intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Cải tiến chương trình giáo dục thể chất theo hướng tăng cường kỹ năng tổ chức hoạt động thể dục thể thao trường học và xã, bản cho hệ Cao đẳng Sư phạm của trường Đại học Tây Bắc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:349

30
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án thông qua hoạt động cải tiến chương trình GDTC trong đào tạo hệ Cao đẳng Sư phạm của trường Đại học Tây Bắc, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC nội khóa của Nhà trường và năng lực hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Cải tiến chương trình giáo dục thể chất theo hướng tăng cường kỹ năng tổ chức hoạt động thể dục thể thao trường học và xã, bản cho hệ Cao đẳng Sư phạm của trường Đại học Tây Bắc

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO   BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH                            VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ––––––––––––––––––––– VŨ MẠNH CƯỜNG CẢI TIẾN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤ THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG  ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO TRƯỜNG HỌC CAO ĐẲNG SƯ PHẠM CỦA TRƯỜNG ĐẠ                         LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC                      
  2. HÀ NỘI, 2018
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO   BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH                            VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ––––––––––––––––––––––––– VŨ MẠNH CƯỜNG CẢI TIẾN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤ THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO TRƯỜNG HỌ HỆ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM CỦA TRƯỜNG  Chuyên ngành: Giáo dục thể       Mã số: 62 14 01 03                         LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC                                                                        CÁN BỘ HƯỚN 1. PGS.TS LƯƠNG KIM CHUNG 2. TS. ĐOÀN THAO HÀ NỘI, 2018           LỜI CAM ĐOAN
  4. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.  Các số  liệu, kết quả  trình bày trong luận án là trung thực và chưa   từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào Tác giả luận án                                   Vũ Mạnh Cường
  5. MỤC LỤC Trang Trang bìa Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt trong luận án Danh mục các bảng, biểu đồ sử dụng trong luận án MỞ ĐẦU 1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về  Giáo  5 dục Thể  chất và Thể  thao trường học trong thời kỳ  đổi  mới 1.2. Quan điểm và định hướng đổi mới giáo dục đại học 7 1.2.1. Quan điểm đổi mới giáo dục đại học của Đảng và Nhà nước  7 1.2.2. Những đổi mới đào tạo đại học trong giai đoạn hiện nay 9 1.2.3. Đổi mới đào tạo giáo viên theo định hướng căn bản và  11 toàn diện  1.3. Giáo viên và đào tạo giáo viên các bậc học phổ thông 16 1.3.1. Vai trò của giáo viên đối với hệ thống giáo dục phổ thông  16 1.3.2. Các yếu  tố cấu thành năng lực hoạt động nghề nghiệp của  18 người giáo viên 1.3.3. Vai trò của nhà trường sư phạm trong đào tạo giáo viên các  20 cấp học phổ thông.  1.4. Khái quát về giáo dục vùng Tây Bắc 20 1.4.1. Bối cảnh kinh tế ­ xã hội các tỉnh Tây Bắc 20 1.4.2. Khái quát về Giáo dục và Đào tạo vùng Tây Bắc 22 1.4.3. Khái quát về Đại học Tây Bắc 26 1.5. Khái niệm và các công trình nghiên cứu có liên quan 28 1.5.1. Các khái niệm có liên quan 28        1.5.2. Khái niệm về kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường  31 học và xã, bản  1.5.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan 33 Tiểu kết chương 1 39 Chương   2.   ĐỐI   TƯỢNG,   PHƯƠNG   PHÁP   VÀ   TỔ   CHỨC  40
