intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động học tập của học sinh ở các trường trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Cửu Long

Chia sẻ: Tomjerry001 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:231

13
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là về quản lí hoạt động học tập của học sinh THPT và khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động học tập của học sinh ở các trường THPT vùng đồng bằng sông Cửu Long, luận án đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động học tập của học sinh ở các trường trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Cửu Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------- NGUYỄN VĂN ĐỊNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------- NGUYỄN VĂN ĐỊNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 62 14 01 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. VÕ VĂN NAM 2. PGS.TS. NGUYỄN VĂN ĐỆ Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng dẫn của các nhà khoa học. Kết quả thu được của luận án là khách quan, trung thực. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào. Tác giả luận án Nguyễn Văn Định
  4. ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung BCH: Ban chấp hành CBQL: Cán bộ quản lý CM: Chuyên môn CNH-HĐH: Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long ĐHSP: Đại học sư phạm GD: Giáo dục GD-ĐT: Giáo dục & Đào tạo GV: Giáo viên HĐHT: Hoạt động học tập HS: Học sinh KTĐG: Kiểm tra, đánh giá KQ: Kết quả NXB: Nhà xuất bản PP: Phương pháp QLGD: Quản lý giáo dục TB: Trung bình TH; Tiểu học THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông TP: Thành phố
  5. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................................... 4 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 4 3.1. Khách thể nghiên cứu: ...................................................................................................... 4 3.2. Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................................................... 4 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................................. 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................................. 4 6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................. 5 6.1. Về nội dung ...................................................................................................................... 5 6.3. Thời gian nghiên cứu: ....................................................................................................... 5 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 5 7.1. Phương pháp luận ............................................................................................................. 5 7.1.1. Tiếp cận hệ thống, cấu trúc ........................................................................................ 5 7.1.2. Tiếp cận lịch sử, lôgic................................................................................................ 6 7.1.3. Tiếp cận thực tiễn ...................................................................................................... 6 7.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 6 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận ..................................................................... 6 7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn ........................................................... 7 7.3. Phương pháp thống kê toán học ....................................................................................... 8 8. Những luận điểm cần bảo vệ ................................................................................................... 8 9. Đóng góp của luận án .............................................................................................................. 9 10. Cấu trúc luận án ..................................................................................................................... 9 Chương 1 ....................................................................................................................................... 10 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ..................................................... 10 CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ........................................................................... 10 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề.............................................................................................. 10 1.1.1 Lịch sử nghiên cứu hoạt động học tập .......................................................................... 10 1.1.2 Lịch sử nghiên cứu quản lí hoạt động học tập .............................................................. 24 1.2 Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................................... 30 1.2.1 Hoạt động học tập ......................................................................................................... 30 1.2.2 Quản lý hoạt động học tập của học sinh trung học phổ thông ..................................... 31 1.3 Hoạt động học tập của học sinh trung học phổ thông ......................................................... 34 1.3.1 Đặc điểm lứa tuổi học sinh trung học phổ thông .......................................................... 34 1.3.2 Đặc điểm và bản chất hoạt động học tập học sinh trung học phổ thông ...................... 37 1.3.3 Mục tiêu học tập của học sinh trung học phổ thông ..................................................... 39 1.4 Quản lí hoạt động học tập học sinh trung học phổ thông .................................................... 43
