìm hãm và khắc sâu thêm sự bất bình đẳng, thậm chí tổn hại đến hình ảnh quốc gia, truyền thống văn hóa, hình ảnh con người Việt Nam nếu các định kiến giới vẫn được tạo ra và duy trì bởi thiết chế này. Do đó, trong các luật và văn bản dưới luật đều đề cập tới vai trò và nhiệm vụ của các cơ quan thông tin đại chúng với những mục tiêu và lộ trình được xác định cụ thể cũng như các cơ chế phối hợp và hành lang pháp lý đảm bảo cho lộ trình được thực hiện. Việc tuyên truyền, vận động, lan tỏa những thông điệp đúng đắn, sâu sắc, toàn diện về bình đẳng giới vừa là vai trò và cũng là thách thức đối với báo chí nói chung. Với báo mạng điện tử - một loại hình báo chí mới đang ngày càng chiếm ưu thế nhờ những tính năng vượt trội - thúc đẩy bình đẳng giới còn trở thành nhiệm vụ và sứ mệnh. 2
  10. 1.3. Trong hai thập niên vừa qua, có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu, dự án truyền thông trong nước và trên thế giới về vấn đề bình đẳng giới trên truyền thông đã chỉ ra rằng: Tuy có nhiều dấu hiệu tích cực, xong truyền thông hiện nay vẫn thiếu nhạy cảm giới, chưa phản ánh công bằng và cân bằng diện mạo của nam và nữ trong các hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, trực tiếp, chuyên sâu về vấn đề định kiến giới trên báo mạng điện tử, đặc biệt là dưới góc độ báo chí học và bằng phương pháp phân tích nội dung tin tức. Từ vai trò và thực tiễn phát triển của báo chí nói chung, báo mạng điện tử nói riêng những năm gần đây, hàng loạt vấn đề đặt ra cần phân tích, lí giải: Báo mạng điện tử (BMĐT) Việt Nam đang truyền thông về giới như thế nào? Có tồn tại định kiến giới trong nội dung tin tức trên BMĐT hay không? Định kiến giới (ĐKG) được biểu hiện ra sao trong nội dung tin tức trên BMĐT? Làm thế nào để hạn chế, tiến tới xóa bỏ tình trạng ĐKG trên BMĐT Việt Nam? Với mục tiêu trả lời cho các câu hỏi nêu trên một cách cặn kẽ và có hệ thống, chúng tôi chọn đề tài Định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam (Khảo sát báo điện tử Tuoitre.vn, VnEpress.net, Giadinh.net.vn từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016). Việc nghiên cứu ĐKG trên BMĐT là rất cần thiết trong bối cảnh “Việt Nam đang huy động tối đa mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác bình đẳng giới”, và “chiến lược quốc gia về bình đẳng giới là một bộ phận cấu thành quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là cơ sở nền tảng của chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước” (Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020). 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề định kiến giới để làm căn cứ xác định khung lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và lý thuyết tiếp cận của luận án. Trên cơ sở xây dựng nền tảng lý luận và thực tiễn cho việc khảo sát, đánh giá vấn đề ĐKG trên BMĐT Việt Nam, làm rõ thực trạng ĐKG trên BMĐT Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp hạn chế tình trạng ĐKG, nâng cao chất lượng thông tin về giới trên BMĐT Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận án đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: 3