  6. NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 40 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 40 2.1.2.  Khách thể nghiên cứu  40 2.2. Phương pháp nghiên cứu 40 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 41 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn 41 2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm 43 2.2.4. Phương pháp chuyên gia 43 2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm  44 2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 48 2.2.7. Phương pháp toán học thống kê   49 2.3. Tổ chức nghiên cứu 51 2.3.1. Địa điểm nghiên cứu và đơn vị phối hợp nghiên cứu 51 2.3.2. Kế hoạch nghiên cứu 51 2.3.3. Phạm vi nghiên cứu 52 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 53 3.1. Thực trạng Giáo dục Thể chất nội khóa trong đào tạo hệ Cao   53 đẳng sư  phạm của trường Đại học Tây Bắc; thực trạng kỹ  năng tổ  chức hoạt động Thể  dục thể  thao trường học và xã,  bản của giáo viên Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc 3.1.1. Thực trạng kỹ  năng tổ  chức hoạt động Thể  dục Thể  thao   53 trường học và xã, bản nhằm phục vụ công tác giáo dục học  sinh và dân vận của giáo viên Tiểu học, T HCS  vùng Tây  Bắc 3.1.2. Thực trạng Giáo dục Thể chất nội khóa trong đào tạo hệ  64 Cao đẳng Sư phạm của vùng Tây Bắc 3.1.3. Bàn luận phần đánh giá thực trạng 75 Tiểu kết phần đánh giá thực trạng 87 3.2. Cải tiến chương trình Giáo dục Thể  chất trong đào tạo  88 hệ Cao đẳng Sư phạm của trường Đại học Tây Bắc 3.2.1. Định hướng cải tiến chương trình Giáo dục Thể chất trong   88 đào tạo hệ  Cao đẳng Sư  phạm của trường Đại học Tây  Bắc
  7.        3.2.2. Nguyên tắc tiến hành cải tiến chương trình 93 3.2.3. Cải tiến chương trình Giáo dục Thể chất theo hướng tăng  96 cường   kỹ   năng   tổ   chức   hoạt   động   Thể   dục   Thể   thao  trường học và xã, bản   3.2.4. Chương trình GDTC theo hướng tăng cường kỹ năng tổ chức  106 hoạt động Thể dục Thể thao trường học và xã, bản  3.2.5. Thẩm định và đánh giá chương trình trước thực nghiệm 112 3.2.6.  Bàn luận về  cải tiến chương trình  Giáo dục Thể  chất  114 trong đào tạo hệ  Cao đẳng Sư  phạm trường Đại học  Tây Bắc Tiểu kết phần cải tiến chương trình 118 3.3. Thực nghiệm và đánh giá hiệu quả của chương trình cải  118 tiến trong thực tiễn đào tạo hệ  Cao đẳng Sư  phạm của   Đại học Tây Bắc 3.3.1. Tổ chức thực nghiệm chương trình  118 3.3.2. Kết quả thực nghiệm chương trình cải tiến 124 3.3.3. Đánh giá kỹ  năng tổ  chức hoạt động TDTT  ở  trường  134 học và xã bản của sinh viên lớp thực nghiệm thông qua   thực tập sư phạm cuối khóa 3.3.4. Đánh giá tính mục tiêu, tính khoa học, tính khả  thi và   137 thực tiễn của chương trình thông qua thực nghiệm       3.3.5. Bàn luận về hiệu quả cải tiến chương trình thông qua thực     138                 nghiệm trong đào tạo hệ CĐSP của ĐHTB Tiểu kết phần thực nghiệm đánh giá hiệu quả  của chương  144 trình KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 146 CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 
  8. DANH MỤC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Số  Tên bảng Trang bảng 1 DANH MỤC BIỂU BẢNG Thống kê về hệ thống trường, lớp, giáo viên và học sinh các cấp học   1.1 phổ thông của vùng Tây Bắc tính đến năm 2014 22 Thống kê số  lượng trường, lớp, học sinh và giáo viên cấpTiểu học  1.2 vùng Tây Bắc năm học 2013 ­ 2014 23 Thống kê số  lượng trường, lớp, học sinh và giáo viên cấp THCS   1.3 vùng Tây Bắc năm học 2013 ­ 2014 23 Đặc điểm cấu trúc hệ  thống trường lớp cấp Tiểu học (3 tỉnh vùng  3.1 Tây Bắc năm học 2014 – 2015) 53 Kết quả  phỏng vấn về  hoạt  động nghề  nghiệp của giáo viên cấp  3.2 THCS và Tiểu học vùng Tây Bắc Sau trang 54 Kết quả phỏng vấn cán bộ  quản lý trường học về vai trò của TDTT  3.3 trong giáo dục Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc Sau trang 57 Kết quả  phỏng vấn giáo viên về  vai trò của TDTT trong giáo dục  3.4 Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc Sau trang 57 Kết quả phỏng vấn cán bộ địa phương về vai trò của TDTT đối với  3.5 đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc  Sau trang 57 Kết quả  phỏng vấn giáo viên về  vai trò của TDTT đối với đời sống  3.6 văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc Sau trang 57 Kết quả  phỏng vấn chuyên gia và cán bộ  quản lý lựa chọn tiêu chí  3.7 đánh giá kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản của  Sau trang 60 giáo viên Tiểu học, THCS vùng