  6. iv 1.4.1 Sự phân quyền trong quản lí hoạt động học tập học sinh THPT .................................. 43 1.4.2 Nội dung quản lí hoạt động học tập học sinh trung học phổ thông .............................. 51 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động học tập ......................................................... 60 1.5.1 Yếu tố khách quan ........................................................................................................ 60 1.5.2 Các yếu tố chủ quan...................................................................................................... 62 Kết luận chương 1 ......................................................................................................................... 64 Chương 2 ....................................................................................................................................... 65 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ................................................................ 65 CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ........................................................................... 65 VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ................................................................................. 65 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và giáo dục đồng bằng sông Cửu Long ........................ 65 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long ........................... 65 2.1.2 Giáo dục trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Cửu Long .................................. 68 2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng ................................................................................................ 72 2.2.1 Mục đích khảo sát thực trạng ....................................................................................... 73 2.2.2 Nội dung khảt sát thực trạng......................................................................................... 73 2.2.3 Thời gian và mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 73 2.2.4 Cách thức xử lí số liệu .................................................................................................. 75 2.3 Kết quả khảo sát thực trạng ................................................................................................. 77 2.3.1 Kết quả khảo sát thực trạng vai trò của chủ thể trong phân quyền quản lí HĐHT ...... 77 2.3.2. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí các thành tố hoạt động học tập ........................... 83 2.3.3 Kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động học tập học sinh trung học phổ thông .....................................................................................................107 2.4 Đánh giá thực trạng quản lí HĐHT của học sinh THPT vùng ĐBSCL ............................109 2.4.1 Đánh giá chung ...........................................................................................................109 2.4.2 Nguyên nhân của hạn chế ...........................................................................................111 Kết luận chương 2 .......................................................................................................................113 Chương 3 .....................................................................................................................................114 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ...................................................................114 CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .........................................................................114 VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ...............................................................................114 3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp .....................................................................................114 3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu .............................................................................114 3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ................................................................................114 3.1.3 Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống .............................................................................114 3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo phù hợp thực tiễn ......................................................................114 3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ...............................................................................115 3.2 Định hướng đề xuất biện pháp quản lí hoạt động học tập của học sinh ............................115