  11. + Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam theo ba hướng: về báo mạng điện tử, về phân tích nội dung sản phẩm truyền thông; về bình đẳng giới, định kiến giới trên truyền thông đại chúng nói chung và BMĐT nói riêng. + Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề ĐKG trên BMĐT để làm căn cứ cho việc khảo sát, phân tích thực trạng ĐKG trên BMĐT Việt Nam. + Soi chiếu lý luận vào thực tiễn để phân tích, đánh giá các biểu hiện cụ thể của ĐKG trên hai phương diện nội dung và hình thức các tác phẩm BMĐT trong phạm vi khảo sát. + Từ thực trạng, khái quát các vấn đề đặt ra và đề xuất các khuyến nghị cụ thể nhằm khắc phục tình trạng ĐKG trên BMĐT Việt Nam. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Vấn đề ĐKG trên BMĐT Việt Nam - Phạm vi: BMĐT ở Việt Nam rất phong phú về số lượng nên nghiên cứu chỉ tập trung khảo cứu ba trang BMĐT là vnexpress.net, tuoitre.vn, giadinh.net.vn. Đây là các trang BMĐT đảm bảo được đồng thời các tiêu chí chọn mẫu của luận án: Là những trang báo có uy tín, được phổ biến rộng rãi, được đông đảo bạn đọc biết đến và đón nhận; nội dung tin bài phải đảm bảo độ nhanh nhạy, đa dạng của thông tin, độ phong phú, hấp dẫn của chuyên mục, đề cập đến những vấn đề đời sống xã hội chân thực và sinh động; đáp ứng được tính chất đặc trưng riêng biệt đảm bảo độ phong phú, khách quan và chuyên sâu cho mẫu khảo sát (Có báo chuyên về lĩnh vực hôn nhân gia đình với nhiều tin bài liên quan đến chủ đề giới như giadinh.net.vn, có báo mạnh về mảng giải trí, đời sống xã hội như VnExpress.net, có báo mạnh về mảng chính trị xã hội, văn hóa như tuoitre.vn; có báo là báo mạng điện tử độc lập như VnExpress.net, có báo song song tồn tại cùng phiên bản báo giấy như Tuoitre.vn, Giadinh.net.vn). Ngoài ra, do đặc trưng về mặt loại hình, lượng tin bài xuất bản của BMĐT rất lớn, vì vậy chúng tôi giới hạn chỉ nghiên cứu các biểu hiện của ĐKG trong nội dung và hình thức của tin bài trong một số chuyên mục phù hợp như: Thời sự, Xã hội, Giải trí, Gia đình, Tâm sự. Điều này cũng được trình bày cụ thể trong phần Phương pháp chọn mẫu ở mục 6 (Phương pháp nghiên cứu). Chúng tôi hy vọng có thể đề cập đến các đối tượng khác của BMĐT như chuyên mục quảng cáo, tin video… trong một nghiên cứu khác. ĐKG là một vấn đề nghiên cứu rộng với nội hàm tương đối phức tạp. Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các biểu hiện của ĐKG đối với hai 4
  12. giới là giới nam và giới nữ (trong đó định kiến giới đối với nữ được nghiên cứu sâu hơn do những đặc trưng của nền văn hóa truyền thống “trọng nam, khinh nữ”). Chúng tôi không đề cập đến cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính, chuyển giới) trong nghiên cứu này vì tại thời điểm khảo sát, lượng tin bài về đối tượng LGBT không đủ độ lớn, do đó các biểu hiện của ĐKG đối với cộng đồng LGBT thông qua nội dung và hình thức tin bài cũng không đầy đủ và rõ nét. Thời gian khảo sát: Từ tháng 01/2014 đến hết tháng 12/2016 (được cập nhật và bổ sung thêm trong quá trình nghiên cứu). Năm 2014 là năm Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cho xuất bản và phát hành Bộ chỉ số về giới trong truyền thông. Đây là tài liệu được thực hiện với sự tham gia đóng góp tích cực của nhiều chuyên gia, nhà báo, các