Tây Bắc Đánh giá của giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên hệ CĐSP về kỹ  3.8 năng tổ chức hoạt động TDTT  trường học và xã, bản của giáo viên  Sau trang 61 Tiểu học, THCS vùng Tây Bắc  Đánh giá của cán bộ  quản lý nhà trường về  kỹ  năng tổ  chức hoạt  3.9 động TDTT trường học và xã, bản của giáo viên Tiểu học, THCS  Sau trang 61 vùng Tây Bắc  Tự  đánh giá của giáo viên Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc về  kỹ  3.10 năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản  Sau trang 61 3.11 Kết quả phỏng vấn giảng viên các cơ sở đào tạo hệ CĐSP về vai trò   Sau trang 62 của giáo viên Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc đối với hoạt động 
  9. TDTT trường học và xã, bản  Kết quả  phỏng vấn cán bộ  quản lý nhà trường về  vai trò của giáo  3.12 viên Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc đối với hoạt động TDTT   Sau trang 62 trường học và xã, bản  Kết quả phỏng vấn giáo viên Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc về vai   3.13 trò của giáo viên đối với hoạt động TDTT trường học và xã, bản  Sau trang 62 Kết quả  phỏng vấn giảng viên các cơ  sở  đào tạo hệ  CĐSP về  nhu  3.14 cầu trang bị kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản  Sau trang 63 cho giáo viên Tiểu học, THCS vùng Tây Bắc  Kết quả  phỏng vấn cán bộ  quản lý nhà trường về  nhu cầu trang bị  3.15 kỹ  năng tổ  chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản cho giáo   Sau trang 63 viên Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc  Kết quả  phỏng vấn giáo viên Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc về  3.16 nhu cầu được trang bị kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học  Sau trang 63 và xã, bản  Đánh giá của giảng viên TDTT về mục tiêu chương trình GDTC dành  3.17 cho hệ CĐSP vùng Tây Bắc Sau trang 66 Đánh giá của sinh viên về mục tiêu chương trình GDTC dành cho hệ  3.18 CĐSP vùng Tây Bắc  Sau trang 66 Đánh giá của giảng viên TDTT về  nội dung chương trình GDTC  3.19 dành cho hệ CĐSP vùng Tây Bắc  Sau trang 67 Đánh giá của sinh viên về nội dung chương trình GDTC dành cho hệ  3.20 CĐSP vùng Tây Bắc Sau trang 67 Đánh giá của giảng viên TDTT về phân phối thời lượng của chương   3.21 trình GDTC dành cho hệ CĐSP vùng Tây Bắc Sau trang 68 Đánh giá của sinh viên về  phân phối thời lượng của chương trình   3.22 Sau trang 68 GDTC dành cho hệ CĐSP vùng Tây Bắc  Đánh giá của giảng viên TDTT về  qui định kiểm tra đánh giá của   3.23 Sau trang 68 chương trình GDTC dành cho hệ CĐSP vùng Tây Bắc  Đánh giá của sinh viên về  qui định kiểm tra đánh giá của chương  3.24 trình GDTC dành cho hệ CĐSP vùng Tây Bắc  Sau trang 68 Đánh giá của giảng viên TDTT về  thực trạng tổ  chức thực hiện  3.25 chương trình GDTC dành cho hệ CĐSP vùng Tây Bắc  Sau trang 69 Đánh giá của sinh viên về thực trạng tổ chức thực hiện chương trình   3.26 GDTC dành cho hệ CĐSP vùng Tây Bắc  Sau trang 69
  10. Nhận thức của sinh viên hệ  CĐSP vùng Tây Bắc về  vị  trí, vai trò  3.27 của môn học GDTC đối với quá trình đào tạo  Sau trang 70 Tự  đánh giá của sinh viên hệ  CĐSP vùng Tây Bắc về  tính tích cực  3.28 trong học tập môn GDTC  Sau trang 71 Đánh giá của giảng viên TDTT về  tính tích cực của sinh viên hệ  3.29 CĐSP vùng Tây Bắc trong học tập môn GDTC  Sau trang 71 Kết   quả   học   tập   môn   học   GDTC   của   sinh   viên   K54   hệ   CĐSP  3.30 Trường Đại học Tây Bắc  72 Thực trạng thể  lực ban  đầu của sinh viên K54 hệ  CĐSP trường  3.31 ĐHTB 72 Kết quả  phân loại   thể  lực ban đầu của sinh viên K54 hệ  CĐSP   3.32 trường ĐHTB theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể  73 Đánh giá sự  phát triển thể  lực của sinh viên K54 hệ  CĐSP trường   3.33 ĐHTB sau 1 và 2 năm học tập môn GDTC Sau trang 73 Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý nhà trường về nhu cầu cải tiến   3.34 chương trình GDTC trong đào tạo hệ CĐSP của vùng Tây Bắc  Sau trang 74 Kết quả  phỏng vấn giáo viên Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc về  3.35 nhu cầu cải tiến chương trình GDTC trong đào tạo hệ  CĐSP của   Sau trang 