intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2015

Chia sẻ: ViJenlice ViJenlice | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:194

39
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; Sự lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001 – 2005; Lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2006 đến năm 2015; xét và kinh nghiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2015

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐẶNG THỊ MINH NGUYỆT ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI – 2020
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐẶNG THỊ MINH NGUYỆT ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM MÃ SỐ: 62 22 03 15 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Đức Cƣờng 2. TS. Nguyễn Danh Lợi HÀ NỘI – 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................. 7 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài luận án ............................................... 7 1.2. Nhận xét khái quát tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ..................................................................... 21 Chƣơng 2: SỰ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2001 – 2005 ................................................................................................... 25 2.1. Những yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh ............................................ 25 2.2. Chủ trương và sự chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2005 ................................................................................................ 38 Chƣơng 3: LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015 ...................................................................... 66 3.1. Các yếu tố tác động đến sự lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................... 66 3.2. Lãnh đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp đô thị từ năm 2006 đến năm 2015 ................................................................................................. 76 Chƣơng 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM .................................................. 123 4.1. Một số nhận xét ............................................................................................ 123 4.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu 136 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa NNCNC : Nông nghiệp công nghệ cao Nxb : Nhà xuất bản TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh UBND : Ủy ban Nhân dân
  6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Kinh tế nông nghiệp là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Với vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam, ngành nông nghiệp thu hút gần 70% lực lượng lao động xã hội, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa gồm lương thực, thực phẩm và một số hàng hóa khác, bảo đảm nuôi sống toàn bộ dân số trong nước, đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu và góp phần ổn định kinh tế- chính trị - xã hội đất nước. Nhận thức sâu sắc về vai trò của nông nghiệp cũng như vấn đề “tam nông” nói chung, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương, đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp trong từng giai đoạn lịch sử. Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là một trong hai đô thị đặc biệt của Việt Nam, đóng vai trò là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Với số dân hơn 8,64 triệu người, khu vực nông thôn chiếm khoảng hơn 1,6 triệu [44, tr.47], vấn đề phục vụ nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng về số lượng và cao về chất lượng khiến cho ngành kinh tế nông nghiệp của TPHCM ngày càng đòi hỏi phải phát triển mạnh mẽ, hiệu quả hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. Dựa trên những thuận lợi về nhiều mặt, trong đó có yếu tố tự nhiên và nhiều nguồn lực khác, từ những năm đầu thế kỷ XXI, Đảng bộ TPHCM đã chủ trương tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, tập trung, quy mô lớn, hiện đại. Theo xu hướng này, từ những năm 2001 trở đi, nông nghiệp TPHCM tăng trưởng bình quân 5%/năm, góp phần quan trọng đối với việc giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho bộ phận cư dân cư dân nông thôn, đáp ứng một phần nhu cầu nông sản của cư dân Thành phố, đồng thời
  7. 2 tạo nguồn hàng xuất khẩu. Song song đó, nông nghiệp TPHCM còn góp phần giải quyết vấn đề môi trường, sinh thái của khu vực... Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, ngành kinh tế nông nghiệp của TPHCM cũng giống như nhiều tỉnh, thành khác trong nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa cao ở TPHCM đã dẫn đến tình trạng mất cân đối trong phát triển giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp; đặc biệt là tình trạng sụt giảm nhanh chóng diện tích đất nông nghiệp ở TPHCM trong khi yêu cầu về số lượng và chất lượng hàng hóa nông sản ngày càng tăng cao khiến cho ngành nông nghiệp phải tìm hướng đi mới nhằm tăng năng suất và tăng tính hiệu quả. Trong khi đó, dù Đảng bộ TPHCM đã đưa ra hướng phát triển kinh tế nông nghiệp đô thị nhưng chưa tạo ra được hệ thống quan điểm toàn diện cũng như lộ trình, giải pháp cụ thể cho từng thời kỳ. Chất lượng tăng trưởng nông nghiệp cũng như trình độ sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp còn thấp; việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ trong nông nghiệp còn hạn chế; chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu; những vấn đề về quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, vấn đề môi trường, năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều bất cập; v.v… Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào quá trình toàn cầu hóa, những yếu tố thuận lợi mới xuất hiện tạo ra nhiều cơ hội lớn để phát triển, đồng thời cũng đan xen nhiều khó khăn, thách thức lớn cần phải vượt qua, để lãnh đạo kinh tế nông nghiệp TPHCM phát triển đúng định hướng, đạt được mục tiêu đề ra, Đảng bộ TPHCM cần xây dựng hệ thống quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp toàn diện cũng như đưa ra quy hoạch, lộ trình, bước đi cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Việc nghiên cứu, tổng kết, đánh giá khách quan, khoa học thành tựu và hạn chế của quá trình Đảng bộ TPHCM lãnh đạo phát triển kinh tế nông
  8. 3 nghiệp từ năm 2001 đến năm 2015, từ đó rút ra những kinh nghiệm nhằm cung cấp cơ sở khoa học, góp phần hoàn thiện chủ trương của Đảng bộ TPHCM về vấn đề này trong các giai đoạn tiếp theo vô cùng cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn chủ đề “Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2015” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Luận án tập trung nghiên cứu làm rõ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ TPHCM đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2015. - Luận án rút ra một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ TPHCM trong giai đoạn tiếp theo. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tổng hợp, phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. - Phân tích các nhân tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ TPHCM trong phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2015. - Hệ thống hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng, Đảng bộ TPHCM về phát triển kinh tế nông nghiệp năm 2001 đến năm 2015, đồng thời làm rõ Đảng bộ TPHCM vận dụng những chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước vào việc phát triển kinh tế nông nghiệp trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2015. - Làm rõ quá trình Đảng bộ TPHCM chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2015. - Đánh giá ưu điểm, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ TPHCM lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2015.
  9. 4 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ TPHCM từ năm 2001 đến năm 2015. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương và quá trình chỉ đạo của Đảng bộ TPHCM đối với các vấn đề như: phát triển sản xuất nông nghiệp (luận án tiếp cận theo nghĩa hẹp của nông nghiệp, gồm hai ngành trồng trọt, chăn nuôi); chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp; phát triển khoa học, công nghệ trên lĩnh vực nông nghiệp,... Ngoài ra luận án còn nghiên cứu các vấn đề khác liên quan như những yếu tố chi phối sự lãnh đạo của Đảng bộ,... - Về không gian: Địa bàn nghiên cứu của luận án tập trung ở khu vực có sản xuất nông nghiệp thuộc các huyện và một số quận của TPHCM (các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Cần Giờ, Bình Chánh, Nhà Bè, các quận 2, 9, 12, Thủ Đức,...). Ngoài ra, luận án có đề cập số liệu của một số địa phương khác. - Về thời gian: Tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ TPHCM về phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 - năm đầu tiên Đảng bộ TPHCM tiến hành thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VII - đến năm 2015 là năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM lần thứ IX. Tuy nhiên, để bảo đảm tính hệ thống và đạt được mục đích nghiên cứu, luận án có đề cập đến một số vấn đề liên quan trong thời gian trước năm 2001 và sau năm 2015. Luận án phân kỳ thành hai giai đoạn 2001 – 2005 và 2006 – 2015 với lý do từ năm 2006, Đảng bộ TPHCM lãnh đạo đẩy mạnh thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị. 4. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
  10. 5 tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế, kinh tế nông nghiệp. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử và logic, đồng thời kết hợp với các phương pháp khác như: tổng hợp và phân tích, thống kê, so sánh,... Trong đó, chương Tổng quan, luận án sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích và tổng hợp là chủ yếu để làm rõ những nội dung liên quan đến luận án đã được giải quyết, đồng thời chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Chương 2 và chương 3, luận án sử dụng phương pháp lịch sử và logic là chủ yếu, đồng thời sử dụng các phương pháp khác như tổng hợp và phân tích, thống kê, so sánh,... nhằm làm rõ những chủ trương, quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ TPHCM trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2015. Chương 4 chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và logic, phương pháp tổng hợp và phân tích nhằm đưa ra những nhận xét, rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu của quá trình Đảng bộ TPHCM lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn 2001 - 2015. 5. Nguồn tài liệu Nguồn tài liệu chủ yếu sử dụng cho Luận án gồm: - Văn kiện của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng bao gồm các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kế hoạch, báo cáo của Trung ương Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan; tài liệu của Đảng bộ TPHCM, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (UBND) TPHCM và các sở, ngành có liên quan trên địa bàn TPHCM. - Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại những công trình đã công bố, đề tài khoa học, luận văn, luận án,... - Nguồn tư liệu từ khảo sát thực tế các hoạt động sản xuất kinh tế nông nghiệp trên địa bàn TPHCM. 6. Những đóng góp mới của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ quan điểm, đường lối