tổ chức báo chí, hiệp hội, câu lạc bộ báo chí, các tổ chức truyền thông trên thế giới, Tổ chức Văn hoá, Khoa học, Giáo dục Liên hiệp quốc (UNESCO) và được phổ biến rộng rãi tới tất cả các cơ quan báo chí ở Việt nam, trong đó Đài Tiếng nói Việt Nam là đơn vị được chỉ định áp dụng thí điểm. Trong tài liệu này, các chỉ số để đạt bình đẳng giới trong quản lý truyền thông và nội dung truyền thông được xây dựng một cách công phu, chi tiết và khoa học. Chọn thời gian nghiên cứu từ 2014 đến 2016, chúng tôi kỳ vọng thấy được những tồn tại cũng như những biến chuyển của các yếu tố biểu hiện định kiến giới trong nội dung tin tức trước tác động của Bộ chỉ số về giới trong truyền thông. Bên cạnh đó, thời điểm 2014 - 2016 cũng là những năm bản lề của việc đánh giá kết quả thực giai đoạn thứ nhất của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới 2011 - 2020. Chúng tôi tin rằng khảo sát vấn đề ĐKG trên truyền thông trong thời gian này sẽ cho những kết quả khách quan, khoa học và thú vị. 4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích 4.1. Câu hỏi nghiên cứu: + Có hay không sự tồn tại của ĐKG trong nội dung tin tức trên BMĐT? + ĐKG biểu hiện như thế nào thông qua nội dung tin bài trên BMĐT? + Các yếu tố hình thức của tác phẩm BMĐT có tiềm ẩn ĐKG không? + Nguyên nhân và giải pháp để khắc phục tình trạng ĐKG trong nội dung tin tức trên BMĐT? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết thứ nhất: ĐKG trên BMĐT là vấn đề cái nhìn, thái độ, cách đánh giá mang tính khuôn mẫu, một chiều, tiêu cực của người viết liên quan đến giới được thể hiện trong nội dung tin tức BMĐT. Những tác phẩm báo chí ẩn chứa 5
  13. định kiến giới tồn tại trên BMĐT sẽ phổ cập và củng cố thêm khuôn mẫu giới, trở thành rào cản cho việc rút ngắn khoảng cách giới, từ đó khắc sâu thêm định kiến, duy trì sự bất bình đẳng giới. Giả thuyết thứ hai: Tuy việc tuyên truyền BĐG trên BMĐT đã có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây, xong ĐKG vẫn tồn tại trong các tác phẩm BMĐT trên cả hai phương diện nội dung và hình thức, phổ cập và củng cố thêm khuôn mẫu giới, trở thành rào cản cho việc rút ngắn khoảng cách giới, từ đó khắc sâu thêm định kiến, duy trì sự bất bình đẳng giới. + Về mặt nội dung: ĐKG thể hiện ở cách thức miêu tả đặc điểm (ngoại hình/tính cách, phẩm chất), vị trí, vai trò, năng lực của nam giới và nữ giới theo những khuôn mẫu sẵn có mà những khuôn mẫu này hạn chế sự phát triển và thụ hưởng bình đẳng của mỗi giới, lâu dài sẽ càng khắc sâu định kiến, cản trở BĐG. + Về mặt hình thức, ĐKG thể hiện ở nhiều khía cạnh: từ tần xuất, mức độ quan tâm khi xuất bản tin bài về giới, thể loại tin bài về giới, cho đến hình ảnh, ngôn ngữ thể hiện tin bài đều hàm chứa những biểu hiện của ĐKG. Giả thuyết thứ ba: Có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự tồn tại dai dẳng của ĐKG trong nội dung tin tức chính là ĐKG đã và đang tồn tại trong tư duy, nhận thức của chính nhà BMĐT - những người sản xuất tin bài, dẫn đến những sản phẩm ẩn chứa ĐKG được xuất bản trên BMĐT. Các nhà báo càng có ý thức về BĐG thì sản phẩm báo chí của họ càng ít ĐKG. 6