74 vùng Tây Bắc  Kết quả  phỏng vấn sinh viên hệ  CĐSP của vùng Tây Bắc về  nhu   3.36 cầu cải tiến chương trình GDTC  Sau trang 74 Sau trang  3.37 Đánh giá của chuyên gia GDTC trường học về chương trình cải tiến  113 Đánh giá của giảng viên khoa TDTT, GDTC, tổ GDTC các cơ  sở đào  Sau trang  3.38 tạo hệ CĐSP vùng Tây Bắc về chương trình cải tiến  113 Đánh giá của sinh viên hệ CĐSP vùng Tây Bắc về chương trình cải  Sau trang  3.39 tiến  113 Tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia về tiêu chí đánh giá chương  Sau trang  3.40 trình 123 Tự  đánh giá của sinh viên K55 hệ  CĐSP về  tính tích cực trong học  Sau trang  3.41 tập theo chương trình thực nghiệm 125 Đánh giá của giảng viên về tính tích cực của sinh viên K55 trong quá  Sau trang  3.42 trinh học tập theo chương trình thực nghiệm  125 Tự  đánh giá của sinh viên lớp thực nghiệm về năng lực tự học thông  Sau trang  3.43 qua học tập theo chương trình cải tiến 125
  11. Đánh giá của giảng viên giảng dạy lớp thực nghiệm về năng lực tự  Sau trang  3.44 học của sinh viên thông qua học tập theo chương trình cải tiến 125 Kết quả  học tập môn học GDTC của sinh viên lớp thực nghiệm ­   3.45 K55 hệ CĐSP Trường Đại học Tây Bắc  126 So sánh kết quả học tập của lớp thực nghiệm (K55) với kết quả học   3.46 tập của K54 (lớp học tập theo chương trình cũ) 127 Kết quả  rèn luyện kỹ  năng tổ  chức hoạt động TDTT của sinh viên   3.47 lớp thực nghiệm ­ K55 hệ CĐSP trường ĐHTB 128 Kết quả kiểm tra thể lực trước thực nghiệm của sinh viên K55 3.48 128 Đánh giá thể  lực trước học tập của sinh viên lớp thực nghiệm theo   3.49 tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ GD&ĐT  129 Kết quả  kiểm tra thể  lực của sinh viên K55 sau 1 và 2 năm thực  3.50 nghiệm 130 Đánh giá thể  lực của sinh viên sau 1 năm thực nghiệm theo tiêu   3.51 chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ GD&ĐT 130 Đánh giá thể  lực của sinh viên sau 2 năm thực nghiệm theo tiêu   3.52 chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ GD&ĐT 131 So sánh thể  lực của sinh viên lớp thực nghiệm sau 1 và 2 năm học   Sau trang  3.53 tập với thể lực ban đầu  131 Đánh giá nhịp tăng trưởng thể lực của sinh viên sau 1 và 2 năm thực  3.54 nghiệm 132 So sánh trình độ  thể lực của nữ sinh viên học tập theo chương trình  Sau trang 3.55 thực nghiệm và chương trình cũ  134 So sánh trình độ thể lực của nam sinh viên học tập theo chương trình  Sau trang  3.56 thực nghiệm và chương trình cũ  134 Tự  đánh giá của sinh viên lớp thực nghiệm về kỹ năng tổ chức hoạt  Sau trang  3.57 động TDTT trường học và xã, bản 135 Đánh   giá   của   giảng   viên   về  kỹ   năng   tổ   chức   hoạt   động   TDTT  Sau trang  3.58 trường học và xã, bản của sinh viên lớp thực nghiệm 135 Đánh giá của giáo viên trực tiếp hướng dẫn thực tập sư phạm ở các   Sau trang  nhà trường Tiểu học và THCS về kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT  3.59 135 trường học và xã, bản của sinh viên lớp thực nghiệm  Đánh giá của cán bộ xã, bản, thị trấn về kỹ năng tổ chức hoạt động  Sau trang  3.60 TDTT ở xã, bản nơi sinh viên lớp thực nghiệm đến thực tập 136
  12. Sau trang  3.61 Đánh giá của sinh viên K55 về chương trình sau quá trình thực nghiệm  137 Đánh giá của giảng viên về  chương trình sau quá trình trình thực  Sau trang  3.62 nghiệm  137 DANH MỤC BIỂU ĐỒ 2 So sánh kết quả học tập của sinh viên lớp thực nghiệm với kết quả  3.1 học tập của sinh viên K54 127 So sánh sự  phát triển thể  lực của nam sinh viên lớp thực nghiệm   3.2 (K55) trước, sau 1 và 2 năm. 133 So sánh sự phát triển thể lực của nữ sinh viên lớp thực nghiệm (K55)   3.3 trước, sau 1 và 2 năm. 133 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CĐSP                                  Cao đẳng sư phạm CNH, HĐH                         Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐHTB                                 Đại học Tây Bắc ĐHSP                                  Đại học sư phạm GD&ĐT                              Giáo dục và đào tạo GDTC                                 Giáo dục thể chất
