intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiễn sĩ Địa lý: Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:191

22
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên nhằm đề xuất các định hướng và giải pháp cho phát triển du lịch các huyện miền núi khu vực Trị -Thiên. Để hiểu rõ hơn về đề tài, mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết luận án!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiễn sĩ Địa lý: Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên

  1. Đại học Huế Trƣờng Đại học Sƣ phạm ĐẶNG THÙY DUNG ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CÁC HUYỆN MIỀN NÚI KHU VỰC TRỊ - THIÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ Huế, 2020
  2. Đại học Huế Trƣờng Đại học Sƣ phạm ĐẶNG THÙY DUNG ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CÁC HUYỆN MIỀN NÚI KHU VỰC TRỊ - THIÊN Ngành: Địa lý tự nhiên Mã số: 9440217 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Hoàng Sơn 2. GS. TS. Nguyễn Khanh Vân Huế, 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Đặng Thuỳ Dung
  4. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và nghiên cứu, với lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành cám ơn PGS.TS. Nguyễn Hoàng Sơn, GS.TS. Nguyễn Khanh Vân đã luôn định hƣớng, đồng hành giúp tác giả hoàn thiện luận án hơn. Tác giả xin chân thành cám ơn Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế là cơ sở đón nhận đào tạo nghiên cứu sinh và sự giúp đỡ tận tình của Ban chủ nhiệm, quý thầy, cô giáo của Khoa Địa lí, quý Phòng Sau Đại học. Tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các cơ quan, ban ngành Tổng Cục Thống kê, Vụ Lữ hành, Vụ Khách sạn, Viện Địa lí; 2 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế: Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Ban quản lý các di tích, homestay cũng nhƣ UBND huyện Hƣớng Hoá, huyện ĐaKrông, huyện A Lƣới, huyện Nam Đông đã nhiệt tình giúp tác giả thu thập tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho các nội dung nghiên cứu. Cuối cùng, tác giả xin tri ân gia đình, ngƣời thân, bạn bè và đồng nghiệp, trong mọi hoàn cảnh đã luôn giúp đỡ, động viên để tác giả hoàn thành luận án này.
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt Thứ Kí hiệu Thứ Kí hiệu Từ viết tắt Từ viết tắt tự viết tắt tự viết tắt CSHT - Cơ sở hạ tầng - cơ 1 14 NC Nghiên cứu CSVC sở vật chất 2 DL Du lịch 15 PTDL Phát triển du lịch 3 DSVH Di sản văn hoá 16 RTL Rất thuận lợi 4 DTLS Di tích lịch sử 17 SKH Sinh khí hậu 5 ĐDSH Đa dạng sinh học 18 SPDL Sản phẩm du lịch 6 ĐKTN Điều kiện tự nhiên 19 TN Tài nguyên 7 ĐLTN Địa lí tự nhiên 20 TNDL Tài nguyên du lịch 8 HĐDL Hoạt động du lịch 21 TB Trung bình 9 HST Hệ sinh thái 22 TĐTL Tƣơng đối thuận lợi 10 ITL Ít thuận lợi 23 TL Thuận lợi 11 KBT Khu bảo tồn 24 TT Thị trấn 12 KT - XH Kinh tế - xã hội 25 UBND Ủy ban nhân dân 13 LHDL Loại hình du lịch 26 VQG Vƣờn quốc gia Tiếng Anh Thứ Kí hiệu Từ viết tắt tự viết tắt 1 EWEC East - West Economic Corridor 2 GMS Greater Mekong Subregion 3 ILO International Labour Organization 4 UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization 5 UNWTO World Tourism Organization 6 WHC World Heritage Centre 7 WTTC World Travel and Tourism Council
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Ma trận tam giác xác định trọng số ..........................................................43 Bảng 1.2. Chỉ tiêu sinh học đối với con ngƣời .........................................................45 Bảng 1.3. Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá điều kiện thời tiết đối với sức khỏe, điều dƣỡng ................................................................................................................45 Bảng 2.1. Hệ thống chỉ tiêu tổ hợp đánh giá điều kiện SKH ....................................64 Bảng 2.2. Hệ thống các đơn vị phân vùng địa lí tự nhiên trên lãnh thổ NC .............77 Bảng 3.1. Chỉ tiêu đánh giá mức độ TL của tiêu chí thắng cảnh cho LHDL thiên nhiên ........................................................................................................ 92 Bảng 3.2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ TL của tiêu chí địa hình cho LHDL thiên nhiên .................................................................................................................93 Bảng 3.3. Chỉ tiêu đánh giá mức độ TL của tiêu chí thảm thực vật và ĐDSH cho LHDL thiên nhiên .....................................................................................................94 Bảng 3.4. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí SKH cho DL thiên nhiên .....94 Bảng 3.5. Chỉ tiêu đánh giá mức độ TL của các tiêu chí SKH với LHDL thiên nhiên ...95 Bảng 3.6. Kết quả đánh giá tổng hợp các yếu tố cho phát triển DL thiên nhiên ......97 Bảng 3.7. Chỉ tiêu đánh giá mức độ TL của tiêu chí DSVH vật thể cho LHDL văn hóa ..99 Bảng 3.8. Chỉ tiêu đánh giá mức độ TL của tiêu chí DSVH phi vật thể cho LHDL văn hoá ................................................................................................................... 100 Bảng 3.9. Kết quả đánh giá tổng hợp các yếu tố cho phát triển LHDL văn hoá ... 102 Bảng 3.10. Phân cấp đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của 2 LHDL ............... 104 Bảng 3.11. Kế t quả đánh giá tổ ng hơ ̣p mƣ́c độ TL của 2 LHDL ........................... 104 Bảng 3.12. Kết quả đánh giá sức hấp dẫn khách DL tại các điểm ......................... 115 Bảng 3.13. Kết quả đánh giá khả năng tiếp cận điểm du lịch ................................ 116 Bảng 3.14. Kết quả đánh giá độ bền vững của môi trƣờng tại các điểm du lịch ... 118 Bảng 3.15. Kết quả đánh giá thời gian hoạt động DL tại các điểm ....................... 119 Bảng 3.16. Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của các điểm DL .......... 119