  14. 4.3. Khung phân tích Hình 1: Khung phân tích vấn đề định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam Định kiến giới trong nội Quan điểm, chính sách của dung tin tức: Đảng và pháp luật của Nhà - Cách thức phản ánh đặc nước về vấn đề bình đẳng giới điểm (ngoại hình, tính cách, phẩm chất) của nam/nữ. - Cách thức phản ánh vị - Nhà báo trí, vai trò, năng lực của - Cơ quan nam/nữ trong mối quan Giải pháp báo chí/ Định kiến giới trên hệ gia đình và xã hội. hạn chế Kênh báo BMĐT Việt Nam (Báo ĐKG trên mạng mạng điện tử: Tuoitre.vn; BMĐT Vnexpress.net; Định kiến giới trong hình điện tử Giadinh.net.vn) thức thể hiện tin tức: - Chuyên mục - Tần suất Môi trường kinh tế, văn hóa, - Thể loại chính trị, xã hội. - Ngôn ngữ Phẩm chất, năng lực nghề - Hình ảnh nghiệp của nhà báo. 7
  15. 5. Cơ sở lí luận và thực tiễn 5.1. Cơ sở lí luận Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận đối tượng nghiên cứu dựa trên các quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới; dựa trên hệ thống lý thuyết bao gồm: lý thuyết về giới, lý thuyết truyền thông đại chúng, lý thuyết xã hội học báo chí để tiếp cận vấn đề. 5.2. Cơ sở thực tiễn Luận án dựa trên cơ sở thực tiễn của công tác truyền thông về giới của các cơ quan truyền thông, cơ quan báo chí; qua thực tiễn tình hình bình đẳng giới trong đời sống xã hội; qua các công trình nghiên cứu về bình đẳng giới của các nhà khoa học, các báo cáo tổng kết, đánh giá công tác tuyên truyền bình đẳng giới của các cơ quan chức năng; từ kết quả khảo cứu tin bài có yếu tố định kiến giới trên ba tờ BMĐT là tuoitre.vn, vnexpress.net và giadinh.net.vn từ năm 2014 đến năm 2016 (có bổ sung trong quá trình nghiên cứu). 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp phân tích nội dung Chúng tôi kết hợp cả hai thao tác phân tích nội dung định lượng và phân tích nội dung định tính trong quá trình nghiên cứu. Việc khảo sát được tiến hành bằng một bộ công cụ mã hóa nội dung thông tin về định kiến giới trên ba tờ BMĐT (vnexpress.net, tuoitre.vn, giadinh.net.vn). Trên cơ sở thống kê số lượng, quy mô, tần suất sử dụng các phạm trù liên quan đến vấn đề giới và bất bình đẳng giới thông qua bảng mã thu thập thông tin gồm 32 câu hỏi, nghiên cứu hướng đến lượng hóa các chỉ báo về nội dung và hình thức thể hiện tin bài, nhận diện tần suất xuất hiện các biến số, khơi lộ ý đồ của nhà truyền thông, từ đó tổng hợp, rút ra nhận xét, đánh giá về nội dung tin tức, về vai trò, mức độ đóng góp của BMĐT trong việc tuyên truyền bình đẳng giới. Số liệu được mã hóa và xử lí là 3039 tin bài trên ba tờ BMĐT từ tháng 01/2014 đến hết tháng 12/2016. Bên cạnh đó, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa và khái quát hóa lý thuyết cũng như kết quả của các công trình đã được đăng tải trên sách báo, tạp chí và các công trình nghiên cứu thực tiễn của các tác giả có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; Sử dụng phương pháp phân tích nội dung tài liệu để tìm hiểu nội dung, ý nghĩa, tư tưởng chủ yếu của các tài liệu lý luận, các công trình nghiên cứu đi trước có liên quan đến khái niệm, vai trò, tính chất của vấn đề định kiến giới trên báo mạng điện tử; Các văn bản pháp lý về vấn đề giới và bình đẳng giới; Phân tích 8