  7. v 3.2.1 Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên trường THPT ....................115 3.2.2 Phát huy vai trò của học sinh THPT ...........................................................................116 3.2.3 Đổi mới công tác quản lí hoạt động học tập của học sinh THPT ...............................117 3.3 Biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Cửu Long ........................................................................................................................118 3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học phổ thông ....................................................................................................................................118 3.3.2 Biện pháp 2: Phát huy vai trò trách nhiệm của hiệu trưởng trường trung học phổ thông .............................................................................................................................................124 3.3.3 Biện pháp 3: Bồi dưỡng năng lực học tập cho học sinh trường trung học phổ thông 127 3.3.4 Biện pháp 4: Quản lí hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị học tập trường trung học phổ thông ....................................................................................................................................132 3.3.5 Biện pháp 5: Huy động các nguồn lực của xã hội vào quản lí hoạt động dạy học .....134 3.3.6 Mối quan hệ giữa các biện pháp .................................................................................137 3.4 Khảo nghiệm biện pháp đề xuất ........................................................................................138 3.4.1 Mục đích khảo nghiệm ...............................................................................................139 3.4.2 Nội dung khảo nghiệm ...............................................................................................139 3.4.3. Đối tượng và địa bàn khảo nghiệm............................................................................139 3.4.4. Cách thức xử lí số liệu ...............................................................................................140 3.4.5 Kết quả khảo nghiệm ..................................................................................................140 3.5 Thực nghiệm biện pháp quản lí hoạt động học tập học sinh trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Cửu Long................................................................................................................151 3.5.1 Mục đích thực nghiệm ................................................................................................151 3.5.2 Giới hạn thực nghiệm .................................................................................................151 3.5.3 Nội dung thực nghiệm ................................................................................................152 3.5.4 Phương pháp và tiến trình thực nghiệm......................................................................152 3.5.5 Kết quả thực nghiệm...................................................................................................157 Kết luận chương 3 .......................................................................................................................161 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................................162 1. Kết luận ...............................................................................................................................162 2. Kiến nghị .............................................................................................................................163 CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................165 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................166 PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................................................... 1 PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................................................... 6 PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................................... 19 PHỤ LỤC 4 ................................................................................................................................... 22 PHỤ LỤC 5 ................................................................................................................................... 23 PHỤ LỤC 6 ................................................................................................................................... 30
  8. vi STT Số DANH MỤC BẢNG Trang 1 Bảng 2.1 Trường THPT phân theo địa phương 68 2 Bảng 2.2 Tình hình học sinh THPT vùng ĐBSCL 69 3 Bảng 2.3 Chất lượng học tập của học sinh THPT 71 4 Bảng 2.4 Chất lượng đội ngũ CBQL và giáo viên THPT 72 5 Bảng 2.5 Phân bổ đối tượng tham gia khảo sát 74 6 Bảng 2.6 Bảng giá trị khảo sát (4 mức độ) 75 7 Bảng 2.7 Bảng giá trị khảo sát (3 mức độ) 76 8 Bảng 2.8 Bảng tóm tắt các thành viên và nhóm phỏng vấn sâu 76 9 Bảng 2.9 Thực trạng hiệu trưởng quản lý HĐHT theo sự phân quyền 78 10 Bảng 2.10 Thực trạng tổ trưởng CM quản lí HĐHT theo sự phân quyền 79 11 Bảng 2.11 Thực trạng GV bộ môn quản lí HĐHT theo sự phân quyền 80 12 Bảng 2.12 Thực trạng GV chủ nhiệm quản lí HĐHT theo phân quyền 82 13 Bảng 2.13 Thực trạng hiệu trưởng quản lý nền nếp hoạt động học tập 83 14 Bảng 2.14 Thực trạng tổ chuyên môn quản lí nền nếp hoạt động học tập 84 15 Bảng 2.15 Giáo viên trực tiếp quản lí nền nếp hoạt động học tập 85 16 Bảng 2.16 Thực trạng hiệu trưởng phân quyền quản lí mục tiêu học tập 86 17 Bảng 2.17 Tổ trưởng chuyên môn phân quyền quản lí mục tiêu học tập 87 18 Bảng 2.18 Giáo viên bộ môn trực tiếp quản lí mục tiêu học tập 88 19 Bảng 2.19 Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp quản lí mục tiêu học tập 88 20 Bảng 2.20 Thực trạng hiệu trưởng phân quyền quản lí nội dung học tập 90 21 Bảng 2.21 Thực trạng tổ trưởng CM phân quyền QL nội dung học tập 91 22 Bảng 2.22 Thực trạng giáo viên trực tiếp quản lí nội dung học tập 91 Hiệu trưởng phân quyền quản lí vận dụng phương pháp học 23 Bảng 2.23 93 tập Thực trạng tổ trưởng CM phân quyền quản lí vận