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Các tuyến khảo sát thực địa các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên......34 Hình 2.1. Bản đồ vị trí - hành chính các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên .........50 Hình 2.2. Bản đồ địa chất các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên .........................52 Hình 2.3. Bản đồ phân kiểu địa hình các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên ........57 Hình 2.4. Bản đồ phân bố nhiệt độ trung bình năm các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên .................................................................................................................60 Hình 2.5. Bản đồ phân bố tổng lƣợng mƣa trung bình năm các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên ..................................................................................................61 Hình 2.6. Bản đồ phân loại SKH sức khỏe con ngƣời các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên .................................................................................................................65 Hình 2.7. Bản đồ thảm thực vật các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên ...............69 Hình 2.8. Bản đồ phân vùng ĐLTN cho PTDL các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên .................................................................................................................78 Hình 2.9. Bản đồ TNDL tự nhiên các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên.............88 Hình 2.10. Bản đồ TNDL văn hóa các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên ...........89 Hình 3.1. Bản đồ đánh giá mức độ thuận lợi của tài nguyên cho LHDL thiên nhiên các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên ...................................................................98 Hình 3.2. Bản đồ đánh giá mức độ thuận lợi của tài nguyên cho LHDL văn hóa các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên ...................................................................... 103 Hình 4.1. Bản đồ định hƣớng PTDL các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên ..... 137
  8. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỤC LỤC ...................................................................................................................1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4 1. Tính cấp thiết ...........................................................................................................4 2. Mục tiêu và nhiệm vụ ..............................................................................................5 3. Giới hạn nghiên cứu ................................................................................................6 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .............................................................6 5. Những đóng góp mới của luận án ...........................................................................6 6. Luận điểm bảo vệ ....................................................................................................7 7. Cơ sở tài liệu ...........................................................................................................7 8. Cấu trúc luận án ......................................................................................................7 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH .......................8 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án ...............................8 1.1.1. Trên thế giới ......................................................................................................8 1.1.2. Ở Việt Nam .....................................................................................................12 1.1.3. Ở các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên .....................................................15 1.2. Tổng quan cơ sở lý luận liên quan đến luận án ..................................................22 1.2.1. Một số khái niệm về du lịch ............................................................................22 1.2.2. Đặc trƣng và phân loại tài nguyên du lịch ......................................................25 1.2.3. Liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ............................................29 