  16. các tác phẩm báo chí để tìm hiểu các biểu hiện của ĐKG thông qua nội dung và hình thức tác phẩm. 6.2. Phương pháp phỏng vấn sâu. Được thực hiện nhằm có được các thông tin trực tiếp, kiến thức chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu từ các chuyên gia, các nhà nghiên cứu về giới, giúp thao tác hóa các khái niệm, có các số liệu, tư liệu về thực trạng định kiến giới trong xã hội; thu thập các đánh giá, nhận định, so sánh kết luận giữa các nghiên cứu đã có và thực tế phản ánh vấn đề BĐG trên BMĐT. Luận án phỏng vấn sâu các đối tượng sau: - Nhóm 1: Các nhà báo chuyên nghiệp làm công tác quản lý tại các cơ quan báo chí, đặc biệt là BMĐT (2 người) - Nhóm 2: Các phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí (9 người) - Nhóm 3: Cán bộ quản lý tại các cơ quan quản lý báo chí (2 người); chuyên gia nghiên cứu về giới, đặc biệt là giới trên truyền thông. (2 người) Phiếu phỏng vấn sâu được thiết kế riêng cho các nhóm đối tượng nhằm thu thập các tư liệu về phương thức tổ chức và truyền thông về bình đẳng giới tại các tòa soạn hiện nay; quan điểm của từng đối tượng về các biểu hiện của ĐKG trong nội dung tin tức BMĐT, nguyên nhân cũng như các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này. 6.3. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 6.3.1. Tiêu chí chọn trang và chuyên mục báo mạng điện tử Chúng tôi lựa chọn ba tờ BMĐT tuoitre.vn, VnEpress.net và Giadinh.net.vn dựa trên các tiêu chí sau: - Thứ nhất, các tờ báo được chọn phải đảm bảo là tờ báo có uy tín, được phổ biến rộng rãi, được đông đảo bạn đọc biết đến và đón nhận. - Thứ hai, nội dung các tờ báo được chọn phải đảm bảo độ nhanh nhạy, đa dạng của thông tin, độ phong phú, hấp dẫn của chuyên mục, đề cập đến những vấn đề đời sống xã hội chân thực và sinh động. - Thứ ba, các báo được chọn đáp ứng được tính chất đặc trưng riêng biệt đảm bảo độ phong phú, khách quan và chuyên sâu cho mẫu khảo sát: Có báo chuyên về lĩnh vực hôn nhân gia đình với nhiều chuyên mục, tin bài liên quan đến chủ đề giới (giadinh.net.vn), có báo mạnh về mảng giải trí, đời sống xã hội (VnExpress.net), có báo mạnh về mảng chính trị xã hội, văn hóa (Tuoitre.vn); có báo là báo mạng điện tử độc lập (VnExpress.net), có báo song song tồn tại cùng phiên bản báo giấy (Tuoitre.vn, Giadinh.net.vn). 9
  17. Về ba tờ báo: - VnExpress.net VnExpress là báo mạng điện tử đầu tiên tại Việt Nam không có phiên bản báo giấy, được thành lập bởi Tập đoàn FPT, ra mắt ngày 26 tháng 2 năm 2000 và được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép số 511/GP - BVHTT ngày 25 tháng 11 năm 2002. Theo bảng xếp hạng của Alexa, VnExpress luôn có số người truy cập lớn nhất trong số hơn 10 tờ báo điện tử tại Việt Nam, và hiện nằm trong top 500 website được truy cập nhiều nhất thế giới. Google Analytics thống kê VnExpress hiện có 42 triệu lượt xem (pageviews) trung bình mỗi ngày và 24 triệu độc giả thường xuyên (unique visitor), trong đó 16% từ nước ngoài. Đây là con số ấn tượng chứng tỏ vị thế ngang tầm thế giới của VnExpress. Báo có 18 chuyên mục chính: Thời sự, Góc nhìn, Thế giới, Kinh doanh, Giải trí, Thể thao, Pháp luật, Giáo dục, Đời sống, Du lịch, Khoa học, Số hoá, Xe, Cộng