dụng 24 Bảng 2.24 94 phương pháp học tập 25 Bảng 2.25 Giáo viên trực tiếp quản lí vận dụng phương pháp học tập 95 26 Bảng 2.26 Thực trạng hiệu trưởng phân quyền quản lí hình thức học tập 96 27 Bảng 2.27 Tổ trưởng CM phân quyền quản lí hình thức học tập 97 28 Bảng 2.28 Thực trạng giáo viên trực tiếp quản lí hình thức học tập 98 29 Bảng 2.29 Hiệu trưởng phân quyền quản lí KTĐG kết quả học tập 100 Thực trạng tổ trưởng CM phân quyền quản lí KTĐG kết quả 30 Bảng 2.30 101 học tập 31 Bảng 2.31 Thực trạng GV trực tiếp quản lí KTĐG kết quả học tập 101 32 Bảng 2.32 Thực trạng hiệu trưởng quản lí CSVC, thiết bị 103 33 Bảng 2.33 Thực trạng tổ trưởng CM quản lí CSVC, thiết bị 103 34 Bảng 2.34 Thực trạng giáo viên quản lí CSVC, thiết bị 104 35 Bảng 2.35 Thực trạng quản lí môi trường học tập 105 36 Bảng 2.36 Thực trạng các yếu tố khách quan 107 37 Bảng 2.37 Thực trạng các yếu tố chủ quan 108 38 Bảng 3.1 Phân bổ đối tượng tham gia khảo sát 139 39 Bảng 3.2 Thang điểm đánh giá 140 40 Bảng 3.3 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết Biện pháp 1 141 41 Bảng 3.4 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết Biện pháp 2 142 42 Bảng 3.5 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết Biện pháp 3 142 43 Bảng 3.6 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết Biện pháp 4 143 44 Bảng 3.7 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết Biện pháp 5 144
  9. vii 45 Bảng 3.8 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi Biện pháp 1 145 46 Bảng 3.9 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi Biện pháp 2 146 47 Bảng 3.10 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi Biện pháp 3 146 48 Bảng 3.11 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi Biện pháp 4 147 49 Bảng 3.12 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi Biện pháp 5 148 50 Bảng 3.13 Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi 149 51 Bảng 3.14 Đối tượng tham gia thực nghiệm 152 52 Bảng 3.15 Đối tượng khảo sát kết quả trước và sau thực nghiệm 157 53 Bảng 3.16 Bảng giá trị khảo sát (4 mức độ) 158 54 Bảng 3.17 Kết quả khảo sát trước thực nghiệm 158 55 Bảng 3.18 Kết quả khảo sát sau thực nghiệm 159 STT Số DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH Trang 1 Hình 1.1 Mô hình quản lý hoạt động học tập 45 2 Biểu đồ 2.1 Các chủ thể thực hiện sự phân quyền trong quản lí HĐHT 81 3 Biểu đồ 2.2 Thực trạng quản lý nền nếp học tập HĐHT 85 4 Biểu đồ 2.3 Thực trạng quản lí mục tiêu học tập 89 5 Biểu đồ 2.4 Thực trạng quản lí nội dung học tập 92 6 Biểu đồ 2.5 Thực trạng quản lí phương pháp học tập 96 7 Biểu đồ 2.6 Thực trạng quản lí hình thức học tập 99 8 Biểu đồ 2.7 Thực trạng quản lí KTĐG kết quả học tập 102 9 Biểu đồ 2.8 Thực trạng quản lí CSVC, thiết bị học tập 104 10 Biểu đồ 2.9 Thực trạng quản lí môi trường học tập 106 11 Biểu đồ 2.10 Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐHT học sinh THPT 108 12 Biểu đồ 3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khảo thi 149 13 Biểu đồ 3.2 Đánh giá kết quả thực nghiệm 160
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quan điểm “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” được đưa ra lần đầu tiên tại Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 14/01/1993, của BCH Trung ương Đảng (khoá VII) về tiếp tục đổi mới sự nghiệp GD-ĐT. Đến Đại hội VIII, Đảng ta đã quyết định đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và khẳng định: “Muốn tiến hành CNH, HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh GD-ĐT, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Hội nghị Trung ương 2 (khoá VIII) đã đề ra định hướng chiến lược phát triển GD-ĐT trong thời kỳ CNH, HĐH; trong đó nhấn mạnh: “Giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời. Phê phán thói lười học. Mọi người chǎm lo cho giáo dục. Các cấp uỷ và tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế, xã hội, các gia đình và các cá nhân đều có trách nhiệm trách nhiệm góp phần phát triển sự nghiệp GD-ĐT, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho GD-ĐT. Kết hợp GD nhà trường, GD gia đình và GD xã hội, tạo nên môi trường GD lành mạnh ở mọi nơi, trong từng cộng đồng, từng tập thể” (BCH Trung ương Đảng, 1996) Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 của BCH Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT đã đề ra mục tiêu cụ thể cho GD phổ thông như sau: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng GD toàn diện, chú trọng GD lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời…”. Về mục tiêu, phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục THPT và tương đương (BCH Trung ương Đảng, 2013).
  11. 2 Đối với giáo dục phổ thông nói chung và cấp THPT nói riêng, việc học tập, rèn luyện có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển năng lực và phẩm chất của HS. Hoạt động học tập, rèn luyện của HS có ý nghĩa to lớn đối với kỹ năng học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập sau này. Lý luận dạy học đã chứng minh rằng, dạy và học là hoạt các động chính, hoạt động liên tục, xuyên suốt và là hoạt động chiếm lĩnh tất cả thời gian hoạt động tại trường THPT. Chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy và học ở trường THPT là bộ mặt, là uy tín và danh dự trong suốt thời gian hoạt động của nhà trường đối với cộng đồng và xã hội. Hoạt động dạy ở trường THPT có nhiệm vụ định hướng, chi phối và quyết định chất lượng và hiệu quả của HĐHT của học sinh. Hoạt động dạy trường THPT có chức năng thiết kế, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra quá trình