1.3. Quan điểm nghiên cứu .......................................................................................30 1.3.1. Quan điểm hệ thống ........................................................................................30 1.3.2. Quan điểm tổng hợp ........................................................................................30 1.3.3. Quan điểm lãnh thổ .........................................................................................31 1.3.4. Quan điểm phát sinh - lịch sử .........................................................................31 1.3.5. Quan điểm phát triển bền vững, môi trƣờng - sinh thái ..................................32 1.3.6. Quan điểm liên kết vùng, tiểu vùng ................................................................32 1
  9. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................33 1.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ..........................................................................33 1.4.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa .......................................................................33 1.4.3. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia ................................................................35 1.4.4. Phƣơng pháp bản đồ và GIS ...........................................................................35 1.4.5. Phƣơng pháp SWOT .......................................................................................35 1.4.6. Phƣơng pháp phân vùng địa lí tự nhiên cho phát triển du lịch .......................36 1.4.7. Phƣơng pháp đánh giá tổng hợp ĐKTN, TN cho PTDL ................................40 1.5. Các bƣớc tiến hành nghiên cứu luận án .............................................................46 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................................48 Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CÁC HUYỆN MIỀN NÚI KHU VỰC TRỊ - THIÊN ............................49 2.1. Đặc điểm tự nhiên và TNDL tự nhiên ...............................................................49 2.1.1. Vị trí địa lí - Tài nguyên vị thế ........................................................................49 2.1.2. Đặc điểm địa chất ............................................................................................51 2.1.3. Tài nguyên địa hình và địa mạo ......................................................................55 2.1.4. Tài nguyên khí hậu và SKH ............................................................................58 2.1.5. Tài nguyên nƣớc ..............................................................................................66 2.1.6. Tài nguyên sinh vật .........................................................................................68 2.1.7. Các tai biến thiên nhiên ...................................................................................70 2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch văn hoá ...................................71 2.2.1. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội ................................................................71 2.2.2. Tài nguyên du lịch văn hoá .............................................................................74 2.3. Phân vùng địa lí tự nhiên cho PTDL các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên......76 2.3.1. Chỉ tiêu phân vùng địa lí tự nhiên ...................................................................76 2.3.2. Kết quả phân vùng địa lí tự nhiên ...................................................................77 2.4. Phân hóa điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch theo các tiểu vùng ..............79 2.4.1. Á vùng Đông Trƣờng Sơn...............................................................................79 2.4.2. Á vùng Tây Trƣờng Sơn .................................................................................84 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................................90 Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH CÁC HUYỆN MIỀN NÚI KHU VỰC TRỊ - THIÊN ...91 3.1. Đánh giá cho các loại hình du lịch phục vụ phát triển du lịch ...........................91 3.1.1. Cơ sở xác định một số loại hình du lịch ..........................................................91 3.1.2. Đánh giá cho từng LHDL ...............................................................................91 2