đồng, Tâm sự, Ý kiến, Video, Cười. Trong các chuyên mục còn có các tiểu mục nhỏ để đi sâu vào nhiều vấn đề khác nhau (Khảo sát tại thời điểm tháng 6/2016). Trung bình mỗi ngày, báo cập nhật khoảng 350 đầu mục tin bài, trong đó 90% là do phóng viên, biên tập viên của báo thực hiện. VnEpress được các chuyên gia đánh giá là có “thông tin nhanh nhạy, kịp thời”, “chuyên mục phong phú, hấp dẫn”, “tương tác đa chiều” và “giao diện ấn tượng” [37, 282] Ngày 29/3/2014, VnExpress chính thức triển khai giao diện tùy ứng (responsive design) - một thiết kế giao diện duy nhất có khả năng tự động tương thích với các nền tảng thiết bị khác nhau như máy tính cá nhân, máy tính bảng và điện thoại thông minh. - Tuổi Trẻ Online (Tuoitre.vn) Ra mắt chính thức vào ngày 01.12.2003, Tuoitre.vn đã tham gia vào tổ hợp truyền thông đa phương tiện của nhật báo Tuổi trẻ và nhanh chóng trở thành tờ báo mạng điện tử có tốc độ phát triển nhanh, mạnh, vào top 3 trang web Tiếng Việt được nhiều người truy cập nhất chỉ sau 2 năm ra đời. Từ ngày 2/9/2014, Tuổi Trẻ Online chính thức áp dụng giao diện tùy ứng (responsive web design), đồng thời triển khai nhiều cải tiến nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của bạn đọc. Khác biệt lớn của Tuổi trẻ Online chính là việc tận dụng khai thác tốt tính đa phương tiện của báo mạng điện tử, xây dựng phong cách chính trị - xã hội chuẩn mực mang thương hiệu “Tuổi trẻ”. Theo bảng xếp hạng của Alexa năm 2011 Tuổi trẻ Online đứng thứ 5 trong số các báo mạng điện tử được truy cập nhiều nhất Việt Nam với hơn 4000 lượt truy 10
  18. cập/ngày. Báo Tuổi trẻ có 15 chuyên mục chính: Thời sự, Thế giới, Pháp luật, Kinh doanh, Công nghệ, Giáo dục, Văn hóa, Giải trí, Nhịp sống trẻ, Nhịp sống số, Bạn đọc, Du lịch, Thể thao, Media, Cần biết (Khảo sát tại thời điểm tháng 6/2016). - Báo điện tử Gia đình và Xã hội (Giadinh.net.vn) Báo Gia đình và xã hội là cơ quan ngôn luận của Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình. Giadinh.net.vn là tờ báo điện tử hàng đầu trong truyền thông về gia đình ở Việt Nam hiện nay, thực hiện chức năng nhiệm vụ chính trị là truyền thông, thông tin về công tác Dân số - Y tế. Báo điện tử Giadinh.net.vn chính thức ra đời năm 2007, được hoạt động theo Giấy phép Báo điện tử số: 79/GP-TTĐT ngày 20/4/2011 của Bộ TT&TT. Giadinh.net.vn mỗi ngày thu hút hơn một triệu lượt truy cập. Song hành cùng báo điện tử Giadinh.net.vn có 7 ấn phẩm báo in của Báo Gia đình & Xã hội với tổng lượng phát hành các số báo chính mỗi năm hàng chục triệu bản. ‘‘Thời sự, Thiết thực và Hấp dẫn” là tôn chỉ mục đích của hệ thống Báo Gia đình và Xã hội. Báo điện tử giadinh.net.vn đã chính thức thay đổi giao diện vào ngày 19/9/2014, đem lại một trải nghiệm mới cho độc giả với nhiều chuyên mục hấp dẫn, cách trình bày khoa học, trực quan và dễ dàng tiếp cận, tương tác. Báo có 10 chuyên mục chính: Trang chủ, Mới nhất, Xã hội, Gia đình, Dân số, Y tế, Sống khoẻ, Giải trí, Pháp luật, Vòng tay nhân ái, Thị trường, Bốn Phương. (Khảo sát tại thời điểm tháng 6/2016). Về các chuyên mục khảo sát: Do lượng tin bài cập nhật trên các tờ báo trong diện khảo sát rất lớn (mỗi báo xuất bản từ 150 - 350 đầu mục tin bài