HĐHT của học sinh THPT. Hoạt động học, góp phần thi công từ hoạt động dạy, nhưng hoạt động dạy không làm thay người học. HĐHT là tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh tri thức của bản thân, tức là thiết kế, tự tổ chức, tự thi công và tự kiểm tra chính mình dưới sự điều khiển của người dạy. Hai hoạt động dạy và học thống nhất với nhau nhờ sự cộng tác, hợp tác chặt chẽ giữa thầy và trò. Sự cộng tác giữa hoạt động dạy và hoạt động học là yếu tố cơ bản duy trì và phát triển tính thống nhất toàn vẹn của quá trình dạy- học và là sự bảo đảm cho HS học tập tốt, GV thực hiện nhiệm vụ dạy tốt. Đối với học sinh THPT, nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt quá trình hoạt động của mình chính là nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình và kế hoạch GD của nhà trường đề ra. Dưới sự dẫn dắt trực tiếp của GV, học sinh tích cực học tập để hoàn thành nhiệm vụ theo mục tiêu chương trình GD do Bộ GD-ĐT qui định. Tuy nhiên, HĐHT của học sinh ở trường THPT là hoạt động mang tính hoạt động cá nhân, của nhóm, tổ và của tập thể lớp. Lớp học THPT được tập hợp, tổ chức theo quy định của Điều lệ trường trung học do Bộ GD-ĐT ban hành. Chính vì HĐHT của học sinh ở trường THPT là hoạt động của cá nhân và của tập thể lớp học, nên rất cần có sự quản lí một cách hiệu quả theo lí thuyết khoa học quản lí giáo dục hiện đại. Hoạt động quản lí cần thiết cho HĐHT của HS đạt được mục tiêu học tập đề ra, và giúp HS hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình đảm bảo phát triển năng lực bản thân với chất lượng tốt
  12. 3 nhất. Yêu cầu mục tiêu cần đạt của học sinh THPT, bao gồm: (1) về phẩm chất (gồm có: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm); (2) về năng lực (năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác (Bộ GD-ĐT, 2018). Theo các báo cáo, Bộ GD-ĐT đánh giá công tác quản lí của đội ngũ CBQL giáo dục ở một số trường THPT thiếu chủ động, chưa tích cực, hiệu quả chưa cao. Tại một số địa phương, việc phân cấp QLGD chưa hợp lý, chưa phát huy được tính chủ động, tự chịu trách nhiệm và sáng tạo của người đứng đầu các cơ sở GD. Một số CBQL trường THPT chưa cập nhật, chưa bắt nhịp được với đổi mới GD của cấp học; chưa mạnh dạn triển khai thực hiện những chủ trương đổi mới của ngành; chưa tạo động cơ, khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo của GV. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ GV chưa đồng đều; cơ cấu đội ngũ chưa hợp lý; thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của một bộ phận GV còn yếu; việc tiếp cận thông tin của GV vùng khó khăn còn hạn chế. Tình trạng HS bỏ học, HS ngồi nhầm lớp vẫn diễn ra rải rác ở một vài địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đặc biệt là khu vực Tây Nam bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2019). Thực trạng quản lí HĐHT của học sinh THPT vùng đồng bằng sông Cửu Long đang bộ lộ nhiều hạn chế, yếu kém nhất định. Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, chất lượng giáo dục cấp THPT vùng ĐBSCL thời gian qua còn nhiều hạn chế, bất cập và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục, văn hóa, xã hội đề ra. Đồng thời chất lượng giáo dục vùng ĐBSCL được đánh giá là thấp nhất cả nước, thua xa các vùng thành thị, vùng đồng bằng Bắc bộ, vùng Tây Nguyên và cả nước. Biểu hiện hạn chế yếu kém nhận thấy rõ nhất là công tác quản lí HĐHT trên lớp và cả hạn chế yếu kém trong quản lí HĐHT ở nhà (tự học ngoài lớp) của hoc sinh THPT là trọng tâm nhất. Như vậy, chất lượng giáo dục cấp THPT vùng ĐBSCL thấp kém như thực trạng đã nêu có nguyên nhân xuất phát từ công tác quản lí giáo dục ở trường THPT là chính. Trong đó, quản lí HĐHT chưa đạt yêu cầu và hiệu quả thấp, là nguyên nhân trọng tâm làm cho chất lượng học tập của học sinh THPT vùng này chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục THPT vùng đồng bằng sông Cửu Long đặt ra.
  13. 4 Từ những lí do nêu trên và với thực trạng quản lí hoạt động học tập ở trường THPT đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động học tập của học sinh ở các trường trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Cửu Long” làm đề tài luận án tiến sĩ. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa lí luận về quản lí hoạt động học tập của học sinh THPT và khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động học tập của học sinh ở các trường THPT vùng đồng bằng sông Cửu Long, luận án đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Cửu Long. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động học tập của học sinh ở các trường THPT vùng đồng bằng sông Cửu Long. 4. Giả thuyết khoa học Công tác quản lí hoạt động học tập của học sinh ở các trường THPT vùng đồng bằng sông Cửu Long đã được thực hiện và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, so với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thổng, công tác này vẫn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Nếu xác lập được cơ sở lí luận khoa học, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng quản lí hoạt động học tập của học sinh ở các trường THPT vùng đồng bằng sông Cửu Long thì sẽ đề xuất được các biện pháp khoa học, có tính cần thiết và khả thi, góp phần nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động học tập của học sinh THPT vùng đồng bằng sông Cửu Long. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa lí luận về quản lí hoạt động học tập của học sinh THPT. 5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động học tập của học sinh ở các trường THPT vùng đồng bằng sông Cửu Long.