  11. 6 của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế nông nghiệp, làm rõ chủ trương cũng như thực tiễn quá trình tiến hành chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ TPHCM từ năm 2001 đến năm 2015, đúc rút những kinh nghiệm, từ đó cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm góp phần tăng cường hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ TPHCM trong phát triển kinh tế nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế. - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy lịch sử đảng bộ địa phương, lịch sử ngành nông nghiệp TPHCM. - Luận án cung cấp và chỉ dẫn những tư liệu mới có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. 7. Kết cấu của luận án Luận án bao gồm phần mở đầu, phần nội dung gồm 4 chương, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Sự lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001 – 2005 Chương 3: Lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2006 đến năm 2015 Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm
  12. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Do có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nông nghiệp Việt Nam luôn là đề tài được các nhà khoa học, các cơ quan, tổ chức tập trung nghiên cứu. Đã có nhiều đề tài khoa học, hội thảo khoa học, nhiều luận văn, luận án, các sách tham khảo, chuyên khảo, các bài viết trên các báo, tạp chí bằng các cách tiếp cận khác nhau đã bàn luận nhiều nội dung của các vấn đề thuộc về kinh tế nông nghiệp Việt Nam và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt chia thành các nhóm sau: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu chung về kinh tế nông nghiệp Việt Nam và sự lãnh đạo của Đảng đối với kinh tế nông nghiệp Từ sau đổi mới, quan điểm đúng đắn của Đảng trong phát triển kinh tế nông nghiệp đã mở đường cho ngành kinh tế nông nghiệp Việt Nam phát triển. Nghiên cứu về vấn đề này tiêu biểu có công trình Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 – 2002) của Nguyễn Sinh Cúc [40]. Đóng góp của tác giả qua công trình này là đã trình bày một cách khái quát và sâu sắc thực trạng nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2002 qua 3 thời kỳ chủ yếu với những đặc trưng nổi bật thể hiện các bước phát triển của nông nghiệp Việt Nam. Từ việc phân tích thực trạng nông nghiệp các vùng, miền và một số tỉnh, thành nổi bật, tác giả nêu lên những vấn đề đặt ra và các giải pháp chủ yếu cũng như triển vọng đối với nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trên các nội dung như: công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu nông sản chủ lực, hiệu quả kinh tế lúa gạo, đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế trang trại,... Cũng nghiên cứu các vấn đề về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời
  13. 8 kỳ đổi mới, công trình Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới, quá khứ và hiện tại của Nguyễn Văn Bích [28] là một trong những công trình tiêu biểu nghiên cứu một cách tổng quát về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam từ trong quá khứ (năm 1901) đến hiện tại (năm 2006) với 4 thời kỳ, trong đó phần thứ tư viết về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới (1986 – 2006). Trong phần này, tác giả đã làm rõ được bối cảnh nông nghiệp, nông thôn 3 năm trước Nghị quyết 10 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp và luận giải đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp là dấu mốc quan trọng mở đầu thời kỳ đổi mới toàn diện về cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, đồng thời tác giả cũng đã nêu khái quát những thành tựu cơ bản đạt được sau 20 năm đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam trên các nội dung như chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa, cơ cấu thành phần kinh tế. Nghiên cứu về các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tác giả Đặng Kim Sơn [124] trong Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam: Hôm nay và mai sau đã đánh giá một cách khá toàn diện bức tranh lịch sử phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới. Từ việc phân tích thực trạng những vấn đề của nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong thời kỳ đổi mới, những thành tựu cũng như những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại, các tác giả đưa ra những định hướng, kiến nghị chính sách và giải pháp nhằm đưa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam ngày càng phát triển đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới. Về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam có công trình tiêu biểu của Nguyễn Ngọc Hà: ường lối phát tri n kinh tế nông nghiệp của ảng C ng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2011) [80]. Qua việc trình bày đường lối của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp trong các thời kỳ từ 1986 đến 2011, tác giả đã khái quát, hệ thống hóa những quan điểm, chủ trương của Đảng trên lĩnh vực này, đồng thời chỉ ra những điểm sáng cũng như những điểm hạn chế của