trong một ngày cho tất cả các chuyên mục), nên nếu khảo sát tất cả các chuyên mục thì sẽ dẫn đến một số lượng mẫu quá lớn so với quy mô của một luận án. Chính vì thế, chúng tôi thống nhất chọn mỗi báo ba chuyên mục: Báo tuoitre.vn chọn chuyên mục Thời sự, Văn hóa và Giải trí. Báo VnEpress chọn chuyên mục Thời sự, Giải trí và Tâm sự. Báo giadinh.net.vn chọn chuyên mục Xã hội, Gia đình và Giải trí. Chúng tôi cố gắng tìm đến điểm chung của các chuyên mục được chọn trên các báo, theo đó, ngoài chuyên mục Giải trí đều xuất hiện trên cả ba trang báo, thì chuyên mục Xã hội trên Giadinh.net.vn tập trung các tin tức mới nhất về đời sống xã hội được cập nhật liên tục, tương tự như chuyên mục Thời sự trên Tuoitre.vn và VnExpress.net. Ngoài ra, chúng tôi cũng chọn mỗi báo một chuyên mục đặc thù với giả định chuyên mục đó sẽ đề cập nhiều đến vấn đề mấu chốt của luận án là định kiến giới. Vì thế chúng tôi chọn chuyên mục Gia đình - chuyên mục tiêu biểu của Giadinh.net.vn, chuyên mục Văn hóa của tuoitre.vn với đặc trưng là các bài viết chuyên sâu, có tính chất phân tích, bình luận 11
  19. chứ không chỉ tập trung vào mục đích đưa tin thuần túy; chuyên mục Tâm sự của VnExpress.net được chọn với kỳ vọng chuyên mục này sẽ thể hiện chân thực, phong phú và sinh động thực tế đời sống hôn nhân và gia đình với các câu chuyện của chính độc giả cùng lời khuyên từ chuyên gia và những chia sẻ từ chính độc giả của báo. Ngoài ra, đây cũng là các chuyên mục chính có lượng cập nhật tin bài lớn, đều đặn, thu hút sự quan tâm của độc giả nhất của các báo trong diện khảo sát. 6.3.2. Tiêu chí chọn tin, bài (tác phẩm báo chí): Sử dụng phương pháp chọn mẫu xây dựng tuần ngẫu nhiên (constructed weeks) Thông thường, các nghiên cứu phân tích nội dung là bước đầu tiên trong quy trình đánh giá hai bước liên kết nội dung truyền thông với nhận thức của người xem và người đọc. Tuy nhiên, các nghiên cứu như vậy cũng đòi hỏi các nhà nghiên cứu xem xét các phương tiện tốt nhất có sẵn để thu thập dữ liệu dân số một cách hiệu quả và đáng tin cậy. Lấy mẫu xây dựng tuần ngẫu nhiên (constructed weeks) là một loại kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng (SRS) phổ biến trong các nghiên cứu truyền thông, trong đó mẫu cuối cùng đại diện cho tất cả bảy ngày trong tuần (Jones & Carter, 1959; Stempel III, 1952) để tính toán biến thiên tuần hoàn của nội dung tin tức (Riffe, Aust, & Lacy, 1993). Theo đó, việc xây dựng một tuần từ dân số một tháng sẽ liên quan đến việc chọn một Chủ nhật từ tất cả bốn Chủ nhật trong tháng đó, một thứ Hai từ tất cả bốn thứ Hai, v.v. cho đến mỗi ngày trong tuần được trình bày trong mẫu cuối cùng. Kỹ thuật này có thể được điều chỉnh (modified) kích thước của mẫu cuối cùng cũng như cả quần thể. Mục tiêu tổng thể của việc lấy mẫu tuần ngẫu nhiên được xây dựng là tạo ra hiệu quả lấy mẫu tối đa trong khi kiểm soát các thành tố theo chu kỳ. Quá ít đơn vị lấy mẫu có thể dẫn đến ước tính không đáng tin cậy và kết quả không hợp lệ, trong khi quá nhiều đơn vị có thể gây lãng phí tài nguyên mã hóa (Riffe et al., 1993) [155]. Một nghiên cứu ban đầu về lấy mẫu của Mintz (1949) đã sử dụng một tháng tin tức như một tập hợp và đã