  14. 5 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động học tập của học sinh ở các trường THPT vùng đồng bằng sông Cửu Long. 5.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất và thực nghiệm một trong các biện pháp đề xuất. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung - Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động học tập, quản lí hoạt động học tập của học sinh ở các trường THPT và đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động học tập của học sinh ở các trường THPT vùng ĐBSCL. - Chủ thể quản lí HĐHT là hiệu trưởng các trường THPT. Giới hạn về phân quyền quản lí gồm các chủ thể: hiệu trưởng (và phó hiệu trưởng), tổ trưởng (và tổ phó) chuyên môn và giáo viên các trường THPT. - Tổ chức thực nghiệm một biện pháp: “Nâng cao năng lực học tập cho học sinh ở trường trung học phổ thông”. 6.2. Địa bàn nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu được giới hạn ở 7 tỉnh, thành của vùng ĐBSCL: An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang và Vĩnh Long. Tiêu chí chọn là các địa phương có tính đại diện cho vùng. Cụ thể, Thành phố Cần Thơ là đô thị và trung tâm của vùng; Long An có điều kiện dễ tiếp cận với những thành tựu giáo dục của trung tâm phía Nam (TP. Hồ Chí Minh); Sóc Trăng đại diện cho vùng cực nam và tiếp giáp biển; Đồng Tháp và An Giang có biên giới quốc gia; cùng Tiền Giang và Vĩnh Long đại diện chung cho các tỉnh còn lại. 6.3. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2014 đến năm 2019. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Tiếp cận hệ thống, cấu trúc Tiếp cận hệ thống, cấu trúc trong nghiên cứu này được thể hiện ở các khía cạnh sau đây:
  15. 6 Hoạt động học tập của học sinh THPT là một hệ thống gồm các thành tố: mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, hình thức, phương pháp, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, điều kiện và môi trường học tập. Quản lí hoạt động học tập của học sinh THPT là một hệ thống gồm: quản lí mục tiêu, nguyên tắc, quản lí nội dung, hình thức, phương pháp, quản lí kiểm tra đánh giá kết quả học tập, quản lí điều kiện và môi trường học tập. Nghiên cứu quản lí hoạt động học tập của học sinh THPT phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng với quản lí hoạt động dạy của giáo viên. 7.1.2. Tiếp cận lịch sử, lôgic Tiếp cận lịch sử, lôgic trong nghiên cứu này thể hiện ở các khía cạnh sau đây: Nghiên cứu các công trình có liên quan với đề tài trong và ngoài nước từ trước đến nay. Nghiên cứu theo trình tự đi từ nghiên cứu lí luận đến khảo sát và đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý. 7.1.3. Tiếp cận thực tiễn Tiếp cận thực tiễn trong nghiên cứu được thể hiện ở các khía cạnh sau đây: Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động học tập của học sinh ở các trường trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây. Vùng này có những đặc thù riêng và thời gian nghiên cứu từ 2014-2019 cũng có những đặc thù riêng so với các giai đoạn thời gian khác. Đề xuất các biện pháp quản lí HĐHT của học sinh, chỉ tập trung đề xuất cho các trường THPT vùng đồng bằng sông Cửu Long. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Mục đích: Xây dựng cơ sở lý luận, xác lập cơ sở khoa học để đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp quản lí HĐHT của học sinh ở trường THPT vùng ĐBSCL. Nội dung và cách thực hiện: Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật, các công trình và các tài liệu khoa học có liên quan đến quản lí HĐHT của học sinh các trường THPT để xây dựng các khái niệm công cụ và khung
  16. 7 lí thuyết cho vấn đề nghiên cứu. Tham khảo các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, các bài báo khoa học, các tạp chí chuyên ngành... có liên quan để thực hiện đề tài nghiên cứu. 7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn (1) Phương pháp quan sát Quan sát HĐHT của học sinh THPT bao gồm: Quan sát, ghi chép và phân tích hoạt động học trên lớp và quan sát hoạt động học ngoài lớp của học sinh THPT. (2) Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Mục đích: Thu thập các thông tin, dữ liệu để phân tích, đánh giá về thực trạng HĐHT và quản lí HĐHT của học sinh ở các trường THPT vùng ĐBSCL; Đánh giá tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lí được đề xuất. Nội dung và cách thực hiện: - Thiết kế Phiếu hỏi số 1 dành cho CBQL, GV; số lượng: 760 phiếu, trong đó có 160 phiếu (chiếm 21.05%) dành cho CBQL (gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng và tổ phó chuyên môn) và 600 phiếu dành cho GV (chiếm 78.94%); Phiếu hỏi số 2 dành cho học sinh với số lượng 720 phiếu (xem ở Phụ lục). Nội dung các phiếu hỏi về HĐHT của học sinh và quản lí HĐHT của học sinh. Phát phiếu và thu phiếu. Xử lí dữ liệu thu được từ các phiếu và trình bày kết quả về HĐHT và quản lí HĐHT của học sinh ở các trường THPT vùng ĐBSCL. - Thiết kế Phiếu hỏi số 3 (xem ở Phụ lục) dành cho CBQL, GV; có 160 phiếu (chiếm 21.05%) dành cho CBQL (gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng và tổ phó chuyên môn) và 600 phiếu dành cho GV (chiếm 78.94%). Nội dung phiếu hỏi về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất. Phát phiếu và thu phiếu. Xử lí dữ liệu thu được từ các phiếu và trình bày kết quả về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lí HĐHT của học sinh ở các trường THPT vùng ĐBSCL. (3) Phương pháp phỏng vấn Mục đích: lấy ý kiến trao đổi, thu thập dữ liệu về thực trạng HĐHT của học sinh và quản lí HĐHT của học sinh ở các trường THPT vùng ĐBSCL, lấy ý kiến khảo nghiệm các biện pháp đề xuất.