  13. HSSV                                  Học sinh sinh viên NVSP                                  Nghiệp vụ sư phạm RLNVSP                             Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm TDTT                                 Thể dục thể thao THCS                                 Trung học cơ sở THPT                                 Trung học phổ thông THCN                                Trung học chuyên nghiệp 
  14. 14 MỞ  ĐẦU Lý do chọn đề tài Thực tiễn giáo dục phổ  thông đã chứng minh: giáo viên là lực lượng nòng cốt   trong các nhà trường, có chức năng và nhiệm vụ  biến mục tiêu giáo dục thành hiện   thực, giữ  vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả  giáo dục. Giáo viên không chỉ  là   người truyền dạy cho thế hệ trẻ về tri thức khoa học và công nghệ, mà còn là người tổ  chức và trực tiếp thực hiện các hoạt động giáo dục học sinh; có khả  năng sử  dụng  nhiều phương tiện giáo dục để thu hút học sinh chủ động và tích cực tham gia có hiệu  quả các hoạt động giáo dục của nhà trường. Trước yêu cầu của Đảng và Nhà nước về “xây dựng một nền giáo dục mở, thực  học, thực nghiệp theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học ”,  đòi hỏi chương trình đào tạo trong các nhà trường sư  phạm  “phải được đổi mới theo  hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới” ,  đảm bảo cho đội ngũ giáo viên khi ra trường không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải   đạt trình độ cao về năng lực sư phạm và năng lực giáo dục [7], [10]. Để đáp ứng với  đổi mới giáo dục phổ thông, công tác đào tạo giáo viên của Đại   học Tây Bắc đã có sự chuyển hướng mạnh mẽ về các mặt: Gắn đào tạo với thực tiễn sử  dụng lao động của các địa phương, phù hợp với  yêu cầu và điều kiện của vùng miền; đảm bảo cho mỗi sinh viên sau khi ra trường  không chỉ có năng lực triển khai các hoạt động chuyên môn, mà còn là lực lượng có kiến  thức và kỹ năng tham gia giải quyết những nhiệm vụ cụ thể về lĩnh vực văn hóa và giáo   dục của địa phương. Thay đổi căn bản hoạt động đào tạo và tổ  chức đào tạo theo hướng phát triển   năng lực tự học, nhằm chuẩn bị cho sinh viên tiềm lực tự phát triển trình độ  trong suốt   quá trình hoạt động nghề  nghiệp; đảm bảo cho sinh viên sau khi ra trường sớm thích   ứng với yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa của các cấp học phổ thông. Nội dung đào tạo và hệ  thống kiến thức trang bị  cho sinh viên không chỉ  được   đổi mới theo hướng hiện đại, khoa học và cập nhật mà còn là những kiến thức và kỹ  năng hoạt động xã hội nhằm góp phần củng cố và phát triển lòng tin của đồng bào các   dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.
  15. 15 Đối với giáo dục vùng Tây Bắc, do khó khăn về điều kiện địa lý và đa số học sinh   là con em đồng bào các dân tộc ít người nên hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên   Tiểu học và THCS có những đặc điểm cơ bản sau: Số đông giáo viên phải dạy học trong điều kiện trường, lớp phân tán (nhiều nhà  trường phải chia thành các điểm trường lẻ và điểm lớp để tạo điều kiện thuận lợi cho   số đông học sinh có thể đến trường hàng ngày); vừa dạy học vừa đảm nhiệm nuôi dạy   học sinh trong các trường nội trú, bán trú và bán trú dân nuôi. Giáo viên không chỉ  truyền dạy tri thức và tổ  chức các hoạt động giáo dục đối  với học sinh tại nhà trường, mà còn có trách nhiệm đến với từng gia đình, vận động con  em họ tới trường, động viên học sinh tham dự các kỳ thi lên lớp, chuyển cấp; tham gia   các hoạt động văn hóa xã hội, TDTT. Tổ chức và tạo dựng cuộc sống học đường thực sự có sức lôi cuốn đối với trẻ,   tạo cho trẻ  niềm vui và nhu cầu đến trường mỗi ngày trở  thành một loại hình nghiệp   vụ quan trọng của của người giáo viên. Thực sự là người chiến sĩ trên tuyến đầu “giữ  ngọn lửa tri thức” cho đồng bào các dân tộc thiểu số, là người chiến sĩ trên mặt trận  “diệt giặc dốt”. Có  ảnh hưởng to lớn không chỉ  đối với học sinh, mà còn đối với đồng bào các  dân tộc; là lực lượng tham gia sâu rộng vào quá trình tuyên truyền, vận động nhân dân   các dân tộc xây dựng đời sống mới, xóa bỏ  các hủ  tục phong kiến và lạc hậu; tuyên  truyền giáo dục nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà  nước; tham gia tổ chức các hoạt động văn hóa tinh thần cho nhân dân. Trong điều kiện đó, TDTT là nội dung hoạt động có sức thu hút lớn đối với đông  đảo học sinh các cấp học và là loại hình sinh hoạt cộng đồng quan trọng có giá trị  thỏa   mãn nhu cầu văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc.  