  14. 9 từng thời kỳ, trong đó có thời kỳ đầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp của Đảng từ 1979 đến 1986. Từ năm 1986 đến năm 1996 là thời kỳ Đảng chỉ đạo kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp trong nông nghiệp, tác giả đã phân tích rõ quá trình Đảng từng bước đưa nông nghiệp phát triển theo cơ chế thị trường trong nền kinh tế nhiều thành phần. Tác giả cũng phân tích, luận giải các vấn đề về nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đang được định hình là cơ sở đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong thời gian từ 1996 đến 2001, và các vấn đề thực tiễn trong giai đoạn từ 2006 – 2011. ảng với vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn (1930 - 1975) của Vũ Quang Hiển [83] là công trình góp phần tái hiện bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam, đặc biệt về vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn trong suốt thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ. Trên cơ sở quan điểm lý luận Mácxít và tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, các tác giả hệ thống hóa và phân tích rõ tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong từng thời kỳ. Các tác giả nêu rõ mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với vấn đề ruộng đất và cuộc vận động nông dân thời kỳ 1930 – 1945, phân tích chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng trên cả nước trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), ở miền Bắc trong thời kỳ 1954 – 1975, quan điểm nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng ở miền Nam, vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn trong đường lối cách mạng Việt Nam và rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc đối với vấn đề “tam nông” hiện nay. Viết về Giá trị lý luận và thực tiễn của Nghị quyết 10 của B Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp có công trình nghiên cứu của Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Công trình đã trình bày, luận giải các giá trị về mặt lý luận và thực tiễn của Nghị quyết số 10 - NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa VI), khẳng định đây là một bước đột phá trong nhận thức, lý luận của Ðảng về vấn đề ruộng đất và nông dân. Các tác
  15. 10 giả chỉ ra một trong những điểm nổi bật của Nghị quyết số 10 là mở đường cho "khoán 10" giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và tiến nhanh trong quá trình đổi mới. Nông dân Việt Nam – chủ thể của nông thôn, nông nghiệp Việt Nam luôn có vai trò to lớn trong lịch sử và trong quá trình xây dựng, bảo vệ đất nước hiện nay. Nghiên cứu về nông dân Việt Nam từ khi năm 1930 tới nay có cuốn Lịch sử phong trào nông dân và h i nông dân Việt Nam (1930 – 2015) [88]. Đây là công trình nghiên cứu công phu của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Đóng góp quan trọng của công trình là đã trình bày khá toàn diện quá trình phát triển xuyên suốt của phong trào nông dân và hội nông dân trong lịch sử từ năm 1930 đến năm 2015 qua các giai đoạn lịch sử, trong đó có 5 chương viết về thời kỳ đổi mới từ 1988 đến 2015: triển khai thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1988 – 1993), thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (1993 – 1998), (1998 – 2003), (2003 – 2008), xây dựng nông thôn mới (2008 – 2015). Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một phần rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, có nhiều nhà nghiên cứu đã tiếp cận vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau. Trong cuốn Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam - con đường và bước đi, tác giả Nguyễn Kế Tuấn [143] trình bày một số lí luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn như quan niệm, nhân tố ảnh hưởng; phân tích thực trạng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên các vấn đề như quá trình hoàn thiện và phát triển chủ trương của Đảng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tác động của công nghiệp, khoa học, hội nhập kinh tế quốc tế,… Điểm nổi bật của công trình là từ việc đánh giá tổng quát thực trạng, tác giả đã trình bày con đường, bước đi cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đến năm 2020 và các giải pháp chiến lược