  10. 3.1.3. Tổng hợp mức độ thuận lợi 2 loại hình du lịch theo từng tiểu vùng ........... 104 3.2. Đánh giá cho các điểm du lịch phục vụ phát triển du lịch .............................. 106 3.2.1. Cơ sở lựa chọn các điểm du lịch .................................................................. 106 3.2.2. Đánh giá điểm du lịch .................................................................................. 106 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3......................................................................................... 120 Chƣơng 4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CÁC HUYỆN MIỀN NÚI KHU VỰC TRỊ - THIÊN................................................. 121 4.1. Cơ sở xây dựng định hƣớng và đề xuất giải pháp ........................................... 121 4.1.1. Hiện trạng PTDL và các mô hình liên kết vùng, tiểu vùng ......................... 121 4.1.2. Cơ sở pháp lí ................................................................................................ 128 4.1.3. Căn cứ kết quả đánh giá ĐKTN, TNDL, các điểm DL ............................... 130 4.1.4. Phân tích SWOT đối với phát triển du lịch .................................................. 130 4.2. Định hƣớng phát triển du lịch ......................................................................... 132 4.2.1. Định hƣớng khai thác TNDL; phát triển SPDL đặc trƣng ........................... 132 4.2.2. Định hƣớng tổ chức không gian phát triển du lịch ...................................... 133 4.2.3. Định hƣớng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng ................................ 138 4.2.4. Các định hƣớng khác.................................................................................... 138 4.3. Giải pháp phát triển du lịch ............................................................................. 140 4.3.1. Giải pháp khai thác hợp lý TNDL; phát triển SPDL đặc trƣng ................... 140 4.3.2. Giải pháp PTDL theo không gian hiệu quả theo không gian ....................... 143 4.3.3. Bảo vệ môi trƣờng trong PTDL bền vững ................................................... 147 4.3.4. Một số giải pháp khác .................................................................................. 147 TIỂU KẾT CHƢƠNG 4......................................................................................... 149 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 150 KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 153 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN PHỤ LỤC 3
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Điều kiện tự nhiên (ĐKTN) và tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển các ngành kinh tế - xã hội (KT - XH). Du lịch (DL) là ngành dịch vụ có định hƣớng sử dụng và khai thác tài nguyên rất cụ thể. Tài nguyên đƣợc xem là hạt nhân của hoạt động du lịch (HĐDL), là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch (SPDL). Đồng thời là ngành kinh tế mở, xuyên địa phƣơng, xuyên quốc gia. Đánh giá ĐKTN và tài nguyên để phát triển du lịch (PTDL) là việc làm cấp thiết để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên hiện tại nhƣng vẫn đảm bảo cho PTDL bền vững trong tƣơng lai. Quảng Trị - Thừa Thiên Huế là khu vực nằm trên con đƣờng di sản miền Trung có hệ thống văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể nhƣ quần thể di tích cố đô Huế và nhã nhạc cung đình Huế (di sản văn hóa thế giới), Thành Cổ Quảng Trị, địa đạo Vịnh Mốc. Đồng thời có địa hình đa dạng, đồi núi chiếm hơn 70% tổng diện tích tự nhiên. Hƣớng Hoá, ĐaKrông, A Lƣới và Nam Đông là 4 huyện miền núi nằm ở phía tây khu vực Trị - Thiên. Cảnh quan tại khu vực này có nhiều nét tƣơng đồng nhƣ: hệ thảm thực vật đồi núi thấp, đa dạng sinh học (ĐDSH) cao tại vƣờn quốc gia (VQG) Bạch Mã và 3 khu bảo tồn (KBT) thiên nhiên (Bắc Hƣớng Hoá, ĐaKrông, Sao La), khu bảo vệ cảnh quan đƣờng Hồ Chí Minh. Đồng thời, có nhiều cảnh quan đẹp, đa dạng nhƣ thác nƣớc Tà Phuồng, thác Chênh Vênh, thác Mơ, thác A Nôr... suối nƣớc nóng Klu, suối nƣớc nóng A Roàng. Đây cũng là nơi cƣ trú tập trung của đồng bào dân tộc thiểu số đặc trƣng vùng núi Bắc Trung Bộ, bao gồm 3 dân tộc chính: Tà Ôi (chủ yếu nhóm Pa Cô và nhóm Pa Hi), Bru - Vân Kiều, Cơ Tu. Ngoài ra, khu vực miền núi Trị - Thiên có sự tƣơng đồng về truyền thống lịch sử trong quá khứ - nhiều di tích lịch sử (DTLS) - văn hoá có giá trị dọc theo tuyến đƣờng Hồ Chí Minh. Từ sự giao thoa, cộng hƣởng về tự nhiên và đa dạng văn hoá cộng đồng các dân tộc ít ngƣời cũng nhƣ yếu tố lịch sử, đã tạo nên lợi thế so sánh lớn so với các vùng lân cận khác. Mặt khác, lãnh thổ nghiên cứu (NC) có vị trí tiếp giáp với Lào, cũng là điểm đầu của một trong 5 tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây quan trọng nhất của cả nƣớc kết nối giữa bắc Thái Lan, Lào ra biển Đông bằng đƣờng bộ thông qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và La Lay. Đây là tuyến Hành lang vừa có ý nghĩa phát triển kinh tế tổng hợp 4