thu hút nhiều kích cỡ mẫu bằng nhiều phương pháp ngẫu nhiên (mỗi ngày thứ ba, cả tuần, v.v.). Kết quả cho thấy trung bình tập hợp của các mẫu được lấy mỗi ngày thứ 6 và của mỗi ngày khác (15 ngày) không thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, việc lấy mẫu của Mintz dựa trên giả định rằng số lượng tiêu đề không phải theo chu kỳ ngày trong tuần. Stempelftime (1952) đã sử dụng số lượng ảnh trên trang nhất tờ báo Wisconsin trong 6 ngày vào năm 1951 để nghiên cứu lấy mẫu và kết luận 12 ngày (hai tuần được xây dựng) là đủ để thể hiện một năm nội dung. Nghiên cứu của Davis và Turner (1951), Jones và Carter (1959) cũng đã tìm thấy kết quả tương tự. 12
  20. Riffe, Aust, et al. (1993) đã tiến hành sao chép kỹ lưỡng hơn công việc Stempel (1952) khi họ tiến hành lấy mẫu từ 6 tháng của một trang tin tức lưu hành hàng ngày với 39.000 câu chuyện địa phương. Riffe, Aust, et al. (1993) so sánh hiệu quả của việc lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản, lấy mẫu tuần được xây dựng và lấy mẫu ngày liên tiếp và kết luận việc lấy mẫu tuần được xây dựng (constructed weeks) hiệu quả hơn nhiều so với lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản khi suy ra phạm vi mẫu lớn hơn. Nghiên cứu này cho thấy với đối tượng nghiên cứu là 6 tháng của một trang tin tức hàng ngày, một tuần được xây dựng có hiệu quả bằng bốn tuần và kết quả mà nó đưa ra vượt quá những gì được dự kiến dựa trên lý thuyết xác suất. Bằng cách mở rộng, hai tuần được xây dựng sẽ cho phép ước tính kết quả đáng tin cậy về nội dung các câu chuyện trên toàn bộ số báo của tờ báo trong một năm, một kết luận phù hợp với phát hiện của Stempelftime (1952). Sau đó, trong một số nghiên cứu, Riff và cộng sự của mình đã cố gắng xác định số tuần cần thiết để lấy mẫu tuần có hiệu quả cho các quần thể và phương tiện có kích thước khác nhau (Lacy, Riffe, & Randle, 1998; Lacy, Riffe, Stoddard, Martin, & Chang, 2001; Riffe, Lacy, & Fico, 2005). Bảng 1: Phương pháp lấy mẫu xây dựng tuần ngẫu nhiên của Riffe, et al. (1993, 1998, 2001, 2005) Loại nội dung Bản chất mẫu tương ứng Một năm báo phát hành Hai tuần xây dựng từ dữ liệu 1 năm (Chọn ngẫu nhiên hàng ngày từ 2 thứ Hai, 2 thứ Ba, 2 thứ Tư…) Một năm báo phát hành Chọn ngẫu nhiên một vấn đề từ mỗi tháng trong năm. hàng tuần Một năm tin tức truyền Chọn ngẫu nhiên hai ngày từ các bản tin của mỗi tháng hình buổi tối trong năm Một năm tạp chí tin tức Chọn ngẫu nhiên một vấn đề từ mỗi tháng trong năm 5 năm tạp chí tiêu dùng Một năm được xây dựng (chọn ngẫu nhiên một vấn đề từ mỗi tháng) 5 năm báo hàng ngày Chín tuần được xây dựng (chọn ngẫu nhiên chín Thứ Hai, chín Thứ Ba, v.v.) Nguồn: NCS tổng hợp Cho đến nay, phương pháp chọn mẫu tuần được xây dựng (constructed weeks) đã được áp dụng phổ biến trong nghiên cứu truyền thông đại chúng và các nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác mà đối tượng khảo sát là báo chí truyền thông, đặc biệt là các ấn phẩm phát hành theo ngày. Từ lý thuyết này, các nhà khoa học đã nghiên cứu mở rộng để đúc kết các công thức lấy mẫu đối với các đối tượng khác như: Mạng xã hội Twitter (Hwalbin Kim, 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2