  17. 8 Nội dung và cách thực hiện: Thiết kế công cụ phỏng vấn là Phiếu hỏi số 4 dành cho hiệu trưởng và giáo viên. Nội dung phỏng vấn tập trung đánh giá thực trạng về HĐHT của HS và hiệu quả quản lí HĐHT của HS. Phỏng vấn các hiệu trưởng (hoặc phó hiệu trưởng), giáo viên. Số lượng phỏng vấn 60 người, có 24 hiệu trưởng (chiếm 40%) và 36 giáo viên (60%). Ghi biên bản kết quả phỏng vấn từng người. Tổng hợp các trả lời phỏng vấn theo từng câu hỏi. Những thông tin thu thập từ phỏng vấn góp phần làm rõ hơn về kết quả khảo sát, phục vụ cho phân tích, đánh giá khách quan thực trạng. (4) Phương pháp thực nghiệm Mục đích của phương pháp nhằm đánh giá hiệu quả của biện pháp đề xuất. Chi tiết thực hiện phương pháp được trình bày ở chương 3. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Phương pháp này được sử dụng nhằm xử lý các số liệu thu được từ các phương pháp nghiên cứu. Sử dụng phần mềm Microsoft Excel. Phương pháp xử lý số liệu thống kê qua các phiếu hỏi đóng được thực hiện xử lý trên phần mềm Excel. Thiết lập công thức tính điểm trung bình từ các số liệu phiếu thu về ở từng cột và số điểm ở từng mức độ đánh giá. Phương pháp xử lý số liệu kết quả phỏng vấn bằng cách thống kê số lượt các ý kiến trùng nhau, gần nhau về nội dung nhận định của các đối tượng được phỏng vấn sâu. Các ý kiến mập mờ, chung chung không rõ ý nghĩa xác định thì loại ra. 8. Những luận điểm cần bảo vệ 8.1. Hoạt động học tập của học sinh THPT là hoạt động nhận thức của học sinh, bao gồm các thành tố: mục tiêu học tập, nội dung học tập, hình thức, phương pháp học tập, kiểm tra đánh giá kết quả học tập và điều kiện học tập. 8.2. Các chủ thể quản lí HĐHT học sinh bao gồm: hiệu trưởng; tổ trưởng chuyên môn và giáo viên. Các chủ thể thực hiện chức năng quản lí theo sự phân quyền trách nhiệm trong quản lí HĐHT ở trường THPT. Hiệu trưởng phân quyền cho tổ trưởng chuyên môn quản lí HĐHT của học sinh; Tổ trưởng chuyên môn phân quyền
  18. 9 quản lí cho giáo viên trực tiếp quản lí HĐHT của học sinh (GV bộ môn và GV chủ nhiệm); giáo viên là người trực tiếp quản lí HĐHT của học sinh THPT. Các chủ thể thực hiện sự phân quyền phù hợp chức năng quản lí một cách bao quát, toàn diện các thành tố của HĐHT học sinh THPT. 8.3. Đề xuất các biện pháp quản lí HĐHT của học sinh THPT luôn đảm bảo tính khoa học và tính khả thi đối với các chủ thể quản lí HĐHT, biện pháp quản lí đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm học sinh THPT các trường THPT vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các biện pháp quản lí tập trung vào quản lí các thành tố hoạt động học tập của học sinh THPT. 9. Đóng góp của luận án 9.1. Bổ sung cơ sở lí luận về quản lí hoạt động học tập của học sinh THPT. 9.2. Cung cấp thông tin cơ bản, khách quan về thực trạng học tập và quản lí hoạt động học tập của học sinh THPT vùng đồng bằng sông Cửu Long. 9.3. Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động học tập của học sinh THPT ở các trường THPT vùng đồng bằng sông Cửu Long, và tổ chức thực nghiệm biện pháp quản lí hoạt động học tập của học sinh. 10. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận án gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí hoạt động học tập của học sinh trung học phổ thông. Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động học tập của học sinh ở các trường trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chương 3: Biện pháp quản lí hoạt động học tập của học sinh ở các trường trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Cửu Long.