  16. 11 thúc đẩy quá trình này như thúc đẩy phát triển khoa học – công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa, đa dạng hóa các hình thức tổ chức kinh doanh,… Trong cuốn ẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ mới [113], tác giả Lê Quang Phi đã phân tích quá trình Đảng lãnh đạo đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 1996 đến năm 2006 và rút ra một số kinh nghiệm như về vấn đề nhận thức tầm quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tăng cường kết hợp giữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn với liên minh giai cấp,… Trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay, vấn đề phát triển bền vững đang trở thành một yêu cầu khách quan, điều này được thể hiện trong công trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay [48] của Phạm Ngọc Dũng. Công trình đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn xem xét, đánh giá kinh tế, xã hội trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nông thôn, trong đó tập trung đề cập quan niệm hiện đại về công nghiệp hóa, và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn bền vững, những nhân tố chi phối và kinh nghiệm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn bền vững ở một số nước. Đóng góp quan trọng của công trình là đã trình bày khá rõ nét về thực trạng tình hình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam với những vấn đề bất cập về kinh tế, xã hội nảy sinh. Từ đó, tác giả nêu lên một số quan điểm, giải pháp nhằm định hướng phát triển nền kinh tế nông nghiệp và xã hội nông thôn Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa bền vững. Cũng nghiên cứu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, trong cuốn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn: Vấn đề và giải pháp [104], tác giả Lê Quốc Lý và các cộng sự đã trình bày một số vấn đề lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
  17. 12 nông thôn; phân tích chuyển dịch cơ cấu kinh tế và vấn đề đô thị hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tác giả cũng trình bày thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta trước và sau đổi mới, nêu hạn chế yếu kém và nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm và nêu những định hướng, giải pháp cho quá trình này. Điểm nổi bật của công trình là tác giả đã phân tích cụ thể thực tiễn công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một số địa phương, nêu những ưu điểm và hạn chế quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn những năm qua. Từ đó, tác giả đề xuất định hướng những vấn đề cần đổi mới trong bối cảnh hiện nay về nhận thức, chủ trương, chính sách và giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nước ta, công trình Phát tri n nền nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam thực trạng và giải pháp [47] của Trần Xuân Châu cho rằng việc hình thành, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn là vấn đề có tính chất quyết định. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đã trình bày các nội dung, đặc trưng, vai trò, điều kiện và những vấn đề đặt ra nhằm phát triển nông nghiệp hàng hóa Việt Nam. Tác giả nêu lên các giải pháp cơ bản như: tăng cường, hoàn thiện công tác quy hoạch, tổ chức, quản lý, thúc đẩy phân công lại lao động xã hội trong nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh tổ chức sản xuất kinh doanh trên cơ sở đổi mới, phát huy sức mạnh các thành phần kinh tế,... Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa là cơ sở quan trọng để nông nghiệp Việt Nam có thể gia nhập thị trường thế giới. Tuy nhiên, khi đã tham gia vào thị trường kinh tế quốc tế, nông nghiệp Việt Nam không chỉ tiếp cận được cơ hội mà còn phải đối mặt với những nguy cơ, rủi ro. Các tác giả Nguyễn Vĩnh Thanh và Lê Sỹ Thọ trong Nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO thời cơ và thách thức [127] đã trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập WTO, nêu lên những kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam. Các tác giả phân tích thực trạng tăng trưởng, chuyển
  18. 13 dịch cơ cấu, xuất khẩu của nông nghiệp Việt Nam những năm qua và thời cơ cũng như thách thức đối với nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO, từ đó trình bày quan điểm, định hướng, nêu một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp Việt Nam trong điều kiện thực hiện cam kết WTO. Từ góc nhìn mô hình tăng trưởng kinh tế, tác giả Nguyễn Thị Tố Quyên đã đưa ra những quan điểm nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong cuốn Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 [118]. Công trình đề cập lý thuyết, mô hình thực tiễn và kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên thế giới, lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa nông nghiệp, nông thôn và vai trò chủ thể của người nông dân, mối quan hệ giữa nông nghiệp, nông thôn với công nghiệp, đô thị, và bài học rút ra đối với Việt Nam. Từ việc phân tích một số điểm trọng tâm nổi bật về nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân Việt Nam từ năm 2000, nêu lên những vấn đề tồn tại chủ yếu của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại. Đồng thời, tác giả chỉ ra những cơ hội, thách thức mới đặt ra cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020. Trong quá trình phát triển kinh tế đất nước nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng, việc học tập, vận dụng kinh nghiệm thực tiễn thành công của các nước có điều kiện tương tự Việt Nam là cần thiết. Có một số công trình nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, nông thôn của các nước và vận dụng cho Việt Nam như Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam và các nước trong khu vực [96] của Phạm Khiêm Ích và Nguyễn Đình Phan. Các tác giả đã tổng hợp, phân tích vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một số nước trên thế giới và liên hệ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, trong đó nêu bật vấn đề vai trò của nông nghiệp trong công nghiệp hóa, vấn đề chuyển đổi cơ cấu sản xuất, giải quyết đất đai, lao động, môi trường.