Vì vậy, TDTT là phương tiện để giáo viên và nhà trường triển khai có hiệu quả  mục tiêu và chủ  đề  giáo dục học sinh, góp phần tạo ra “đời sống học đường” lành   mạnh; góp phần truyền thông những chuẩn mực đạo đức và giá trị thẩm mỹ của xã hội   hiện đại tới đồng bào các dân tộc; là điều kiện để giáo viên tạo ra mối quan hệ gần gũi   với đồng bào và thực hiện chức năng vận động quần chúng thực hiện đường lối giáo  dục của Đảng và Nhà nước.  Do đó, đào tạo và phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã,   bản cho giáo viên là một nhu cầu cấp thiết của thực tiễn giáo dục vùng Tây Bắc.  Bước đầu nghiên cứu thực trạng giáo dục vùng Tây Bắc cho thấy:
  16. 16 Số đông giáo viên Tiểu học và THCS thiếu kiến thức và kỹ  năng tổ  chức hoạt   động TDTT trường học và xã, bản, điều đó đã hạn chế  đáng kể  năng lực và phạm vi   hoạt động nghề nghiệp của họ trong thực tiễn giáo dục. GDTC nội khóa của ĐHTB còn nhiều hạn chế về hiệu quả và chất lượng, kết   quả  học tập và rèn luyện thể  lực của sinh viên còn thấp; nội dung chương trình chưa  phản ánh được tính nghề trong đào tạo, chưa phát huy được tính tích cực của sinh viên   trong quá trình học tập; kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT chưa được coi là  một loại hình nghiệp vụ sư phạm cần trang bị cho sinh viên. Trước thực trạng đó, nếu kết hợp giữa GDTC với trang bị cho sinh viên kỹ năng   tổ chức hoạt động TDTT ­ đồng thời thực hiện hai mục tiêu: phát triển thể chất và phát  triển năng lực hoạt động nghề  nghiệp trong cùng một môn học sẽ  có giá trị  nâng cao   hiệu quả GDTC và hiệu quả đào tạo giáo viên hệ CĐSP của trường ĐHTB.  Vì những lý do nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Cải tiến chương trình   Giáo dục Thể  chất theo hướng tăng cường kỹ  năng tổ  chức hoạt động Thể  dục   thể thao trường học và xã, bản cho hệ Cao đẳng sư phạm của trường Đại học Tây   Bắc”. Mục đích nghiên cứu   Thông qua hoạt động cải tiến chương trình GDTC trong đào tạo hệ CĐSP của trường   ĐHTB, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC nội khóa của Nhà trường và   năng lực hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tương lai. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng GDTC trong đào tạo hệ CĐSP của trường ĐHTB ;  thực trạng kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản của giáo viên Tiểu  học và THCS vùng Tây Bắc. Mục tiêu 2: Cải tiến chương trình GDTC dành cho sinh viên hệ  CĐSP của trường   ĐHTB theo hướng tăng cường kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường học và xã, bản. Mục tiêu 3: Thực nghiệm và đánh giá hiệu quả cải tiến chương trình GDTC trong thực  tiễn đào tạo hệ CĐSP của trường ĐHTB. Giả thuyết khoa học của đề tài Đề tài giả thuyết rằng: 
  17. 17 Giáo viên Tiểu học và THCS vùng Tây Bắc chưa được đào tạo kỹ năng sử dụng   hoạt động TDTT trường học và xã, bản trong công tác giáo dục học sinh và vận động   quần chúng. Thực trạng đó đã ảnh hưởng đến kết quả  đào tạo chung và hạn chế  đáng   kể năng lực hoạt động nghề nghiệp của mỗi giáo viên sau khi ra trường. Nếu chương trình GDTC dành cho hệ  CĐSP của trường ĐHTB được cải tiến  theo hướng tăng cường trang bị cho sinh viên kỹ năng tổ chức hoạt động TDTT trường   học và xã, bản thì hiệu quả  công tác GDTC của Nhà trường và thực trạng nêu trên sẽ  được cải thiện một cách đáng kể.  Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. QUAN ĐIỂM, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ  GIÁO DỤC  THỂ CHẤT VÀ THỂ THAO TRƯỜNG HỌC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI  Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn đánh   giá cao vị trí, vai trò của GDTC và thể  thao trường học đối với sự  nghiệp giáo dục và  đào tạo thế hệ trẻ. Bước vào thời kỳ đổi mới của đất nước (năm 1986), để định hướng   cho sự  phát triển của GDTC và thể  thao trường học, Đảng và Nhà nước tiếp tục có   nhiều chủ trương, đường lối quan trọng: Năm 1989, Hội đồng Bộ Trưởng đã ban hành Chỉ thị 112/CT­HĐBT về công tác  TDTT trong những năm trước mắt,  đối với GDTC và thể  thao trường học, chỉ  thị  đã  nhấn mạnh: “Đối với học sinh, sinh viên, trước hết nhà trường phải thực hiện nghiêm  túc việc dạy và học môn TDTT theo chương trình qui định, có biện pháp tổ chức hướng   dẫn các chương trình tập luyện và hoạt động TDTT tự nguyện ngoài giờ học” [48]. Năm 1991, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Báo cáo chính trị đã chỉ rõ: “Công  tác TDTT cần coi trọng nâng cao chất lượng GDTC trường học” [4]. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1992), tại điều 41 đã  quy định “Nhà nước thống nhất quản lý sự  nghiệp phát triển TDTT; Quy định chế  độ  giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học…’’ [69].
  18. 18 Năm1993, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng   khóa VII về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, Đảng   ta đã tiếp tục chỉ đạo: “Đẩy mạnh giáo dục pháp luật, đạo đức, thẩm mỹ, môi trường,   dân số, rèn luyện thể chất cho học sinh” [5]. Năm 1994, Chỉ  thị  36/CT/TƯ  của Ban Bí thư  Trung  ương Đảng về  công tác  TDTT trong giai đoạn mới, đối với công tác GDTC trường học, chỉ thị đã nêu rõ: “Thực   hiện GDTC trong tất cả  các   trường học nhằm mục tiêu làm cho việc tập luyện của  TDTT   trở  thành nếp sống hàng ngày của học sinh sinh viên”; giao cho Ban cán sự  Đảng Bộ  GD&ĐT phối hợp với Tổng cục TDTT “Tạo những điều kiện cần thiết về  cơ sở vật chất để thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học” [2]. Năm 1995, Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 113/TTg về việc xây dựng   qui hoạch phát triển TDTT, trong đó đã giao cho trách nhiệm cho ngành GD &ĐT: “Cần  đặc biệt coi trọng việc GDTC trong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội   khóa, ngoại khóa, qui định rèn luyện thân thể cho học sinh ở các cấp học” [83]. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) đã khẳng định: “Sự  cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người đồng thời là vốn quí để tạo   ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội” và tiếp tục chỉ đạo cần phải “Tạo chuyển biến   tích cực về chất lượng và hiệu quả  GDTC trong trường học”,  “Bộ Giáo dục cần đặc   biệt coi trọng việc GDTC trong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội   khóa, ngoại khóa, qui định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể ở các cấp học” [6]. Năm 2002, Ban Bí thư  của Ban chấp hành Trung  ương Đảng khóa IX ban hành   chỉ  thị  số  17/CT­TƯ  về  phát triển TDTT đến năm 2010, giao nhiệm vụ  cho 2 ngành  TDTT và GD&ĐT đẩy mạnh hoạt động TDTT ở trường học, đảm bảo mỗi trường học  đều có giáo viên chuyên trách TDTT [3]. Năm 2006, Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định: “Xây   dựng chiến lược quốc gia về  nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người  Việt Nam, tăng   tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi. Tăng cường thể lực của thanh niên” [8]. Luật TDTT được Quốc hội thông qua vào tháng 11 năm 2006 đã qui định trách   nhiệm của Nhà nước và các nhà trường đối với công tác GDTC trường học nhằm đảm  bảo cho công tác GDTC trường học thực sự  trở  thành bộ  phận quan trọng của sự  nghiệp giáo dục và đào tạo [71]. Nghị quyết số 08/NQ/TƯ (2011) của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của   Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020, đã cụ  thể  hóa nhiệm vụ 