  19. 10 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Lịch sử nghiên cứu hoạt động học tập (1) Nghiên cứu về vai trò, mục đích, nội dung, phương pháp hoạt động học tập (a)Về vai trò của hoạt động học tập Khổng Tử là nhà triết học, nhà chính trị và là nhà giáo dục nổi tiếng ở Trung Quốc cổ đại. Bộ sách đồ sộ của ông chính là nội dung của Nho giáo: Bộ ngũ kinh: Kinh lễ, Kinh dịch, Kinh xuân thu, Kinh thư, Kinh thi. Ông nghiên cứu việc chỉnh đốn, giảng giải những vấn đề về đạo đức, hai đóng góp lớn của ông: (1) Sáng lập ra tư học; và (2) Sáng lập ra Nho giáo. Chủ trương giáo dục của Khổng Tử: là “Bình dân giáo dục”, đây là chủ trương tiến bộ trong bối cảnh lịch sử bấy giờ (Lê Ngọc Anh, 2014 &Nguyễn Đức Lân, 1998). Komenxki là nhà giáo dục của Cộng hoà Slôvakia (Tiệp Khắc). Khi nói về vai trò của giáo dục, ông cho rằng: Con người sinh ra mà không được học, không được sự giáo dục của nhà trường và xã hội thì lớn lên chẳng khác nào như những cây mọc hoang dại, sẽ không có khả năng hành động theo đúng mục tiêu của lẽ sống, sẽ không nhìn rõ cái thiện và dễ sa vào cái ác, cái tội lỗi. Khẳng định vai trò học tập của học sinh đối với đất nước trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” (Hồ Chí Minh toàn tập, 2000a). Khi nói về vai trò học vấn của các tầng lớp nhân dân đối với công cuộc xây dựng đất nước, Bác Hồ khẳng định: “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ” (Hồ Chí Minh toàn tập, 2000a). Sự học, trình độ học vấn liên quan đến vận mệnh dân tộc, thể
  20. 11 hiện sự mạnh, yếu của một dân tộc: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” (Hồ Chí Minh toàn tập, 2000a). (b)Về mục đích hoạt động học tập Đối với Nhà nước, những người làm công tác quản lý phải chăm lo sự nghiệp giáo dục, phải coi nó là một trong những điều kiện đem lại nền thịnh trị cho đất nước. Đối với cá nhân, mục đích giáo dục là đào tạo họ thành những người quân tử. Tuy nhiên việc học tập phải dựa vào hai yếu tố: óc thông minh và ý chí học tập (Lê Ngọc Anh, 2014 & Nguyễn Đức Lân, 1998). Để xác định mục đích của việc học tập, Bác Hồ căn dặn: “Các cháu cần nhận rõ mình học cốt để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Học ngành nào cũng cần phải căn cứ vào nhu cầu của Tổ quốc, của nhân dân mà định, không thể tùy theo sở thích của riêng mình” (Hồ Chí Minh toàn tập, 2000c). (c)Về người học và người dạy Khổng Tử cho rằng, giáo dục cần thiết cho mọi đối tượng, không phân biệt các hạng người trong xã hội. Học tập là phương tiện cần thiết duy nhất để mở mang sự hiểu biết, trau dồi đạo đức làm người (Lê Ngọc Anh, 2014&Nguyễn Đức Lân, 1998). Khổng Tử cho rằng người học phải có nhu cầu nhận thức, ham hiểu biết, khám phá cái mới; phải độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình nhận thức. Người dạy không chỉ truyền đạt tri thức mà cái cơ bản là dạy năng lực sáng tạo, dạy phương pháp học để người học tự tìm đến tri thức. Ông nói: “Kẻ nào không cố công tìm kiếm, ta chẳng chỉ vẽ. Kẻ nào không bộc lộ tư tưởng của mình, ta chẳng khai sáng cho. Kẻ nào ta dạy mà không biết hay ta chẳng dạy” (Lê Ngọc Anh, 2014 & Nguyễn Đức Lân, 1998). Đối với người học, ngoài học Thầy, học trong sách vở còn học cả trong cuộc sống: “ba người cùng đi, tất có người làm thầy; lựa cái hay của người này mà học, xét cái quấy của người kia mà tự sửa mình”; tư tưởng này rất tiến bộ. Chúng ta có thể học mọi lúc, mọi nơi, mọi người trong bất cứ hoàn cảnh nào (Lê Ngọc Anh, 2014 & Nguyễn Đức Lân, 1998). Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, khoa học kỹ thuật công nghệ luôn luôn thay đổi. Do đó, nếu ta thụ động, không tiếp thu tri thức thì sẽ lạc hậu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2