  19. 14 Nghiên cứu về nông nghiệp Việt Nam còn có một số công trình của các tác giả nước ngoài. Như cuốn Vietnamese Agriculture under Market-Oriented Economy (tạm dịch Nông nghiệp Việt Nam trong kinh tế định hướng thị trường) viết bởi Kenji Cho và Hironori Yagi, Nxb Nông nghiệp phát hành năm 2003. Các tác giả giới hạn nghiên cứu tập trung vào Đồng bằng sông Hồng ở phía bắc và đồng bằng sông Cửu Long ở phía nam. Sách gồm 5 chương, bao gồm các nghiên cứu chủ yếu về nghèo đói ở nông thôn và vấn đề quyền sử dụng đất (chương 1), về quản lý thủy lợi và nước (chương 2), về hệ thống sản xuất nông nghiệp đa dạng (chương 3), về tiếp thị (chương 4) và về hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ khuyến nông (chương 5). Land in Transition: Reform and Poverty in Rural Vietnam (Chuyển đổi đất đai: Cải cách và nghèo đói ở khu vực nông thôn Việt Nam) viết bởi Martin Ravallion và Dominique van de Walle (Washington, DC and Houndmills: World Bank and Palgrave, 2008). Các tác giả nêu lên những thay đổi trong thể chế, chính sách đất đai trong quá trình chuyển đổi nông nghiệp của Việt Nam từ kinh tế kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường đã ảnh hưởng đến mức sống người dân, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Ngoài ra có một số công trình khoa học khác đề cập đến vấn đề nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp của các nước tác động đến Việt Nam như Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở ài Loan [103] của Nguyễn Đình Liêm; Lý luận và thực tiễn xây dựng nông thôn mới xã h i chủ nghĩa [98] của Cù Ngọc Hưởng; Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa [123] của Đặng Kim Sơn; Chính sách phát tri n nông nghiệp, nông thôn và nông dân của Hungary trong quá trình chuy n đổi kinh tế và vận dụng cho Việt Nam [114] của Lê Du Phong,... Các công trình được các tác giả phân tích, luận giải nội dung mấu chốt của quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nêu lên các thành tựu, hạn chế và rút ra các bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam như
  20. 15 đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo chuyển biến sâu sắc trong nhận thức về ý nghĩa, vai trò của phát triển nông nghiệp, nông thôn trong cả hệ thống chính trị; đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách, thực hiện đồng bộ, quyết liệt chính sách, kế hoạch ban hành; phát triển nguồn nhân lực; phát triển nghiên cứu khoa học ứng dụng; nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn, quan điểm của Đảng về các vấn đề liên quan nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, còn có nhiều đề tài khoa học, luận án, bài đăng trên các tạp chí tập trung nghiên cứu, phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình này trong giai đoạn hiện nay. Ngoài các công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nói chung, còn có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề nông nghiệp, nông thôn ở từng địa phương cụ thể, tiêu biểu như các luận án tiến sĩ: luận án ảng b tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo chuy n dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1986 đến 2005 [215] của Nguyễn Văn Vinh; luận án ảng b tỉnh Bạc Liêu lãnh đạo chuy n dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2006 [89] của Đào Thị Bích Hồng; luận án ảng b tỉnh Nam ịnh lãnh đạo chuy n dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 1997 đến năm 2005 [128] của Trần Thị Thái; luận án ảng b tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 1997 đến năm 2010 [108] của Tống Thị Nga; luận án ảng b thành phố Hà N i lãnh đạo phát tri n kinh tế ngoại thành từ năm 1991 đến năm 2008 [49] của Lê Tiến Dũng; luận án ảng b tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát tri n kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 [90] của Lê Thị Hồng; luận án ảng b thành phố Hải Phòng lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2010 [132] của Nguyễn Văn Thông; luận án ảng b Thành phố Hà N i lãnh đạo phát tri n kinh tế nông nghiệp theo hướng phát tri n bền vững từ năm 2001 đến năm 2013 [94] của Ngô Thị Lan Hương; luận án ảng b tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chuy n dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2