  19. 19 đối với GDTC và thể thao trường học: “Thực hiện tốt GDTC theo chương trình nội khóa,   phát triển mạnh các hoạt động thể thao của HSSV, bảo đảm mục tiêu phát triển thể lực  toàn diện và kỹ  năng vận động cơ  bản của HSSV, góp phần đào tạo năng khiếu và tài  năng thể thao [15]. Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 đã đề  ra các giải pháp có   tính cơ  bản để  phát triển công tác GDTC và   thể  thao  trường học và nhấn mạnh: coi  HSSV là động lực cơ bản và trường học là địa bàn chiến lược để phát triển TDTT [84].  Tháng 4 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể phát triển  thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011­ 2030, nội dung và định hướng của đề  án một lần nữa khẳng định vị  trí, vai trò và tầm chiến lược của GDTC và thể  thao   trường học đối với việc phát triển thể lực và tầm vóc của người Việt Nam trong thế kỷ  21 [85]. Năm 2016, trên cơ  sở  đánh giá tổng kết về  công tác GDTC và thể  thao trường  học, Thủ  tướng Chính phủ  đã phê duyệt Đề  án tổng thể  phát triển GDTC và thể  thao  trường học giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025. Đề  án đã xác định nội   dung và nhiệm vụ cụ thể đối với GDTC nội khóa và phong trào TDTT ngoại khóa trong  hệ thống nhà trường các cấp [86]. 1.2. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC  1.2.1. Quan điểm đổi mới giáo dục đại học của Đảng và Nhà nước Báo cáo Chính trị  của Ban Chấp hành Trung  ương Đảng khóa VIII (1996), đã   tiếp tục khẳng định quan điểm: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo  là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.  Đảng đã chủ trương đổi mới giáo dục đại học theo hướng “kết hợp đào tạo với nghiên   cứu, tạo nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến” [6].  Đảng đã nhận định chỉ có đổi mới GD&ĐT, khoa học công nghệ mới đẩy nhanh  được quá trình phát triển kinh tế  và nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi diện các nước   nghèo. Coi giáo dục đại học là cơ sở để bứt phá, điều đó đòi hỏi hoạt động đào tạo đại   học phải được đổi mới [30]: Đổi mới để hội nhập quốc tế Xu thế toàn cầu hóa đã tạo cơ hội cho những nước chậm phát triển cơ hội tiếp  cận với nền giáo dục phát triển, cho phép thực hiện chủ trương đa phương hóa về giáo  
  20. 20 dục đào tạo về khoa học công nghệ với thế giới, có khả năng khai thác những thành tựu  khoa học công nghệ tiên tiến [79].  Đảng và Nhà nước đã có những chính sách ưu tiên cho sự phát triển giáo dục, coi   phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu đồng thời nhấn mạnh “GD&ĐT vừa phải   đảm bảo giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, vừa phải tiếp thu tinh hoa văn  hóa của nhân loại” [70]. Từ năm 1986 đến nay, kinh tế ­ xã hội phát triển với nhịp độ và chất lượng cao,  tạo nên sự biến đổi sâu sắc và toàn diện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, số lao động có   trình độ  cao vẫn chưa nhiều, chưa đáp  ứng được yêu cầu của sự  nghiệp CNH­HĐH.   Điều đó đã đặt ra cho giáo dục đại học nước ta những yêu cầu mới và thách thức mới  [54]. Đổi mới đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006) đã xác định phương hướng, biện pháp  đổi mới giáo dục đại học  ở  Việt Nam phải “gắn với sử  dụng, trực tiếp phục vụ đào  tạo chuyển đổi cơ  cấu lao động, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là  chuyên gia đầu ngành” [9]. Gắn đào tạo với thực tiễn sử dụng lao động của nhà sản xuất và doanh nghiệp,  bởi vì nơi sử dụng nguồn lực lao động là nơi đưa ra các yêu cầu về  đào tạo; có nhiệm   vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao theo nhu cầu của nhà sản xuất và doanh   nghiệp. Đổi mới đào tạo để tích cực hoá quá trình học tập của sinh viên, hình thành   năng lực tự học và tự học suốt đời Đào tạo và rèn luyện cho sinh viên thói quen và năng lực tự học, chuẩn bị cho họ  tiềm năng để  tự  phát triển trình độ  trong suốt quá trình lao động nghề  nghiệp, đòi hỏi   giáo dục đại học phải:  Không chỉ là quá trình truyền thụ và thu nhận kiến thức, mà còn là quá trình rèn  luyện năng lực nghề nghiệp, đảm bảo cho sinh viên sau khi ra trường sớm thích ứng với   yêu cầu của thực tiễn lao động.  Nội dung đào tạo và hệ thống kiến thức phải là những kiến thức hiện đại, cập   nhật với thực tiễn lao động, tạo dựng cho sinh viên năng lực triển khai hoạt động nghề  nghiệp một cách có hiệu quả. Vì vậy, xây dựng và thiết kế  chương trình không phải 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2