  12. vừa có ý nghĩa về giao lƣu văn hóa giữa các nƣớc, tạo động lực phát triển KT - XH phía tây và bảo vệ an ninh biên giới quốc gia. Điều này đã tạo nên lợi thế vị trí địa lí trong PTDL của địa phƣơng. Từ những lợi thế trên, các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên có nhiều điều kiện thuận lợi để liên kết vùng, tiểu vùng trong PTDL nhằm tạo nên lợi thế vùng, HĐDL bền vững và hiệu quả. Trong những năm gần đây, DL tại khu vực này đã có một số dự án, chính sách đầu tƣ và bƣớc đầu đã đạt đƣợc những thành quả nhất định. Tuy nhiên, việc đánh giá khai thác các ĐKTN, tài nguyên phục vụ PTDL còn một số hạn chế. Các tài nguyên du lịch (TNDL) thƣờng đƣợc đánh giá riêng lẻ, phục vụ cho từng mục đích cụ thể. Mô hình liên kết vùng, tiểu vùng thể hiện nhiều sự bất cập; các loại hình du lịch (LHDL) bền vững, đặc trƣng về ĐKTN, tài nguyên theo mỗi bộ phận lãnh thổ (DL thiên nhiên, DL văn hoá) còn chƣa phát huy tính hiệu quả và hấp dẫn du khách, ngƣời dân chƣa đƣợc hƣởng nhiều về lợi thế DL. Nhằm liên kết có hiệu quả ĐKTN và tài nguyên (TN) cho PTDL các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên góp phần nâng cao đời sống nhân dân, do đó việc “Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên” là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ 2.1. Mục tiêu Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên nhằm đề xuất các định hƣớng và giải pháp cho PTDL các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên. 2.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn trong NC, đánh giá ĐKTN và tài nguyên; phân vùng địa lí tự nhiên (ĐLTN) làm căn cứ để hình thành quan điểm và phƣơng pháp đánh giá vận dụng trong luận án; - Phân vùng ĐLTN, đánh giá mức độ thuận lợi ĐKTN và TNDL cho các LHDL và điểm DL; - Phân tích hiện trạng và những vấn đề ảnh hƣởng đến PTDL các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên; - Đề xuất định hƣớng, giải pháp tổ chức lãnh thổ DL các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên nhằm khai thác có hiệu quả nguồn TN theo hƣớng liên kết trong PTDL. 5
  13. 3. Giới hạn nghiên cứu - Về lãnh thổ nghiên cứu: giới hạn trong lãnh thổ hành chính huyện Hƣớng Hóa, ĐaKrông của Quảng Trị; huyện A Lƣới, Nam Đông của Thừa Thiên Huế. - Về thời gian: các số liệu phục vụ cho NC trên lãnh thổ các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên trong luận án đƣợc phân tích nhƣ sau: về tự nhiên: sử dụng số liệu từ 1973 đến 2019. Về văn hoá, kinh tế - xã hội và du lịch: số liệu từ giai đoạn 2010 đến năm 2019 và có xem xét các số liệu dự báo, định hƣớng đến năm 2030. - Nội dung nghiên cứu: (i) Đề tài kiểm kê, phân tích khái quát TNDL (TNDL tự nhiên, TNDL văn hoá) nhằm phân vùng ĐLTN, phân loại sinh khí hậu (SKH) du lịch để đánh giá tổng hợp cho 2 LHDL (DL thiên nhiên, DL văn hoá), 13 điểm DL trên lãnh thổ NC. (ii) Đối tƣợng đánh giá bằng phƣơng pháp thang điểm tổng hợp, trên nền tảng của phân vùng địa lý tự nhiên. (iii) Định hƣớng khai thác tài nguyên và tổ chức không gian lãnh thổ hợp lý trên cơ sở kết quả đánh giá ĐKTN, TNDL. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa khoa học: những kết quả NC của luận án góp phần hoàn thiện thêm phƣơng pháp luận và phƣơng pháp NC về đánh giá mức độ thuận lợi của ĐKTN, TNDL trong mố i quan hệ với tác động của phát triể n KT- XH và các tai biến thiên nhiên. Luận án phát triển hƣớng tiếp cận trên quan điểm ĐLTN theo 2 phƣơng pháp chính là phân vùng ĐLTN và đánh giá mức độ thích nghi sinh thái của đối tƣợng ĐKTN và TNDL. - Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án, các bản đồ kết quả, định hƣớng, giải pháp là những luận cứ khoa học tham khảo có giá trị cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quy hoạch DL xây dựng định hƣớng chiến lƣợc, tổ chức không gian PTDL các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên cũng nhƣ quy hoạch PTDL trong tổng thể phát triển KT - XH chung của cả 2 tỉnh. 5. Những đóng góp mới của luận án - Thành l ập đư ơ ̣c các bản đồ cho lãnh thổ miền núi Trị - Thiên ở tỷ l ệ 1/50.000, bao gồm: bản đồ phân vùng ĐLTN, phân loại sinh khí hậu; các bản đồ đánh giá thành phầ n , bản đồ đánh giá t ổng hợp về ĐKTN , TN cho phát triể n 2 LHDL: DL thiên nhiên, DL văn hoá; bản đồ định hƣớng. - Xác định mức đ ộ thuận lợi của ĐKTN và TN đố i với LHDL, điể m DL cho PTDL các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên. - Xây dựng đinh ̣ hư ớng , giải pháp khai thác hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên phù hợp với các đặc trƣng về ĐKTN, TNDL, môi trư ờng sinh thái cũng nhƣ 6
  14. điề u kiện về KT - XH, cơ sở pháp lý (quy hoạch, chiến lƣợc PTDL chung của Việt Nam, Bắc Trung Bộ, 2 tỉnh Trị - Thiên) liên quan đến lañ h thổ NC. 6. Luận điểm bảo vệ Luận điểm 1. Các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên có ĐKTN phân hóa theo quy luật, TNDL phong phú và đa dạng. Đây là cơ sở khai thác thế mạnh, phát triển lợi thế so sánh trong DL giữa các tiểu vùng khác nhau trên lãnh thổ NC. Luận điểm 2. Các kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của ĐKTN, TN cho các LHDL, điểm DL là cơ sở quan trọng để đề xuất định hƣớng không gian và giải pháp PTDL các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên. 7. Cơ sở tài liệu Luận án đư ơ ̣c thƣ̣c hiện trên cơ sở các nguồ n tài li ệu sau: (i) nguồn từ số liệu thố ng kê , báo cáo, quy hoa c̣ h phát triể n KT - XH, DL của các B ộ, Sở, Ban, Ngành: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng cục DL; Sở Du lịch, Sở Văn hoá và Thể thao, Sở Tài nguyên và Môi trƣ ờng; Uỷ ban nhân dân (UBND) của các tỉnh Qu ảng Trị, Thừa Thiên Huế, UBND của các huyện Hƣớng Hoá, ĐaKrông, A Lƣới, Nam Đông; Viện Nghiên cƣ́u PTDL , Viện Điề u tra quy hoa ̣ch phát triể n rƣ̀ng , Vụ Lữ hành du lịch, Vụ Khách sạn. (ii) Nguồn từ dữ liệu bản đồ: bản đồ địa chất, địa hình, địa mạo, bản đồ thảm thực vật, bản đồ hành chính tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế ở tỉ lệ 1:200.000; bản đồ quy hoạch PTDL tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế ở tỉ lệ 1:50.000. (iii) Nguồn từ các công trình dự án, các đề tài, báo cáo khoa học liên quan ĐKTN và TNDL của các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên. (iv) Các tài liệu thu thập, ghi chép từ các lần thực địa đến khu vực NC của tác giả. 8. Cấu trúc luận án Luận án có 161 trang, 15 bản đồ. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án bao gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của việc đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch Chƣơng 2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên. Chƣơng 3. Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên cho phát triển du lịch các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên. Chƣơng 4. Định hƣớng và giải pháp phát triển du lịch các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên 7
  15. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án 1.1.1. Trên thế giới 1.1.1.1. Nhóm nghiên cứu về lý luận du lịch DL đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển loài ngƣời (776 trƣớc công nguyên). Trong quá trình phát triển, khái niệm DL không ngừng đƣợc mở rộng, củng cố thông qua các hƣớng tiếp cận khác nhau nhƣ giải trí, thƣơng mại hóa tối đa các SPDL mà không chú ý đến môi trƣờng. Đến đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX xuất hiện LHDL thay thế - DL bền vững. - Hƣớng nghiên cứu lý luận DL, đƣợc tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau: ở góc độ xã hội, một số nhà khoa học nhƣ Glusman, Kuns, Hunziker, Krapf đã coi DL nhƣ một hiện tƣợng xã hội, là sự di chuyển tạm thời của con ngƣời từ nơi cƣ trú đến nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu nghỉ dƣỡng, thể thao, giải trí [dẫn theo 17, tr.16]. Dƣới góc độ kinh tế, kinh doanh và cả xã hội, một số các nhà khoa học nhƣ R.Lanquar (1993); M.Morrison (1998) và trƣờng đại học kinh tế Praha (Séc), trƣờng tổng hợp kinh tế thành phố Varna (Bungari) cùng chung cách tiếp cận DL là vừa đƣợc coi là ngành siêu lợi nhuận, mang lại lợi ích cho các nƣớc làm DL và doanh nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu tham quan DL, giải trí [dẫn theo 17, tr.16], [54]. Dƣới góc độ môi trƣờng, nhà khoa học Becker (1999) cho rằng các hoạt động DL đƣợc xem xét yếu tố suy thoái sinh thái và các LHDL thay thế xuất hiện nhằm hƣớng đến chiến lƣợc DL tôn trọng môi trƣờng nhƣ DL rắn - hard tourism, DL mềm - soft tourism [120]. - Trong những năm gần đây, hƣớng nghiên cứu DL bền vững rất đƣợc coi trọng trong xây dựng chiến lƣợc PTDL mỗi quốc gia nhất là ở các nƣớc châu Âu, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nhƣ F.Bidaut (2001) [140]; B.Debarbieux (2001) [123]; P.Keller (2001) [128]; M.Kinsley (2001) [129]; B.Prud’homme (2001) [133]; K.Weiermair (2001) [139] đã chứng minh hoạt động DL sẽ đạt mục tiêu xã hội, phát triển cộng đồng địa phƣơng, xóa đói giảm nghèo, bảo tồn văn hóa và mang lại lợi ích cho môi trƣờng tự nhiên nếu thực hiện các 8
  16. nguyên tắc DL đảm bảo bền vững nhƣ: khai thác, sử dụng các nguồn TN hợp lí; hạn chế sử dụng quá mức TN và giảm thiểu chất thải ra môi trƣờng; phát triển phải gắn liền với nỗ lực bảo tồn tính đa dạng, phù hợp với quy hoạch tổng thể KT - XH; chú trọng chia sẻ lợi ích DL với cộng đồng địa phƣơng; khuyến khích tham gia cộng đồng địa phƣơng vào các HĐDL; tăng cƣờng tính trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến, quảng bá DL. Tác giả đã kế thừa những lý luận này vào phân tích các thuật ngữ, xu hƣớng PTDL - chú trọng yếu tố môi trƣờng và nhấn mạnh yếu tố bảo tồn DTLS (cách mạng, văn hoá), đồng thời sử dụng hợp lý TN nhằm đảm bảo nhu cầu hiện tại nhƣng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu DL cho tƣơng lai trên từng tiểu vùng NC. 1.1.1.2. Nhóm nghiên cứu về đánh giá ĐKTN và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đƣợc coi là giai đoạn đặt nền móng cho hƣớng đánh giá điều kiện địa lí và tài nguyên phục vụ PTDL. Phần lớn các công trình, đều đánh giá tổng hợp các hợp phần tự nhiên và dựa trên nền tảng lý luận cảnh quan học với 2 trƣờng phái chính gồm: trƣờng phái Liên Xô (cũ) và nƣớc Đông Âu; trƣờng phái Mỹ và các nƣớc Tây Âu. - Liên Xô (cũ) và các nƣớc Đông Âu: một số công trình tiêu biểu nhƣ nghiên cứu của Viện Địa lí - Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô đã đánh giá các hợp phần của tự nhiên và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá TNDL gồm có: các chỉ tiêu đánh giá bãi tắm về chiều rộng và vật liệu nền đáy của bãi biển nhƣ cát, sỏi, cuội, sét, bùn. Một số nghiên cứu của V.Tauxkat (1969) [140]; Mukhina (1973) [141] đã xây dựng các chỉ tiêu đánh giá mức độ đa dạng của cảnh quan (đánh giá kỹ thuật) cho dạo chơi ngắm cảnh. I.Pirôgiơnic (1985) [142] đã đề xuất đánh giá tổng hợp thành phần của hệ thống lãnh thổ DL nhƣ TNDL, cấu trúc của các luồng khách và sơ sở vật chất phục vụ DL theo các vùng và các đới DL nghỉ dƣỡng. - Mỹ và các nƣớc Tây Âu, hƣớng đánh giá ĐKTN và tài nguyên phục vụ mục đích DL tuy ra đời muộn hơn các nƣớc Liên Xô (cũ), Đông Âu nhƣng phát triển độc lập và hoàn thiện hơn về phƣơng pháp luận. Các học giả E.Inskeep (199) [127]; B.Boniface, C.Cooper (1993) [122]; C.Gunn (1994) [124]; C.Hall (2008) [149] đã coi đánh giá ĐKTN và tài nguyên là bƣớc cơ bản trong quy hoạch phát 9
  17. triển DL địa phƣơng hoặc quy mô quốc gia. Theo đó, DL tác động TNDL ở 2 mặt: vừa ảnh hƣởng đến sự đa dạng nguồn TNDL nói chung vừa ảnh hƣởng đến khai thác nguồn TNDL tự nhiên nói riêng, từ đó gắn với vấn đề bảo tồn. Nghiên cứu của một số các học giả khác nhƣ E.Guierrez, K.Lamoureux, S.Matus và K.Sebunya (2005) đã chú trọng đến liên kết cộng đồng, DL bảo tồn để đánh giá TNDL [dẫn theo 139]. Tại trƣờng Đại học Illinois, Hoa Kỳ đã tập trung xây dựng bộ công cụ đánh giá giúp cho cộng đồng địa phƣơng lập mục tiêu, kế hoạch, chiến lƣợc PTDL. Đánh giá này dựa vào 4 tiêu chí: tính khác biệt, chất lƣợng tổng thể của tài nguyên, sức hấp dẫn và động lực của điểm tài nguyên với các thang điểm 4 hoặc 5 cấp. Kết quả đánh giá TN cùng với phân tích SWOT tạo cơ sở đề ra mục tiêu, kế hoạch PTDL địa phƣơng [dẫn theo 17]. - Các nƣớc Châu Á, trong những thập niên gần đây, du lịch đƣợc coi là ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời các quan điểm DL chịu ảnh hƣởng chủ yếu bởi Liên Xô (cũ). Một số nƣớc tiêu biểu nhƣ Trung Quốc, tác giả Liu Xiao đã đánh giá TNDL theo mô hình chất lƣợng, môi trƣờng, vị trí và giá trị cộng đồng cho 41 điểm DL nổi bật ở Bắc Kinh thông qua 7 tiêu chí đánh giá [130]. Hiện nay, Trung Quốc đang áp dụng bảng phân loại TNDL của UNWTO cho thống kê, đánh giá TN, các nguồn lực PTDL cho cả nƣớc và từng địa phƣơng [dẫn theo 26], [37]. Một số học giả Ấn Độ khác thì tập trung NC xây dựng các chỉ tiêu SKH đối với con ngƣời [dẫn theo 18]. Ngày nay, hoạt động DL hầu hết ở các quốc gia đƣợc giám sát, quản lí chặt chẽ của UNWTO, WHC dựa trên tiêu chuẩn và điều kiện công nhận các di sản thế giới đồng thời giúp đỡ các quốc gia nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo chúng. Ứng dụng GIS trong quản lí TNDL đƣợc nhiều nhà nghiên cứu áp dụng ở Croatia, Cannada [137], [138]. Hƣớng nghiên cứu về đánh giá ĐKTN và tài nguyên nhằm PTDL có từ rất sớm. Mỗi trƣờng phái đều tiếp cận ở góc độ khác nhau tạo nên những nét đặc trƣng riêng. Theo đó, tác giả đã tiếp cận hƣớng nghiên cứu trong việc xác định đối tƣợng đánh giá chính là dựa trên nền tảng cảnh quan thiên nhiên, đồng thời còn có các yếu tố tự nhiên, các giá trị văn hoá, đặc biệt vai trò của cộng đồng để cấu thành nên SPDL. Ngoài ra, tác giả đã kế thừa kết quả thực nghiệm của một số học giả Ấn Độ về khả năng thích nghi sinh học của con ngƣời trong thành lập bảng phân loại SKH (tiêu 10
  18. chí SKH) cho các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên. Mặt khác, các công trình khoa học có giá trị cao đã đƣợc đề cập cũng chính là kim chỉ nam cho các thế hệ nhà khoa học kế tiếp và tạo nên nền tảng vững chắc cho luận án về phƣơng pháp NC. 1.1.1.3. Nhóm nghiên cứu về các giải pháp phát triển du lịch vùng miền núi Vào đầu những năm XX, PTDL mang tính sinh thái, bền vững ở khu vực nông thôn và miền núi đƣợc đặc biệt quan tâm. Hầu hết các công trình NC đều xây dựng các giải pháp PTDL dựa vào kết quả đánh giá tài nguyên, cũng nhƣ phân tích đặc điểm lãnh thổ, kết hợp vận dụng một số kinh nghiệm PTDL thực tế. Một số công trình nghiên cứu theo hƣớng tiếp cận này nhƣ: NC của Greg Richards và Derek Hall (2000) về “Tourism and sustainable community development” (Du lịch và phát triển cộng đồng bền vững) [125]. Tác giả đã dựa trên kết quả khảo sát, nghiên cứu trên nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau nhằm tìm ra vai trò của các cộng đồng địa phƣơng trong phát triển du lịch trên cả ba khía cạnh kinh tế, văn hóa và môi trƣờng. Sau đó, ông đã xây dựng các giải pháp nhằm tạo điều kiện để cộng đồng đƣợc tham gia và hƣởng lợi nhiều hơn từ hoạt động du lịch. Đây chính là cách thức để sự phát triển du lịch có tính hài hòa, bền vững hơn. Trong một NC khác cũng dựa vào nền tảng DL bền vững, tác giả Al - mughrabi và Abeer (2007) đã NC về “Ecotourism: A Sustainable Approach of Tourism in Jordan”(Du lịch sinh thái: Một cách tiếp cận bền vững của du lịch ở Jordan) [119]. Theo đó, các tác giả đã dựa trên cơ sở lý luận của DL để phân tích, đánh giá kinh nghiệm PTDL ở Úc, Bulgaria, Jordan nhằm đƣa ra giải pháp về chính sách thúc đẩy PTDL. Ngoài ra, các giải pháp này cũng đƣợc NC để vận dụng cho một số quốc gia có những TN và điều kiện PTDL tƣơng tự. Cũng cùng với góc tiếp cận này, tác giả Ruth McAreavey và John McDonagh cũng đã NC về “Sustainable Rural Tourism: Lessons for Rural Development” (Du lịch nông thôn bền vững: Bài học cho phát triển nông thôn) [134]. Ông đã phân tích một số trƣờng hợp điển hình DL nông thôn ở Bắc Ireland, sau đó tiến hành đánh giá các yếu tố bền vững từ góc độ văn hóa, xã hội của hình thức du lịch này. Thông qua việc đánh giá, tác giả đã đề ra 4 phƣơng pháp cụ thể nhằm phát triển DL nông thôn bao gồm: các phƣơng pháp liên quan năng lực thể chế; nhóm giải pháp duy trì tính bền vững của cộng đồng địa phƣơng trong HĐDL; 11
  19. nhóm giải pháp giải quyết các mối quan hệ lợi ích giữa các bên liên quan nhƣ: làm thế nào để du lịch nông thôn có thể đem lại cho phát triển nông thôn? ngƣợc lại, một khu vực nông thôn phát triển hỗ trợ gì cho PTDL ở các điểm đến nông thôn đó? Từ đó phân tích rõ mối quan hệ giữa du lịch nông thôn bền vững và phát triển nông thôn, ý nghĩa của phát triển du lịch nông thôn đối với phát triển nông thôn và ngƣợc lại. Một số công trình đáng chú ý khác nhƣ: NC về “The Kerala Tourism Model - An Indian State - on the Road to Sustainable Development” (Mô hình DL ở Kerala - một tiểu bang của Ấn Độ - trên con đƣờng tới sự phát triển bền vững) của Tatjana Thimm (2016) [135]. “Sustainable Ecotourism in Amazonia: Evaluation of Six Sites in Southeastern Peru” (DL sinh thái bền vững ở Amazonia: Đánh giá 6 điểm đến ở Đông Nam Peru) của Tiffany M.Doan (2011) [136]; “Rural Tourism in Spain” (Du lịch nông thôn ở Tây Ban Nha) của Michael Barke (2004) [132]. Điểm chung giữa các công trình NC của các học giả, các tổ chức trên thế giới thƣờng đề cập tới giải pháp phát triển du lịch dựa trên những kinh nghiệm. Đồng thời, vận dụng những nội dung lý thuy ết chung về PTDL cho việc đánh giá, kế hoạch, cũng nhƣ xây dựng chính sách ở một lãnh thổ nhất định nhƣ: một quốc gia, khu vực, đặc biệt là trong địa phƣơng (một số mô hình PTDL). Các kinh nghiệm PTDL ở nông thôn, miền núi đã cho thấy tầm quan trọng của cộng đồng (lợi ích từ hoạt động du lịch) trong PTDL. Tác giả đã tiếp cận hƣớng NC này trong việc đề xuất các giải pháp khai thác bền vững TNDL và phát triển SPDL hiệu quả ở các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên. Cũng nhƣ một số giải pháp khác liên quan đến chính sách, chiến lƣợc để tổ chức thực hiện cho PTDL bền vững ở một số khía cạnh nội dung hoặc điểm đến nhất định. 1.1.2. Ở Việt Nam 1.1.2.1. Nhóm nghiên cứu về lý luận du lịch Nghiên cứu lý luận DL ở Việt Nam chủ yếu đƣợc NC theo tổng quan về lịch sử hình thành và các xu hƣớng phát triển của DL trên thế giới qua các thời kỳ từ cổ đại, cận đại, trung đại đến hiện đại. Tiêu biểu nhƣ nhóm tác giả Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự (1996) [85], Trần Đức Thanh (1999) [68] đã làm sáng tỏ những cơ sở lý luận về địa lí du lịch thông qua phân tích đặc điểm SPDL, LHDL và hệ thống các cách phân loại TNDL. Đồng thời nhóm tác giả cũng đã phân tích những nhân tố ảnh 12
  20. hƣởng đến sự hình thành, phát triển DL (nhân tố kinh tế - chính trị, cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật); cũng nhƣ đƣa ra quan niệm mới về tổ chức lãnh thổ du lịch và hệ thống phân vị, tiêu chí trong phân vùng du lịch. Đối với hƣớng nghiên cứu về DL bền vững , đƣợc tiếp cận cụ thể theo các nguyên tắc đảm bảo sự hài hòa về kinh tế, xã hội, môi trƣờng, tiêu biểu nhƣ Phạm Trung Lƣơng (2002) đã tiến hành phân tích tác động nhiều mặt của hoạt động DL đối với môi trƣờng và đề xuất các giải pháp phát triển DL bền vững phù hợp với điều kiện Việt Nam. Đồng thời tác giả đã mở rộng các NC của mình trong xác định nhiệm vụ của DL bền vững chính là phát triển các SPDL có chất lƣợng, có khả năng thu hút khách cao, song không gây tổn hại và phải có trách nhiệm bảo tồn đến môi trƣờng tự nhiên và văn hóa bản địa. Đồng thời đƣa ra các nguyên tắc của phát triển DL bền vững, trong đó chú trọng đến việc sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải ra môi trƣờng và chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phƣơng [33]. Trong 2 luật quan trọng liên quan PTDL bền vững của nƣớc ta gồm: Luật Bảo vệ Môi trƣờng (2014) [52] và Luật Du lịch (2017) [53] cũng nêu rất rõ về khái niệm phát triển bền vững và DL bền vững, dù còn nhiều quan điểm khác nhau nhƣng DL bền vững không tách khỏi phát triển bền vững. Tác giả tiếp cận các quan điểm về SPDL, LHDL, phân loại TNDL của các tác giả đã đề cập, đồng thời kết hợp định nghĩa có trong Luật Du lịch Việt Nam (2005, 2017) để rút ra những đặc điểm chung, làm cơ sở lí luận cho luận án. Ngoài ra, thông qua tổng quan những tài liệu liên quan đến PTDL, đã cho thấy tính bền vững trong PTDL rất quan trọng và đƣợc khẳng định thông qua các luật định có liên quan. Trong giới hạn NC của luận án, khi tiếp cận về PTDL bền vững tác giả cũng đã dựa vào Luật Du lịch, và Luật Bảo vệ Môi trƣờng của Việt Nam để nghiên cứu cho từng phần tƣơng ứng (đảm bảo các mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của khách DL tối đa, phúc lợi kinh tế địa phƣơng có TNDL, bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho tƣơng lai). 1.1.2.2. Nhóm nghiên cứu về đánh giá điều kiện tự nhiên tài nguyên phục vụ phát triển du lịch Trong nhóm đánh giá ĐKTN và tài nguyên phục vụ mục đích phát triển DL hầu hết dựa vào hệ thống cơ sở lí luận, sau đó áp dụng vào địa bàn nghiên cứu, để đánh giá tình hình thực tiễn của du lịch từng địa phƣơng. Nhóm này có sự phân hóa hƣớng tiếp cận, bao gồm: đánh giá từng thành phần; đánh giá tổng thể tự nhiên và 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2